Phở 24 - Mô Hình Kinh Doanh Ẩm Thực Có Bài Bản Đầu Tiên Ở Việt Nam

quyền trò chơi Justice Xwar được Việt hóa là Võ lâm truyền kỳ, một trò chơi ăn khách nhất của Trung quốc về phổ biến tại thị trường Việt Nam và đã được đón nhận một cách nồng nhiệt. Có thể nói, người lãnh đạo công ty đã đón đầu được xu hướng của tương lai và trực tiếp tạo ra một đại dương xanh bằng cách tạo ra một nhu cầu mới trong giới trẻ. Bên cạnh đó, việc chọn giới thiệu game Võ lâm truyền kỳ còn được đánh giá là một bước tiến thông minh vì sản phẩm trò chơi này có cốt truyện ăn theo rất nhiều bộ phim kiếm hiệp ăn khách của Kim Dung đang được trình chiếu ở Việt Nam lúc ấy. Khác với các trò chơi điện tử khác, Võ Lâm truyền kỳ có cốt truyện rõ ràng tăng tính phiêu lưu mạo hiểm và kích thích các game thủ khám phá thế giới ảo của trò chơi. Trò chơi còn gợi mở cơ hội kết bạn, cho phép chơi với nhiều người trong cùng một lúc và tạo cảm giác lạc vào thế giới võ hiệp của Trung quốc. Hơn nữa đây cũng được đánh giá là một trò chơi tương đối dễ chơi so với các trò chơi bắn súng, ngắm góc khác.

Cùng xem xét thành công của chiến lược đại dương xanh qua mô hình mạng: loại bỏ - cắt giảm – gia tăng - hình thành

1. Loại bỏ

Cách thức chơi phức tạp

3. Gia tăng

Cảm giác phiêu lưu mạo hiểm vì ăn theo các bộ phim và truyện kiếm hiệp của Trung Quốc

Cấp bậc của trò chơi, các phần

thưởng

2. Cắt giảm

Sự phức tạp của cách thức chơi

4. Hình thành

Cốt truyện của trò chơi Tính cộng đồng của trò chơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Bảng 2.2: Mô hình mạng của trò chơi Võ Lâm Truyền Kỳ

Mặc dù hiện nay có rất nhiều trò chơi game online mới với mô típ tương tự Võ Lâm Truyền Kỳ nhưng sản phẩm này vẫn chứng tỏ được sức hấp dẫn trên thị trường và vẫn đang ở vị trí dẫn đầu thị trường (market leader).

2.2.2.2. Phở 24 - mô hình kinh doanh ẩm thực có bài bản đầu tiên ở Việt Nam


a) Vài nét về công ty

Phở 24 là chuỗi nhà hàng kinh doanh phở thuộc tập đoàn Nam An, một doanh nghiệp có tiếng trong việc kinh doanh các món ăn đặc sản của Việt Nam. Những người sáng lập ra thương hiệu này tin rằng phở là món ăn Việt nam ngon nhất vì nó hội đủ các yếu tố mà một người sành ăn tìm kiếm: tươi, thực phẩm chế biến không dùng các chất bảo quản, cân bằng giữa lượng nước và cái, ngon miệng. Công ty cam kết sẽ đưa món ăn này cùng với bí quyết nấu ăn của nó ra thế giới. Hương vị đặc trưng của phở được đảm bảo bởi sự pha trộn các gia vị và nguyên liệu được cung cấp từ các cơ sở sản xuất của công ty. Trong vòng vài năm trở lại đây, khái niệm về một chuỗi nhà hàng phục vụ thức ăn chất lượng tốt, đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm, sạch sẽ, bố trí của hàng đẹp, dịch vụ chu đáo của Phở 24 đã được thiết lập. Chuỗi của hàng này đã được hưởng ứng nhiệt tình bởi cả khách hàng người Việt và khách hàng người nước ngoài. Hiện Phở 24 đang có kế hoạch bành trướng ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài thông qua nhượng quyền.

Mục tiêu:

Trở thành chuỗi cửa hàng kinh doanh phở số 1 ơ Việt Nam và trên thế giới.

Các mốc chính :

- Tháng 6 năm 2003: Mở cửa hàng phở đầu tiên ở số 5 Nguyễn Thiệp thành phố Hồ Chí Minh và trở thành người đi tiên phong trong việc xây dựng ý tưởng đồ ăn nhanh Việt nam. Cửa hàng được biết đến với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, không gian đẹp, thiết kế nội thất ấn tượng. Cửa hàng đầu tiên này nhanh chóng thu hút được rất nhiều du khách, những người nước ngoài sống ở Việt Nam và những người có thu nhập cao.

- Tháng 12 năm 2004: Mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam cũng được coi là quê hương của món Phở nổi tiếng, và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân Thủ đô ngay từ ngày đầu mở cửa.

- Tháng 1 năm 2005: Mở chi nhánh nhượng quyền đầu tiên ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó mở nhiều chi nhánh nhượng quyền khác ở các thành phố lớn của Việt Nam như Đà nẵng, Nha trang, Vũng Tàu, Bình Dương…

- Tháng 6 năm 2005: Mở chi nhánh nhượng quyền đầu tiên ở nước ngoài ở Jakarta, Indonesia, đánh dấu một mốc quan trọng trong sứ mệnh của Phở 24 là mang thương hiệu phở này ra thế giới. Tính đến tháng 11 năm 2008, có 5 chi nhánh phở 24 tại Jakarta

- Tháng 12 năm 2006: Phở 24 và Vina capital, một doanh nghiệp đầu tư hàng đầu tại Việt Nam chính thức ký hợp đồng đầu tư chiến lược.

- Tháng 3 năm 2009: Tổng số của hàng nhượng quyền của phở 24 lên đến con số 70 sau 6 năm đi vào hoạt động. Số nhân viên lên đến 1500 người.

Hình thức nhượng quyền kinh doanh:

Hình thức nhượng quyền kinh doanh của Phở 24 không phải mua đứt bán đoạn mà là đồng hành cùng đối tác trong suốt 5 năm trời. Vì thế, tiêu chuẩn của Phở 24 chọn lựa đối tác là phải có sự đam mê tuyệt đối với mô hình kinh doanh, có khả năng, kinh nghiệm quản trị, điều hành và phải có đủ vốn đầu tư.

3 loại chi phí trong Franchise của Phở 24 :

(1) Phí nhượng quyền hiện nay: (Franchisee chỉ phải nộp chi phí này cho Franchiser 1 lần duy nhất.)

Trong nước : 15 000 USD/cửa hàng

Nước ngoài : 20.000 USD/cửa hàng

(2) Mức đầu tư cho 1 cửa hàng Phở 24 đủ chuẩn là từ 50.000 USD đến

60.000 USD. (mức đầu tư ban đầu bên Franchisee phải bỏ ra)

(3) Phí hàng tháng : 3 – 4% dựa trên doanh thu của từng cửa hàng.

Một số bước Phở 24 tiến hành khi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài:

· Mở một cửa hàng thử nghiệm trước, sau đó ký hợp đồng khai thác độc quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh cho đối tác có uy tín và khả năng.

· Luôn cân nhắc yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương mà điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp nhất.

· Rất chú trọng đến chất lượng và uy tín khi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài.

b) Mô hình chiến lược đại dương xanh kinh doanh thành công

- Đánh giá thị trường: Thị trường kinh doanh ăn uống của Việt nam rất phong phú, Việt Nam là một trong những nước nổi tiếng về ẩm thực. Tuy nhiên, về hình thức kinh doanh ăn uống thì các quán ăn vỉa hè và những cửa hàng nhỏ gia truyền là chiếm ưu thế hơn cả. Những địa điểm kinh doanh này nổi tiếng vì có những công thức nấu ăn gia truyền, ngon miệng nhưng chỉ thu hút được lượng khách hàng quen nhất định. Bên cạnh đó, các vấn đề về vệ sinh ăn uống và cung cách phục vụ chưa được chú trọng. Nhiều nhà hàng còn có tâm lý không bán cho người này thì bán cho người khác, tâm lý không cần khách. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà hàng sang trọng phục vụ món Việt Nam nhưng không chuyên về một món nhất định nào cả. Thực phẩm chế biến cũng không có những bí quyết gia truyền nên không hấp dẫn được thực khách trong nước. Những quán ăn này chủ yếu để phục vụ du khách nhưng không thể hiện hết được cái hồn trong món ăn của người Việt. Nhìn chung trên thị trường Việt Nam chưa có một đơn vị kinh doanh nào xây dựng được thương hiệu tên tuổi cho các món ăn truyền thống của Việt Nam. Thực khách nước ngoài thì không biết được những địa điểm ngóc ngách nới những hàng quán kinh doanh đồ ăn truyền thống. Thực khách trong nước thì có người biết tìm đến nhưng không hài lòng về chất lượng dịch vụ và không an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong các món ăn truyền thống của Việt Nam được nhiều người biết đến có thể kể tên các món ăn như bún chả, bún ốc, phở, nem cuốn, phở cuốn, bánh cuốn…. Trong đó, có lẽ phở là món được biết đến nhiều hơn cả. Phở là món ăn quen thuộc của người Việt Nam có thể để ăn sáng, ăn trưa, hoặc ăn tối, lúc nào cũng thích hợp. Phở phổ biến đến mức nó trở thành món ăn của mọi nhà và mọi người. Điều này kéo theo một số lượng khá lớn những quán kinh doanh phở. Từ trong nhà đến ngoài ngõ có thể bắt gặp vài hàng phở cạnh tranh với nhau. Và

mỗi quán phở đều sở hữu một bí quyết chế biến riêng nên mùi vị của phở ở mỗi địa điểm cũng rất khác nhau. Đối với du khách nước ngoài, phở là một món ăn được giới thiệu trong mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch. Nhưng tiếc thay những địa điểm bán phở ngon thì không có trong sách hướng dẫn.

Nhận thấy được khoảng trống thị trường này, Ông Lý Quí Trung đã sáng lập ra thương hiệu Phở 24. Phở 24 hội đủ các yếu tố: chất lượng phở ngon độc đáo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, không gian ăn uống văn hóa, đẹp mắt. Và quan trọng hơn Phở 24 đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường và mở ra một đại dương xanh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống cho mình.

- Giới thiệu sản phẩm:

Con số 24 trong Phở 24 có rất nhiều ý nghĩa:

Phở bao gồm 24 thành phần (nước, thịt, xương ống, muối, tiêu, đường, nước mắm, hành tây, hành tím, hành lá, hồi, đinh hương, gừng, quế, thảo quả, hạt ngò, ngò gai, củ cải trắng, chanh, ớt, ngò rí, bánh phở tươi, rau, quế, giá).

Những người chế biến phải mất 24 giờ chuẩn bị cho một nồi nước dùng thơm ngon. Ngoài ra trong tương lai Phở 24 còn hướng tới phục vụ 24/24.

Khẩu vị Phở 24 được chế biến theo công thức riêng, không quá ngọt cũng không quá mặn. Kết hợp những tinh hoa trong phở của các miền: vị béo trong nước dùng, độ dai mềm tự nhiên của phở Hà Nội, vị ngọt đậm đà của phở Nam Bộ, vị thơm của hoa hồi, quế chi của phở Nam Định. Nên dù là người Việt Nam hay du khách của nước nào đi nữa thì đều hài lòng với khẩu vị Phở 24.

- Đánh giá thành công của chiến lược:

Có thể nói, không chỉ duy nhất ngài tổng giám đốc của Phở 24 nhận thấy nhu cầu ăn những món ăn truyền thống được phục vụ trong những cửa hàng chất lượng cao nhưng ông là người đầu tiên và duy nhất xây dựng được thương hiệu cho món ăn Việt Nam một cách bài bản và chuyên nghiệp như vậy. Chiến lược đại dương xanh của Phở 24 có thể được minh họa bằng sơ đồ chiến lược như hình 2.1:


Hình 2 1 Sơ đồ chiến lược của Phở 24 Sơ đồ chiến lược của Phở 24 có 1


Hình 2.1: Sơ đồ chiến lược của Phở 24

Sơ đồ chiến lược của Phở 24 có đường giá trị khác với đường giá trị của các cửa hàng kinh doanh món ăn truyền thống cao cấp khác cũng như các của hàng vỉa hè.

Các cửa hàng cao kinh doanh món ăn truyền thống của Việt Nam giới thiệu một thực đơn phong phú nhiều món ăn và hướng tới các giá trị cao trong nấc thang đánh giá nhưng lại không độc đáo về bí quyết nấu ăn. Một số nhà hàng còn phục vụ những món ăn được chế biến sẵn của các công ty chế biến thực phẩm. Ví dụ, nem rán được chế biến từ nem đóng gói của công ty đồ hộp Hạ Long, bánh trưng được mua của Vissan... Điều này kiến cho các món ăn không mang tính độc đáo. Những quán ăn vỉa vè thì chỉ chuyên tập trung vào một hoặc 2 món ăn. Mỗi quán ăn vỉa hè lại có một công thức chế biến riêng hợp với khẩu vị của một nhóm khách hàng nhất định. Ví dụ, cùng là món bún chả nhưng cách chế biến của người miền Bắc khác với người miền Trung, khác với người miền Nam. Bên cạnh đó không có một cơ quan chính thức nào có thể kiểm sóat được chất

lượng vệ sinh của những cửa hàng này. Còn Phở 24 lại có một đường giá trị khác hẳn với các cửa hàng còn lại: chất lượng phục vụ tốt, vệ sinh, chỉ phục vụ duy nhất một món là phở, có công thức chế biến riêng, hội tụ tinh hoa của hương vị phở các miền. Phở 24 còn phát triển nhà máy chế biến các nguyên liệu riêng cho mình, đảm bảo sự độc đáo của món ăn. Yếu tố mới mà Phở 24 hình thành khác với các nhà hàng khác, đó là hình thức kinh doanh nhượng quyền mang lại lợi nhuận cao, giúp nhanh chóng phổ biến tên tuổi của Phở 24.

Kiên trì với mô hình kinh doanh nhượng quyền, thương hiệu phở 24 đã xác lập được vị thế của mình trong thị trường kinh doanh ăn uống. Tuy nhiên mô hình quán phở cao cấp đã gặp nhiều đối thủ bắt chước trong thời gian gần đây. Có thể kể đến những tên tuổi như phở Vuông, phở 2000, hay phở Cali… Phở 24 không còn một mình một đại dương xanh như trước đây nữa nhưng vẫn ở vị trí dẫn đầu trên thị trường (market leader). Việc bị bắt chước là một nguy cơ khó tránh khỏi của chiến lược đại dương xanh. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và sáng tạo, tìm cho mình những đại dương xanh tiếp theo. Đây cũng chính là thách thức đối với Phở 24 trong thời gian tới.

2.2.2.3 Tracy – chuỗi cửa hàng một giá kinh doanh quần áo ở phía Bắc

a) Vài nét về công ty

Tracy là một nhãn hiệu quần áo của Công ty TNHH Triều Nhật, một công ty chuyên kinh doanh về mảng nhà hàng cao cấp ở Hà Nội. Mặc dù thời trang là mảng kinh doanh mới của công ty nhưng cũng đã gặt hái được nhiều thành công

b) Mô hình chiến lược đại dương xanh kinh doanh thành công

- Tình hình thị trường quần áo ở Hà Nội:

Thời trang là mảng thị trường phong phú có thể được chia nhỏ thành nhiều phân đoạn thị trường nhỏ. Xin đề cập cụ thể ở đây là mảng thị trường thời trang bình dân cho giới trẻ. Có hai hình thức kinh doanh chính trên thị trường này là: (1) hình thức kinh doanh trên vỉa hè, chợ đêm và (2) hình thức kinh doanh cửa hàng. Các yếu tố cạnh tranh chính trên thị trường này là: giá cả, kiểu dáng, chất lượng, địa điểm bán hàng đẹp, phong cách phục vụ, sự phong phú về chủng loại hàng hóa….

Ở hình thức kinh doanh thứ nhất, các mặt hàng được bày bán trên vỉa hè ở các tuyến phố nhỏ vào buổi tối. Các sản phẩm chủ yếu là giá rẻ đến cực rẻ, được nhập về qua đường tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung quốc và một số sản phẩm may lỗi của các thương hiệu trong nước. Vì đặc thù được bán buổi tối, không có cửa hàng cố định nên tính tiện lợi không cao. Người mua không thể ngắm, chọn lựa sản phẩm một cách kỹ càng, khó trả lại hàng…Các mặt hàng không phong phú, thường trùng lặp về mẫu mã giữa các người bán.

Hình thức kinh doanh thứ hai là các cửa hàng, đa phần là nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát. Hàng hóa cũng được nhập về từ Trung Quốc nhưng có chọn lựa hơn về kiểu dáng và chất lượng. Giá bán cao hơn các sản phẩm được bày bán ở vỉa hè. Đặc biệt, người mua hàng phải chú ý trả giá cho sản phẩm vì người bán hàng thường nói giá cao hơn rất nhiều so với giá trị của sản phẩm. Mẫu mã của cửa hàng cũng không được thay đổi liên tục do còn phụ thuộc vào việc tiêu thụ lượng hàng trước đó. Các cửa hàng loại này thường ở những vị trí khá thuận lợi cho việc mua sắm nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, chưa chuyên nghiệp.

Riêng về sản phẩm được sản xuất trong nước thì chưa có nhãn hiệu nào nổi bật. Thị trường Hà Nội có những hãng như Nino Maxx, Blue Exchange, PT 2000 nhưng đều là những nhãn hiệu trong nước, sản phẩm vẫn còn những hạn chế nhất định về kiểu dáng và phong cách.

- Giới thiệu sản phẩm:

Chuỗi cửa hàng Tracy là sản phẩm của công ty TNHH Triều Nhật, một công ty chuyên kinh doanh nhà hàng cao cấp ở Hà Nội. Hiện nay Tracy đã mở được 10 cửa hàng ở phía Bắc: 7 shop ở Hà Nội, 1 shop ở Hải Phòng, 1 shop ở Bắc Giang, 1 shop ở Bắc Ninh. Chỉ trong vòng từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009 (trong vòng 8 tháng) công ty Triều Nhật đã mở được 10 cửa hàng quần áo mang nhãn hiệu Tracy. Các cửa hàng được trưng bày đẹp mắt, ở những tuyến phố lớn, diện tích sàn lên đến hơn 50m2, có hệ thống điều hòa và lực lượng bảo vệ trông xe cho cửa hàng. Không gian cửa hàng không khác gì những cửa hàng bán thời trang cao cấp. Hình thức định giá sản phẩm là một giá, tùy từng đợt nhập hàng, giá cả rất bình dân. Những đợt quần áo mùa đông thì giá được đặt là 160.000, 130.000;

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí