Vùng Đất, Con Người Xứ Lạng Với Sự Hình Thành, Tồn Tại Và Lưu Truyền Của Truyền Thuyết Dân Gian

sách được in ở địa phương và trung ương. Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu những truyền thuyết về núi non xứ Lạng đang tồn tại nhưng ít người biết đến.

- Làm rõ những đặc trưng của thuyền thuyết dân gian các dân tộc xứ Lạng và qua đó hiểu thêm đời sống văn hóa, tinh thần của con người cư trú trên địa bàn này.

- Hiểu được mỗi quan hệ hữu cơ giữa văn học và những yếu tố ngoài văn học. Những nhân tố đã chi phối sự tương đồng và khác biệt của thể loại truyền thuyết với các thể loại khác: lịch sử tộc người và vùng đất, văn hóa truyền thống mỗi dân tộc, địa bàn cư trú.

- Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của văn học dân gian các dân tộc xứ Lạng nói riêng và văn học dân gian cả nước nói chung. Từ đó khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc các địa phương và của đất nước Việt Nam.

7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu Kết luận. Phần Nội dung gồm ba chương: Phần Nội dung

Chương 1: Vùng đất, con người xứ Lạng với sự hình thành, tồn tại và lưu truyền của truyền thuyết dân gian

Chương 2: Đặc điểm truyền thuyết về núi non xứ Lạng

Chương 3: Truyền thuyết về núi non xứ lạng trong đời sống văn hóa xã hội đương đại tại Lạng Sơn

Phụ lục: Phần này của luận văn bao gồm hệ thống các truyền thuyết đã được sưu tầm và sưu tầm thêm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Chương 1

VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI XỨ LẠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI VÀ LƯU TRUYỀN CỦA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 3


Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào tất cả các vấn đề thuộc điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị cũng như xã hội của xứ Lạng mà chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố có tác động đến sự hình thành và lưu truyền truyền thuyết dân gian nơi đây, đặc biệt là mảng truyền thuyết về núi non. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu chúng tôi tập trung vào hai phương diện cụ thể: Vùng đất, con người và văn hoá văn học dân gian xứ Lạng. Đặc biệt chúng tôi còn đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh về điều kiện tự nhiên, lịch sử tộc người và văn hoá văn học dân gian của cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn - đây chính là những yếu tố có tác động sâu sắc đến đối tượng nghiên cứu.

1.1. Vùng đất, con người xứ Lạng

Quá trình nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn học dân gian nói chung và truyền thuyết dân gian nói riêng bao giờ cũng gắn liền với điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội và tâm lý của con người. Do đó, trước khi khảo sát các truyền thuyết xứ Lạng - trong đó có truyền thuyết về núi non - cần phải có những tìm hiểu về vùng đất, con người nơi đây.

1.1.1. Khái niệm xứ Lạng

Xứ Lạng là một phần lãnh thổ gắn bó từ lâu đời của Việt Nam, là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, miền đất thân thương còn vang vọng trong ca dao, dân ca lưu truyền từ muôn đời nay. Đó như lời mời tha thiết đối với du khách muôn phương, là cách giới thiệu về xứ Lạng rất thơ, mang đậm sắc thái dân gian. Thật gần gũi nhưng vẫn có dáng nét, cá tính riêng. Nhưng tại sao lại gọi là xứ Lạng xứ Lạng có từ bao giờ? Có một số tài liệu giải thích như sau:

Theo sách Cơ sở văn hoá Việt Nam: tên “xứ” là một khái từ được sử dụng khá linh hoạt trong dân gian. Có khi nó được dùng để chỉ một không gian hẹp như xứ đồng, hay một xóm nào đó. Có khi từ này lại được dùng chỉ một không gian rộng hơn: xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc, tức là bốn xứ xung quanh kinh thành Thăng Long thời nhà Trần, nhà Lê; hoặc dùng chỉ các xứ như xứ Lạng, xứ Nghệ... Các từ này, khi thì tương đương với một trấn như cách phân chia địa giới phong kiến, nhưng có khi lại không, mà tương đương với một tỉnh… [57, tr. 113-114]. Dù thế nào, “xứ” vẫn là từ dùng để biểu đạt sự khác biệt giữa các vùng đất, chứng tỏ sự phân biệt trong tâm thức dân gian. Điều đáng quan tâm là khi phân biệt các xứ, người dân từ trong lịch sử đã có ý thức phân biệt sự khác nhau về văn hoá.

Tác giả Ngô Đức Thịnh, trong cuốn Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam cho rằng: Trước tiên, có thể nhận biết sắc thái riêng của xứ Lạng từ góc độ tự nhiên, con người và lịch sử. Thời Trần, Lê chính quyền phong kiến trung ương đã từng chia nước ta thành các đơn vị “trấn” và “xứ”, có lẽ bởi thế mà từ đó trong dân gian mới có các tên xứ Lạng, xứ Huế, xứ Quảng, xứ Thanh… Cũng trong dân gian, cái tên “xứ” hay “mường” có thể hiểu theo nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau. Có thể đó là một địa danh như Khâu Lừa hay hẹp hơn nữa là thành Khâu Ôn, trung tâm xưa của xứ Lạng. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu rộng ra theo cách hiểu ngày nay - xứ Lạng là Lạng Sơn, hay rộng hơn nữa theo cách phân chia đơn vị hành chính xưa, bao gồm một phần đất Bắc Giang (Lạng Giang) và phần lớn Cao Bằng. Theo quan niệm của cha ông xưa, tiếp giáp với kinh đô Thăng Long là “tứ trấn nội kinh” (gồm Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Đông, Sơn Tây), xa hơn nữa về phía Bắc là xứ Lạng, về phía Nam là xứ Thanh, xứ Nghệ… [49, tr 113-114].

Theo các tác giả trong cuốn “Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc” khi nghiên cứu về văn hóa xứ Lạng cho rằng:

Xứ Lạng được coi là một tiểu vùng văn hóa riêng biệt nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc - Đông Bắc. Ngay từ “xứ Lạng” (trước chỉ tỉnh Lạng Sơn) cũng đã hàm nghĩa đây là một vùng văn hóa dân gian (FOLKLORE) và “xứ” là một từ chỉ một vùng có thể rộng mà có thể hẹp, rất hẹp và thường do dân gian gọi mà thành và “xứ” cũng thường ứng với một đơn vị hành chính nhất định mà thường gọi là một tỉnh. Từ “xứ” ngày nay chỉ để gọi trong dân gian trong văn hóa văn nghệ, nó không được coi là một đơn vị hành chính quốc gia. Từ “xứ” gọi là một “vùng xứ” để gây một ấn tượng cảnh quan nào đó của một vùng có cái gì đó nổi bật và riêng biệt. Ngày nay vẫn có các vùng quê hương được gọi là “xứ”, trong đó có xứ Lạng, nhưng không nhiều chẳng hạn như: xứ Huế, xứ Nghệ, xứ Lạng, xứ Thanh, xứ Quảng” [5, tr. 33-34].

Còn trong cuốn “Ai lên xứ Lạng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn thì cho rằng:

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hoá, nhà thơ đặt câu hỏi vì sao gọi là “xứ Lạng”? “Xứ Lạng” có nghĩa là gì? Cái tên gọi xưa nay nó quen thuộc, nó gần gũi thân thương đến mức như tên gọi của chính ta, như cơm ăn nước uống và không khí thở hàng ngày. Nhưng hồ dễ mấy ai đã giải thích được một cách thấu đáo dù là người sống rất lâu ở xứ Lạng chăng nữa! Để lý giải được hai từ đó và một số vấn đề khác nữa, năm 1985, Sở văn hoá thông tin tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về xứ Lạng - Lạng Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã thử lý giải nó nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn chưa xác định, đất nước ta có bao nhiêu vùng gọi là xứ ? xứ Quảng, xứ Huế, xứ Nghệ, xứ Thanh và xứ Lạng... Tổng hợp các nghiên cứu thì xứ Lạng theo các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết từ “Lạng” là một từ Hán - Việt cổ kết hợp với từ “Lũng” trong ngôn ngữ Tày, Nùng dưới dạng ngữ âm Hán - Việt cổ, theo ngữ nghĩa cổ để chỉ địa danh các điểm cư trú Tày, Nùng. Xứ Lạng là xứ sở gồm có nhiều lũng. Và như vậy, Lạng có nghĩa là “Núi Cao Đẹp” như hình dáng núi Lạng đã được miêu tả. Xứ Lạng là xứ sở

của những lũng, là xứ sở núi non hùng tráng lâu đời, mang nặng mối tình gắn bó Việ t - Tày - Nùng lịch sử, thấm sâu ngay trong bản thân địa danh [50, tr. 7-9].

Như vậy, có nhiều khái niệm về xứ Lạng, nhưng dù được định nghĩa theo cách nào đi chăng nữa thì đến với nơi đây, ngay trong bản thân địa danh đã gợi cho ta biết bao điều phải khám phá về một vùng đất giàu bản sắc văn hoá. Là không gian sinh tồn cho những truyện kể, truyền thuyết dân gian mang hương sắc hoa hồi, chất men say của rượu nồng và tình người đằm thắm. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, xứ Lạng bao gồm địa giới hành chính khác nhau, nhưng khi nhắc đến xứ lạng, chúng ta đều có thể hiểu đó là tên gọi chỉ tỉnh Lạng Sơn ngày nay. Do đó, cũng có thể hiểu rộng ra theo cách hiểu ngày nay – xứ Lạng là Lạng Sơn [49, tr.113-114].

Từ thời Hùng Vương, vùng đất này có tên gọi là Lục Hải, trải qua bao biến cố của lịch sử, tên gọi cũng đổi thay, mãi vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) mới có tên là Lạng Sơn trấn. Hai chữ “Lạng Sơn” bắt đầu có từ đây. Thời thuộc Minh gọi là Lạng Sơn phủ, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đặt là Lạng Sơn Thừa Tuyên. Bản đồ niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) gọi là Lạng Sơn xứ. Niên hiệu Gia Long nguyên niên (1802) để nguyên tên Trấn như trước (tức Lạng Sơn trấn). Năm Minh Mạng 12 (1831) phân hạt đổi thành tỉnh Lạng Sơn. Ngày 9 tháng 9 năm 1891 đổi tên là tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II; đến ngày 20 tháng 6 năm 1905 lại đổi thành tỉnh Lạng Sơn.

1.1.2. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên

1.1.2.1.Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam; có đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Lạng Sơn có tọa độ địa lý 20°27 đến 22°19 vĩ độ bắc và 106°06 đến 107°21 kinh độ đông, giáp ranh với 5 tỉnh là: Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Lạng Sơn là tỉnh có diện tích tự nhiên 8.323,78 km², với dân số trên 80 nghìn người. Vị trí địa lí là một thế mạnh nổi bật của tỉnh. Tuy là một tỉnh miền núi nhưng độ cao trung bình so với mặt nước biển chỉ là 251m; nằm trọn trong lòng máng trũng, nối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Việt Nam và các nước ASEAN. Là điểm xuất phát của trục đường giao thông Bắc - Nam, nơi gặp gỡ của các quốc lộ 1A,1B, 4B chạy dọc theo biên giới Việt - Trung. Từ thượng nguồn sông Lục Nam và sông Thương ở phía nam, con đường mòn thiên lý nối liền nước ta với các đế chế Trung Hoa xưa đã được xây dựng thành đường Quốc lộ 1 và đường sắt từ Hà Nội nối liền xứ Lạng với trung tâm đất nước. Ở phía bắc, lưu vực sông Kỳ Cùng đổ về Quảng Tây đã mở ra cửa khẩu tự nhiên giữa Việt Nam - Trung Quốc, nối dài tuyến đường sắt và đường bộ giữa xứ Lạng với Bằng Tường, Nam Ninh và xa hơn nữa. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị. Có nhiều cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên.

Với những đặc điểm trên, xứ Lạng được coi là vùng đất phên giậu, cửa ngõ chính trong những cuộc đối thoại và đối đầu với Trung Quốc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Đồng thời đó cũng là điều kiện cho sự giao lưu văn hoá hằng xuyên Nam - Bắc của xứ Lạng. Mang vị trí địa lý thuận lợi như vậy tự bản thân nơi đây đã tạo cho mình những tiềm năng thương mại du lịch và giao lưu kinh tế quốc tế và văn hóa.

1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nhưng địa thế tương đối thấp. Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình, không có núi cao. Có thể thấy địa hình tỉnh Lạng Sơn ngoài những vùng đá vôi với đỉnh cao tối đa cũng chỉ cao 790m, còn phổ biến là các vùng đồi dạng bát úp, không thấy núi cao với sườn dốc và đỉnh nhọn hình răng cưa. Hướng dốc của địa hình tương đối phức tạp.

Cái cốt lõi của xứ này được tạo nên về địa lí từ mảng trũng Thất Khê - Đồng Đăng - Lộc Bình, nối liền nhau bởi sông Kỳ Cùng, xen giữa chúng là các cánh đồng Thất Khê, Lộc Bình, Na Sầm, Đồng Đăng, phía ngoài được bao bọc bởi các đồi núi cao từ 500m - 1500m. Toàn bộ địa hình xứ Lạng tạo thành đường chia nước giữa hệ thống sông đổ về Hoa Nam, trong đó có sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Đình Lập qua Lộc Bình, Cao Lộc, qua thành phố Lạng Sơn, xuôi về Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định và lại đổ về Trung Quốc. Ở về phía Tây, xứ Lạng có dãy núi đá vôi hùng vĩ là dãy Cai Kinh nằm trong cánh cung Bắc Sơn, Ngân Sơn rộng lớn, hùng tráng và lại tạo thành một lòng máng khác hướng nước chảy về Đông Bắc Bộ, dãy núi này cũng là một yếu tố tác động đến lối sống, tập quán canh tác, phong tục... của đồng bào xứ Lạng. Địa hình này tạo cho nơi đây một vị trí địa lý đặc thù: thời tiết rất lạnh về mùa khô, có lượng mưa tương đối thấp về mùa mưa, thế giới động thực vật mang tính nửa nhiệt đới nửa ôn đới, gần với vùng Hoa Nam.

Cùng với cánh đồng khác trong xứ như cánh đồng Bình Gia, cánh đồng Ba Xã, Yên Bình Phúc, Chi Lăng... Xứ Lạng không chỉ có núi đất, thung lũng mà cùng với đó là dãy núi đá vôi Bắc Sơn sừng sững và kiêu hãnh với tư cách là người bảo vệ nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng trong nước và thế giới - văn hóa Bắc Sơn với những dấu tích đặc trưng là những chiếc rìu đá mài và dấu Bắc Sơn trên đá. Những dấu tích đó cho thấy từ rất xa xưa xứ Lạng đã có cho mình một nền văn hóa riêng.

Cũng như cả nước, Lạng Sơn là vùng đất nằm trong khu vực Châu Á gió mùa nơi thực vật và sinh vật phong phú với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, cùng với đó là những dải núi đá vôi chạy dài từ Đông sang Tây đầy những hang động, mái đá thuận tiện cho con người cổ xưa chọn làm nơi cư trú. Vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây hùng vĩ, của hang động với cảnh trí tuyệt vời kỳ ảo, những địa danh ẩn trong đó là trầm tích của những huyền thoại, truyền thuyết độc đáo. Thiên nhiên đầy thơ mộng, kỳ thú cũng là không gian xuyên

suốt trong những câu chuyện kể, huyền tích đẫm chất thơ của vùng rừng núi nơi đây. Có lẽ vì địa hình như vậy mà trong hầu hết các truyện cổ, thuyền thuyết xứ Lạng không gian chủ yếu là cảnh núi non và rừng xanh. Ẩn chứa trong các cảnh quan thiên nhiên là những sự tích, những hồn riêng. Đồng bào xứ Lạng sống hoà mình với thiên nhiên, đất trời. Đó chính là điều kiện để tạo nên nét đặc sắc vào hấp dẫn của văn hóa xứ Lạng.

1.1.3. Đặc điểm lịch sử, văn hóa các tộc người cư trú ở xứ Lạng

Lạng sơn là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống bao gồm: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Mông, Sán Chay, Cao Lan (ngoài ra còn có các dân tộc với số lượng ít như: Ngái, Hoa, Thái, Lô Lô). Theo số liệu của cục thống kê Lạng Sơn, đến tháng 7 năm 1995 nhân khẩu của tỉnh Lạng Sơn có 688.876 người. Trong đó có 3 dân tộc chiếm tỉ lệ đông hơn là: Nùng 43,9%, Tày 35,9%. Kinh 15,3%. Hơn 80% dân số sinh sống ở nông thôn và sống bằng canh tác nông nghiệp [59, tr.128].

Với sự tụ cư của nhiều dân tộc đã giúp cho xứ Lạng gần như có đầy đủ các sắc thái văn hóa của vùng văn hóa Đông Bắc. Trong số các dân tộc ở xứ Lạng thì Tày - Nùng là hai tộc người xuất hiện sớm nhất và được coi là hai dân tộc bản địa ở xứ Lạng, đây cũng là hai dân tộc có số dân đông nhất, có nhiều ảnh hưởng đến các dân tộc khác cùng tụ cư ở xứ Lạng nói riêng và ở vùng Đông Bắc nói chung.

1.1.3.1. Đặc điểm lịch sử văn hóa tộc người Tày, Nùng xứ Lạng

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Tày - Nùng là hai dân tộc sống bên cạnh nhau, cùng nói chung một ngôn ngữ (nhóm ngôn ngữ Tày - Thái), cùng một nguồn gốc lịch sử và có có dân số đông trong các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam (Dân tộc Tày đứng hàng thứ 2, dân tộc Nùng đứng hàng thứ 7 trong tổng số 54 dân tộc). Địa bàn cư trú chủ yếu của người Tày - Nùng tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên... nơi tụ cư chính là ở các thung lũng. Đặc trưng sinh

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí