Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thống Và Cách Tân:


nó là kết quả của sự hối thúc, của khát khao từ trong tâm can những người cầm bút hằng ngày, hằng giờ và trong mọi suy nghĩ về sáng tạo. Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi trong tập “Quốc âm” đã có những cách tân về dòng thơ Đường luật đã tạo ra cảm quan thẩm mỹ mới: câu thơ thất ngôn nhưng khuyết một chữ:

“ Rồi hóng mát thuở ngày trường hoè lục đùn đùn tán rợp trương”

( Bảo kính cảnh giới- 43 ) “ Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” ( Thuật hứng 25 ).

Độc giả khi đọc những câu thơ “thiếu chữ” này như bị hẫng, nhưng chính cái hẫng đấy lại khiến ta phải xem lại để thấy được nỗi niềm cuồn cuộn như nước “triều đông” của Nguyễn Trãi. Không có một cách tân nào có sẵn hay tự đến, tác giả phải có ý thức sáng tạo, như hai tác giả trung đại đã dẫn ở trên- những sáng tạo của họ được khai sinh trên mảnh đất tấm lòng- tấm lòng tràn đầy nỗi khát khao, yêu thương và dâng hiến, sáng tạo sẽ là con đường để dẫn dắt những nỗi niềm ấy đến được với ngàn vạn tấm lòng ở muôn đời sau.

Đối với các tác giả ở thế kỷ XXI, cách tân đã trở thành một hối thúc. Nhìn bao quát chúng ta thấy rằng: các nhà thơ trẻ mang sự háo hức bứt phá, mạnh mẽ đến vội vã hấp tấp, còn các nhà thơ lớn tuổi ( lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ…) thì điềm tĩnh hơn. Phải chăng, chính sự điềm tĩnh nó khiến họ trả lời câu hỏi: cách tân là gì? lẽ sống của thơ là gì? được sâu sắc và hoàn hảo hơn?. Những câu thơ để lại là những câu thơ của người Việt - hồn Việt mà không hề cũ mòn, khuôn sáo. Bởi có lẽ họ - hơn ai hết - hiểu rõ “một nền văn hoá hiện đại tốt phải giữ


được cái hồn của văn hoá truyền thống. Những người trẻ có thể đổi giọng đổi điệu nhưng không được đánh mất cái hồn. Đáng sợ nhất là bắt độc giả đọc những cái vô hồn- Bởi con chữ, ngôn ngữ và tiếng nói đều có linh hồn riêng của nó” ( Nguyễn Duy). Nói tới Nguyễn Duy người ta sẽ nghĩ tới một người luôn tìm và đổi mới thơ Việt. Ông không phải là người đầu tiên khám phá chất thơ lãng mạn trong lục bát nhưng ông lại là người khai phá thông minh ( Thanh Tuyền ). Bởi vì khi không còn cảm thấy có gì mới hơn ông dừng lại không viết thơ nữa để tích lũy, tìm tòi và chiêm nghiệm. Những dòng thơ của nhà thơ tài năng này là đại diện tiêu biểu cho những sáng tạo cách tân trong thơ.

Và còn có nhiều tác giả khác vẫn âm thầm đào đãi, chắt lọc tạo nên cái mới - những bụi vàng quí giá từ những bụi bặm đời thường. Đó chính là chất vàng mười mà người nghệ sĩ dụng công tìm kiếm và có dụng công thì mới tìm ra chất vàng mười để để lại cho đời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

1.1.3 Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân:

Truyền thống là cái đã được khẳng định, cách tân là cái đang phải đấu tranh để tự khẳng định. Truyền thống là cái tĩnh trong tương quan với cái động là cách tân. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ một điều rằng: truyền thống không phải là cái cũ- cái cũ mà cách tân phải đánh đổ để khẳng định mình. Giữa truyền thống và cách tân có mối quan hệ qua lại biện chứng. Vì đây hoàn toàn không phải là hai vấn đề riêng lẻ mà trong quá trình phát triển của thơ nói riêng nó là qui luật tồn tại và phát triển có tính lý luận chặt chẽ.

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 3

Không có điều gì là mới vĩnh viễn, mọi cuộc cách tân nhằm thay đổi cái cũ cũng đến lúc cũ đi cùng với thời gian và tần số va đập với cuộc sống xã hội. Lúc đó, cái phù hợp và tinh túy sẽ được giữ lại, còn những gì không phù hợp sẽ bị thay thế bằng cái mới, do một cuộc cách tân mới đem


lại. Cái được giữ lại sẽ bồi đắp thành truyền thống. Truyền thống của thơ không phải là một hiện tượng ngưng đọng, khép kín, nó không ngừng vận động, tự đổi mới. Có truyền thống mới có cách tân và ngược lại. Tuy là hai khái niệm mang tính chất khác nhau, nhưng lại ràng buộc với nhau, không có cách tân nào không nảy sinh trên mảnh đất truyền thống và cũng không có truyền thống nào không được bồi đắp bởi những cách tân. Một bài thơ hay là một bài thơ kết hợp cả truyền thống và cách tân một cách nhuần nhị. Người ta không thể tán thưởng một thi phẩm được diễn đạt bằng ngôn từ xa lạ, mặc dù ý tưởng mới và độc đáo.

Trên thực tế các nhà thơ bậc thầy luôn đề cao sự kết hợp giữa truyền thống và cách tân trong thơ. Chỉ khi nào nhận thức rõ được mối quan hệ biện chứng giữa mới và cũ giữa cái nền tảng và sự sáng tạo thì mới trở thành một nhà thơ đích thực. Thơ muôn đời mang tính kế thừa, đoạn tuyệt với truyền thống là cách tự chết ngắn nhất. Truyền thống và cách tân là một quá trình vận động đi lên không ngừng. Thời đại là tấm gương lớn phản chiếu mọi giá trị truyền thống và cách tân. Thời đại đòi hỏi con người phải cách tân, tức là phải thay đổi một số giá trị không còn phù hợp bằng một hệ thống giá trị mới đắc dụng hơn trong việc phản ánh con người và lịch sử khi cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ chấm dứt là khi đã thiết lập được hệ thống những chuẩn mực mới. Nhưng những chuẩn mực này cũng chỉ là thước đo cho một giai đoạn lịch sử nhất định chứ hoàn toàn không phải là giá trị mà muôn đời phải lệ thuộc. Tất yếu sẽ bị thay đổi như nó đã làm thay đổi cái trước nó. Nhìn nhận một tác phẩm văn học nói chung, thơ nói riêng bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ với thời đại và văn hóa. Bởi hai trục tung- hoành này chính là thước đo chuẩn xác nhất cho việc khẳng định sức sống của một tác phẩm. Để đạt đến những giá trị là truyền thống phải qua sự thanh lọc khắt khe của lịch sử và của nghệ thuật,


trước hết nó phải là những cách tân đích thực, và những cách tân đó trước sự chuyển mình của lịch sử vẫn đứng vững và được thừa nhận thì mới được lưu danh trong kho tàng truyền thống. “Kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của quá trình văn học”.‌

1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy.

1.2.1. Hành trình sáng tạo

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mĩ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là trưởng đại diện tại phía Nam. Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường phổ thông Trung học Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, trong tập “Cát trắng”. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1977 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ nên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy gió. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy gió (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81cm x 111cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.


Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Nhà Nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

- Tác phẩm chính.

Thơ:

. Cát trắng (1973)

. Ánh trăng (1984)

. Đãi cát tìm vàng (1987)

. Mẹ và em (1987)

. Bụi (1997)

Thể lọai khác:

. Em Sóng (kịch thơ - 1983)

. Khoảng cách (tiểu thuyết – 1986)

. Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký – 1986)

Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao,…. Ông được đánh giá cao trong thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ “Tre Việt Nam” của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông.

Nguyễn Duy còn có bộ ba bài thơ theo thể tự do nổi tiếng được công chúng biết tới viết về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, tương lai của con người và môi sinh. Bài thơ đầu mang tên “Đánh thức tiềm lực” viết từ năm 1980 đến năm 1982 với những suy tư về


tiềm lực và tương lai của đất nước. Bài thơ thứ hai được viết lúc ông đến thăm Liên Xô và đến năm 1988 mới hoàn thành mang tên “Nhìn từ xa…Tổ quốc”. Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông mắt thấy tai nghe trong thời kỳ bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, “như những nhát dao cứa vào lòng người đọc” (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ ba viết sau đó chục năm, mang tên “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” vẫn còn thi pháp với hai bài thơ trước nhưng chủ đề lại rộng hơn: Những suy nghĩ về thiên nhiên, không gian và tương lai con người.

Nguyễn Duy là lớp nhà thơ xuất thân từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, khi mà chiến tranh là đời sống và chiến đấu là lẽ sống của mỗi con người. Nguyễn Duy là con người mẹ “áo nhuộm bùn váy nhuộm nâu bốn mùa”, người mẹ của “đồng đất quê mình”, nên chất chân chỉ mộc mạc đã ăn vào máu thịt nhà thơ. Khi cuộc chiến bảo vệ quê hương mới khép lại, ta vẫn nghe những lời thơ nặng đằm tình cảm đồng đội, quê hương, lời thơ phát ra từ trái tim của người trẻ tuổi mở lòng mình để hiến dâng và yêu thương. “Gừng càng già càng cay” - thơ Nguyễn Duy cũng vậy. Thời gian đã làm cho những câu thơ thêm sâu sắc, ý nghĩa. Đọc thơ Nguyễn Duy trước và sau đổi mới ta dễ nhận thấy một sự chuyển mình trong lối suy nghĩ khiến thơ ông giàu chiêm nghiệm và đậm màu sắc triết lý. Nếu trước đổi mới, dư âm của cuộc chiến tranh với chiến thắng lẫy lừng của toàn dân tộc ảnh hưởng tới nhiều bài thơ Nguyễn Duy, thì sau đổi mới, dòng thơ Nguyễn Duy thể hiện một cái nhìn khá toàn diện về cuộc chiến tranh với cả khóc cả cười, cả động, cả tĩnh, đồng thời tác giả đi sâu khám phá về cuộc sống con người- cả một thế giới đời thường xô bồ, ồn ã đi vào thơ ông trong những phút tĩnh lặng nhất của lòng mình. Trong cuộc sống vội vã, con người có ít thói quen nhìn lại ngày hôm qua, thơ Nguyễn Duy cho ta những phút giật mình, để nhận ra đã bỏ qua chính mình, chạy theo những


gì khó lý giải được bằng sự gần gũi, bình dị. Thơ Nguyễn Duy như lời đánh thức, đánh thức cõi tâm tình đang dần ngủ quên giữa bao bộn bề đời thường.

Trước đổi mới, thơ Nguyễn Duy giống như một anh dân quê hiền lành vừa bước chân vào cuộc sống thành thị, mang nỗi nhớ nhung trăn trở về nơi mình ra đi:

Đôi khi một mình ngồi thẫn thờ nhớ thăm thẳm một cái gì vớ vẩn như là mùi rơm ải chẳng hạn

( Nhớ thiên nhiên)

Nỗi nhớ chân thực và hồn hậu, không dấu diếm nhưng lại vẫn rất kín đáo. Trong nỗi niềm ấy có chút gì tự vỗ về mình và an ủi những tâm hồn đồng điệu:

Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi dù chúng ta cứ việc già nua tất

xin thương mến đến tận cùng chân thật những miền quê gương mặt bạn bè…

(Tuổi thơ)

Và chính cái chân thật và tấm lòng sẻ chia ấy đã tạo cho lời thơ Nguyễn Duy có chút dịu dàng, đằm thắm, có cái thiết tha lẳng lặng đọng lại trong lòng độc giả, đọc những câu thơ ấy chợt xao động yêu thương:

Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé

dòng nước trôi đi, giọt nước lại rơi về…

(Sông Thao)

Nguyễn Duy và Nguyễn Bính hai nhà thơ khác thời nhưng đồng điệu ở cảm hứng hoài cổ. Nguyễn Bính nhận ra rằng “ Hoa chanh nở giữa vườn chanh/ Thầy u mình với chúng mình chân quê” nhưng cũng chỉ


“nhắc nhở” như sợ người giận mà buông bỏ hết cái chân quê còn sót lại “hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Còn Nguyễn Duy lại tự nhủ với chính mình, có lúc giật mình :

“Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình

( Ánh trăng )

Và có lúc ta như chợt bắt gặp ánh mắt bùi ngùi quay lại tâm niệm : Thôi ta về với mình thôi

Đường xa nghĩ nỗi sau này… cũng kinh

Điệu hồn Nguyễn Duy trước đổi mới cũng chưa rời xa vị “tiền bối” Nguyễn Bính lắm bởi còn vương vít với hồn quê, hồn đất. Nguyễn Duy nhớ tất cả những gì làm nên cái chân chất, mộc mạc nơi mình, thơ ông lúc này mang đậm phong vị ca dao. Đọc những câu thơ ấy ta như được trở về với miền tâm hồn quen thuộc của dân tộc “Mẹ ta không có yếm đào…”

Thơ Nguyễn Duy mang nỗi nhớ của một người con xa quê, đồng thời lại chất chứa dự cảm về tương lai, Nỗi nhớ quê như nhớ về một giá trị đẹp đẽ của văn hóa dân tộc sẽ dần nhạt nhòa với thời gian và nhịp sống. Có thể nói, thơ Nguyễn Duy trước Đổi mới đã có chút nuối tiếc, muốn níu kéo những giá trị đẹp đẽ đó, đã lo lắng và đã buồn. Buồn vì chính mình và buồn hơn ở quanh mình. Đổi mới là cái bản lề, con người được tự do và tự chủ nhiều hơn nên cuộc sống vận động mạnh mẽ, có lúc lấn át những riêng tư và suy tư. Thơ Nguyễn Duy chứa cái nhìn dữ dội hơn: Nếu trước đó chỉ là dự cảm thì bây giờ hiện thực phơi bày trước mắt, nếu trước đó là lời vỗ về an ủi mình và mọi người thì bây giờ là lời thẳng thắn, sắc cạnh có khi thành vết của tia máu. Nhân vật “em” hiền hậu là vậy bỗng được nghe những tâm tình đẫm

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí