Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 20


truyền trên các kênh truyền hình. Đồng thời, cần củng cố, xây dựng và phát triển kênh thông tin của Bộ như Cổng Thông tin Điện tử của Bộ, các báo thuộc Bộ để thu hút hơn nữa công chúng, đảm bảo việc thông tin đến người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời; phát huy vai trò của báo chí chính thống thể hiện trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, tích cực ngăn chặn sự lây lan của thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới với những hệ lụy khôn lường.

4. Chủ thể truyền thông trong các lĩnh vực di sản văn hóa, quản lý lễ hội và quản lý điện ảnh có những khác biệt trong quan điểm tiếp cận và triển khai các hoạt động truyền thông. Nếu như công tác quản lý lễ hội tương đối có sự cân bằng trong truyền thông văn bản, chính sách với truyền thông các sự kiện thì quản lý di sản văn hóa và quản lý điện ảnh mới chỉ tập trung truyền thông ở các sự kiện và việc truyền thông văn bản, chính sách còn mờ nhạt, chưa rõ nét, các chủ thể chính sách chưa thực sự chủ động triển khai các giải pháp truyền thông để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi công vụ trong lĩnh vực của mình. Do vậy, các chủ thể chính sách cần tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ vai trò của chủ thể truyền thông vì đây là những người hiểu rõ và sâu sắc những nội dung của chính sách, cần trao đổi, thảo luận và có trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến chính sách trước công luận.

5. Hiện nay, mặc dù đã có một số kết quả đạt được trong truyền thông về văn hóa, nhưng chưa thực sự đồng bộ, phù hợp và hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả truyền thông về văn hóa ở Bộ VHTTDL nói riêng và ở Việt Nam nói chung, cần có các giải pháp mang tính toàn diện, thực tiễn và kịp thời, một mô hình truyền thông chuyên nghiệp, bài bản. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ trong QLNN về văn hóa là: tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường nguồn lực thông tin, tang cường nguồn lực về kênh


thông tin, quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính và nghiên cứu, xây dựng chiến lược truyền thông về văn hóa phù hợp với từng lĩnh vực trong bối cảnh hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng đưa ra đề xuất về mô hình TTCSVH, trong đó cần sự kết nối để tạo đồng thuận giữa Chủ thể chính sách - Chủ thể sáng tạo văn hóa - Đối tượng thụ hưởng văn hóa. Mối tương tác này cần được duy trì thường xuyên, liên tục trong suốt chu trình chính sách, từ khâu xác định vấn đề, Soạn thảo chính sách, thông quan chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Có thể nói, mức độ đồng thuận giữa 3 nhóm này cần được coi là một chỉ báo quan trọng trong đánh giá hiệu quả của chính sách văn hóa. Trong đó, đặc biệt cần quan tâm, phát huy vai trò của các chủ thể sáng tạo, cũng có những người là KOLs để góp phần dẫn dắt, định hướng dư luận trong những vấn đề quan trọng thuộc các lĩnh vực QLNN của Bộ VHTTDL.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án chưa đề cập đến tác động xấu khi truyền thông bị “nhiễu” bởi những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ và làm xấu hình ảnh của Ngành, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm trong thực tại khi triển khai xây dựng chiến lược hay mô hình truyền thông. Khi mật độ thông tin chính thức được phủ rộng, được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giảm thiểu những thông tin tiêu cực, tác động tới công tác QLNN về văn hóa. Bên cạnh đó, còn chiều cạnh ngược lại chưa được nghiên cứu, làm rõ, đó là vấn đề vận động chính sách - hoạt động có chủ đích, có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp để tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh hưởng, tác động đến những chủ thể có thẩm quyền hoạch định, ban hành chính sách công để họ ủng hộ hoặc không ủng hộ một chính sách, dự luật, chương trình, kế hoạch... của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền, từ đó xác lập, bảo vệ hay củng cố lợi ích của một nhóm xã hội nào đó. Với lĩnh vực văn hóa, việc vận động chính sách thường được khơi nguồn từ các chủ thể sáng tạo văn hóa - cũng là


những người có sức ảnh hưởng khá lớn với truyền thông đại chúng nên quá trình này cũng thường diễn ra khá sôi nổi, mạnh mẽ. Và để TTCSVH đạt hiệu quả tối ưu, việc nắm bắt và phân tích rõ về vai trò, thực trạng vận động chính sách cũng rất cần thiết, cần có những nghiên cứu chuyên sâu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Tóm lại, truyền thông về văn hóa trong thời gian qua cũng có tác động, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về vai trò, vị trí của văn hóa trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế. Quá trình trao đổi, tương tác, đặc biệt những thông tin phản hồi có tính chất phản biện của đối tượng chính sách bao gồm chủ thể sáng tạo văn hóa và đối tượng thụ hưởng văn hóa về các văn bản chính sách văn hóa cũng như từng sự kiện cụ thể cũng giúp cho xã hội hiểu đúng vị trí vai trò của văn hóa; đồng thời giúp cơ quan quản lý, các chủ thể chính sách điều chỉnh kịp thời những nội dung đổi mới hoặc thông tin rõ hơn để người dân hiểu, tạo nên sự đồng thuận, ủng hộ, cổ vũ, tôn vinh cái tốt, loại trừ cái xấu, cái ác hướng tới giá trị “chân, thiện, mỹ” trong mọi hoạt động văn hóa… Để xây dựng, thực hiện những kế hoạch truyền thông về văn hóa mang tính hệ thống, bài bản và có tính chiến lược, đảm bảo sự đồng thuận giữa chủ thể chính sách - chủ thể sáng tạo văn hóa - đối tượng thụ hưởng văn hóa là thách thức vô cùng lớn và cũng đòi hỏi có nhiều nghiên cứu chuyên đề sâu về công tác truyền thông trong từng lĩnh vực cụ thể.

Từ những bài học thực tiễn cho thấy, hoạt động truyền thông tốt ngay từ khâu soạn thảo chính sách sẽ giúp gia tăng lượng thông tin, dữ liệu đầu vào xác đáng làm cơ sở để xây dựng chính sách, khiến cho chính sách sát-đúng với thực tiễn cuộc sống; đồng thời, khi chính sách được ban hành, truyền thông sẽ giúp làm rõ các nội hàm của chính sách để người dân hiểu, đồng thuận và tích cực triển khai, thực thi. Đồng thời, TT về VH còn nhằm cung cấp thông tin một cách chính thống giúp cho công chúng - các cơ quan, tổ chức quốc tế trong quá trình xúc tiến các chương trình hợp tác phát triển liên văn hoá trong diện liên quốc gia./.

Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 20


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đào Thị Tuyết Mai (2019), “Truyền thông văn hóa trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 28, tr.90-96.

2. Đào Thị Tuyết Mai (2020), “Một số nét về thực trạng truyền thông ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh năm 2019, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.109-127.

3. Đào Thị Tuyết Mai (2021), “Truyền thông chính sách văn hóa: Cầu nối đưa chính sách văn hóa vào cuộc sống”, Tạp chí Văn hóa học, số 6 (58), tr.27-32.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Ngọc Anh, Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

2. Armand và Michèle Mattelart (2018), Lịch sử các lý thuyết truyền thông, Hồ Thị Hòa dịch, Trần Hữu Quang hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội.

3. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thái Bình (2020), Giải pháp truyền thông trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (qua khảo sát các hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện), Đề tài do Văn phòng Bộ VHTTDL thực hiện.

7. Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Internet: mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

9. Chương trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nước KX-5 (2003), Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỉ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà Nội, 27-28/11/2003.

10. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tập 1, Hà


Nội.

11. Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử Quản lý văn hoá ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, HN.

12. David West (2007) Bộ sách Truyền thông thế kỷ XX, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

13. Dominique Wolton (2006), Toàn cầu văn hóa, Đinh Thùy Anh, Ngô Hữu Long dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.

14. Bùi Thế Duy (2015), Tác động của công nghệ thông tin - truyền thông đến đạo đức, lối sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dững (2018), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2018), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

17. Frank Bass (2007), Hướng dấn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hang thông tấn AP, Nguyễn Hồng Xuân dịch, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.

18. Đỗ Phú Hải (2012), Giáo trình Những vấn đề cơ bản của chính sách công, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Đỗ Phú Hải (2012), Chu trình chính sách công: Vấn đề lý luận và thực hiện. Đề tài cấp cơ sở Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

20. Đỗ Phú Hải (2013), Đánh giá chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp cơ sở Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

21. Lê Thị Thu Hiền (chủ biên) (2018), Giáo trình đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ VHTTDL (Xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng), Nxb Văn học, Hà Nội.


22. Trần Đắc Hiến, “Đồng thuận xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật ngày 31/3/2010

23. Lê Như Hoa (2003) Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hóa

- Thông tin, Hà Nội.

24. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại biểu Nhân dân, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (2017), Truyền thông chính sách - kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

25. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, KOICA Việt Nam và Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ (2017), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: TTCS và đồng thuận xã hội.

26. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam.

27. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập III, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.431

28. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 5, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr.340.

29. Hội Nhà báo Việt Nam (2018), Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

30. Đỗ Thị Mai Huệ (2018), Quản lý hoạt động văn hóa của trung tâm văn hóa

- thông tin thành phố Hải Dương, luận văn Đại học Sư Phạm Nghệ thuật Trung Uơng.

31. Dương Viết Huy (2019), “CNVH số lĩnh vực văn hóa và du lịch cần được ưu tiên phát triển ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế Công nghệ TTCS trong kỷ nguyên 4.0, Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, KOICA và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

32. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Đỗ Trọng Quang, Trần Đình dịch, tập 1 (1995), tập 2 (1996), Nxb Khoa


học Xã hội, Hà Nội.

33. Ngô Lan Hương (2010), Mạng xã hội với việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực văn hóa - giải trí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.28.

35. Vũ Khiêu (chủ biên) (2003), Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Kiêu và Trần Tiến (1993), Tổng thuật chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới.

37. Lê Kim (2005), Bác Hồ đấu trí với tình báo phương Tây, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Kim (2016), phát biểu tại hội thảo Quản trị truyền thông và xử lý khủng hoảng trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội tổ chức ngày 20/7/2016, Hà Nội.

39. Nguyễn Thế Kỷ (2020), Báo chí, Truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

40. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội.

41. Từ Thị Loan (2017), Các loại hình giải trí trên phương tiện truyền thông mới tác động đến lối sống, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

42. Từ Thị Loan (2017-2018), Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trước tác động của phương tiện truyền thông mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ VHTTDL.

43. Từ Thị Loan (2018), “Tác động của các phương tiện truyền thông mới đến văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa học, Số 5 (39).

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí