sách khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn, từng đặc điểm của loại hình chính sách, bao gồm cả truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng.
Các hoạt động TTCSVH phải được thực hiện song song, xuyên suốt các giai đoạn của một chu trình xây dựng, ban hành chính sách văn hóa. Và thực tế đã cho thấy, mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo văn hóa - đối tượng thụ hưởng văn hóa có sự tác động lẫn nhau trong thông tin phản hồi về chính sách và chủ thể chính sách. Vì vậy, hoạt động TTCS giữa 2 nhóm này cũng cần phải có những kế hoạch, thông điệp cụ thể trong từng giai đoạn của mỗi chính sách, phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chính sách đó với từng nhóm.
Chủ thể chính sách văn hóa
1.
Xác định vấn đề
2. Soạn thảo
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Truyền Thông Về Văn Hóa Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn Trong Bối Cảnh Thời Đại Số
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Truyền Thông Của Bộ Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Phục Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hoá
- Nghiên Cứu, Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Về Văn Hóa Phù Hợp Với Từng Lĩnh Vực Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 20
- Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 21
- Nội Dung Câu Hỏi Phỏng Vấn Sâu
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
chính sách
3. Thông qua chính sách
4. Thực thi chính sách
5. Đánh giá và bổ sung hoàn thiện chính sách
Chủ thể sáng tạo văn hóa Đối tượng thụ hưởng văn hóa
Mô hình: Đề xuất mô hình TTCSVH phục vụ QLNN về văn hóa
[Mô hình do NCS đề xuất]
Theo mô hình trên, truyền thông chính sách văn hóa không nên và không thể chỉ được hiểu là truyền thông dự thảo chính sách văn hóa mà phải rộng hơn
và xuyên suốt đời sống của một chính sách. Trong đó, việc tổ chức các hoạt động, sự kiện ở từng lĩnh vực cũng chính là quá trình tiếp nhận những phản hồi về quá trình thực thi chính sách, đánh giá chính sách. Bởi quá trình chính sách văn hóa đi vào cuộc sống rất cần được lắng nghe, tiếp thu phản hồi của xã hội, để từ đó kịp thời có những điều chỉnh để chính sách bắt kịp với hơi thở của cuộc sống đương đại và có thể đón bắt những xu hướng dự báo trong tương lai gần. Và đó cũng là một trong những sứ mệnh của TTCS nói chung, TTCSVH nói riêng. Nhiều bài học trong thực tiễn đã cho thấy, nếu chính sách không kịp thời điều chỉnh thì sẽ bị thực tiễn bỏ rất xa.
Nếu như một cách chung nhất, TTCS gồm hai thành tố quan trọng là chủ thể chính sách và đối tượng chính sách thì ở khái niệm Truyền thông chính sách văn hóa được Luận án đề cập có 3 nhóm đối tượng: chủ thể chính sách văn hóa
- chủ thể sáng tạo văn hóa - đối tượng thụ hưởng văn hóa. Trong thực tiễn xã hội cũng như trong công tác quản lý văn hóa, các đối tượng chịu tác động của CSVH luôn luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Do đó, mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình hoạch định, tổ chức thực thi và đánh giá chính sách luôn luôn tồn tại. Ví dụ, trong quá trình xây dựng Luật Điện ảnh, các doanh nghiệp, các nhà làm phim luôn muốn “cới trói” cho vấn đề kiểm duyệt, cấp phép phổ biến phim, trong khi đó thực tiễn cũng đặt ra những thách thức, những hệ lụy khôn lường từ việc phim phát hành trên không gian mạng không có kiểm duyệt có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh, chính trị (bài học đến từ những bộ phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” được ngang nhiên phát tán trên các nền tảng mạng xuyên biên giới), cả những tác động tiêu cực tới nhận thức của giới trẻ khi tiếp cận với phim ảnh không đúng độ tuổi, thúc đẩy những hành vi lệch chuẩn, từ đó gián tiếp gây nên những mất ổn định trong đời sống xã hội. Và để giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi các nhà xây dựng, hoạch định chính sách phải “cân đối hài hòa” giữa nhu cầu và lợi ích của các bên, trong đó cần phải coi trọng
hàng đầu yếu tố ổn định chính trị của Việt Nam.
Ở mỗi giai đoạn, TTCSVH đóng góp vai trò cụ thể cũng theo những góc độ khác nhau. Nếu như ở giai đoạn xác định vấn đề, TTCSVH giúp các chủ thể chính sách có thể tổng hợp được góc nhìn của công chúng, bao gồm cả chủ thể sáng tạo văn hóa, đối tượng thụ hưởng văn hóa về những nội dung liên quan chính sách, từ đó góp phần gọi tên vấn đề một cách chuẩn xác, sát thực, tìm kiếm các cở sở, thông tin, căn cứ, dữ liệu xây dựng chính sách. Ở giai đoạn dự thảo chính sách, TTCSVH tạo nên sự tương tác giữa chủ thể chính sách - chủ thể sáng tạo văn hóa - đối tượng thụ hưởng văn hóa, giúp chính sách hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi. Với giai đoạn thông qua chính sách, TTCS sẽ khẳng định thời lực áp dụng chính sách, có vai trò lan tỏa sâu rộng các nội hàm trong chính sách. Trong giai đoạn thực thi chính sách, TTCS là kênh phản hồi từ thực tiễn cuộc sống, những giá trị tích cực của chính sách mang lại cũng như nắm bắt tâm lý, trạng thái của chủ thể sáng tạo văn hóa và đối tượng thụ hưởng văn hóa, cụ thể hơn là nhóm đối tượng bị chính sách tác động. Và trong đánh giá chính sách, TTCS giữ vai trò rất quan trọng, như là chiếc gương phản chiếu khi đưa chính sách vào cuộc sống, mọi vấn đề có thể được phản ánh một cách khách quan, trung thực và sắc nét từ góc nhìn báo chí, truyền thông, giúp các chủ thể chính sách nhìn được tổng quan vấn đề cũng như thể hiện được thái độ của chủ thể sáng tạo văn hóa và đối tượng thụ hưởng văn hóa là công chúng đối với chính sách đó, từ đó phát hiện những bất cập, cần điều chỉnh, sửa đổi chính sách để bắt kịp với hơi thở cuộc sống. Mục tiêu cuối cùng và cao cả nhất của TTCSVH là giúp người dân hài long và tin tưởng vào hệ thống chính trị của nhà nước nói chung và bộ máy QLNN về văn hóa nói riêng.
Tiểu kết
Qua kết quả khảo sát, công tác truyền thông về văn hóa có những thuận lợi nhất định trong môi trường truyền thông của CQNN hiện nay, tuy nhiên,
cũng phải đối mặt với những thách thức đến từ môi trường xã hội và những tác động tiêu cực của các phương tiện truyền thông mới. Có thể thấy trong truyền thông về văn hóa còn có những khoảng cách nhất định giữa nhu cầu và mục tiêu truyền thông của Bộ VHTTDL, giữa khả năng truyền thông chính sách với đòi hỏi thực tế của công tác QLNN trong từng lĩnh vực.
Trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, môi trường chính sách đặt ra nhiều thách thức đối với truyền thông về văn hóa, đó là: Vai trò của truyền thông gắn với quản lý nhà nước về văn hóa chưa được nhìn nhận đúng tầm; Môi trường chính sách có nhiều bất cập; Khoảng cách giữa chính sách văn hóa và thực tiễn cuộc sống chưa được phủ kín; Chưa có chiến lược phát triển truyền thông về văn hóa và thiếu tầm nhìn dài hạn, tính chuyên nghiệp chưa cao; Công tác truyền thông về văn hóa đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh thời đại số; Tính tương tác giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông kém, năng lực truyền thông của cộng đồng chưa cao.
Để tăng cường hiệu quả truyền thông phục vụ QLNN về văn hóa cần phải thực hiện đồng bộ các phương hướng: 1. Phát huy vai trò của các chủ thể chính sách trong công tác truyền thông về văn hóa, từ đó, các chủ thể truyền thông cần nhận thức rõ tầm quan trọng của truyền thông về văn hóa để tích cực, chủ động có những giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài đối với từng CSVH cụ thể; 2. Đảm bảo cung cấp nội dung thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực để truyền thông phát huy vai trò một cách hiệu quả, có thông tin xác thực, đúng với bản chất sự việc, giúp người dân hiểu được đầy đủ các văn bản, chính sách cũng như biết đến các hoạt động của Bộ, Ngành thì các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần chủ động thông tin những vấn đề cần thiết cho truyền thông. 3. Phát huy tối đa hiệu quả của các kênh thông tin thuộc Bộ VHTTDL cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó đặc biệt là truyền hình và mạng xã hội. 4. Đa dạng hóa các phương thức
truyền thông đề gia tăng “sức đề kháng” cho CSVH ngay trong quá trình xây dựng và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong quá trình thực thi. 5. Giảm thiểu tối đa những yếu tố gây NHIỄU thông tin khi cung cấp cho người dân, trong xây dựng những kế hoạch, chương trình TTCS cần phải chú ý đến đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của từng vùng miền, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin của người dân được thuận lợi và phù hợp. 6. Tăng cường thiết lập những hệ thống/chương trình tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân để tiếp thu có chọn lọc những nội dung hữu ích, phục vụ công tác xây dựng, điều chỉnh và ban hành chính sách về văn hóa. 7. Tăng cường các giải pháp nghiên cứu công chúng, thăm dò dư luận xã hội bằng các hình thức rà quét thông tin để thu thập thông tin, “lắng nghe cộng đồng” (social listening) trên các nền tảng truyền thông xã hội để kịp thời nắm bắt được phản hồi của công chúng, bao gồm cả các chủ thể sáng tạo và hóa và các đối tượng thụ hưởng văn hóa về những nội dung chính sách, sự kiện, hoạt động nổi bật của Bộ, đặc biệt là đối với những “điểm nóng” thông tin cần quan tâm trong những giai đoạn nhất định, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ QLNN về văn hóa
Các giải pháp quan trọng được xã định để nâng cao hiệu quả truyền thông, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ trong QLNN về văn hóa là: tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường nguồn lực thông tin; tăng cường nguồn lực về kênh thông tin đồng thời phát huy vai trò của các chủ thể sáng tạo văn hóa để lan tỏa những thông tin tích cực đến với cộng đồng, thông qua việc chia sẻ những quan điểm, nhận định của cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó thu hút được sự quan tâm của dư luận và góp phần tạo nên đồng thuận xã hội; quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính và nghiên cứu; xây dựng chiến lược truyền thông về văn hóa phù hợp với từng lĩnh vực trong bối cảnh hiện nay.
Đặc biệt, chú trọng xây dựng mô hình TTCSVH ở Việt Nam. Theo đó, TTCSVH trong suốt quá trình dự thảo đến ban hành, thực thi chính sách cần được hiểu không chỉ là những hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà điều quan trọng hơn là các hình thức mang tính chất “đối thoại chính sách” thông qua các tọa đàm, hội nghị để lắng nghe, trao đổi, thảo luận, tiếp thu, giải trình các ý kiến của các chuyên gia, các chủ thể sáng tạo văn hóa và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí và người dân. Để công tác TTCSVH được triển khai đồng bộ, hệ thống, bài bản và hiệu quả, từ chiến lược truyền thông, mỗi lĩnh vực cần có những mô hình truyền thông đặc thù, trên cơ sở đảm bảo sự tương tác, tạo sự đồng thuận giữa chủ thể chính sách văn hóa - chủ thể sáng tạo văn hóa - đối tượng thụ hưởng văn hóa.
KẾT LUẬN
Truyền thông về văn hóa là công cụ quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác QLNN về văn hóa; nhằm phổ biến các tri thức, lan tỏa các giá trị tốt đẹp về mọi lĩnh vực của đời sống đến đông đảo nhân dân. Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn trên, có thể khẳng định công tác truyền thông về văn hóa hiện nay có nhiều cơ hội song cũng đứng trước rất nhiều thách thức trong bối cảnh bùng nổ thông tin và với xu hướng truyền thông mới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn chế của Luận án, qua khảo sát tại Bộ VHTTDL về công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông chính sách, truyền thông sự kiện văn hóa, đồng thời kế thừa kết quả khảo sát về mức độ tiếp nhận thông tin, nguồn tiếp cận thông tin, hiệu quả các kênh thông tin về những hoạt động do Bộ VHTTDL tổ chức và những văn bản do Bộ ban hành/tham mưu ban hành, qua đó có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Trong giai đoạn 2016-2021, công tác truyền thông về văn hóa tại Bộ VHTTDL giai đoạn 2016-2021 đã được quan tâm, đạt một số thành tựu và góp phần hỗ trợ cho hoạt động QLNN, bám sát yêu cầu chung về truyền thông của CQNN, tuy nhiền hiệu quả chưa cao. Công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí đã được thực hiện chủ động, tích cực, có phản ứng nhanh, kịp thời trước một số vấn đề “điểm nóng” thông tin được dư luận quan tâm; truyền thông sự kiện văn hóa cũng có một số điểm sáng, tạo dấu ấn cho văn hóa Việt Nam, bước đầu phát huy được vai trò cơ quan dẫn nguồn của các kênh thông tin thuộc Bộ. Tuy nhiên, hiệu quả triển khai thực hiện truyền thông về văn hóa chưa cao, các hoạt động truyền thông chủ yếu gắn với tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cho các đối tượng là công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ. Cũng vì vậy, mức độ tiếp nhận thông tin về văn bản do Bộ ban hành và sự kiện do Bộ tổ chức còn hạn chế ở nhóm người dân được khảo sát. Mức độ tiếp nhận
thông tin của người dân đối với các hoạt động do Bộ VHTTDL tổ chức và các văn bản quản lý Bộ ban hành là không cao. Điều đó khẳng định đây là một thực tế rất cần quan tâm của những người làm công tác truyền thông về văn hóa. Căn cứ vào cấp độ tiếp nhận TTCS theo quan điểm của NCS, có thể thấy TTCSVH nhìn chung mới dừng ở cấp độ 1 là “Làm công chúng biết đến chính sách, kích thích nhu cầu tìm hiểu, tham gia thảo luận và góp ý chính sách của công chúng”.
2. Những nguyên nhân của truyền thông về văn hóa chưa đạt hiệu quả cao do hạn chế về nguồn lực thông tin, về kênh thông tin và nhân lực làm truyền thông trong lĩnh vực văn hóa. Để có thể đạt đến cấp độ 2 - TTCS lý giải, phân tích và thuyết phục để giành được sự ủng hộ rộng rãi, tự nguyện của công chúng và cao hơn nữa là cấp độ 3 - TTCS nhằm xây dựng đồng thuận xã hội như nguồn lực để thực hiện thành công chính sách thì cần phải xác định nội dung thông tin trọng tâm, xây dựng những thông điệp phù hợp trong từng giai đoạn, với từng sự kiện; hướng mọi hoạt động truyền thông vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; thông qua các hình thức phù hợp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức vai trò của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước. Việc đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông về văn hóa Việt Nam phù hợp với từng chính sách cụ thể, với từng nhóm đối tượng và mục đích truyền thông trong mỗi giai đoạn. Với mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng, mỗi hoạt động truyền thông có nhóm đích đối tượng khác biệt, do đó cần xây dựng những sản phẩm truyền thông phù hợp và hiệu quả.
Kênh thông tin giữ vai trò quan trọng trong công tác truyền thông về văn hóa. Qua đánh giá, kênh thông tin được coi hữu hiệu nhất là truyền hình, do đó các hoạt động/văn bản của Bộ tổ chức/xây dựng cần tăng cường việc tuyên