lại một cách máy móc, Tạ Duy Anh đã không ngừng nỗ lực đổi mới kĩ thuật viết. Ông đã khẳng định mình với một lối viết riêng, không lặp lại, không trộn lẫn.
Khảo sát truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy có một số kiểu kết cấu nổi bật sau:
3.2.1. Kết cấu phân mảnh – lắp ghép
Sử dụng kiểu kết cấu phân mảnh – lắp ghép là một trong những điểm thể hiện sự cách tân của văn xuôi đương đại. Thông qua kiểu kết cấu này, các nhà văn muốn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực. Hiện thực đó không phải là một khối duy nhất mà nó có vô số các mảnh vỡ xuất hiện từ nhiều phương hướng khác nhau. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, không dễ tìm mối tương giao liên kết. Với kết cấu phân mảnh – lắp ghép, các vấn đề của cuộc sống được hiện lên qua những sự kiện và tình huống chứ không thông qua nhân vật như cốt truyện truyền thống. Loại kết cấu này được tổ chức bằng những truyện nhỏ để hướng đến một chủ đề đã được định sẵn. Các câu chuyện được cấu kết với nhau một cách lỏng lẻo, ít liên quan đến nhau vì giữa chúng không có quan hệ nhân quả mà chỉ là quan hệ tương đồng về mô típ. Đặc điểm nổi bật của kết cấu này là có thể tách làm nhiều truyện ngắn riêng lẻ. Bởi vậy, kết cấu phân mảnh – lắp ghép đòi hỏi cao trong kĩ thuật viết, người viết phải có khả năng bao quát đời sống để xây dựng tình huống, sự kiện một cách trung thực, tự nhiên, để biểu đạt bức tranh xã hội hiệu quả nhất.
Trong truyện ngắn của mình, Tạ Duy Anh thường sử dụng kiểu kết cấu phân mảnh – lắp ghép để phản ánh hiện thực đời sống. Nhiều tác phẩm được tổ chức theo hướng chắp ghép các mảnh vỡ của hiện thực để hướng tới một chủ đề thống nhất, thể hiện quan niệm của nhà văn về hiện thực.
Vòng trầm luân trần gian là tác phẩm được tổ chức theo kiểu phân mảnh – lắp ghép. Tác phẩm bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ không có quan hệ logic nhân quả với nhau. Mở đầu là câu chuyện mâu thuẫn giữa nhân vật “tôi” và
người cha quanh việc “tôi” viết truyện “Bước qua lời nguyền” đăng lên báo. Những tưởng sau phần mở đầu ấy, chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân vì sao người cha lại có những phản ứng quyết liệt như vậy. Nhưng ở đây mạch truyện lại có sự thay đổi đột ngột. Nó dường như không liên quan gì đến phần mở đầu. Theo lời kể của “tôi”, người đọc lại bị hướng sự chú ý tới cuộc đời của chú Hổ và câu chuyện ba anh em chia nhau nuôi bố. Ba câu chuyện là những sự kiện khác nhau, với những nhân vật khác nhau. Và trong mỗi câu chuyện lại ẩn chứa vô vàn những câu chuyện nhỏ khác. Giữa chúng dường như không có bất kì sợi dây liên lạc nào ngoài việc cùng nằm chung dưới một tiêu đề “Vòng trầm luân trần gian”. Nhìn vào toàn bộ hình thức tác phẩm là những văn bản rời rạc, những câu chuyện không hề có mối liên hệ logic với nhau, phản ánh những mảng hiện thực đời sống khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều nhằm hướng một chủ đề thống nhất đó là phản ánh hiện thực cuộc sống nhố nhăng, hỗn lọan và sự xuống cấp về đạo đức con người trong xã hội hiện đại. Mỗi câu chuyện đều hướng tới làm nổi bật hiện thực cuộc sống của con người trong “vòng trầm luân trần gian” do chính con người tự tạo ra.
Khám phá về nỗi cô đơn của con người trong xã hội hiện đại, Tạ Duy Anh cũng sử dụng kiểu kết cấu phân mảnh – lắp ghép. Truyện ngắn Luân hồi được xây dựng trên cơ sở những mảng vỡ của hiện thực thông qua sự cảm nhận của nhân vật “tôi”. Sự liên kết rời rạc giữa các thành viên trong gia đình, sự truy tìm nguồn gốc những nỗi ám ảnh từ trong quá khứ của nhân vật “tôi” … đều là minh chứng cho sự phân tán, đổ vỡ của xã hội hiện đại. Mỗi nhân vật là một khối cô đơn riêng lẻ, không ai hiểu ai, không có bất kì sợi dây liên lạc nào. Từ bà “tôi”, cha “tôi”, mẹ “tôi”, “tôi”, lão Mị, lão Vọ, chị Giáo góa… đều sống trong một nỗi cô đơn khủng khiếp. Họ không đủ sức mạnh để bứt phá, để vượt lên sự trói buộc của hoàn cảnh để tự giải thoát cho mình.
Truyện ngắn Ngũ gia truyện kể về năm gia đình ở ngũ gia thôn cũng là những lát cắt về hiện thực xã hội hiện đại – một hiện thực bị phân lẻ. Năm nhà
năm hoàn cảnh khác nhau, không ai quen ai như năm hòn đảo tách thành một góc biệt lập. Mỗi gia đình là bóng dáng của một kiểu gia đình trong xã hội hiện đại. Qua cái nhìn hiện thực đó, chúng ta thấy đầy đủ hơn về một xã hội mà ở đó con người đã làm phai mờ các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm bị lu mờ. Mỗi nhân vật, mỗi gia đình trong truyện là một lát cắt nhỏ về hiện thực, nhưng qua đó người đọc hình dung rõ hơn về thực trạng của xã hội ngày nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Vật Đối Diện Với Những Ẩn Số Về Thời Thế Và Nhân Thế
- Xây Dựng Nhân Vật Qua Đời Sống Nội Tâm
- Sự Dịch Chuyển Và Đan Cài Điểm Nhìn Trần Thuật
- Ngôn Ngữ Đối Thoại Và Độc Thoại Nội Tâm
- Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 12
- Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Có thể nói việc tái tạo thế giới bằng hình thức phân mảnh – lắp ghép đã tạo ra một lối viết, một mô hình truyện ngắn mới trong văn học. Tạ Duy anh đã thay những bức tranh hùng vĩ, lớn lao bằng những mảnh vỡ của cuộc sống. Qua đó phản ánh hiện thực trong chiều sâu của những khám phá, thể nghiệm. Đây là một trong những yếu tố tạo nên thành công trong các sáng tác của Tạ Duy Anh.
3.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện
Trong phong trào đổi mới văn chương, các nhà văn hiện đại thường chú ý sử dụng thủ pháp “cắt dán” nhiều loại văn bản trong một cuốn sách, đan xen nhiều câu chuyện trong một câu chuyện nhằm mục đích mở rộng không gian nghệ thuật của tác phẩm, nới rộng những chiều kích hiện thực đồng thời phản ánh quan niệm về một thế giới không dễ lí giải, đứt vỡ, xáo trộn và vụn nát.
Sử dụng kiểu kết cấu truyện lồng truyện, Tạ Duy Anh đã mở ra được một hướng tiếp cận mới về hiện thực đời sống. Ở đó người kể chuyện đóng vai trò kể lại câu chuyện của người khác, như thế sẽ có ít nhất hai người kể, và vì vậy tính khách quan được chú trọng. Xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Tạ Duy Anh những tác phẩm có kết cấu truyện lồng truyện như: Dịch quỷ sứ, Tội tổ tông, Bên ngoài thời gian, Nửa đêm về sáng, Truyền thuyết viết lại….
Trong truyện Dịch quỷ sứ, xoay quanh chuyện Bùi Bằng Hữu viết đơn kiện ông già dạy thú vì ông ta đã cướp đi quyền được câm của mình, Tạ Duy Anh đã khéo léo đan lồng vào đó biết bao câu chuyện nhỏ khác. Đó là câu chuyện về ông Bùi N, chuyện về bà AQ, chuyện về cụ Thụy…. Qua đó phản
ánh thực trạng tha hóa thành những bản sao của con người trong xã hội hiện đại. Đây là dấu hiệu của nghệ thuật cấu trúc truyện lồng truyện, đan xen vào lời tác giả là lời nhân vật. Điểm nhìn trần thuật của tác phẩm vì vậy không cố định ở một nhân vật mà liên tục thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba.
Truyền thuyết viết lại là câu chuyện về cuộc đời khổ đau, bất hạnh của chị Thư. Chị bị cả làng xa lánh, hắt hủi bởi chính sắc đẹp của mình. Người ta nhất quyết gán cho chị mắc bệnh hủi và “chối bỏ chị như chối bỏ một điều vô phúc”. Bởi lẽ chị đã gợi dậy trong kí ức làng Đồng về một thảm họa do người đàn bà đẹp gây ra. Trong tác phẩm, Tạ Duy Anh đã dẫn ra câu chuyện về người đàn bà trong truyền thuyết. Qua đó lí giải nguyên nhân những nỗi khổ đau, bất hạnh của chị Thư, đồng thời lên án sự sai lầm ấu trĩ, ngu muội, những định kiến hẹp hòi đã hủy hoại cái đẹp.
Truyện ngắn Bên ngoài thời gian kể về chuyến đi công tác về một vùng nông thôn của “tôi”. “Tôi” được địa phương sắp xếp cho nghỉ tại gia đình của một một cụ bà độc thân. Và tại đây “tôi” có dịp tìm hiểu về cuộc đời của bà lão, dù đã ngoài tám mươi tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, thanh thoát. Đan lồng trong lời kể của “tôi” là những đoạn tự thuật của bà cụ về chính mình, về những kỉ niệm với ông lão… Qua những lời tâm sự ấy, người đọc thực sự cảm phục về cách sống, cách suy nghĩ tràn đầy lạc quan của cụ. Nó giúp chúng ta nhận ra những mặt trái của cuộc sống hiện đại, hiểu và trân trọng hơn ý nghĩa cuộc sống.
Như vậy, từ những câu chuyện được đan lồng vào nhau, Tạ Duy Anh đã đạt được hiệu quả trong việc phản ánh hiện thực một cách đa chiều, đa diện. Nó tạo cho những trang văn của ông có sức hấp dẫn không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn ở tính dân chủ sâu sắc trong cách thể hiện. Với kiểu kết cấu truyện lồng truyện đã tạo ra được nhiều điểm nhìn phong phú về thế giới và con người. Qua đó mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực và tăng sức khái quát cho mỗi câu chuyện kể.
3.2.3. Kết cấu mở
Theo các nhà nghiên cứu, một truyện kể được kết thúc bởi tác giả của nó, có một kết luận rõ ràng thì cấu trúc của nó được coi là đóng. Ngược lại những tác phẩm còn có sự dang dở trong kết thúc đều là tác phẩm có kết cấu mở. Các tác phẩm tự sự truyền thống thường có kết cấu khép kín và tĩnh tại. Nhưng hầu hết các tác phẩm tự sự hiện đại thường có kiểu kết thúc dang dở, đột ngột, chưa có hồi kết. Đối với các tác phẩm này, vị trí vai trò của người đọc được phát huy tối đa trong việc đồng sáng tạo cùng với tác giả. Nhà văn trao quyền kết thúc tác phẩm cho chính độc giả. Bằng những suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân, mỗi người đều có thể lựa chọn cho tác phẩm những cách kết thúc theo quan điểm của riêng mình. Qua đó ý nghĩa của tác phẩm được mở rộng không ngừng, đôi khi vượt ra ngoài chủ ý sáng tạo của nhà văn.
Trong tác phẩm của mình, Tạ Duy Anh cũng thường lựa chọn kiểu kết cấu mở. Kết thúc truyện ngắn Người thắng trận, Tạ Duy Anh đã đưa ra ba giả thuyết khác nhau để lí giải về sự tích miếu thờ nàng Đoan Trang. Cách kết thúc này đã thu hút sự chú ý của người đọc, đồng thời cho thấy sự bí ẩn về sự tích của một nhân vật lịch sử, tạo nên tính linh thiêng trong truyền thuyết ngôi miếu thờ bà Đoan Trang.
Sử dụng kết cấu mở, Tạ Duy Anh đã sáng tạo cho tác phẩm của mình những cách kết thúc hết sức độc đáo. Đó là cách kết thúc câu chuyện bằng hình thức các bức thư, những trang nhật kí hay những lời di chúc. Cách kết thúc này đã góp phần bổ sung những khoảng trống hiện thực, giúp người đọc hình dung đầy đủ, trọn vẹn hơn về cuộc đời, số phận nhân vật. Các tác phẩm: Xưa kia chị đẹp nhất làng, Dịch quỷ sứ, Ngũ gia truyện… khép lại khi còn biết bao điều bí ẩn về cuộc đời nhân vật. Phải thông qua những dòng tâm sự trong các trang nhật kí, người đọc mới có cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện. Từ đó lựa chọn cho mình những cách suy nghĩ và kết thúc thích hợp.
Như vậy, kết cấu mở là kiểu kết cấu mang tính chất đương đại, một sự mở đầu không có gì nhưng lại có một kết thúc bất ngờ. Nó mang lại cho người đọc những sự trải nghiệm sâu sắc, thú vị khi đọc tác phẩm. Kết cấu mở tạo ra sự phản hồi qua lại giữa nhà văn – tác phẩm – người đọc. Mặc dù truyện đã kết thúc nhưng nó vẫn mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm, nhiều ý tưởng, khiến họ phải băn khoăn ray rứt. Đó là biệt tài của Tạ Duy Anh khi xây dựng các tác phẩm truyện ngắn.
3.3. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học”, “là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [29, tr.215]. Chính vì vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn luôn quan tâm lựa chọn ngôn ngữ trần thuật để tạo lập một phong cách ngôn ngữ riêng cho tác phẩm của mình.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, ngợi ca cái cao cả, phi thường. Do vậy ngôn ngữ mà văn học giai đoạn này lựa chọn là thứ ngôn ngữ đầy chất thơ, đẹp đẽ, trang trọng, mực thước và được mĩ lệ hóa. Sau 1975, con người trở về với hiện thực muôn mặt của đời thường, văn học cũng nhạt dần tính sử thi, tăng dần chất thế sự. Hiện thực “cuộc đời đa sự, con người đa đoan” đòi hỏi phải có hình thức ngôn ngữ thể hiện mới. Ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn này đã bắt đầu “bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ” (Nguyễn Thị Bình).
Hòa chung với không khí đổi mới của cả một giai đoạn văn học, Tạ Duy Anh đã có nhiều tìm tòi thể nghiệm để đổi mới cách viết. Một trong những vấn đề mà nhà văn luôn quan tâm đó là sự đổi mới ngôn ngữ trần thuật. Ông quan niệm: “Từ ngữ không thể vô cớ mà thoát khỏi thân phận kí hiệu để có đời sống và
cũng không ai làm được cái việc thâu tóm chúng và sắp xếp lại cho có hồn. Quá trình này luôn gắn với một chủ ý sáng tạo đầy phức tạp, thậm chí bí ẩn và luôn hữu lí từ vô thức”. Chính vì vậy, ngôn ngữ trong truyện ngắn Tạ Duy Anh luôn hiện lên với sự phong phú, đa dạng và phức tạp. Đó là một bức tranh đa màu sắc với nhiều gam màu đậm nhạt, sáng tối, vừa đối chọi nhưng vẫn thống nhất.
3.3.1. Ngôn ngữ đời thường
Đưa ngôn ngữ trở về gần gũi hơn với cuộc sống đời thường là một trong những đặc điểm mà văn học thời kì đổi mới luôn hướng tới. Các nhà văn không còn quá dụng công trong việc trau truốt lựa chọn từ ngữ mà đưa vào tác phẩm những lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày, suồng sã, tự nhiên, thậm chí có lúc trần trụi, thô tục.
Là cây bút thiên về miêu tả cái xấu, cái ác để lay thức cái thiện, Tạ Duy Anh cũng lựa chọn cho mình thứ ngôn ngữ văn xuôi bề bộn và thô nhám nhằm gia tăng chất hiện thực cho các tác phẩm. Trong truyện ngắn của mình, ông sử dụng lớp ngôn từ đời thường, trần trụi để lột tả hết cái hiện thực xô bồ, nghiệt ngã. Đây là thứ ngôn ngữ thông tục có tính chất “cực bạo” – thứ ngôn ngữ suồng sã nhiều khi dung tục đến mức người ta phải giật mình. Nhưng nó lại diễn đạt rất chính xác sự ô hợp, láo nháo một cách “rất đời” của con người hiện đại thực dụng. Chính vì vậy, ngôn ngữ đời thường, trần trụi được sử dụng khá phổ biến trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Đó có thể là lời của người trần thuật:
- “Tôi đến khi một trong hai người đàn ông đang vạch quần đái. Dân quê vốn đơn giản trước mọi nhu cầu. Họ sẽ cười ầm lên nếu ai đó nói rằng ở thành phố bây giờ đi đái cũng phải mua vé”. (Hóa kiếp)
- Để nịnh bố tôi, ông Tư Vê đã ỉa vào cửa nhà lão cả đống tướng” (Bước qua lời nguyền)
- Tiếng lão nghe uồm uồm nhưng cũng đủ rõ để người ta thưởng thức một mớ hổ lốn những ý tưởng nhồm nhoàm, du côn, sống sít và đặc biệt nó
bốc mùi ngùn ngụt, còn thối hơn cả rắm của ông cụ đang nằm trong buồng
(Ánh sáng nàng)….
Đó cũng có thể là lời của chính các nhân vật trong truyện:
- Nào cháu có biết gì đâu. Đội bảo thì cháu làm, chứ sợ vãi cứt ra ấy chứ
(lão Tuế - Hóa kiếp)
- Thằng nào bôi đen lí lịch của anh? Thằng nào lệnh mang cứt đổ vào của nhà anh? Chính cái thằng đã từng đập bàn thờ nhà anh vì nghi có truyền đơn Việt Minh. Mày bảo tao phải quên đi những thằng như thế a? (người cha - Vòng trầm luân trần gian)
- Khà … anh đái vào mặt bọn ăn không ngồi rồi (“Chàng” – Hắn…)
- Ối ông Mão ơi. Ông về mà dạy con ông, để cho nó chạy nhông như chó dái ăn hiếp vợ con chúng tôi. (So - Vòng trầm luân trần gian)
Như vậy có thể thấy các từ ngữ thô tục được Tạ Duy Anh sử dụng khá tự nhiên, không chút kiêng dè. Qua đó phản ánh được hiện thực đời sống bề bộn khắc nghiệt với tính chân xác của nó.
Nét độc đáo trong ngôn ngữ nghệ thuật Tạ Duy Anh còn ở chỗ nhà văn sử dụng nhiều những câu chửi thề, văng tục. Tiếng chửi thốt ra khi bản thân người chửi có sự bực dọc không kiềm chế được mình. Đó dường như là một cách để giải tỏa những uất ức trong lòng. Sống trong môi trường ngột ngạt, tù túng vì thù hận, thói quan liêu, hống hách, sự ấu trĩ, lạc hậu… các nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đã không ít lần phải bật lên những câu chửi thề, văng tục. Những tiếng chửi ấy đôi khi không hướng đến một đối tượng cụ thể nào. Mà đó chỉ là cách giải tỏa tâm lí. Lão Đình trong Tội tổ tông chỉ vì ăn một con lợn sữa mà cuộc đời trở nên khốn khổ đã phải bật lên một cách chua xót: “Cả cõi nhân gian này, tôi đố anh tìm đâu ra một thằng người nào có số phận chó đểu hơn tôi. Đến vợ con nó cũng ớn…”.“ Tuy tôi ngồi đây nhưng những chuyện trên giời, dưới bể, chuyện thế giới… đừng có qua mặt tôi. Tôi biết hết vì sao thế giới cứ tan nát như hiện nay. Tôi biết, song tôi mặc mẹ chúng nó…” [4,