Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 14

Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình rất ngắn gọn, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với đồng bào các dân tộc miền núi đồng thời nó cũng phát huy được tác dụng tích cực trong việc thức tỉnh, giáo dục đem ánh sáng của văn minh, của khoa học đến với người dân tộc vùng núi cao biên giới.

Đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen tư duy theo kiểu trực quan, có lối nói, lối diễn đạt giàu hình ảnh và hay so sánh, ví von. Là nhà văn người dân tộc Tày, gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người vùng núi cao biên giới nên ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình rất gần gũi với cách tư duy, cách diễn đạt, nếp cảm, nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình, được tạo nên bởi phương thức so sánh, ví von, liên tưởng. Những so sánh liên tưởng nhiều khi mang tính trực giác, gắn bó với sự vật hiện tượng quen thuôc và gần gũi với cách cảm, cách nói của người miền núi. Ví dụ như khi nhìn thấy các y bác sĩ của bệnh viện lao, Vân đã có những liên tưởng rất đẹp: "Vân nhìn các chị mặc áo trắng, cả mũ và khẩu trang đều trắng, các chị đi đi lại lại ven sườn núi trông như những cánh hoa kim ngân lóng lánh trong ánh nắng buổi sớm" [5]. Sự liên tưởng đó vừa mang đậm tính hình tượng và cũng đầy lãng mạn. Hoặc khi miêu tả dòng sông Kì Cùng nhà văn viết: "Mùa thu, dòng sông Kì Cùng nước trong xanh như đáy mắt của các cô con gái. Dòng sông uốn khúc lướt nhẹ nhàng dưới chân núi như một chiếc khăn ni-lông màu xanh da trời quàng trên vai người thiếu nữ bay trong gió" [7]. Cảnh dòng sông Kì Cùng hiện ra thật đẹp, thật thơ mộng bằng những hình ảnh so sánh rất gần gũi, thân quen với người dân miền núi. Lối so sánh trong ngôn ngữ của Vi Thị Kim Bình không cầu kì, hoa mĩ mà rất giản dị, hồn nhiên, mộc mạc: "Ninh dúi vào tay chị một chiếc bánh chưng gù nặng như một con lợn con [5]", hay "Bệnh nhân thì râu tóc rậm như khóm lau" [7]... Để diễn tả diễn biến tâm lí của nhân vật, nhà văn cũng so sánh bằng một hình ảnh quen thuộc với đồng bào miền núi, ví dụ

như: "Lời nói ấy như bàn tay của con gấu với những móng nhọn hoắt đang bóp chặt lấy trái tim Tâm" [29]; hoặc khi miêu tả chàng trai dân tộc khỏe mạnh, Vi Thị Kim Bình viết: "người anh tròn trùng trục, da đen nhánh như những ống bương để trên gác bếp" [7]. Khi nói tới cảnh nghèo khổ của người dân tác giả đã khéo sử dụng hình ảnh liên tưởng: "Trong nhà nhẵn thín. Kéo cành gai qua nhà cũng không có gì vướng vào nữa" [5]...

Một nét rất đặc sắc trong ngôn ngữ trần thuật của Vi Thị Kim Bình là nhà văn đã sử dụng rất nhiều những thuật ngữ trong ngành y. Khảo sát toàn bộ Truyện ngắn và Kí của Vi Thị Kim Bình chúng tôi thấy có 19 truyện ngắn ngôn ngữ người kể chuyện sử dụng các thuật ngữ của ngành y. Điều đó cũng hoàn toàn dễ lí giải vì Vi Thị Kim Bình là một thầy thuốc viết văn nên ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ của một người thầy thuốc. Và cũng chỉ có người trực tiếp làm trong ngành y như Vi Thị Kim Bình mới có cách sử dụng ngôn ngữ như vậy. Ví dụ như: Khi miêu tả quá trình đỡ đẻ cho một sản phụ của y tá Nhình trong truyện ngắn Một ngày nghỉ nhà văn viết: "Sau khi bấm ối, quả nhiên đứa trẻ lọt xuống một cách dễ dàng, sản phụ rặn thêm một hơi nữa, đứa trẻ đã ra khỏi lòng mẹ và cất tiếng khóc. Cô đang loay hoay băng rốn cho đứa trẻ thì bỗng nhiên, một tiếng "ộc" mạnh, huyết chảy ra lênh láng, sản phụ bị băng huyết, chân tay duỗi thẳng, mắt trợn ngược" [5]. Những thuật ngữ như: bấm ối, sản phụ, băng rốn, huyết, băng huyết... được sử dụng trong đoạn văn cho thấy nhà văn phải là người am hiểu sâu sắc những công việc của một nữ hộ sinh trong bệnh viện.

Trong truyện ngắn Người bệnh là một cô gái xa lạ, những từ ngữ trong ngành y cũng được tác giả sử dụng tối đa khi nhà văn miêu tả chi tiết những đau đớn của người bệnh: "Người bệnh nằm thẳng đơ như một khúc gỗ. Lưng cô ưỡn vồng lên như một chiếc cầu cong... Cơn co giật gần như liên tục. Nhiều lần bệnh nhân ngừng thở vì cơn co giật quá mạnh" [7]; hoặc hình ảnh các thầy thuốc đổ dồn vào cứu chữa cho cô gái, huy động các loại "thuốc an

thần, thuốc kháng sinh đều cho tới liều cao nhất" nhưng cũng không thắng được "những con vi trùng bé li ti mà mắt thường không ai nhìn thấy" [7]. Hoặc miêu tả những động tác phẫu thuật của bác sĩ Tâm trong truyện Những bông huệ trắng cũng được nhà văn thể hiện rõ qua thứ ngôn ngữ mang đậm tính nghề nghiệp như: "Bác sĩ Tâm thận trọng kéo lên từng đoạn ruột, khúc ruột phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thở của Đức... Trong bóng tối Tâm rờ lên ruột nạn nhân xem nạn nhân còn thở không, một tay cầm chiếc panh cặp chặt mạch máu... Tâm bình tĩnh tháo găng, banh hai mí mắt nạn nhân xem, niêm mạc mắt nhợt nhạt..." [7]. Trong truyện Nhớ người thầy có đôi bàn tay vàng nhà văn đã ca ngợi sự khéo léo của bác sĩ Kim Tịnh bằng một loạt các từ ngữ kiểu này: "Trong khi mổ, đôi bàn tay bác sĩ thao tác mềm mại, nhanh nhẹn, chính xác. Bác sĩ cầm dao, kéo và panh bằng hai tay thuần thục. Mổ đến đâu bác sĩ cầm máu ngay đến đó. Bệnh nhân hồi phục nhanh do lượng máu mất không đáng kể. Đôi bàn tay bác sĩ khâu ổ bụng, đóng thành bụng nhanh thoăn thoắt như múa. Số bông, gạc thấm máu cho bệnh nhân chỉ bằng một phần tư của một ca do các bác sĩ khác thực hiện. Vết khâu lúc nào cũng khô và sạch, khi cắt chỉ không bao giờ có hiện tượng máu, nước vàng rỉ ra nên vết sẹo rất đẹp, thẳng như một đường chỉ" [7]...

Hoặc khi miêu tả lại kết cấu của "Phân viện ngoại khoa Chùa Tiên" trong truyện ngắn Cung điện, nhà văn viết: "Tầng một được chia thành sáu phòng nhỏ, bên trái để bệnh nhân vừa mổ xong. Ngoài cùng bên phải là phòng khám. Sau phòng khám là phòng tiêm thuốc. Sau phòng tiêm thuốc là phòng rửa tay, sau phòng rửa tay là phòng vô trùng. Ở ngách sâu hơn, thấp hơn là nơi đặt máy X.quang...Tầng hai là hội trường và cũng là phòng giao ban buổi sáng cảu các y, bác sĩ" [7]... Chỉ với những câu văn miêu tả ngắn gọn, nhà văn đã tái hiện trước mắt người đọc một kết cấu đặc biệt của một bệnh viện thời chiến ở miền núi cao (Bệnh viện được xây dựng trong một cái hang rộng). Kết cấu độc đáo đó của bệnh viện cũng phần nào giúp họ khắc

phục những khó khăn, gian khổ mà những người cán bộ ngành y đã gặp phải trong những ngày chiến tranh chống Mĩ vô cùng ác liệt.

Tóm lại, có thể thấy ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình vừa là hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống và con người miền núi, vừa là thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gắn với tư duy trực giác và cảm tính của người miền núi. Bên cạnh đó, ngôn ngữ nghệ thuật của Vi Thị Kim Bình còn có một nét rất riêng, đó là ngôn ngữ mang màu sắc của ngành y. Điều đó chứng tỏ nhà văn phải là người gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Lạng Sơn đồng thời bà cũng là người có hiểu biết sâu sắc về nghề y. Chính nghề y đã giúp nhà văn có một "vùng đất" để cày xới, khai thác lâu dài. Đồng thời, chính sự sáng tạo nghệ thuật này cũng góp phần giúp nhà văn trở lại phục vụ tốt hơn cho công tác chữa bệnh cứu người của mình.

3.3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật, là một trong những phương tiện quan trọng mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Dù được tồn tại ở dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có "lời ăn tiếng nói riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hóa,.." [13]. Trong các sáng tác của những nhà văn người Kinh viết về đề tài dân tộc thiểu số tuy họ đã có ý thức trong việc tìm tòi hình thức diễn đạt sao cho gần gũi, chân thật phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của đồng bào dân tộc, song ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của họ cũng chỉ mang "dáng dấp" của người dân tộc. Còn đối với những nhà văn là người dân tộc thiểu số thì khác. Khi viết về dân tộc mình, điểm nhìn của họ là điểm nhìn từ bên trong nên cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật mang đậm cốt cách, tâm hồn của dân tộc mình.

Nhân vật trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình chủ yếu là những người miền núi giản dị, chất phác, giàu tình yêu thương. Bởi thế, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn dù được viết bằng tiếng Việt nhưng sắc thái dân tộc của mỗi nhân vật vẫn thể hiện rõ nét trong ngôn ngữ. Đó là thứ ngôn ngữ mang tính chất gần với khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với bản chất, tính cách của người miền núi. Trong các đoạn đối thoại, lời của nhân vật thường được rút gọn thành phần câu tạo nên những câu ngắn như:

Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 14

- Anh bộ đội ơi sắp đến làng chưa?

- Sắp.

- Có thật không hả anh?

- Thật.

- Đường vào làng có khó đi không?

- Không.

- Anh xem hộ em mấy giờ rồi?

- Một giờ. [7]

Lối nói này phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí và cách diễn đạt của người miền núi. Họ là những con người ưa nói ngắn gọn thậm chí là lời nói cộc (chỉ truyền tải đủ lượng thông tin chính). Cách nói ngắn gọn, thô mộc đó thể hiện rõ lối tư duy và bản tính kiệm lời của người miền núi.

Trong truyện ngắn Những bông huệ trắng ta cũng gặp những đoạn đối thoại ngắn gọn như vậy:

- Xong chưa?

- Xong, nhưng không có máu.

- Máu à? Máu ở đây chứ đâu.

- Thật không? Cậu lấy đâu ra?

- Đây máu đây. Hai ba trăm phân khối, được tất. Nhóm "O" chính cống đấy. [7]

Trong tình thế vô cùng cấp bách, tính mạng của người bệnh đang gặp nguy hiểm nên đoạn đối thoại giữa y sĩ Minh và y sĩ Ngà cũng vô cùng khẩn trương. Khi không còn máu dự trữ, Ngà đã rút máu mình để cứu bệnh nhân. Với lời thoại ngắn gọn, hồn nhiên, thô mộc cùng hành động đáng quý ấy đã làm sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người thầy thuốc. Phải là người sống và gắn bó và am hiểu sâu sắc ngôn ngữ của dân tộc mới có thể diễn đạt một cách tự nhiên như vậy.

Ở truyện Thì ra thế ngôn ngữ nhân vật có sự đột phá. Đoạn đối thoại gay cấn, ngắn gọn giữa ông chủ tịch và cô con gái đã gây nhiều bất ngờ cho người đọc. Phần đầu truyện là đoạn đối thoại của ông bố là chủ tịch huyện với cô con gái là nhân viên Viện Kiểm sát. Ông Chủ tịch thì quả quyết "Phải bắt thằng Giang vì nó chính là thằng lấy cắp một tấn xi măng và năm tạ sắt" [7]. Con gái ông lại cho rằng: "Phải bắt thằng Lưu mới đúng bố ạ... Con đã nghiên cứu hồ sơ một cách nghiêm túc" [7]. Ông chủ tịch lập tức mắng con: "Cái bằng Đại học pháp lí của mày vứt đi, tốn cơm... Chúng mày học đến lòi cả mắt ra mà ngu như lợn... Vì mày là con gái tao nên tao nói cho mày sáng cái mắt và sáng cả bộ óc tối tăm của mày ra..." [7]. Sau khi nghe một loạt những mánh lới che đậy những mưu toan tội ác của ông bố, cô con gái "mặt tím bầm lên vì tức giận. Thét lên: Thì ra thế!, rồi ngất xỉu" [7]. Với những đối thoại ngắn gọn, đầy gai góc và căng thẳng trên, tác phẩm đã góp phần tích cực trong việc thể hiện sự khó khăn, phức tạp trong cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, Đảng viên bị tha hóa trong thời buổi "cơ chế thị trường".

Cùng là nhà văn người dân tộc Tày, nhưng ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của nhà văn Vi Hồng và ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình có sự khác biệt. Do ảnh hưởng sâu sắc từ những làn điệu dân ca của dân tộc Tày nên ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng là thứ ngôn ngữ đầy chất thơ, bóng bẩy, giàu hình ảnh. Ví dụ như: "Em thấy anh là con

bướm lớn, khỏe đi ngang đồng, con ong cần mẫn đi ngang rừng, hoa em muốn đậu, nụ em muốn ong anh đỡ dậy sắc xuân, không biết anh nghĩ thế nào?" [16] hay "- Không được, mình biết đưa Băng đi đâu bây giờ! Nhất là tết dến gót chân, xuân đến cuối mắt!" [17]. Ta thấy rõ, qua những đoạn đối thoại đầy chất thơ, đầy những "mĩ từ, nhã ngữ" này - tác giả đã khắc họa tính cách, tâm hồn nhân vật một cách khéo léo nhưng tính chân thực, tính khách quan của nhân vật cũng phần nào bị hạn chế bởi những đoạn đối thoại này hầu hết là lời của tác giả, là lời của những đoạn sli, lượn. Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của nhà văn Vi Thị Kim Bình thì lại khác hẳn. Đó không phải là thứ ngôn ngữ giàu chất thơ với những "mĩ từ, nhã ngữ" mà là thứ ngôn ngữ chân thật, giản dị, dễ hiểu. Lời nói của họ không cầu kì mà vẫn thú vị, hấp dẫn bởi cách diễn đạt mang đặc trưng riêng, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ chất phác, chân thành của người miền núi. Trong truyện ngắn Chỉ có người mẹ mới có tình thương ấy, để bày tỏ mong muốn được về quê của mình, cha của người anh hùng Hoàng Văn Thụ đã nói với Bác Hồ: "Buồn lắm Bác Hồ ạ! Ở Hà Nội sáng ra không có tiếng gà gáy buồn lắm! Ở làng sáng sớm đã nghe thấy tiếng gà rừng gáy trên núi đồi. Còn tiếng gà nhà thì gáy vang cả làng, nhà nào cũng có, vui lắm!" [7]. Chúng ta còn thấy được nét hồn hậu, chân thật của một người phụ nữ dân tộc cả đời chưa hề rời khỏi làng quê của mình mà lần đầu tiên được đi máy bay qua câu hỏi rất hồn nhiên của nhân vật Lim trong truyện ngắn Lỡ hẹn: "Đi tàu bay có say không ạ?" [7]. Với một cô gái dân tộc như Lim, cô chỉ được thấy máy bay trong phim ảnh nhưng hôm nay "Lim được nhìn thấy tận mắt, được sờ, được ngồi trong bụng nó" [5]. Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, tư duy thế nào thì ngôn ngữ thế ấy. Cách nói của Lim thể hiện rõ nét hồn nhiên, ngây thơ, chân thật trong tính cách con người miền núi. Hay để động viên học trò của mình, cô giáo của A Báo trong truyện ngắn Hai vành khăn trắng cũng có cách nói rất mộc mạc: "Ngày nay người khổ có ít thôi, người sướng nhiều. Người sướng sẽ giúp người khổ" [7]. Sự

chân thật trong cách diễn đạt của cô giáo người dân tộc ấy đã khiến cho người đọc thật sự xúc động trước sự yêu thương, đùm bọc giữa những con người miền núi với nhau. Ta còn nhận ra sự lo lắng, tình yêu thương con của người cha trong truyện ngắn Biết thế khi thấy con mình kiếm được nhiều tiền nhanh chóng: "Mày lấy đâu ra nhiều vàng thế? Mày đừng đi theo người ta mà trộm cướp nhé! Của ăn người không tốt đâu Thoòng ạ. Tao thì sợ lắm – tao cứ chịu nghèo mà đi vác đá, đẽo đá thôi" [7]. Nhà văn còn chú ý đến cách diễn đạt, cách nói quen ví von so sánh hay dùng hình ảnh cụ thể của người miền núi: "Duyên à, sáu mươi tuổi đầu mà người pá vẫn khỏe, chân tay chắc như bắp cày. Pá còn vật nổi bọn thanh niên ở làng" [7]. Hay: "Nó mà lại cho ông một đứa cháu nội là "củ sắn, củ khoai" thì ông cứ là bắt được vàng chưa mừng bằng" [7].

Nhân vật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình còn sử dụng cách nói ước lượng về thời gian theo kiểu cụ thể hóa hiện thực. Do đặc trưng trong cuộc sống của người dân miền núi nên ngôn ngữ nhân vật có cách nói ước lượng rất thú vị. Họ đếm thời gian bằng các phiên chợ: "Mẹ cháu Páo mất được hai phiên chợ rồi, dù thế nào thì cũng mồ yên mả đẹp rồi" [7]; hay "chưa đầy hai phiên chợ mà cưới được vợ" [7]; hoặc "Đi từ lúc gà gáy dồn, ra đến chợ nhìn đồng hồ nhà người ta đã bảy giờ rồi" ... [7] Người dân tộc còn thường đo tuổi bằng mùa: "... ít ai biết bảy mươi lăm mùa hoa đào, hoa mận nở ấy ông đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam" [7]...

Trong các sáng tác của nhiều nhà văn dân tộc thiểu số, người đọc nhận thấy ngôn ngữ nhân vật của họ thường hay có sự vận dụng nhiều các thành ngữ, tục ngữ dân gian. Ví dụ: Trong truyện ngắn Xứ sương mù của Triều Ân, tác giả đã sử dụng những thành ngữ, tục ngữ trong lời nói của nhân vật: "Cháu quét tước, thu xếp nhà cửa rồi khóa hộ. E rằng "một mất mười ngờ" cháu phải sang thưa bác biết đất ạ" [3] hay "Nếu tôi để mất nó, hóa ra "chạy sói lại gặp lang"" [3]. Có thể thấy, Triều Ân đã sử dụng rất nhiều những câu

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí