Người Kể Chuyện Hàm Ẩn Kể Theo Điểm Nhìn Nhân Vật


Câu chuyện trong Thời tiết của ký ức (Bảo Ninh) được kể bởi người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Với hình thức này, người kể chuyện không chỉ am tường về những biến cố trong cuộc đời của nhân vật Phúc: từ chỗ anh là một thành viên của gia đình có 5 anh em, rồi tham gia vào một tổ chức phản động, bị bắt giam, đi cải tạo, mãn hạn, đến những uẩn khúc trong cuộc đời trong tình cảm, về đứa con – kết quả tình yêu của anh và Quỳnh – điều sau rất nhiều năm anh mới được biết, mà còn nắm bắt được trạng thái, diễn biến tâm lý của nhân vật sau mỗi tình huống, mỗi cảnh ngộ. Ở phần cuối, tác giả đột nhiên xuất hiện với lời bình thể hiện quan điểm cá nhân: “Tôi muốn nói, lẽ đời là vậy đấy. Bởi vì là một nỗi đau nên quá khứ còn sống mãi. Và bởi nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng khoan thứ và một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận”. Với lối trần thuật này, người kể chuyện được xem là có vai trò toàn năng trong việc dẫn dụ người đọc.

Ở những truyện ngắn có sự lựa chọn ngôi kể ngôi thứ ba với người kể chuyện kể theo điểm nhìn của mình chủ thể câu chuyện được đặt ngoài câu chuyện, đứng ngoài quan sát câu chuyện, đôi lúc người kể chuyện nhập thân vào nhân vật đóng vai trò như một người biết hết dẫn dắt người đọc: trong các truyện ngắn Không có vua, Giọt máu, Thương cả cho đời bạc, Những ngọn gió Hua Tát. Mười câu chuyện trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp cũng được viết bởi hình thức người kể chuyện hàm ẩn. Mỗi truyện đều kể về một câu chuyện cổ, về những sự kiện của những con người trên bản Hua Tát đã xảy ra từ rất lâu. Cách thức và không khí của truyện được người viết tạo dựng gần với những câu chuyện cổ, những câu chuyện trong cổ tích, thần thoại. Tác giả hiện diện với tư cách là người ghi lại những câu chuyện cổ, những sự kiện, sự tích, con người và cuộc sống trong truyện thuộc về quá khứ xa xôi. Tuy nhiên không giống như kết cấu thường thấy của những truyện cổ tích, thần thoại, kết thúc mỗi truyện không phải là mô típ thường thấy là những người yêu nhau sẽ đến được với nhau hay ở hiền gặp lành mà là sự chia lìa, sự mất mát, là sự nghiệt ngã của số phận khi con người không đối xử hài hòa với tự nhiên. Ở đây, người viết đã vận dụng lối viết truyền thống ở cách lựa


chọn người kể chuyện nhưng lại vẫn có những sáng tạo mới bằng việc đi ngược lại với lô gic nhân quả truyền thống.

Hình thức người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của mình từng tồn tại phổ biến ở truyện ngắn giai đoạn trước, ở đó điểm nhìn của người kể chuyện hiện diện ở mọi nơi, khi có tầm nhìn vượt lên trên các sự kiện được kể. Người kể chuyện đáng tin cậy (người kể biết tất cả): tác giả ở vị trí trên cao nhìn xuống và biết tất cả về mọi nhân vật, mọi ý nghĩ của nhân vật, đôi khi đưa ra ý kiến cá nhân. Người kể chuyện hàm ẩn nhưng lại hiện diện khắp nơi và “biết tuốt”: từ những hành động bên ngoài đến những diễn biến nội tâm bên trong. Cách thức kể này vốn được sử dụng phổ biến trong truyện truyền thống. Với hình thức này, người đọc dễ nắm bắt được chủ đề, tư tưởng tác phẩm thông qua câu chuyện được kể lại nhưng lại không tạo ra được nhiều khoảng trống, những không gian tưởng tượng cho người đọc.

4.2.1.2. Người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật

Trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới nhiều nhà văn vẫn lựa chọn hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba nhưng với một cảm quan mới, tâm thế mới, với sự “giải phóng tối đa cho sự tự ý thức và ngôn từ nhân vật, thu hẹp sự nhận xét, cắt nghĩa từ phía người trần thuật". Với hình thức này, người kể chuyện có một khoảng cách nhất định với nhân vật và toàn bộ sự kiện, tình huống trong tác phẩm, các nhân vật trong truyện tự khắc họa chân dung, tính cách thông qua sự bộc lộ hành động, lời nói của họ. Ở hình thức này, người kể chuyện hóa thân vào nhân vật, tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể.

Với việc lựa chọn hình thức người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật, người viết có thể đi sâu vào nội tâm nhân vật với những trạng thái tâm lý phức tạp. Nhân vật thường mang tính hướng nội với nhiều độc thoại nội tâm. Ở Tình yêu ơi ở đâu (Nguyễn Thị Thu Huệ), nhân vật đã hiện diện trong trạng thái độc thoại triền miên: “Nàng nghe. Chợt thẫn thờ tự hỏi: Nàng đi tìm cái gì nhỉ. Người ta. Cái chuyện lấy vợ lấy chồng dễ thế. Sao nàng lại khó. Ngày ngày. Trên các báo đài và ti vi ra rả quảng cáo về sinh đẻ có kế hoạch. Vì sự bùng nổ của dân số nên mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ hai con, cố gắng chỉ nên có một …. Tại sao đến giờ này nàng vẫn cô đơn, khi mà nàng xinh đẹp, có học, không tật nguyền. Để rồi chiều nay trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

tiếng ve kêu, tiếng gió xào xạc, nàng ngồi đây với một người đàn ông góa vợ, lại không ngừng kể chuyện những đứa con? Mà nàng có đòi hỏi gì cao sang đâu…”. Ở đây dưới hình thức người kể chuyện hàm ẩn nhưng nhân vật lại được đặt trước tình huống tự nhận thức, tự vấn trước thực tại số phận của chính mình với sự ý thức sâu sắc về trạng thái mà mình đang trải qua, đang chịu đựng.

Ngôi kể trong Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh là ngôi thứ ba, số ít. Truyện được dàn dựng như một vở kịch với những xen, cảnh, màn diễn của một nhân vật trong không gian gia đình và những thành viên gia đình. Tuy nhiên điểm nhìn không hoàn toàn là quan sát các sự kiện mà còn là sự tự soi chiếu bản thân của nhân vật: từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn của nhân vật.

Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại - 18

1.“Nó” nhặt được một mẩu giấy - một bí mật của người bố” mẩu giấy là lời hẹn yêu đương của bố nó.

2. Hành động của “nó” đến cửa hàng phô tô copy phô tô mẩu giấy và đưa cho người bố: ông bố trở thành “đối tượng” của nó và người bố đứng trước nguy cơ sự thật sẽ bị phanh phui.

3. Một trật tự mới được thiết lập trong gia đình: các con ít bị la mắng hơn, ông bố thường đăm chiêu, thờ ơ và dễ tính. Những suy nghĩ của “nó”: vừa muốn được đi chơi tung tẩy (vì ý thức được vị thế hiện tại của nó) nhưng lại cho rằng như thế thì hai bố con hư bằng nhau.

4. Cuộc sống sinh hoạt trong gia đình vẫn tiếp diễn và không ai biết có hai người khổ sở trong nhà. Nó nhận thấy tình yêu của mẹ dành cho bố và không muốn bí mật của nó làm thay đổi cục diện.

5. Nó thấy ngột ngạt với cuộc sống hiện tại và ước gì mình không nhặt được mẩu giấy. Ông bố - một người vẫn thường đứng trên bục giảng cũng luôn sống trong sự thấp thỏm lo ngại khi hình dung cảnh tượng một ngày sự thật sẽ được hiển lộ.

Ở đây, người viết đã lựa chọn được một cách thức để nhân vật tự thể hiện. Người đọc không có cảm giác đây là câu chuyện được kể mà là một hiện thực dần được bày ra trước mắt người đọc qua các lớp lang với quá trình thay đổi trạng thái tâm lý, những xung đột nội tâm của người con khi phát hiện ra bí mật của cha và


nỗi khổ của ông ta khi phải đóng vai đạo đức trước mắt đứa con đã nắm được “bí mật” của mình.

4.2.2. Trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong

Trần thuật từ ngôi thứ nhất là người kể chuyện tường minh kể về người khác hay tự kể chuyện mình (nhân vật xưng tôi – không hẳn là tác giả mà là một nhân vật trong truyện - viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến, nếm trải và chiêm nghiệm).

Trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là phương thức nghệ thuật thể hiện nhiều sự cách tân của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Ở đó người kể chuyện thường là nhân vật chính (Người vãi linh hồn – Vũ Bão, Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư, Như gốc gội xù xì – Hà Thị Cẩm Anh, Hoàng hôn màu cỏ úa, Người đi tìm giấc mơ – Nguyễn Thị Thu Huệ), theo đó nhân vật tự kể về những biến cố, sự kiện liên quan đến bản thân, bộc lộ suy nghĩ, xúc cảm và các trạng thái tâm lý nhưng cũng có trường hợp người kể chuyện là nhân chứng (Cún – Nguyễn Huy Thiệp, Đùa của tạo hóa – Phạm Hoa) theo cách thức đặt độc giả trước một câu chuyện mà người kể chuyện được chứng kiến. Với hình thức này, người kể chuyện tham gia vào câu chuyện như một nhân chứng, có thể bày tỏ quan điểm và thái độ trước hiện thực được kể.

Hầu hết truyện ngắn của các cây bút nữ như Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban đều viết dưới hình thức người kể chuyện xưng tôi (Khi người ta trẻ: 15/19 truyện, Truyện ngắn Y Ban: 9/23 truyện, Hậu thiên đường: 8/15 truyện). Nhân vật xưng tôi tự kể chuyện mình, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự, những suy tư và xúc cảm. Đứng ở điểm nhìn trần thuật này, nhiều trường hợp giọng của tác giả và nhân vật hòa làm một (Đi thăm cha, Mười ngày – Phan Thị Vàng Anh). Ở những truyện ngắn này, với hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất đã bộc lộ một xu hướng viết “như một nhu cầu trình bày những trải nghiệm của bản thân”. Nhân vật tự kể về cuộc đời mình, tự bộc bạch nỗi lòng của mình.

Truyện ngắn Phạm Thị Hoài thường sử dụng hình thức người kể chuyện xưng “tôi”. Trong tập Truyện ngắn Phạm Thị Hoài (1995) có 8/10 truyện được kể


từ ngôi thứ nhất – nhân vật xưng tôi. Trong truyện ngắn Mùa đông ấm áp (Nguyễn Thị Thu Huệ), người kể chuyện là Trúc xưng tôi tự kể về mình, về tình yêu và những cảm nhận, suy nghĩ của chính mình. Những biến cố của truyện được trình bày theo quan điểm nhân vật – người kể chuyện: “Năm tôi hai mươi tuổi. Một buổi sáng tỉnh dậy. Tôi nhận được một phong thư. Nét chữ của anh. Người đàn ông hơn tôi mười hai tuổi. “Đến với bọn anh đi. Rừng núi và sông nước sẽ đón em”… Tôi đã đọc đến thuộc lòng từng chữ, chỗ xuống dòng hay ngắt đoạn. Mối tình đầu tiên. Thoáng va chạm, run rẩy đầu tiên. Tất cả tôi gửi gắm nơi anh. Dù anh đã đi một lần sang sông (….)’’.

Việc lựa chọn ngôi kể là người kể chuyện ngôi thứ nhất một mặt là sự kế thừa phương thức nghệ thuật truyền thống đồng thời cũng cho thấy những dấu hiệu đổi mới. Có trường hợp người đọc có cảm giác người kể chuyện đồng nhất với tác giả (dù không trùng khít) như những truyện ngắn về miền núi của Đỗ Bích Thúy. Trước đây người kể chuyện xưng tôi là cách thức thường xuất hiện trong các tác phẩm tự truyện. Ngày nay người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm hư cấu, việc lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn hôm nay còn là sự thể hiện khuynh hướng cá thể hóa, là quá trình chủ quan hóa tự sự gắn liền với những kỹ thuật phân tích tâm lý, độc thoại, độc thoại nội tâm và thu hẹp trường nhìn tự sự.

Lựa chọn truyện kể ở ngôi thứ nhất, với hình thức nhân vật người kể chuyện xưng tôi, trong một số trường hợp là dụng ý của tác giả để tự đặt mình vào vị trí của nhân vật trong truyện. Với nhà văn Y Ban thì đó là cách thức cho phép nhà văn khai thác nội tâm nhân vật một cách triệt để, đặc biệt là nhân vật nữ qua đó để biểu hiện một cách sâu sắc hơn. Với những truyện ngắn có cốt truyện nặng về tâm lý, nhà văn thường kể ở ngôi thứ nhất. Còn với những tác phẩm cần cái nhìn tỉnh táo, bàng quan tác giả hay kể ở ngôi thứ ba.

Một điều dễ nhận thấy là truyện ngắn của các cây bút 8x chủ yếu lựa chọn điểm nhìn từ bên trong với nhân vật xưng tôi. Ở đó nhân vật hiện diện với những trải nghiệm cá nhân, đôi khi còn là những ẩn ức cá nhân. Ở tập Truyện ngắn 8X plus


có đến 11/25 truyện ngắn được kể bởi nhân vật xưng “tôi”. Với những người viết trẻ, nhất là với những cây bút mới thì việc lựa chọn ngôi kể là nhân vật xưng tôi được xem là cách thức dễ được lựa chọn hơn cả. Bởi lẽ, với người kể chuyện xưng tôi, câu chuyện dễ được khai triển theo chiều hướng viết về những trải nghiệm của bản thân. Những giới hạn về vốn sống và nghệ thuật tự sự chưa cho phép người viết đi xa hơn để làm chủ bút pháp. Do vậy, việc lựa chọn ngôi kể là nhân vật xưng tôi, ở đây chưa hẳn đã đem lại hiệu quả nghệ thuật mà là một giải pháp, một cách thức để bộc bạch thế giới nội cảm đồng thời cũng là để người viết có thể xoay xở trước những giới hạn.

Có thể thấy sự lựa chọn ngôi kể là nhân vật xưng tôi không đơn thuần là sự kế thừa phương thức truyền thống (vì trước đó đã từng có hình thức này) mà còn bộc lộ sự đổi mới nghệ thuật tự sự. Nếu như trước đây trần thuật từ ngôi thứ nhất thường được sử dụng trong các tác phẩm tự truyện, hồi ký thì đến nay đã được sử dụng nhiều trong các thể loại hư cấu, trong nhiều truyện ngắn, nhất là truyện ngắn của các cây bút trẻ, các cây bút truyện ngắn nữ. Việc sử dụng kiểu trần thuật từ ngôi thứ nhất trong truyện ngắn Việt Nam đương đại cho thấy khuynh hướng quan tâm tới việc thể hiện những vấn đề của con người cá nhân. Điều này cũng xuất phát từ nhu cầu hướng nội, từ ý thức về con người cá nhân, nhu cầu tự vấn, nhu cầu nhận thực lại trong đời sống văn học trước làn gió đổi mới. Với hình thức người kể chuyện xưng tôi, người viết có thể vận dụng được hình thức tự sự “dòng ý thức” – một bút pháp nghệ thuật có nhiều lợi thế trong việc biểu hiện đời sống bên trong của con người.

4.2.3. Trần thuật nhiều chủ thể, sự di động điểm nhìn và đan xen giọng nhiều giọng điệu trần thuật

Theo lý thuyết tự sự, trong một văn bản nghệ thuật điểm nhìn sẽ quy định giọng điệu trần thuật hay nói cách khác một trong những yếu tố chi phối đến giọng điệu trần thuật trong một tác phẩm là điểm nhìn trần thuật. Mỗi điểm nhìn khác nhau sẽ tạo ra giọng điệu khác nhau, sự thay đổi điểm nhìn sẽ dẫn đến hệ quả thay đổi giọng điệu. Trong thực tiễn sáng tác truyện ngắn Việt Nam đương đại có thể


thấy, nhiều tác phẩm đã được viết dưới hình thức phối hợp các ngôi kể với sự di động của nhiều điểm nhìn trần thuật. Sự phối hợp này sẽ tạo ra nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu làm cho tác phẩm mang tính đa thanh.

Thực chất đây là sự phi tâm hóa tổ chức trần thuật. Người viết tổ chức cùng một lúc nhiều điểm nhìn, mỗi điểm nhìn thể hiện những quan điểm khác nhau, những cách đánh giá hiện thực khác nhau, soi chiếu hiện thực từ nhiều điểm nhìn khác nhau tạo nên tiếng nói đa âm. Với sự gia tăng và xê dịch điểm nhìn trần thuật, đổi ngôi trần thuật, người viết đã khắc phục được lối kể chuyện đơn điệu nhuốm màu sắc chủ quan của chủ thể sáng tạo (Dịch quỷ sứ - Tạ Duy Anh, Bến trần gian - Lưu Sơn Minh, Nhân sứ - Hòa Vang).

Phiên chợ Giát có sự di động điểm nhìn từ người kể chuyện ngôi thứ ba sang nhân vật, để cho nhân vật tự bộc lộ. Tác phẩm mở đầu bằng việc lão Khúng dự định bán bò và kết thúc là tình huống bò trở về, toàn bộ truyện ngắn Phiên chợ giát được xây dựng trên cái trục hồi tưởng với sự đan cài giữa những giấc mơ và thực tại. Tác phẩm mở ra nhiều chiều kích và mỗi người đọc có thể tiếp cận và lý giải những bình diện hiện thực trong tác phẩm theo những cách thức khác nhau. Sở dĩ có được sự đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật là bởi tác giả đã có sự lựa chọn và đan xen kết hợp nhiều điểm nhìn. Nhân vật lão Khúng không chỉ được hình dung về diện mạo, đặc điểm tính cách mà còn là đời sống nội tâm với những dằn vặt và trăn trở. Trong tác phẩm tồn tại nhiều điểm nhìn: từ điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba đến điểm nhìn được soi chiếu từ đời sống nội tâm của lão Khúng (được thể hiện rõ nhất qua những giấc mơ), điểm nhìn của lão Khúng khi đã hóa thân thành bò Khoang. Chính sự đa dạng hóa của các điểm nhìn trần thuật này vừa là cách thức để người viết có thể gia tăng các bình diện hiện thực nhưng đồng thời cũng là một “nét nhòe” nghệ thuật: thân phận của lão Khúng có khác chăng thân phận của bò Khoang, sự trở về của bò Khoang là một phản xạ tự nhiên hay cũng chính là vòng luẩn quẩn của kiếp người, là định mệnh hay sự thất bại của ảo tưởng về một cuộc sống tự do, về sự mâu thuẫn giữa cái trì trệ, đói nghèo và phát triển?.


Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho sự lựa chọn nhiều điểm nhìn trần thuật cũng như sự luân phiên phối hợp nhiều điểm nhìn. Thứ nhất, ở đầu truyện là sự xuất hiện của tác giả - nhân vật xưng tôi - với tư cách là người viết lại câu chuyện được một người khác kể lại. Thứ hai là điểm nhìn của nhân vật Phăng – một người Châu Âu giúp việc cho vua Gia Long: qua lời kể của Phăng và qua bút ký. Thứ ba là điểm nhìn của một người Bồ Đào Nha tham gia đoàn tìm vàng (qua hồi ký của chính anh ta). Và ở phần kết là sự hiện diện của tác giả nhưng không phải là người tiếp tục kể câu chuyện mà đưa ra các suy đoán về số phận của nhân vật với ba đoạn kết: “Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đoc tùy ý lựa chọn” . Thực chất đây là cách thức lựa chọn người kể chuyện đứng bên lề của các sự kiện lịch sử. Tác giả hiện diện không phải với tư cách sử gia viết lại lịch sử mà lịch sử được tạo dựng với những khả thể. Việc tổ chức trần thuật nhiều điểm nhìn như trên đã cho thấy sự sáng tạo của tác giả trong việc tạo dựng hình tượng người kể chuyện không đáng tin cậy, người kể chuyện không dẫn dắt người đọc với tư cách là người kể “biết tuốt” mà là sự gợi mở, khơi gợi lối đọc chủ động cũng như khả năng đồng sáng tạo của người đọc. Với sự di động điểm nhìn trần thuật, tác phẩm đã có được nhiều tiếng nói, nhiều tông giọng khác nhau. Chính sự cọ sát trong các quan điểm đã tạo nên tính chất đối thoại trong giọng điệu trần thuật và điều này khiến cho tác phẩm có tính chất mở, khơi gợi ở người đọc khả năng suy ngẫm và chiêm nghiệm.

Trong truyện Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp) có sự tồn tại của ba điểm nhìn: thứ nhất là của Tổng Cóc, thứ hai là Ấm Huy và thứ ba là của người đóng vai Chiêu Hổ. Điểm nhìn trong các truyện ngắn Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương đã có sự chuyển hóa liên tục từ người kể sang nhân vật.

Trong truyện ngắn Việt Nam đương đại bên cạnh việc sử dụng ngôi kể ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba, sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ ngôi kể còn có sự dịch chuyển điểm nhìn không gian và thời gian với sự đan xen, đồng hiện quá khứ và hiện tại, thời gian giấc mơ, thời gian hiện thực đời thường qua việc tạo dựng kết cấu truyện ngắn phá vỡ trật tự tuyến tính truyền thống như đã đề cập ở phần viết trước. Bên cạnh đó còn là sự xóa mờ chủ thể diễn ngôn: người kể chuyện có ý thức cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023