Khái Quát Về Văn Hóa Dân Gian Xứ Lạng

thái của tộc người này đã hình thành từ hàng nghìn năm, tạo nên truyền thống ứng xử môi trường và những tri thức bản địa hết sức đa dạng, phong phú.

Xứ Lạng là nơi khá lý tưởng cho cuộc sống của hai tộc người này, vì vậy đây cũng là nơi có đông người Tày - Nùng sinh sống nhất, và chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Theo tài liệu thống kê năm 1995, dân số người Nùng chiếm 43,9% còn dân số người Tày chiếm 35,6% trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh.

* Tộc người Tày: các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng “Tày” là tên gọi đã có từ lâu đời, có thể vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ I - SCN, có nguồn gốc chung với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái Choang ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á như Tai, Táy, Thai... đều có nghĩa là “người”. Người Tày còn có tên gọi khác là người Thổ có nghĩa là người bản địa. Đây là một dân tộc gốc ở xứ Lạng và cũng là một trong số ít dân tộc có mặt sớm nhất ở Việt Nam.

Hai cuộc thiên di lớn theo hướng Nam và Tây Nam nửa cuối thế kỷ I - TCN và đầu thế kỷ II - SCN đã làm cho dân tộc Tày ổn định. Người Tày trở nên đông đảo và giữ vai trò làm chủ thể của vùng Việt Bắc trong đó có xứ Lạng nơi mà người Tày cư trú đông nhất. Với trình độ phát triển tương đối hoàn thiện, họ làm chủ cả một vùng đất đai rộng lớn. Vì vậy không phải ngẫu nhiên, nhiều nơi của Việt Bắc, người Tày mang họ Nông được coi là những người khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, tạo lập bản Mường.

* Tộc người Nùng: là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, là dân tộc đứng thứ 6 trong các dân tộc ít người cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam sau người Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ me… Nùng (Nồng) vốn là tên gọi một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây - Trung Quốc, trong quá trình phát triển đã trở thành tên gọi dân tộc vào khoảng thế kỷ XV. Những người Nùng sống ở Việt Nam trước kia đã hòa vào người Tày, còn những

người Nùng đang sinh sống hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng 200 năm nay.

Xứ Lạng có đông người Nùng sinh sống nhất Việt Nam và cũng là nơi mà người Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các tộc người của tỉnh. Họ đã sinh sống ở xứ Lạng từ rất lâu đời, một phần thuộc lớp dân cư bản địa, một phần di cư từ nam Trung Quốc sang. Xứ Lạng là một trung tâm cư trú của người Nùng từ thời các vua Hùng dựng nước, là vùng đất địa đầu lãnh thổ Văn Lang. Người Nùng ở Lạng Sơn chủ yếu là Nùng Phản Slình, Nùng Inh, Nùng Cháo. Trong Nùng Phản Slình lại có hai nhánh là Nùng Hua Lài và Nùng Cúm Koỏt.

Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra một nền văn hoá dân gian Tày - Nùng khá độc đáo, phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

1.1.3.2. Đặc điểm lịch sử các tộc người khác ở xứ Lạng

*Dân tộc Kinh: là dân tộc có số dân đông nhất Việt Nam. Tại Lạng Sơn, dân tộc Kinh chiếm 15% dân số toàn tỉnh, đông thứ ba sau dân tộc Nùng, Tày. Do đặc điểm lịch sử, tộc người Kinh ở Lạng Sơn có hai nguồn: nguồn cổ và nguồn mới hay còn gọi là người Kinh đến trước và người Kinh đến sau (khai hoang). Nguồn cổ là những người Kinh bản địa là một trong những cư dân đầu tiên của tỉnh. Nguồn gốc là con cháu nhà Mạc (cuối thế kỷ XVI) và những quan quân nhà Mạc bị thất bại trước lực lượng Lê Trịnh, nên đã chạy lên Lạng Sơn - Cao Bằng vừa lánh nạn vừa củng cố lực lượng. Đi theo họ là rất đông họ hàng thân thích. Xứ Lạng trở thành căn cứ địa của những người Kinh thân Mạc từ dưới xuôi lên. Họ ở thành làng mạc riêng, xây thành đắp lũy kiên cố. Hiện nay còn lại nhiều di tích nhà Mạc ở Lạng Sơn. Nhiều người Kinh đã ở xen kẽ trong những bản làng Tày - Nùng, một phần đã Tày - Nùng hóa, một số khác vẫn giữ nguyên dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

*Dân tộc Dao đứng thứ 9 trong 54 dân tộc anh em. Dân tộc Dao ở trong nhóm ngữ hệ Mèo - Dao. Tên tự gọi là Dìu Mền, Kìn Mền, Kềm Mùn nghĩa là người ở núi, người ở rừng, cách gọi này thường dùng trong sinh hoạt hàng

ngày. Trước đây người Dao còn có tên gọi là Mán, nhưng ngày nay không dùng nữa. Người Dao xuất hiện ở Lạng Sơn từ thế kỷ XVI do những cuộc thiên di từ nam Trung Hoa sang. Người Dao cư trú ở Lạng Sơn gồm 4 nhóm ngành Dao chủ yếu, thuộc hai phương ngữ đó là: Dao Lù Đảng (còn gọi là Dụ Cùm, Cóc Mần). Dao Lù Giang (còn gọi là Thanh Phán). Dao Đỏ (còn gọi là Dụ Lạng, Quế Lâm). Dao Thanh Y (còn gọi là Pờ ây).

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 4

*Dân tộc Sán Chay: Xứ Lạng không phải là địa bàn cư trú chính của dân tộc Sán Chay, theo số liệu thống kê thì đây là dân tộc đứng thứ 5 trong tỉnh. Dân tộc Sán Chay còn gọi là Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận. Người Sán Chay có hai nhóm phân biệt với nhau về ngôn ngữ đó là: Nhóm nói tiếng Cao Lan gần gũi với tiếng Tày, Nùng và nhóm nói tiếng Sán Chỉ gần với thổ ngữ Hán. Tuy phân thành hai nhóm nhưng người Sán Chay vẫn có nhiều gắn bó chặt chẽ với nhau về phong tục tập quán, giống nhau về đặc điểm văn hoá. Trong các bản làng của người Sán Chay dân cư sống tập trung đông đúc. Đến và định cư ở xứ Lạng, người Sán Chay đã đưa văn hoá của mình vào sống chung với văn hoá xứ Lạng làm nên bản sắc văn hoá Việt.

* Dân tộc Hoa: cũng là một dân tộc thiểu số ở xứ Lạng. Ở Việt Nam, người Hoa có nhiều tên gọi khác nhau như người Quảng Đông, Hải Nam, Liêm Châu, Triều Châu, Phúc Kiến... Nhưng đến nay Hoa hay Hán là tên gọi phổ biến hơn cả. Sự có mặt của người Hoa trên đất nước ta là kết quả của nhiều đợt di cư và các quá trình phát triển lâu dài, phức tạp. Trước đây ở xứ Lạng, người Hoa khá đông đứng vị trí thứ 4 sau dân tộc Tày và Nùng, Kinh. Đến nay thì người Hoa ở xứ Lạng chỉ còn chiếm vị trí thứ 6. Là một dân tộc ít người ở Việt Nam, quyền lợi sống còn của người Hoa gắn liền với các dân tộc anh em khác ở địa phương và trong cả nước. Từ bao đời nay, người Hoa đã tự nguyện gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn bó lợi ích của mình với vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt ở xứ Lạng, người Hoa đã mang lại cho nơi đây các yếu tố văn hóa Hán làm cho mảng mầu văn hóa xứ Lạng thêm sinh động.

* Dân tộc H’mông: ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H'mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang và họ tập trung định cư nhiều ở các vùng núi cao. Người H’mông phân chia thành bốn nhóm khác nhau theo màu sắc y phục và ngôn ngữ. Đó là H’mông trắng, H’mông đỏ, H’mông đen và H’mông hán. Người H’mông ở xứ Lạng thuộc nhóm H’mông đen. Họ tự gọi mình là Na Miểu - Na Miểu Sa.

Như vậy, xứ Lạng là nơi quần cư đầm ấm, hòa thuận, gắn bó, đùm bọc của nhiều dân tộc anh em. “Có dân tộc đông tới hàng trăm ngàn người và cũng có dân tộc chỉ mấy chục người. Từ bộ tộc nguyên thủy Bắc Sơn xa xưa đến cộng đồng cư dân Lạng Sơn ngày nay là một dòng chảy lịch sử dài dằng dặc đầy thác ghềnh ấy, các dân tộc xứ Lạng đã nắm tay, kề vai, đồng lòng chung sức, vui buồn, no đói, sống chết có nhau như anh em một nhà. Cộng đồng các tộc người ở xứ Lạng như một khối đoàn kết vững vàng như núi Mẫu Sơn như sắc đỏ của hoa đào mỗi độ xuân về, thủy chung như nàng Tô Thị, trường tồn cùng sông Kỳ Cùng”[5, tr. 53]. Đến và tụ cư ở xứ Lạng dù có những khác nhau về nguồn gốc, huyết thống, ngôn ngữ, sắc thái văn hóa, nhưng tất cả đều giống nhau về tinh thần yêu quê hương, đất nước, tình yêu đồng bào, nghĩa đồng chí, đức hy sinh, tính cộng đồng để từ đó làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

1.2. Văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng

1.2.1. Khái quát về văn hóa dân gian xứ Lạng

Với số lượng dân cư của hai dân tộc Tày - Nùng chiếm tới 80% dân số toàn tỉnh, Xứ Lạng là một vùng có nền văn hóa đậm nét Tày - Nùng: đó là nền văn hóa thung lũng (valley culture), một nền văn hóa vừa thích ứng với thung lũng để làm ruộng nước như ở đồng bằng, lại phải vừa thích ứng với miền núi, rừng, khai phá rừng để trồng trọt khô hạn.

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bên cạnh tiếng Việt là tiếng phổ thông của cả nước, đồng bào xứ Lạng còn sử dụng tiếng Tày - Nùng để giao tiếp. Là hai dân tộc sống cộng cư lâu đời với nhau, do đó họ đều nghe và nói được tiếng nói của nhau. Cùng với sự phát triển của kinh tế - văn hóa, tiếng Tày - Nùng cũng đạt tới trình độ phát triển cao, từ ngôn ngữ dân gian phát triển thành ngôn ngữ bác học, có chữ viết và có những tác phẩm văn học được ghi lại.

Về thế giới quan, con người xứ Lạng cũng chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo ở mức độ đậm nhạt khác nhau, biểu hiện rõ nhất là trong lễ giáo, trong tập quán hôn nhân, tang lễ... thuyết định mệnh, vạn vật hữu linh, thuyết luân hồi, tam tòng tứ đức... đều được du nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc nơi đây. Người xứ Lạng thờ cúng thổ công theo các bản hoặc chòm xóm: Thổ công chính là hiện thân của đất, thờ thần thổ công là thờ người cai quản đất. Họ còn thờ cúng ở các đình làng, tục thờ cúng này thường có nội dung cầu mùa màng bội thu, tránh được thiên tai sâu bệnh, cầu cho gia súc, gia cầm phát triển... Tục thờ cúng trong gia đình của người xứ Lạng cũng phản ánh quan niệm của họ về tổ tiên, gia đình đã sinh ra họ và về xã hội loài người. Qua việc thờ cúng, người dân xứ Lạng đã phơi bày cả thế giới quan của họ - một thế giới quan tối thiểu gắn liền với thế giới vật chất - là nền tảng cho cuộc sống của mọi người, đó là tổ tiên và xã hội, trời và đất.

Từ các tín ngưỡng trên đã hình thành các nghi lễ và lễ hội phong phú, đa dạng. Bên cạnh những lễ hội có tính chất cộng đồng thì “lồng tồng” là lễ hội tiêu biểu nhất của đồng bào Tày - Nùng, diễn ra vào sau tết âm lịch hàng năm gồm hai phần “lễ” và phần “hội”. Thực chất hội lồng tồng là một lễ hội “xuống đồng”, hội khai xuân có ý nghĩa phồn thực cầu được mùa, cầu mọi sự tốt lành. Lễ hội là nơi thể hiện đức tin, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào và là dịp để toàn dân bản sinh hoạt văn hóa. Đây cũng là mảnh đất tốt, cơ hội tốt cho văn học dân gian được tồn tại, lưu truyền qua các thế hệ.

1.2.2. Khái quát về văn học dân gian xứ Lạng

Xứ Lạng thơ mộng và hấp dẫn với núi sông kỳ thú, có nhiều địa danh nổi tiếng khắp nước. Cảnh đẹp đáng mến mộ hòa quện chất men của rượu nồng và tình người đằm thắm. Cùng sống cộng cư với nhau trên một địa bàn, người dân các dân tộc Xứ Lạng đã tạo nên một kho tàng văn học dân gian phong phú, chứa đựng một sự giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau rõ rệt. Những tác phẩm đã được lưu truyền trong dân gian nhiều khi trở thành chung của tất cả các dân tộc, hoàn toàn vượt ra ngoài tính địa phương cũng như tính dân tộc. Có thể kể đến các thể loại văn học dân gian chính như:

* Cổ tích và thần tích còn lưu lại: Cũng như khắp nơi trong cả nước ta, ở Lạng Sơn đã được lưu hành những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười các loại. Truyện cổ tích xứ Lạng không chỉ thể hiện quan niệm của đồng bào các dân tộc nơi đây về thiện - ác, chính - tà, sống - chết… về những sự việc xảy ra hàng ngày trong xã hội mà còn thể hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tại Lạng Sơn cũng còn lưu hành khá nhiều thần tích (chép bằng chữ Hán) lưu trữ ở các đền chùa, phủ huyện.

* Truyện kể Tày, Nùng: Sống cộng cư trên một địa bàn, người dân các dân tộc xứ Lạng đã cùng tạo nên một kho tàng văn hóa phong phú, chứa đựng một sự giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau rõ rệt. Những tác phẩm đã được lưu truyền trong dân gian nhiều khi trở thành chung của tất cả các dân tộc, hoàn toàn vượt ra ngoài tính địa phương cũng như tính dân tộc. Truyện dân gian xứ Lạng phần lớn mang tính phổ biến ấy, với nhiều thể loại mà ranh giới chưa rõ ràng (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích...) các nhà nghiên cứu gọi chung đó là Truyện cổ. Một đặc điểm của truyện cổ dân gian xứ Lạng là phản ánh đời sống khá sớm của cư dân nông nghiệp.

*Giai thoại xứ Lạng: Có thể thấy ngay hiện tượng độc đáo trong kho tàng văn học dân gian ở Lạng Sơn là sự dồi dào về giai thoại. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu. Lạng Sơn có nhiều cảnh đẹp, có lịch sử chiến đấu lâu dài, là nơi

giao lưu văn hóa, là cửa ngõ của các đoàn sứ giả trong và ngoài nước, nên tất có nhiều chuyện tích. Có chuyện đã trở thành truyền thuyết, nhưng chất giai thoại vẫn đậm đà. Nhìn chung có thể chia thành các chủ đề sau: Giai thoại về những cảnh quan, giai thoại về những dã sử, giai thoại về công cuộc ngoại giao, giai thoại văn chương. Bên cạnh đó còn có những bài bài văn chầu lưu hành trong các dịp lễ bái, và cả những bản mo, then ở các bản mường, người ta đều có thể rút ra những yếu tố giai thoại khiến cho người dân thêm gắn bó với cuộc sống.

* Ca dao: do đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa, ca dao lời Việt ở các dân tộc miền núi Phía Bắc không nhiều lắm. Nó thường được lưu hành và trở nên rất phong phú, phần chính là nhờ ở thể lục bát và nhờ ở môi trường cuộc sống ruộng đồng, sông nước. Các vùng miền núi không có ưu thế này, phần lớn nó đã nhường chỗ cho dân ca. Riêng ở Lạng Sơn vì là nơi cư trú lâu đời của không ít người Kinh và nhất là nơi giao lưu thuận lợi, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử, nên tình hình có khác đôi chút; nhiều câu ca dao khá điêu luyện đã được lưu truyền, tiêu biểu có thể kể đến câu mở đầu bằng “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa” có nhiều biến thể và dị bản.

* Đồng dao và trò chơi: Đồng dao, bài hát vui của trẻ em ở Lạng Sơn có khá nhiều. Trong các gia đình người Kinh, các em nhỏ vẫn chơi, hát những bài đồng dao lời Việt quen thuộc trong cả nước. Những tác phẩm bằng tiếng Tày, Nùng cũng phong phú, nội dung phản ánh nhiều khía cạnh hoạt động của tuổi thơ, thể hiện tình cảm thiên nhiên, khuynh hướng hiếu động. Đầu đề thường tương tự như nhau (Kinh,Tày, Nùng). Những bài hát đồng dao thường đi kèm với các trò chơi. Có một nét độc đáo thú vị trong đồng dao xứ Lạng là có những bài đồng dao là các cặp song ngữ Nùng - Tày hoặc Nùng - Việt.

* Phương ngôn, tục ngữ: Với hình thức là những câu ngắn gọn, có vần điệu, dễ truyền, dễ nhớ, các câu phương ngôn, tục ngữ của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn rất phong phú, nội dung nói đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống: từ những câu đúc rút kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm sản xuất, nhận thức về

quy luật, về hiện tượng thiên nhiên đến các câu tổng kết, giáo dục về đạo đức, về đối xử giữa con người với con người. Thí dụ như: về kinh nghiệm sống có câu “Đêm ốm dài. Đêm sli ngắn”, “Lá sau sau xanh, con gái cứ đi chơi”.

* Câu đố: Câu đố trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc Lạng Sơn cũng là một thể loại rất phổ biến, lưu truyền rộng ở các địa phương... với cách nói đặc trưng là ẩn dụ, cách nói bí ẩn của các dân tộc . Hình thức câu đố đã góp phần nâng cao sự nhận biết, sự liên tưởng của con người từ sự vật này sang sự vật khác, hiện tượng này sang hiện tượng khác. Phần lớn các câu đố đều kết cấu theo kiểu văn vần, có âm điệu, chứa đựng nội dung trí tuệ, nhưng đồng thời cũng rất dí dỏm và dễ nhớ.

* Tiểu kết:

Thông qua việc tìm hiểu những nét cơ bản về vùng đất, con người xứ Lạng, chương viết đã chỉ ra nơi đây không chỉ là vùng đất có vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội mà còn là một vùng văn hoá đặc sắc. Xứ Lạng có thiên nhiên thơ mộng và hấp dẫn với núi sông kỳ thú, những hang động kỳ ảo, khí hậu trong lành, nhiều sản vật quý hiếm, độc đáo, nằm ở nơi địa đầu Tổ quốc, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển tâm hồn và nhân cách của cộng đồng người Việt cổ trên vùng đất biên thuỳ. Sự sắp đặt đặc biệt của thiên nhiên xứ Lạng cũng là cái nôi để nảy sinh ra những ý tưởng kỳ vĩ và thơ mộng của các truyện kể dân gian, trong đó có truyền thuyết. Những địa danh ở xứ Lạng đã đi vào biết bao truyền thuyết, huyền thoại để lại những câu hỏi cho muôn đời, muôn người muốn được khám phá, cắt nghĩa.

Cộng đồng các dân tộc xứ Lạng với nền văn hoá thung lũng gắn bó mật thiết với thiên nhiên còn in đậm dấu ấn trong các lễ hội và phong tục tập quán trong đó đã tồn tại và lưu truyền một kho tàng thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Có thể thấy rằng những truyền thuyết được nhắc khá nhiều ở xứ Lạng, đặc biệt là các truyền thuyết về địa danh trong đó có truyền thuyết về núi non. Vùng đất này là nơi ươm mầm, phát triển và lưu giữ những truyền

Ngày đăng: 27/10/2023