Sơn - một vị Thần Núi. Cư dân sinh sống ở quanh vùng núi Mẫu Sơn hàng năm vẫn hành hương về khu Linh địa tế lễ và đến những năm đầu thế kỉ XX thì khu Linh địa Mẫu Sơn vẫn tồn tại với đầy đủ ý nghĩa là nơi thờ cúng tôn nghiêm của đồng bào địa phương. Tuy nhiên thời kỳ đầu việc xây dựng và thờ cúng tại khu Linh địa còn sơ khai, cùng với việc thờ tự hành lễ là việc xây dựng chôn cất các thủ lĩnh cao quý của tộc người Tày cổ, nhưng không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự, lăng mộ, hành lễ mà còn là biểu tượng của sức mạnh văn hoá của tộc người Tày cổ nơi đây, đồng thời khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền văn hoá và tinh thần đoàn kết, độc lập của tộc người bản địa [45]. Sự ảnh hưởng về văn hoá của khu Linh địa rất rộng, tác động tích cực đến đời sống văn hoá tinh thần và lòng tự hào dân tộc đối với toàn thể cư dân cư trú trên địa bàn.
Xung các truyền thuyết, huyền thoại về núi Mẫu Sơn cũng có các tín ngưỡng thờ trời, phật ở chùa Mẫu Sơn phía dưới chân núi Mẫu Sơn. Chùa Mẫu Sơn là tên thường gọi của chùa Trung Thiên, xưa ở xã Khuất Xá nay là xã Tú Đoạn nằm về phía tây bắc huyện Lộc Bình. Chùa ở chân núi Mẫu Sơn, còn gọi là núi Mẹ, có tên chữ là núi Công Mẫu. Núi có hai đỉnh - một đỉnh tượng trưng là ông Dương, một tượng trưng là bà Âm. Âm dương hòa hợp thì trời tỏ mây tạnh, đất sinh vẻ đẹp. Mẫu Sơn là một kho huyền thoại về Tiên và Phật. Người đời truyền lại rằng xưa kia nơi đây có Mẫu Sơn Tiên, đào tiên, ao tiên, bàn cờ tiên...
Đây là ngôi chùa cổ nhất còn giữ lại ở miền Xứ Lạng. Với ba gian nhà lợp ngói máng ẩn hiện trong những vòm cây cổ thụ và dòng Kỳ Cùng trong xanh uốn khúc lượn quanh càng tôn thêm vẻ nghiêm trang của chốn thiền viên. Cửa chùa nhìn lên đỉnh Mẫu Sơn. Chùa do Vi Đức Thắng tổ chức xây dựng và tạc bia lưu lại. Ông là người được Chúa Trịnh Tạc giao cho chức Chánh tuần phủ coi giữ cả miền Xứ Lạng. Tấm bia đá ở cửa chùa cho ta biết chùa được dựng vào năm Chính Hòa thứ nhất (1680). Cũng từ đó xóm này được gọi là xóm Chùa hay Dinh chùa. Là người tổ chức tốt việc giao bang với nước láng giềng để giữ cho biên cương hai nước được yên ổn, quốc mạnh trường tồn, Vi Đức Thắng đã cùng phó tướng Thân Công Tài (được thờ ở đền Tả Phủ) mở mang chợ Kỳ Lừa, cho xây cầu đá
Kỳ Cùng, đào hồ, lấp mương phai lấy nước. Chùa Mẫu Sơn còn thờ cả trời và Phật; Tên chữ "Trung Thiên” là có ý tỏ lòng trung thành với đấng cao xanh và khí thiêng sông núi miền đất được ông cai quản. Gắn với Chùa Mẫu Sơn là hội chùa Mẫu Sơn, hàng năm hội Bản Chu - Khuất Xá được mở vào hai ngày liền, Chùa xóm dưới (Tú Đoạn) họp hội vào ngày 14 và chùa xóm trên họp vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, hội có nhiều trò vui. Đặc biệt trong ngày hội này người ta còn đoán được thời tiết qua tình hình khí tượng ở đỉnh Mẫu Sơn. Truyền rằng khi nào đỉnh Mẫu Sơn có mây mù, đỉnh trong xanh thì trời có mưa. Do gắn bó gần gũi với thiên nhiên và địa danh, đồng bào các dân tộc nơi đây nắm được quy luật của tự nhiên, quan sát sự thay đổi của thời tiết ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Trong quần thể di tích Nhị - Tam Thanh, Núi Tô Thị, thành Nhà Mạc có “Truyền thuyết Nàng Tô Thị”, “truyền thuyết con hổ xám trên núi nàng Tô Thị” và rải rác các mẩu truyện kể lý giải tên gọi địa danh khu vực này được coi là truyền thuyết. Trong đó “Truyền thuyết Nàng Tô Thị” nằm trong motif tín ngưỡng thờ đá thiêng, được nhân dân cả nước tôn thờ ngưỡng vọng bởi đức hi sinh, sự thủy chung son sắc. Tên địa danh gắn với truyền thuyết đã trở thành biểu tượng đẹp cho đức hạnh, phẩm chất của người phụ nữ Việt.
Trong tín ngưỡng thờ đá, còn có “truyền thuyết về hòn đá Liễu Thăng” nói về cái chết của viên tướng giặc khi xâm lược nước ta, đầu hắn bị chém sau hóa thành đá. Cạnh đó có một đền thờ, gọi là đền Hổ Lai. Người ta cho rằng sau khi chết, hồn ma Liễu Thăng vẫn hiện về bắt hại súc vật dân làng. Để cho chúng khỏi quậy phá, dân làng lập nên một đền thờ hồn ma tướng giặc bị bại trận để dân yên tâm làm ăn. Liễu Thăng là một tướng tài của phương Bắc hùng mạnh, vậy mà phải bỏ xác nơi đây. Xung quanh cái chết của hắn cũng có nhiều yếu tố ly kì như chết vì bị quân ta băm vằm, nhưng thống nhất ở chi tiết bị chém cụt đầu. Người hạ sát hắn cũng nhiều bản kể khác nhau, có bản nói là Hoàng Đại Huề, có bản nói là Lê Sát, và gần đây nhất cho là 3 anh em Thanh Kiền, Bạch Thuộc, Thống Thánh đã lập nên chiến công này. Nhưng dù cái chết hắn như thế nào, ai là người giết
được hắn, thì điều đặc sắc là cái chết của viên tướng giặc đã được truyền thuyết hóa, thân thể và hành trạng của hắn để lại dấu tích vào một hòn đá hình giống đầu người nơi chiến địa. Cái chết của hắn mãi mãi được lưu truyền với thời gian. Việc lập đền thờ viên tướng giặc không phải mục đích tôn thờ, ngưỡng vọng mà phải chăng chỉ là động tác ngoại giao hòa hảo, giữ gìn thể diện cho Bắc quốc, nhưng truyền thuyết, địa danh và đền thờ viên tướng giặc như một minh chứng lịch sử, chứng kiến giai đoạn chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta.
Do ảnh hưởng những đặc trưng của vùng núi phía Bắc, truyền thuyết dân gian và lễ hội về địa danh núi non nơi xứ Lạng mang những nét riêng, độc đáo. Truyền thuyết về núi non có sự tổ hợp giữa nội dung về các vị thần tự nhiên, các anh hùng chống giặc ngoại xâm ghép với việc giải thích địa danh, phong tục, sản vật của địa phương. Nhằm suy tôn các nhân vật, tác giả dân gian nơi đây đã đặt nhân vật của mình vào sự hóa thân hoặc công tích gắn với đá, núi, hang động… trường tồn với thời gian.
Ở xứ Lạng, người dân đã xây dựng được những quần thể kiến trúc dành làm nơi thờ cúng mở lễ hội. Đó là hệ thống các đình, đền, miếu, chùa ở khắp các xã của địa phương, điều độc đáo là ở xứ Lạng có một số lượng lớn các nơi thờ tự gắn liền với các địa danh về núi non, hang động như: ở núi Mẫu Sơn có Chùa Mẫu Sơn; núi Đại Tượng, động Song Tiên có Chùa Tiên; động Nhị Thanh có chùa Tam Giáo; động Tam Thanh có Chùa Tam Thanh… Các công trình kiến trúc này tuy không đồ sộ, khang trang như các quần thể kiến trúc cùng loại ở miền xuôi, nhưng chúng cũng mang đặc trưng của các nơi thờ cúng thần linh và các thế lực tự nhiên.
Các địa danh núi non, hang động như núi Mẫu Sơn, động Song Tiên lưu hành những truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội. Ban đầu, đó là các tín ngưỡng thờ đá, nước, thần núi, trời… Nhưng do tác động của thời gian, sự du nhập và giao thoa các yếu tố văn hóa, các tín ngưỡng và lễ hội này đã có sự thay đổi. Như Chùa Tiên và lễ hội Chùa Tiên có nguồn gốc
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Đồng Dạng Trong Truyền Thuyết Về Núi Non Xứ Lạng
- Sự Tồn Tại Và Lưu Truyền Của Truyền Thuyết Về Núi Non Tại Lạng Sơn
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 11
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 13
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 14
- Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 15
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
, nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của Nho - Phật - Đạo, nên các tín ngưỡng ban đầu đã dần bị biến đổi. Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông trên núi Đại Tượng cạnh giếng Tiên. Sau này chùa bị hư hại , người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay.Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh” gồm cung tam bảo thờ Phật phía ngoài và cung thờ Mẫu, Đức Thánh Trần ở phía trong. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng Giêng âm lịch, cùng với chùa Nhị Thanh - Tam Giáo (15 – 17 tháng Giêng âm lịch) và Tam Thanh (15 tháng Giêng âm lịch) tạo nên một dịp trẩy hội đông vui.
Trong thời đại ngày nay, khi những yếu tố lịch sử đã có sự thay đổi nhiều so với thời kì trước, kéo theo đó là sự đổi thay của tâm lí tập thể, mối quan hệ giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội về địa danh núi non cũng có sự chuyển biến. chúng tôi rút ra những kết luận như sau:
Trong các lễ hội, người dân đi xem hội là chủ yếu. Điều đó cho thấy truyền thuyết – nội dung thiêng liêng của lễ hội đang ngày càng được ít người biết đến, thay vào đó là tính chất du lịch, giải trí của lễ hội. Một số lễ hội chạy theo xu hướng vui chơi, giải trí kết hợp với mục đích kinh doanh mà ít chú ý tới những yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá và tính truyền thống của nó. Ở những lễ hội này, ta thường bắt gặp những sản phẩm hàng hoá hiện đại hay các trò vui chơi thực chất là trò cờ bạc lừa đảo trá hình… Đồng bào dân tộc đi dự hội cũng ít mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hầu hết các trang phục đã được Âu hóa. Sự hiện diện của trang phục truyền thống có chăng chỉ ở những người được phân công thực hiện các nghi thức trong buổi lễ như rước lễ, rước kiệu… hoặc một số dân tộc thiểu số như H’mông, Dao, Sán Chay. Do không nhớ, chưa biết các truyền thuyết gắn với các địa danh, do sự chuyển hóa về tín ngưỡng và mục đích đến lễ
hội là để vui chơi, giải trí nên ít người còn hiểu được ý nghĩa của các nghi thức thờ cúng, vật phẩm dâng cúng, hay nói cách khác, là hiểu được sự gắn bó của truyền thuyết và lễ hội cũng như nguồn gốc sâu sa của lễ hội.
Trong truyền thuyết các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và truyền thuyết các dân tộc xứ Lạng nói riêng, số lượng truyền thuyết về các anh hùng lịch sử chiếm đa số. Họ đều có tên tuổi, lai lịch rõ ràng, gắn với địa phương, thời đại nhất định. Song, đó không hẳn là sự thật lịch sử đích thực. Sự hư cấu lịch sử đóng vai trò bối cảnh trần tục cho sự thể hiện quan điểm của nhân dân về lịch sử và nhằm tạo niềm tin cho người nghe đối với nội dung truyện. Trong kho tàng truyền thuyết về các vị anh hùng miền núi phía bắc có thể kể đến như: Thục Phán, Nùng Chí Cao (Cao Bằng); Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú (Thái Nguyên); Nàng Han, Tạo Cầm Hánh (Yên Bái), các nhân vật lịch sử này đã đi vào truyền thuyết, được nhân dân các dân tộc thờ cúng ngưỡng vọng và có hệ thống các lễ hội liên quan. Tại Lạng Sơn tên tuổi các vị quan, các anh hùng văn hóa, anh hùng chống giặc ngoại xâm cũng khá phong phú, có thể kể đến như: Hoàng Đại Huề, Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc, Thân Công Tài, quan lớn Tuần Tranh, Ngô Thì Sĩ , Nguyễn Thế Lộc, Vi Đức Thắng, Hoàng Đình Kinh… Trong đó: Ngô Thì Sĩ, Thân Công Tài, Quan Tuần Tranh là những vị quan có công bảo vệ bờ cõi, phát triển xứ Lạng, được nhân dân tôn thờ, ngưỡng vọng và có các lễ hội liên quan như: Đền Tả Phủ thờ Thân Công Tài với Lễ hội đầu pháo, Đền Kỳ Cùng (trước thờ giao long, nay thờ quan lớn Tuần Tranh) có lễ hội đền Kỳ Cùng…
Do hướng nghiên cứu của đề tài đặt ra là tìm hiểu các truyền thuyết địa danh về núi non xứ Lạng nên đối tượng chúng tôi quan tâm là các truyền thuyết về địa danh có liên quan đến núi, đá, hang động. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy các truyền thuyết về núi non có chủ đề chống giặc ngoại xâm chiếm số lượng lớn, tuy nhiên, các truyền thuyết này chủ yếu nói về các anh hùng vô danh, gắn liền với các nghĩa sĩ dân binh đồng bào dân tộc miền núi nói chung, do đó hệ thống tín ngưỡng và các lễ hội cũng không thể hiện rõ ràng như mảng truyền
thuyết về các anh hùng lịch sử. Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy có một số tín ngưỡng và lễ hội có liên quan đến các truyền thuyết về đề tài núi non. Đó là các truyền thuyết địa danh về động song tiên và giếng tiên, gắn với nó là chùa Tiên và lễ hội Chùa Tiên, nguồn gốc của tín ngưỡng và lễ hội Chùa Tiên xuất phát từ truyền thuyết giếng tiên, thể hiện tín ngưỡng thờ thần đá, thần nước sơ khai của đồng bào dân tộc nơi đây. Tương tự như vậy, khu vực núi Mẫu Sơn cũng có tín ngưỡng thờ thần núi, thờ trời, phật, có lễ hội chùa Mẫu Sơn, cùng với nó là các truyền thuyết có liên quan. Đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết địa danh về núi non và tín ngưỡng, lễ hội tại Lạng Sơn sẽ giúp cho chúng ta thấy được đằng sau một số tín ngưỡng, lễ hội ngày nay có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ thần tự nhiên như thần đá, thần nước, thần núi… qua đó sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn và hiểu biết rõ hơn về nguồn gốc địa danh và những tín ngưỡng, lễ hội này.
3.2. Một số đề xuất và kiến nghị
Trong thời điểm hiện tại, các truyền thuyết về núi non có sức phổ biến rộng rãi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một số truyền truyết không chỉ được lưu hành trong cộng đồng các dân tộc địa phương mà còn được nhân dân trong cả nước biết đến. Hiện nay, những truyền thuyết này được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng - môi trường tồn tại tự nhiên nhất của truyền thuyết. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ; cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động sâu rộng đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nhân dân các dân tộc Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, cũng như ở các địa phương khác trên cả nước, vấn đề bảo tồn và phát huy kho tàng văn học dân gian trong đó có thể loại truyền thuyết địa danh ở Lạng Sơn cần được quan tâm hơn nữa. Các loại hình ngữ văn dân gian, văn học nghệ thuật truyền thống như: truyện cổ tích, thần tích, thần phả, sắc phong, ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện kể… đã được nghiên cứu, sưu tầm tuy nhiên chưa được tổng hợp, biên tập một cách khoa học và có hệ thống; Bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở nhiều nơi còn nghèo nàn, khó
khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới. Sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngoài từ nhiều luồng đã tấn công vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng. Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự chọn lọc, có biểu hiện xu hướng vọng ngoại, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc.
Trước thực trạng này, vấn đề bảo lưu kho tàng văn học dân gian nói chung và các truyền thuyết về núi non xứ Lạng nói riêng đang là vấn đề đặt ra cấp bách. Trên cơ sở tìm hiểu và khảo sát các truyền thuyết trên, nắm bắt được phần nào thực trạng phân bố, mức độ phổ biến của chúng, bản thân người viết luận văn xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm giúp truyền thuyết về núi non xứ Lạng được bảo lưu nguyên vẹn và tiếp tục phát triển trong thời kì mới.
* Những truyền thuyết về núi non xứ Lạng mà chúng tôi sưu tầm, khảo sát chỉ là một số lượng nhỏ trong hệ thống truyền thuyết xứ Lạng. Nếu mở rộng phạm vi khảo sát thì số lượng truyền thuyết thu thập được sẽ phong phú hơn. Việc khảo sát, tìm hiểu, tổng hợp những truyền thuyết về địa danh núi non tại xứ Lạng là tiền đề cho công tác sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết địa danh trên cả nước. Đây là hành động thiết thực có tác dụng bổ sung một bộ phận truyền thuyết quan trọng vào kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thích đáng.
* Truyền thuyết và tín ngưỡng, lễ hội có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Do đó, để bảo lưu và phát huy giá trị của các truyền thuyết về núi non xứ Lạng, chính quyền và các bộ phận quản lí văn hóa cần có những chính sách khuyến khích những tín ngưỡng đúng đắn. Trong môi trường văn hóa phức tạp như hiện nay, các tín ngưỡng dân gian luôn bị các cá nhân lợi dụng để trục lợi. Điều này không chỉ khiến cho truyền thuyết gắn với các địa danh bị mai một mà còn làm cho môi trường văn hóa địa phương bị ảnh hưởng. Đối với nơi thờ cúng gắn với các địa danh, chính quyền đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng, trùng tu cơ sở hạ tầng để sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân được diễn ra trong hoàn cảnh
thuận lợi. Tiếp tục duy trì, tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi giọng hát của người dân tộc thiểu số. Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa, bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống, các loại hình ngữ văn dân gian và văn học nghệ thuật truyền thống giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết... Có định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm.
Cần xây dựng hạng mục nhà lưu niệm, để lưu giữ những tài liệu khoa học về các địa danh gắn với các truyền thuyết liên quan. Đó cũng là một việc làm để truyền thuyết về núi non được lưu truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, giúp họ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về thiên nhiên - mảnh đất - con người nơi xứ Lạng.
Là vùng đất biên cương nơi địa đầu tổ quốc, xứ Lạng nổi tiếng với những di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm như: Ải Chi Lăng, Quỉ Môn Quan, núi Cai Kinh, núi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, núi Bàn Cờ, núi Tam Đăng… Bên cạnh đó còn có các danh lam thắng cảnh như núi Vọng Phu, Núi Thành Lạng, Thành Nhà Mạc, Nhất - Nhị - Tam thanh. Các địa danh này gắn bó với các truyện kể, truyền thuyết liên quan. Do đó, việc gìn giữ và bảo tồn các địa danh này. Vì nó không đơn thuần mang giá trị vật chất mà còn đại diện cho tư tưởng thẩm mỹ, quan niệm sống, sức mạnh tinh thần của cả một cộng đồng, có giá trị cổ vũ, động viên, khích lệ lòng tự hào dân tộc và truyền thống đấu tranh. Hiện nay các địa danh, di tích này do thiên tai tác động, bị chiến tranh hủy hoại, bị con người tàn phá... đang trong tình trạng bị xuống cấp, ảnh hưởng. (ví dụ như di tích hòn vọng phu không còn nguyên vẹn). Do đó, chính quyền địa phương nên có sự phối hợp với nhân dân cũng như các cấp quản lý để có biện pháp kịp thời tôn tạo, bảo vệ các di tích này. Bên cạnh đó các cấp lãnh đạo và bộ phận phụ trách văn