tr.150]. Hay nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền cũng đã phải bật lên lời nguyền rủa cái “Mảnh đất chết tiệt”. Chú Hổ trong Vòng trầm luân trần gian đã phải kêu lên: “Ôi chao, quên mẹ cái làng này đi. Có một tẹo đất mà không biết bao nhiêu chuyện khốn nạn”. Và còn không biết bao nhiêu câu chửi của những người dân khốn khổ:
- Miếng ăn kề mồm còn để mất, Ngu! Ngu! Ngu quá! (Lão Khổ - Lũ vịt trời)
- Cái thằng bố mày, ngu như bò ấy (Lão Khổ - Lũ vịt trời)
- Đồ theo giai đốn mạt, đồ đĩ rạc đĩ rày (Lão Quán – Gã thọt)
- Mả mẹ đứa nào nói điều (lão Đình – Tội tổ tông)
- Cười bòi ông đây này (lão Tuế - Hóa kiếp)
Những tiếng chửi, những câu văng tục phần nào cho thấy được tâm trạng bức xúc, bực dọc vì bị đè nén lâu ngày của những con người bộc trực, thẳng thắn như “tôi”, lão Khổ, lão Đình, chú Hổ…. trước những sai lầm ấu trĩ một thời. Đó là những tiếng chửi vừa đau thương, vừa bất lực, đồng thời cũng thể hiện những mặt hạn chế trong nhận thức của những người nông dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, quẩn quanh trong những làng quê trật trội, tăm tối đầy thù hận và định kiến. Qua những tiếng chửi ấy nhà văn thể hiện sự bất bình đối với hiện thực, mong muốn cải tạo hiện thực để cuộc sống con người trở nên tươi đẹp hơn.
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm
3.3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại
Đối thoại là cách giao tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm. Thông qua đối thoại mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách và các mối quan hệ của mình. Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh bên cạnh sử dụng ngôn ngữ đời thường thô tục, nhà văn cũng sử dụng khá hiệu quả ngôn ngữ đối thoại để gia tăng hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Nhân Vật Qua Đời Sống Nội Tâm
- Sự Dịch Chuyển Và Đan Cài Điểm Nhìn Trần Thuật
- Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 10
- Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 12
- Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Trong tác phẩm của mình Tạ Duy Anh sử dụng những đoạn đối thoại mang màu sắc của văn học phi lí. Đó là những đoạn đối thoại rời rạc, không ăn
khớp, đối thoại bị từ chối. Các nhân vật tham gia vào đối thoại nhưng không tìm kiếm thêm được nội dung thông tin mà ngày càng trở nên hoang mang, mơ hồ. Đoạn đối thoại trong truyện ngắn Phở gia truyền là một minh chứng tiêu biểu. Trong đoạn đối thoại, nhân vật “Hắn” liên tiếp đặt ra những câu hỏi, những chủ đề để trao đổi nhưng không nhận được những lời đáp lại theo đúng nghĩa mà thay vào đó là những sự bực bội vô cớ của ông giáo sư:
“- Chào ông – hắn chủ động lên tiếng trước
- Vâng, chào anh – ông giáo sư uể oải chào lại(…)
- Tưởng sau bữa hôm nọ thì các vàng ông cũng không đến đây nữa – hắn nói bâng quơ nhưng rõ ràng là đang nối lại mạch chuyện với ông giáo sư. Ông giáo sư không giấu diếm vẻ mặt khó chịu, cố ý không trả lời….
- Ông ăn ở quán phở này mấy lần rồi?
- Làm sao tôi nhớ được – ông giáo sư khẽ cười khẩy
- Sáng nay ông có nghe thời sự không, chả biết chiếc xe khách bị đổ hôm trước có thêm ai bị chết?
Ông giáo sư quyết tâm quay mặt đi. Hắn đổi chân cho đỡ mỏi rồi hỏi tiếp.
- Theo ông bọn trẻ không thèm nghe lời người lớn có nguyên nhân từ đâu?
…..
- Thế nào ông, phải có nguyên nhân chứ? Giới các ông phải hành động đi chứ… (…)
- Tôi ước ngay bây giờ là thằng đầu đường xó chợ để có thể tát cho anh một cái. Anh để cho tôi yên có được không?” [4, tr.250]
Trong cuộc đối thoại này có cả người nói và người nghe nhưng nó không mang tính chất là một cuộc giao tiếp theo đúng nghĩa. Nó không mang lại cho người giao tiếp lượng thông tin mới mà chỉ mang nặng cảm giác khó hiểu mơ hồ. Đối thoại không làm cho con người xích lại gần nhau mà càng đẩy nhau ra xa. Không ai hiểu ai, không ai quan tâm đến ai cả, nói gì đến đồng cảm với nhau. Mỗi nhân vật là một thế giới riêng, xa lạ với đồng loại và xa lạ với chính
mình. Có lẽ vì vậy mà đáp lại lời của nhân vật “tôi” trong Luân hồi chỉ là những tiếng hú vừa hùng tráng vừa thê thiết của lão Mị. Xây dựng kiểu đối thoại rời rạc, nhàm chán, vô nghĩa, Tạ Duy Anh muốn thể hiện tình trạng cô đơn của con người trong cuộc đời. Họ không tìm được sự đồng cảm sẻ chia ngay trong những cuộc giao tiếp với đồng loại của mình.
Trong sáng tác của Tạ Duy Anh, khi đối thoại mang đúng bản chất giao tiếp thì nhu cầu đối thoại thường là nhu cầu sám hối. Mỗi cuộc đối thoại như một lời tự thú về tội ác. Nó là sự khát khao tìm lại bản chất thiện đã bị đánh mất. Nó vừa là cơ hội để nhân vật bộc lộ tính cách vừa là nguyên cớ để nhân vật phát biểu tư tưởng của mình. Cuộc đối thoại giữa cậu Tư và lão Hứa trong Bước qua lời nguyền đã thể hiện rõ tư tưởng đó:
- Lão Hứa!...
- Lão có biết lão mắc tội gì không?
- Cậu Tư ơi, tôi đói quá!
- Lão đói nhưng lão chưa chết. Còn chú ta, ông ta đều chết về tay lão thì lão tính sao?
Lão Hứa mếu xệch miệng. Tôi tiếp:
- Chỉ vì một bát cơm nguội mà chú ta thành ma đói, lão có nhớ không?
- Tôi nhớ.
- Tại sao lão ác thế?
- Tôi van cậu Tư. Thì ông nhà đã đòi đủ ở tôi rồi mà!
- Chưa được bao nhiêu. Hôm nay lão phải trả nốt.
Tôi tiến lên, gí thanh nứa vạt đầu vào cổ lão Hứa. Lão địa chủ xưa kia vội đưa tay túm ngang chiếc que.
- Kìa cậu Tư, tôi cắn rơm cắn cỏ lạy cậu. Cậu thử hỏi ông nhà xem, có phải có lúc tôi đã tử tế với ông nhà không?
- Còn ông ta với chú ta, lão tử tế thế đấy à?
- Cậu Tư ơi!... – Cậu cứ lớn lên đi cậu sẽ hiểu tôi chả là cái gì trước số phận, trước thời thế. Tôi có trực tiếp đánh ông cậu đâu. Tôi có trực tiếp chôn sống chú cậu đâu. Cuộc đời cũ ắt nó phải thế…” [4, tr.64].
Những câu nói của lão Hứa vừa như lời thú tội, vừa như lời biện minh, cầu mong sự tha thứ. Qua cuộc đối thoại này, người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời, số phận nhân vật trước những biến cố của lịch sử, của thời đại.
Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, đôi khi có những cuộc đối thoại cộc lốc, ngắn gọn nhưng lại mang những ý nghĩa sâu sắc. Đó là cuộc đối thoại giữa chị Túc và anh thương binh trong Xưa kia chị đẹp nhất làng:
“Tối rồi Vâng, tối rồi!
Chị tìm gì ở đây?
Không gì cả! Chỉ là sự trở lại. Tôi tin thế!
Anh tin gì cơ?
Tôi tin chị sẽ trở lại. Thật kì lạ
Phải, lạ lắm” [4, tr.46]
Đôi khi không phải cứ nói nhiều người ta mới hiểu được nhau, mà quan trong cần phải có sự đồng cảm giữa hai tâm hồn. Sự hòa hợp, chia sẻ ấy mới giúp con người hiểu nhau và gần nhau hơn.
Như vậy, ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh đã phát huy được hiệu quả trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người. Một mặt nó thể hiện sự rời rạc, đổ vỡ của hiện thực, mặt khác thể hiện nhu cầu muốn được giao tiếp, được chia sẻ của con người. Chính vì vậy, trong quá trình sáng tạo tác phẩm, Tạ Duy Anh luôn có ý thức cách tân, đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật, tạo nên một phong cách ngôn ngữ của riêng mình.
3.3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Nếu đối thoại là một cách miêu tả nhân vật trong sự đối mặt của nó với người khác thì độc thoại là lời mà nhân vật tự nói với chính mình. Thông qua những lời độc thoại nội tâm, nhân vật có thể dễ dàng nói lên tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình, qua đó hé lộ thế giới nội tâm sâu kín. Văn học đương đại với xu hướng đi vào chiều sâu tâm thức, khám phá thế giới bí ẩn bên trong con người, do đó thủ pháp độc thoại nội tâm luôn được các tác giả quan tâm sử dụng.
Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, ngôn ngữ độc thoại thường gắn với nhân vật tự ý thức. Đó là những nhân vật “tôi” trên hành trình tìm kiếm chính mình, với nhu cầu nhận thức lại lịch sử, thời đại. Thủ pháp dòng ý thức đã được nhà văn vận dụng khá hiệu quả để tạo nên những lời độc thoại mang tính triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc. Nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền sau khi trải qua mười năm li hương đã có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời và số phận con người: “Bỗng dưng tôi cảm thấy cô đơn. Đời người thật ngắn ngủi. Đôi khi có cảm giác người ta chưa kịp để lại gì cho trần thế đã mất hút trong sự lãng quên khắc nghiệt. Không biết ở dưới mồ có còn vị nào chưa yên giấc? Tôi tha thứ cho các người. Bởi vì ngày ấy cũng đã mười năm. Mười năm đủ cho tôi thấm nỗi đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhào nặn bởi một bàn tay phàm tục” [4, tr.79]. Nhân vật “tôi” trong Vòng trầm luân trần gian cũng có suy nghĩ: “Con người thật khốn khổ. Đời nọ làm tội đời kia; người này làm tội người khác… tạo thành cái vòng trầm luân ngay trên trần gian. Giả sử có ai rao giảng về thiên đường cho tôi vào thời điểm ấy, thì kể cả Chúa tôi cũng không tha. Các vị cao cả, bác ái, nhân từ ở tít cao xanh, làm sao nghe thấy lời rên xiết của chúng sinh”. [4, tr.97]. Những dòng tâm sự ấy cho thấy một tâm trạng khổ đau, bế tắc trước thời cuộc. Nó thể hiện sự dằng xé trong nội tâm nhân vật. Đồng thời là lời lên án, tố cáo gay gắt những hạn chế, sai lầm của thời đại đã đẩy con người vào bước đường cùng, không lối thoát.
Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Tạ Duy Anh còn gắn với nhu cầu tự nhận thức, sám hối của các nhân vật. Là nhà văn “thích đi mấp mé bên bờ vực của cái thiện – ác với hi vọng có thể soi rọi vào đó những phần khuất lấp ít người chạm tới” [26], Tạ Duy Anh thường chú ý miêu tả quá trình đấu tranh nội tâm của nhân vật. Trong quá trình đó nhân vật bộc lộ những trăn trở, suy nghĩ của mình. Từ đó thể hiện nhu cầu sám hối và khát khao hướng thiện. Nhân vật “tôi” khi bị tha hóa thành người khác đã luôn trăn trở: “Tôi luôn tự nhủ: nhất định sẽ có lúc mình phải cho mọi người biết mình không giống như họ đang nghĩ. Nhưng rồi năm tháng cứ vô tình trôi đi. Vì mưu sinh mà tôi cứ chần chừ giữa việc nói bây giờ hay để chầm chậm một chút. Nỗi dằn vặt rằng mình là người khác cứ ngày một đè nặng lên cuộc sống tinh thần của tôi. Trớ trêu thay khi tôi quyết tâm nói rõ sự thật về mình thì cái hình ảnh người khác ấy đã ăn quá sâu vào đám đông đến nỗi, trái với mục đích, mỗi lần như vậy tôi lại được gán thêm cho những điều càng khác xa mình” [8]. Hay như lão Quán trong Gã thọt, sau khi gây ra tội ác với con, lão luôn bị dằn vặt: “Lúc nào lão cũng canh cánh ý nghĩ về một tai họa nào đó cướp mất thằng con dở câm dở điếc của lão. Giả sử sau tiếng gọi “Quân ơi” bật ra từ sâu thẳm yêu thương của lão mà không có tiếng reo đáp lại, chẳng biết lão sẽ sống ra sao” [4]. Những suy nghĩ đó đã hé lộ những góc khuất trong tâm hồn nhân vật. Nó giúp chúng ta nhìn nhận về các nhân vật một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
Ẩn dưới hình thức sổ tay hay những trang nhật kí, lời độc thoại nội tâm có vai trò thể hiện chiều sâu tâm hồn con người với nghững suy nghĩ, khát khao thầm kín, riêng tư. Những trang nhật kí của chị Túc là nơi giải tỏa tâm trạng u uất của những tâm hồn chấn thương, bi kịch. Đó là những tâm sự của chị khi đi tìm anh Kiều trong niềm tin vô vọng: “Thế là đã hai ngày mình biến khỏi làng Hạ. Giờ này không biết mọi người nghĩ gì về mình. Một con điên. Thì mặc xác họ. Mình chỉ thương Lê. Lê khổ quá”. “Ngày… Tất cả mười tám trại thương binh nặng mình đã đến đều không có anh. Những người thương binh ở đủ mười
tám trại, khi trả lời mình họ đều nói một câu gần giống nhau: “Có thể anh ấy đã chết”. Tại sao họ lại nói như vậy về đồng đội? À, có lẽ họ nói về chính họ. Họ tự cho họ cái quyền thay mặt đồng đội thử thách mình. Không, điều đó chứng tỏ anh ấy còn sống, đang đau khổ nghĩ về mình ở trại thương binh cuối cùng mà mình chưa kịp đến. “Làm sao em biết hết đất nước này có bao nhiêu trại thương binh”. Mình giận anh ấy quá chừng…” [4, 45]. Chị cứ tin rằng anh còn sống, anh đang thử thách lòng chung thủy của chị. Chị tìm anh, “lang thang bằng nỗi vô vọng và với một niềm tin cay đắng”. Trong cuốn nhật kí của chị Túc còn xuất hiện nhân vật anh thương binh. Hai con người đều mang vết thương vì chiến tranh. Họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm, thấu hiểu: “Bất chợt anh ngước lên nhìn mình. Trời ơi mình làm sao đủ sức chịu đựng cặp mắt buồn mênh mông, như từ đó ùa ra những mảng tối sẫm trong khu vườn đầy ánh trăng của anh”. Ở họ có sự “cộng hưởng của hai trái tim đang nhoi nhóp, trường tồn và vĩ đại”. Họ cô đơn xa lạ trong cộng đồng nhưng lại tìm được niềm an ủi, sự chia sẻ từ trái tim có cùng cảnh ngộ. Mối tình của họ chính là lời lên án của tác giả trước tình trạng vô tâm của con người trong xã hội.
Như vậy, độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng hiệu quả trong việc khám phá chiều sâu tâm hồn con người. Nó giúp nhà văn đi sâu vào thế giới tâm lí đầy bí ẩn và phức tạp của con người, đồng thời cũng là nơi nhân vật thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm, bộc lộ những triết lí về nhân sinh, thời cuộc.
3.4. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. [29, tr.134]. Như vậy, giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả
trong tác phẩm. Thông qua giọng điệu, người đọc có thể nhận thấy chiều sâu tư tưởng, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ.
Truyện ngắn Tạ Duy Anh là sự phức hợp của nhiều giọng điệu, trong đó nổi bật là giọng triết lí, suy ngẫm; giọng châm biếm, giễu nhại; giọng lạnh lùng, khách quan; giọng trữ tình giàu cảm xúc.
3.4.1. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm
Giọng điệu triết lí, suy ngẫm là một trong những nét đổi mới từ sau năm 1975 của các nhà văn hiện đại nói chung. Truyện ngắn với dung lượng nhỏ nhưng phản ánh khái quát và sâu sắc hiện thực cuộc sống với những mảnh đời, những số phận vì thế tính triết lý luôn tồn tại trong tác phẩm. Tất nhiên, không phải nhà văn nào cũng có thể triết lý được. Để có những triết lý mang tính phổ quát cao về cuộc sống và con người, đòi hỏi nhà văn phải có sự từng trải, sự chiêm nghiệm và tất nhiên phải có vốn kiến thức sâu rộng.
Trong hệ thống giọng điệu đa dạng của truyện ngắn Tạ Duy Anh thì giọng triết lí suy ngẫm được thể hiện rất sâu sắc với những suy tư về con người, cuộc đời, thời thế. Các nhân vật sau khi đã nến đủ cay đắng, cơ cực của kiếp người đều tỏ ra thâm trầm, trải nghiệm. Có khi chỉ là một chi tiết, một sự kiện cụ thể, nhỏ nhặt cũng được nâng lên thành triết lí, thành quy luật chung của con người, cuộc đời. Một người khách hàng của tổng đài 1080 trong truyện ngắn Nửa đêm về sáng sau khi bị vợ phản bội đã có những suy nghĩ thật sâu sắc: “cuộc đời thế mới là cuộc đời. Nó thường không theo ý muốn riêng của bất kì ai. Chẳng thể cứ ôm mãi trong lòng những gì đã vĩnh viễn lìa xa mình, trong khi còn có tương lai và nhiều việc hữu ích khác” [2, tr.114]. Nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền sau khi trải qua biết bao đau khổ chợt giật mình nhận ra sự ngắn ngủi của cuộc đời. Con người chưa kịp hiểu mình là ai, mình vì ai mà sống, chưa kịp nhận ra ý nghĩa của kiếp người thì nó đã vèo qua: “Đời người thật ngắn ngủi. Đôi khi có cảm giác người ta chưa kịp để lại gì cho trần thế đã mất