Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 15

thành ngữ, tục ngữ của người Kinh' còn nhà văn Vi Hồng thì lại hay sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ của người Tày như: Nói gần nói xa chẳng bằng nói ngay nói thẳng cho đỡ rườm rà dây cuốn, dây leo, mật treo lên trán, ruột lộn xoắn dây thừng, ốc nào ốc chẳng ăn bùn, hổ nào hổ ăn chay... Cách sử dụng ngôn ngữ như vậy rất phù hợp, gần gũi với cách cảm, cách nghĩ, cách nói của người miền núi, nó khiến cho tác phẩm mang đậm tính dân tộc hơn.

Nhưng ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình lại rất ít khi sử dụng các thành ngữ tục ngữ bởi nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn này thường là những y bác sĩ, những y tá, hộ lí và những bệnh nhân là người dân tộc thiểu số cho nên ngôn ngữ nhân vật phải được diễn đạt sao cho sáng rõ, dễ hiểu. Đó là ngôn ngữ mang đặc thù của ngôn ngữ ngành y. Trong 51 truyện ngắn và kí của nhà văn mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì có hơn 19 tác phẩm các nhân vật đã sử dụng thứ ngôn ngữ mang màu sắc của ngành

y. Ví dụ như:

Trong truyện ngắn Một ngày nghỉ khi đỡ đẻ cho một sản phụ, y tá Nhình đã phải nhẩm lại những động tác quan trọng: "Bấm ối, con ra, băng rốn". Khi chữa trị cho một em bé bị viêm phổi nặng, trước khi ra về cô còn dặn dò, động viên, nhắc nhở nhẹ nhàng, ân cần đối với người nhà của bệnh nhân: "Bác giữ ấm cho cháu nhé! Mai tôi lại đến tiêm cho cháu. Bác đừng lo, nhất định cháu sẽ khỏi. Lần sau có gì bác gọi tôi sớm một chút. Như thế này là muộn rồi đấy! Nếu bác gọi tôi từ hôm qua thì cháu không đến nỗi nặng thế đâu" [7].

Hay ở truyện ngắn Chuyện bà Sử một loạt những từ ngữ của ngành y được sử dụng khi y tá Xuyến chữa bệnh cho bà Sử và đứa cháu ngoại của bà. Khi bà Sử đòi uống nước trong cơn đau bụng quằn quại cô chưa cho bà uống dù là nước đã nấu chín. Cô nói với con gái bà Sử: "Ngay bây giờ cháu rang thật cháy cho cô một nắm gạo, rồi cho phích nước đun sôi để mẹ cháu uống dần. Tuyệt đối không cho uống nước lã" [5]. Khi đứng trước tình trạng nguy

cấp của đứa cháu ngoại bà Sử, bằng giọng dịu dàng nhưng dứt khoát, Xuyến đã thuyết phục bà Sử: "Bệnh nhân đã nặng, nhưng vẫn có thể được cứu sống, dù là sự sống rất mỏng manh. Cháu quyết định mang nó đi còn hơn ngồi thế này mà nhìn cháu nó tắt thở" [5]. Niềm vui sướng khi cứu sống được cháu bé khiến Xuyến xúc động rơi nước mắt khi cô thông báo cho bà Sử: "Cả đêm qua cấp cứu, bây giờ cháu bớt khó thở, sốt hạ rồi" [5].

Trong truyện ngắn Những bông huệ trắng, nhân vật thường sử dụng những lời thoại ngắn cùng với các thuật ngữ sử dụng trong ngành y như: "Đưa đồng chí ấy lên bàn mổ", "Nạn nhân đã ngủ tốt", "Huyết áp tụt, tối đa còn...", "Truyền máu" [7]...

Có thể thấy khá rõ một điều: trong quá trình sáng tác của mình, nhà văn Vi Thị Kim Bình đã rất chú ý sử dụng thứ ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân tộc, miền núi và màu sắc của ngành y. Chính đặc điểm này đã góp phần thể hiện rõ bản chất, tính cách của nhân vật trong tác phẩm cũng như đã thể hiện được phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn vốn là một người gắn bó máu thịt với miền núi, là người con của đồng bào dân tộc thiểu số, là một cán bộ ngành y - nên ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của bà có những nét đặc trưng riêng (bên cạnh một số nét chung giống với các cây bút người dân tộc thiểu số khác) góp phần phản ánh chân thực, sinh động hình ảnh con người dân tộc và miền núi cùng những suy nghĩ, hành động và lời nói cụ thể của họ. Và đây cũng chính là một đặc điểm nổi trội trong ngôn ngữ nghệ thuật của nữ tác giả người dân tộc thiểu số này.

KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Tìm hiểu truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình - nữ nhà văn người dân tộc thiểu số "đầu tiên" thời kì hiện đại, chúng tôi rút ra một số nhận xét cụ thể sau:

1. Vi Thị Kim Bình là nữ nhà văn người dân tộc thiểu số đầu tiên của Lạng Sơn nói riêng và cũng là nhà văn nữ người dân tộc thiểu số đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam. Có thể khẳng định bà là "cánh chim đầu đàn" của làng văn nữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những người có vai trò khơi nguồn, tạo nền móng cho văn xuôi Lạng Sơn thời kì hiện đại phát triển.

Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 15

2. Là một thầy thuốc viết văn, Vi Thị Kim Bình vừa chữa bệnh cứu người về mặt thể xác, vừa sáng tạo văn học nghệ thuật - làm phong phú đời sống tinh thần của họ. Bằng lòng nhân ái của một người cán bộ ngành y, sự nhạy cảm, tinh tế trước cuộc sống của một nhà văn - Vi Thị Kim Bình đã khắc họa rõ nét hình tượng những người thầy thuốc tận tụy, giàu lòng thương yêu, luôn giúp người bệnh có niềm tin vào cuộc sống. Dù ở thời kì chiến tranh hay hòa bình thì những người thầy thuốc đó luôn là những tấm gương sáng ngời về y đức. Đây là một bài học vẫn còn mang tính thời sự cho đến tận ngày nay đối với những người làm công tác ngành y.

3. Truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình đề cập đến nhiều đề tài nhưng tiêu biểu và tập trung hơn cả là đề tài viết về miền núi. Hiện thực cuộc sống chiến đấu và lao động vô cùng phong phú, sinh động nơi miền biên ải xa xôi của Tổ quốc đã được phản ánh một cách chân thực và khá sinh động trong những sáng tác của nhà văn. Ngoài mảng đề tài y tế quen thuộc, càng ngày nhà văn càng có ý thức mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực với những vấn đề chung của cuộc sống con người với tất cả sự phong phú và đa dạng của nó.

Lấy cảm hứng sáng tạo từ những con người gắn bó thường nhật với mình, những nhân vật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình được tác giả thể

hiện gần gũi như con người ngoài đời. Trong thế giới nhân vật đó, nhà văn thường tập trung khắc họa hình tượng những người phụ nữ dân tộc với bản tính dịu dàng, mộc mạc, chân thật và giản dị. Hình tượng những nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình đã gây được thiện cảm với người đọc bởi sự chân thật, hồn nhiên, giàu nghị lực, giàu tình thương, sống vị tha, chấp nhận hi sinh thiệt thòi để giành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời. Với cảm hứng khẳng định, ngợi ca tác giả đã luôn giành tình cảm yêu thương, trân trọng đối với những nhân vật ấy của mình và đã luôn giúp họ vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống để hướng tới tương lai tốt đẹp bằng bản lĩnh, ý chí và nghị lực phi thường của chính họ.

4. Về mặt nghệ thuật, có thể thấy hầu hết các truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình được viết theo phương pháp sáng tác truyền thống, có cốt truyện, có những nhân vật trung tâm dẫn dắt, kết nối bởi các chi tiết chọn lọc hợp lí mà vẫn tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn nhất định đối với người đọc. Cốt truyện trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình thường được xây dựng theo lối tư duy nhân quả, kết thúc có hậu, với những nhân vật có tính chất điển hình. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật khá đặc sắc thông qua việc miêu tả ngoại hình, hành động và dòng độc thoại nội tâm mang đậm màu sắc dân tộc, miền núi; với ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ngắn, gọn, mộc mạc, giản dị mang đặc trưng của ngôn ngữ ngành y và của người miền núi - tác giả Vi Thị Kim Bình đã thể hiện khá rõ rệt và sinh động phong cách nghệ thuật của riêng mình.

Có thể nhận thấy, càng về sau này, Vi Thị Kim Bình càng có sự uyển chuyển, linh hoạt hơn trong cách viết, cách xây dựng nhân vật. Mỗi truyện ngắn là một công cuộc sáng tạo mới, cảm xúc mới với những nhân vật có đời sống nội tâm và cảnh ngộ riêng. Đây là điều đáng ghi nhận và khẳng định ở nhà văn nữ dân tộc thiểu số đầy dịu dàng nhưng bản lĩnh và nghiêm túc này.

5. Hơn nửa thế kỉ cần mẫn và bền bỉ sáng tác, nhà văn Vi Thị Kim Bình đã có những đóng góp đáng trân trọng cho nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Với lối viết giản dị, mộc mạc, chân thành - những tác phẩm của Vi Thị Kim Bình dù viết về đề tài gì vẫn luôn chứa đựng những tình cảm ấm áp, chứa đựng tấm lòng ưu ái, trân trọng, yêu thương con người. Những giải thưởng Văn học mà nhà văn đạt được đã góp phần ghi nhận một cách xứng đáng vị trí, vai trò của nhà văn nữ người dân tộc Tày này vào vườn hoa nghệ thuật nhiều hương sắc của văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc,

Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Hà Thị Cẩm Anh (2013), Một nửa của người đàn bà, Nxb Văn hóa dân tộc.

3. Triều Ân (2006), Tuyển tập thơ văn Triều Ân, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (2008), "Cốt truyện trong tự sự", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 7).

5. Vi Thị Kim Bình (1979), Niềm vui, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

6. Vi Thị Kim Bình (1998), Những bông huệ, Nxb Hội nhà văn.

7. Vi Thị Kim Bình (2010), Văn tuyển tập, Nxb Hội nhà văn.

8. Nam Cao (1997), Nam Cao - tác phẩm, tập 2, Nxb Văn Học, Hà Nội.

9. Nông Quốc Chấn (1985), Chặng đường mới, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

10. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn học các dân tộc và miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

12. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các DTTS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Phạm Mạnh Hùng, (2006), "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng",

Tạp chí nghiên cứu Văn học (2).

15. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển văn học (Bộ mới), Nhà xuất bản Thế Giới (2004)

16. Vi Hồng (2007), Người trong ống, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

17. Vi Hồng (2007), Tháng năm biết nói, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

18. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc.

19. Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn (2012), Hội thảo: Sự nghiệp sáng tác văn học của các nhà văn Mã Thế Vinh, Nguyễn Trường Thanh, Vi Thị Kim Bình.

20. Phong Lê (1985), Bốn mươi năm văn hóa nghệ thuật các DTTS Việt Nam 1945-1985, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

21. Phong Lê (Chủ biên) (1988), Nhà văn các DTTS Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.

22. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

23. Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

25. Ngọc Mai (2004), Sám hối (Tập truyện và kí), Nxb Hội Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn.

26. Nhiều tác giả (1995), Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập văn xuôi các dân tộc và miền núi thế kỉ XX, Nxb Văn hóa dân tộc.

28. Nhiều tác giả (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập 1,2, 6, Nxb Giáo dục.

29. Nhiều tác giả (1978), Đường qua mùa hoa đào, Nxb Văn hóa dân tộc.

30. Nhiều tác giả (2003), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam Đời và văn, Nxb Văn hóa dân tộc.

31. Nhiều tác giả (1996), Văn hóa truyền thống dân tộc Tày – Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc.

32. Nhiều tác giả (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.

33. Nhiều tác giả (1998), Nhà văn DTTS Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa dân tộc.

34. Nhiều tác giả (2001), Cuối thế kỉ XX nhìn lại, Nxb Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn.

35. Nguyên Ngọc (2006), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Phạm Duy Nghĩa (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc.

37. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

38. Hùng Đình Quý (1997), Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr.120

39. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn.

40. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

41. Trần Đình Sử (1996), Dẫn luận thi pháp học, Giáo trình, Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Trần Đình Sử (2009), "Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỉ XX" , Tạp chí Nghiên cứu văn học, (2).

43. Lò Ngân Sủn (1998, 1999), Hoa văn thổ cẩm, Tập 1,2. Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

44. Dương Thuấn (2000), Nét mới của văn học dân tộc và miền núi, Tạp chí Văn hóa dân tộc, số 7.

45. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.

46. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

47. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí