Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 2


khẳng định được vai trò của nhà thơ Nguyễn Duy trong công cuộc sáng tạo và xây dựng nền thơ ca dân tộc.



Duy

VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Chương1. Một số vấn đề lý luận và hành trình sáng tạo của Nguyễn


1. Một số vấn đề lý luận chung Khái niệm truyền thống trong thơ Khái niệm cách tân trong thơ

Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân trong thơ 2.Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy

2.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 2

Chương2. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ

góc độ nội dung trữ tình

Truyền thống và cách tân thể hiện ở cách chiếm lĩnh đề tài

2.1.1 Đề tài quê hương đất nước

2.1.2 Đề tài chiến tranh

Truyền thống và cách tân thể hiện ở cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy.

Về cái Tôi trữ tình trong thơ.

Cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy

Cái Tôi in đậm dấu ấn chân quê truyền thống Cái Tôi dấn thân với cách suy nghĩ hiện đại Cái Tôi tự vấn và trào lộng


Chương 3. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ một số phương diện nghệ thuật

3.1. Hình ảnh

3.1.1. Hình ảnh mang tính biểu tượng

3.1.2. Hình ảnh so sánh

3.2. Ngôn ngữ

3.2.1. Ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống hiện thực

3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

3.3 Thể thơ

3.3.1. Thể thơ tự do, thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng trong sáng tác của Nguyễn Duy.

3.3.2. Thể thơ lục bát – nét dặc sắc nhất trong thơ Nguyễn Duy

3.3.2.1. Truyền thống và cách tân biểu hiện ở cảm xúc trong thơ lục bát Nguyễn Duy

3.3.2.2. Truyền thống và cách tân biểu hiện ở hình thức câu thơ trong thơ lục bát Nguyễn Duy


Chương I‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY

1.1 Một số vấn đề lý luận chung:

1.1.1. Khái niệm truyền thống trong thơ:

Truyền thống - theo định nghĩa trong TĐTV (Viện ngôn ngữ học ) là một danh từ chỉ thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác hoặc một tính từ “ chỉ tính chất truyền thống được truyền lại từ các đời trước”. Như vậy truyền thống là những giá trị, mà được cả cộng đồng thừa nhận với một niềm tin, niềm tự hào và luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ . Khái niệm “truyền thống trong thơ” chắt lọc từ khái niệm về truyền thống nói chung, là “những thành tựu chung đặc sắc, tương đối bền vững, ổn định trên cả hai phương diện nội dung, hình thức của văn học được lưu chuyển, kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác trong quá trình văn học” [] Truyền thống trong thơ là những giá trị đã được khẳng định, và những giá trị đó là đại diện xứng đáng nhất của một cộng đồng dân tộc, là “gương mặt điển hình”, là tâm hồn nhất cho tâm hồn con người của công đồng dân tộc ấy, được thể hiện bằng thơ. Vậy những giá trị nào làm nên truyền thống trong thơ? Thơ là hồn, thơ là đời thì những giá trị truyền thống không thể tách rời hồn và đời của con người thời đại


được. Truyền thống gắn với dân tộc, tính truyền thống có điểm tương đồng với tính dân tộc, biểu hiện được màu sắc, âm thanh, lối sống, tính cách, tinh thần của dân tộc thì tức là đã biểu hiện được bề mặt truyền thống. Thơ lưu giữ những nội dung ấy bằng những hình thức truyền thống – hình thức mà những tác giả từ buổi sơ khai của thơ đã sử dụng và được vun đắp trong một quá trình tồn tại và phát triển. Truyền thống trong thơ biểu hiện trên cả nội dung và hình thức, nhưng không phải những gì dễ dãi giản đơn, mà là cái đã được khẳng định, là “thành tựu chung” “bền vững”. Đó là tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, là tiếng ca non sông, là tình cảm cha mẹ anh em, là tình yêu trai gái Việt… ở mặt nội dung, và là thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ…ở mặt hình thức.

Tuy truyền thống là cái lâu đời được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, song nó vẫn có tính linh động riêng của nó, không hoàn toàn bó buộc trong một khuôn khổ đã được thời gian thừa nhận. Về không gian, truyền thống trong thơ có thể là một dân tộc, một vùng, cũng có thể một khu vực nhiều dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau (về điều kiện địa lý, ảnh hưởng cùng một nguồn văn hóa…). Về nguồn gốc, truyền thống trong thơ là những giá trị lâu đời, được hình thành từ những buổi đầu tiên, nhưng “tồn tại và phát huy tác dụng thông qua con đường vay mượn, ảnh hưởng văn học, thông qua những phép tắc, luật lệ sáng tạo mà nhiều thế hệ phải tuân thủ để làm ra giá trị mới”. Về mặt tiếp nhận, nhà thơ có thể tiếp nối truyền thống có ý thức, hoặc chịu ảnh hưởng của truyền thống thơ không tự giác. Truyền thống trong thơ không phải là “luật” nên không có tính chất bắt buộc, có nhà thơ làm câu thơ đầu tiên đã tràn ngập cái khí vị của quê hương, nhiều tác giả bắt đầu bằng câu lục bát, tức là cái truyền thống trong thơ đã được thừa nhận như là điều tất yếu và bình thường như hơi thở; và cũng có nhà thơ phải hướng mình tới truyền thống trong thơ, coi đó như là


một mục đích cần đạt được. Cũng có tác giả tiếp nhận cái truyền thống bằng cái nhìn khúc xạ- cái nhìn không trực tiếp, như cách “đọc thơ Tây là một cách mở rộng, tham bác để cho cái chất nhà quê vừa gắn với cổ điển, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại”. Điều đó cho thấy truyền thống thơ không phải là hiện tượng chứa đựng trong khuôn đúc mà trái lại luôn có sự biến đổi, bởi nó là một vận động đồng tâm với lịch sử xã hội, hàng loạt giá trị, kinh nghiệm nghệ thuật được coi là bảo thủ, lạc hậu sẽ được thay thế bởi những giá trị mang tầm tư tưởng tiến bộ hơn, phù hợp với cuộc sống mới - chuyển tải và biểu hiện cuộc sống mới. “Và để giải quyết những nhiệm vụ do thời đại đặt ra, nhiều sáng tác hoặc là phải hoàn thiện, đổi mới kinh nghiệm của thế hệ trước, hoặc là phải đấu tranh chống lại những gì đã cũ kĩ, lạc hậu, phải tìm những lối đi mới. Kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của quá trình văn học. Đến lượt mình, những cách tân nghệ thuật chân chính lại sẽ trở thành những truyền thống mới, bồi đắp thêm cho kho tàng kinh nghiệm đã vượt qua sự thử thách thời gian của những thế hệ đi trước” [27]. Một hình thức mới mang nội dung mới đã làm nên một cuộc cách mạng, nhưng cuộc cách mạng này không phá vỡ tất cả mà cách mạng để chứa đựng được những tâm hồn mới phóng khoáng và dân chủ hơn- tâm hồn đó là sản phẩm tất yếu của sự vận động lịch sử xã hội. Xét đến cùng, thơ mang tính truyền thống chính là những vần thơ bám chặt với con người từ đời sống xã hội đến đời sống tinh thần và được diễn đạt bằng một ngôn ngữ mẹ đẻ thuần khiết, nhuần nhị.

Những thế hệ nhà thơ xuất thân từ trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Duy…cũng mang cho thơ rất nhiều cái mới, song trong họ cái “chất nhà quê” luôn được trân trọng và tìm về. Nhà thơ Nguyễn Duy


nói: “Tôi không phải là người hoài cổ mà là người phục cổ. Chữ “phục” ở đây phải hiểu theo cả hai nghĩa khôi phục và khâm phục”. Trên thực tế, ông đã làm mọi cách để đưa cội nguồn dân tộc vào lòng người hiện đại bằng thơ, qua nhiều cách thể hiện, ngoài biểu hiện đắc dụng nhất của ông là những tập thơ còn là lịch thơ, thơ trên giấy dó…

Những cái đẹp gọi là truyền thống thường là những cái đã thấm vào ý nghĩ, những cái đã được gọt dũa và bao bọc, nó giống như viên ngọc trai - là những gì tinh túy chắt lọc và giữ gìn. Chính vì thế mà những nhà thơ, nhất là những người trực tiếp xây dựng và bảo tồn truyền thống cho thơ luôn mong muốn các thế hệ tiếp sau dù đổi mới cũng đừng nên đánh mất cội nguồn. Và phần lớn những người đọc thơ ngày nay, trước một bài thơ mượt mà truyền thống, bao giờ cũng cảm thấy gần gũi thân thuộc, như được vỗ về an ủi.

1.1.2.Khái niệm cách tân:

Cách tân có nghĩa là đổi mới - tức là phải có một cái gốc bị coi là cũ thì mới tạo ra được sự tương quan để thấy cái mới. Nói về vấn đề cách tân trong thơ, chúng ta hãy quay lại những năm 30 của thế kỷ trước. Thơ Mới chính là cuộc cách mạng trong thơ ca dân tộc - Thơ Mới được coi là đỉnh cao trên lộ trình phát triển của thơ. Hiện nay chúng ta đang nói nhiều tới cách tân thơ, muốn thơ còn là “lát cắt tâm hồn” của hôm nay - hiện tại - và mai sau, thì phải tìm một con đường mới, con đường để thơ bắt kịp được với biến thái tình cảm, những suy tư của người đương đại. Nếu nhà thơ bằng lòng với những gì mình kế thừa được và những cái của riêng mình thì vô hình trung họ đã làm khô cằn cuộc sống vốn biến hoá muôn màu muôn vẻ. Chính vì vậy, khẳng định đổi mới là tất yếu đối với người sáng tạo nói chung và nhà thơ nói riêng.


Có nhiều ý kiến về cách tân, có thể trích ra một đoạn bài viết của tác giả Hiền Nguyễn: “Cách mạng thơ là cuộc thay đổi lớn, xảy ra ở những giai đoạn thời gian nhất định nên rất ít cách tân là những thay đổi liên tục hàng ngày, không chỉ với thơ ca mà những lĩnh vực khác, cách tân là tất yếu”. Còn “ Đổi mới không phải là lộn trái cái túi quần” - Chế lan Viên- “đó phải là nhu cầu từ chính chủ thể thi sĩ và phụ thuộc vào cảm quan của chính người cầm bút”. “Phải đổi mới từ nội dung chứ không phải từ dăm ba cái bên ngoài làm thời thượng”- Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định. Nhà thơ Trần Đăng Thao thì dứt khoát: “Phải đổi mới từ tư duy”…Đúng là không có khái niệm, qui chuẩn nào cho cái gọi là cách tân thơ, bởi vì thời gian vừa có sức khẳng định, vừa có sức phủ nhận tất cả những gì đã qua. Các nhà văn hãy viết về cuộc sống một cách chân thực bằng tấm lòng và tài năng của mình thì chính những tác phẩm ấy là câu trả lời ý nghĩa nhất, xác thực nhất. Phải chăng mọi sự tranh cãi bao giờ cũng tìm về với bản thể, mà bản thể của cách tân thơ chính là “Tấm lòng và tài năng” như tác giả Hiền Nguyễn đã nói? Khẳng định điều này nhưng lại nói bằng cách khác, Tiến sĩ Chu Văn Sơn viết “Cách tân là sáng tạo cái mới, nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình. Trái lại phải là cái mới trong mình, từ mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể thì mới thấy được cái mới ấy cũng chính là cái tôi của kẻ sáng tạo…”. Như vậy cách tân là lẽ sống của thơ”. Một bài thơ hay không thể là sự bắt chước khéo léo mà phải sáng tạo được trên nền cái cũ, mà phải có dấu ấn riêng, nhưng phải để mọi người thấy được mình trong đó.

Đổi mới - ngoài những điều được khám phá là hoàn toàn mới mẻ

- cả về nội dung và hình thức- còn những điều đã được nói nhiều song đến với tác giả này nó lại được nhận diện ở một góc độ khác mới lạ và độc đáo, đem đến cho người đọc những cảm quan thẩm mỹ mới, tích cực. Nếu truyền thống trong thơ là những giá trị đã được khẳng định và giữ gìn, là


cái “đã biết”, thì cách tân lại là cái nhà thơ khai sáng cho người đọc, trao cho người đọc cái quyền khẳng- phủ rất khách quan. Cách tân trong thơ nói chung trên phương diện hình thức nghệ thuật chủ yếu ở thể thơ, ngôn từ, hình ảnh…và trên phương diện nội dung, đó là cách biểu đạt cái tôi trữ tình, cách chiếm lĩnh và thể hiện đề tài…các nhà thơ mới không dùng thể Đường luật để biểu hiện mình, cũng không cần mượn một điển tích điển cố nào để gợi sự sâu lắng mà “xưng tôi” thản nhiên tự tin trút hết những uẩn khúc và niềm khao khát của mình vào thơ - đó là họ đã đứng dậy cởi bỏ cái cũ không hợp thời, cái cũ hạn chế sự phát triển của những tâm hồn đương thời- họ đã cách tân, cách mạng. Cuộc cách tân của Thơ Mới là một thành tựu mà trong lịch sử phát triển của mình, thơ rất cần sự vận động đi lên như thế.

Nói cách tân là đổi mới, tìm kiếm cái mới, tạo ra cái mới. “Cách tân là thuộc tính của sáng tạo, chả có sáng tạo nào lại chẳng là một cách tân nào đấy. Hiểu theo lối này, người sáng tạo cũ nhất cũng có thể yên chí rằng mình đang cách tân” [36] và “ cảm giác yên chí như vậy, nếu là thành thực thì chất chứa một nguy hiểm. Bởi nó chính là tiếng nói ngọt ngào của trì trệ, nó là sự thủ cựu trá hình. Khi chỉ thích tự ru vỗ mình bằng cách hiểu ấy thì cuộc sáng tạo xem như đã an bài. Còn theo lối khó tính, thì cách tân là một xu hướng sáng tạo với khát khao tạo ra cái hoàn toàn mới. Theo cách này, thì chỉ có những đột phá táo bạo, những bứt phá dũng mãnh, vượt khỏi rào cản của thói quen thẩm mỹ cũ, gieo những hạt giống mỹ cảm mới, khai sinh một hệ giá trị mới, thì mới được gọi là cách tân”[36]. Như vậy, “cách tân là lẽ sống” của thơ nhưng tác giả phải hiểu được tường tận vì sao là lẽ sống thì mới đạt đến độ sáng tạo đích thực. Không phải là một thứ cách tân chung chung, đánh đồng sáng tạo với cách tân, để rồi yên trí ta cũng như ai, cũng đã góp đủ cho phong trào. Cách tân không đồng nghĩa với an bài, mà

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí