Con Người Từ Góc Nhìn Văn Hóa Tâm Linh.

háo của lạ vừa thích hoa lá nỉ non” [16 ; tr 452]. Đó là là Bường trong Ngẫu sự. Người đàn bà bốn mươi tuổi xa chồng, thấy đời chông chênh, xổng xểnh lắm, đã tìm thú vui ở cuộc tình mới lạ. Lửa tình râm ran trên mỗi miền cơ thể, đượm đà trong mỗi cử chỉ và giọng nói của Bường. Với những nhân vật này, quan điểm của nhà văn không bênh vực nhưng cũng không hoàn toàn phê phán. Bởi vì nó cũng chẳng phải là xấu hẳn. Nó là thói đời thông lệ. Vả chăng, ái tình luôn là miền đất màu bí ẩn mời gọi con người. Nhìn con người từ góc nhìn văn hóa tính dục chính là Ma Văn Kháng đã tìm tới phần thật nhất trong mỗi con người. Văn hóa thời đổi mới với sự cởi mở, dân chủ là điều kiện, tiền đề để nhà văn có thể nói thật, nói to những điều lâu nay được xem là “phạm húy”. Cũng chính cách tiếp cận này giúp nhà văn có thể xem xét, kết luận và đưa ra hàm nghĩa mới về những giá trị thang bậc con người.

1.2.3. Con người từ góc nhìn văn hóa tâm linh.

Không chỉ quan tâm tới con người từ góc độ văn hóa ứng xử và văn hóa tính dục, Ma Văn Kháng còn khai thác những giá trị người từ góc nhìn văn hóa tâm linh. Cuộc sống càng văn minh, hiện đại, con người càng có nhu cầu trở về với tự nhiên, sống với cõi tâm linh u huyền bí ẩn. Đặt trong bối cảnh thời đổi mới, giao lưu và hội nhập tự do tâm linh, tự do tín ngưỡng, những phần chìm khuất trong ngóc ngách mỗi con người cũng được soi sáng kỹ càng hơn.

Chị Thảo (Heo may gió lộng) vốn là gái thành phố, lội dòng nước ngược lấy chồng về nông thôn. Nhưng mỗi khi heo may dạt dào thổi, chị lại lên thành phố. Những cuộc viếng thăm định kỳ ấy đều nhằm những mục đích cụ thể, song hàng đầu vẫn là việc thăm nom, sửa sang phần mộ ông bà, cha mẹ. Chị hành hương về với cội nguồn, ngược dòng ký ức, sống với quê cha đất tổ, với cõi nhớ xa xăm. “Cuộc sống còn có một ý nghĩa thiêng liêng, sâu thẳm rất khó diễn đạt bằng lời nhưng ai cũng cảm nhận được. Đời sống tâm linh còn có bao nhiêu nẻo đường khuất khúc. Trẻ con vẫn cứ lưu giữ một xứ sở thần tiên trong ký ức.

Thiên đường, cực lạc còn sống trong tiềm thức nhân loại’ [16 ;tr 153). Phải đâu chị thèm thuồng đời sống vật chất khấm khá hơn ở nông thôn, phải đâu chị lên thăm gia đình Đoan để cầu cạnh, xin xỏ. Không, người chị từng đẹp một vẻ đẹp trang nhã và cổ điển ấy luôn sống với những ẩn ức, vong linh tổ tiên trở thành chỗ dựa tinh thần, là sức mạnh để chị vượt qua những bất trắc trong cuộc sống đa đoan này thôi.

Cũng với tinh thần hướng về cội nguồn ấy, hàng năm, cứ đến tiết thanh minh, năm chị em họ Đinh, đứng đầu là chị cả, cùng những người thân, như một bộ lạc hùng hậu lên nghĩa trang viếng mồ mả của gia tộc kể từ cha mẹ ngược lên ba đời trước, mới quy tụ về. Cũng chính trong truyện ngắn này, Ma Văn Kháng đưa ra một phát hiện về ngày tảo mộ ở phương Đông khác với phương Tây. Ngày tảo mộ ở phương Tây thời tiết thường u ám. Còn ở ta, cỏ non xanh rợn chân trời, bởi quan niệm chết là vĩ đại, không có cái chết thì không có sự sống. Nghĩa trang trở thành nơi quy tụ cái chết như một lực lượng hùng hậu, mạnh mẽ vì sự vĩnh hằng của nó. Giờ đây, đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, cứ đến tiết thanh minh, nhiều gia đình lại đi tảo mộ. Đó là một truyền thống tốt đẹp cần được khơi lại, gìn giữ và phát huy.

Lâu nay chúng ta vẫn thường quan niệm: cả năm được rằm tháng bảy. Đây là dịp để xá tội vong nhân, cúng cháo lá đa cho những linh hồn thất thểu dọc ngang không có nơi nương tựa. Lễ Vu Lan rằm tháng bảy hàng năm của họ tộc Đài bao giờ cũng làm long trọng, bài bản. Đài là vụ trưởng một vụ lớn ở Bộ văn hóa, nhưng cứ đến ngày này, dù bận bịu đến mấy anh cũng về quê. “Rưng rưng trong Đài cái cảm xúc thiêng liêng của cuộc giao kết gia tộc nhân ngày lễ tháng bảy này. Ôi, gia đình, họ tộc, tổ tiên, người mất, người còn một dòng chảy quyến luyến ngoài thời gian, bền vững, vô tận” [19 ; tr 201]. Chính khi đối diện với ngôi thượng điện ngan ngát mùi hương và nghe tiếng chuông chùa koong koong koong – một mật chú của Phật, phản hồi của một dao động

nguyên thủy, tiếng dội của một đấng quyền năng vào cội trọng tâm cảm mỗi người khói hương và tiếng chuông chùa dẫn dụ con người lặn lội vào miền nội tâm sâu thẳm, sống với vong linh tổ tiên, đồng thời lắng nghe sự bùng cháy của ngọn lửa tâm linh. Rằm tháng bảy đối với người Việt nam lâu nay luôn quan trọng. Nhưng ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng hiểu được. Nhiều khi họ chỉ làm theo một thói quen đã được mặc định từ bao đời.

Tuy nhiên văn hóa tâm linh không phải chỉ là những gì liên quan đến cúng bái, hương khói, đèn nhang. Đó còn là miền an lạc vĩnh hằng trong đáy thẳm tâm hồn mỗi người. Sống sâu, sống thực với chính mình, với những điều mình tâm niệm cũng là khi con người đang dần dần đến gần với đời sống tâm linh. Bà Hàn trong Trái chín cây nhiều khi tai ngược đến mức quái dị, phi phàm. Đó là sự khủng hoảng tâm thần khi tuổi già bước vào thời đoạn tính khí thất thường, trái tính trái nết. Đang cơm lành canh ngọt, nhiều khi bà đùng đùng giận dỗi, nằm bất động một chỗ, mơ giấc mơ đầy ám ảnh: chồng hiện về, đói rét: “Thì ra tháng bảy vừa rồi anh chị mải làm mải ăn, không làm lễ cũng cơm cúng cháo cấp mã cho ông ấy… lên chùa cúng phổ hệ gia tiên, anh chị tiếng là có làm lễ cấp mã cho ông ấy, nhưng lại quên không gửi tặng sứ giả là ông Vũ Lâm coi kho nên ma đói ma khát nó xông vào cướp hết” [19 ; tr 166]. Càng già, người ta càng sống với những ẩn ức, gần gũi với cõi âm, dễ nghe tiếng gọi từ tổ tiên, từ thế giới của những người đã khuất. Đời sống tâm linh với người già vừa là nhu cầu, vừa là phần tất yếu, như hơi thở, nhu sự sống. Chẳng vậy mà bà Ninh trong Bồ nông ở biển đêm trằn trọc không ngủ, vừa đặt mình vắt tay lên trán thiu thiu lại đã thấy chồng hiện về, mặc rách rưới, khóc bảo: “Nhà tôi dột nát lắm rồi, bà ơi”. [16 ; tr 184). Rồi bà kể lễ, bà trách móc con trai chưa lo đi tìm mộ bố về, bây giờ thấm thoắt đã hơn mười năm rồi. Bà Ninh sống trong sự phân thân, một nửa ngồi đây, một nửa trôi dạt đi đâu đó, rồi hiện về qua tiếng nói xa lắc. Dòng ký ức mịt mùng, phản ánh tính chất đa tạp, quái đản của đời

sống tâm linh. Hay bà Sẹc trông Miền an lạc vĩnh hằng cũng thế. Người cháu của bà hiểu được rằng một miền an lạc vĩnh hằng là hết sức cần thiết với cái tuổi mãn chiều xế bóng của bà. Nhưng bà chỉ bù chăm người cháu khi anh bị tai nạn, rồi lại nhất quyết trở về Lào Cai. Ở nơi đô thành trong sâu xa, bà vẫn chỉ là một khách vãng lai. Bà vẫn là một tế bào xa lạ ghép vào một cơ thể khác chưa qua miễn dịch” [16 ; tr 342). Có lẽ, với bà Sẹc, tâm linh vẫn là miền gắn bó ẩn mật ngàn đời. Bà không thể xa được nơi bà đã để ở đó cả cuộc đời vui buồn của bà, nơi có phần mộ của hai người chồng xấu số. Những năm tháng cuối đời bà đã đi tu, thành tâm quy y ở ngôi chùa Thượng, suốt ngày đọc kinh sám hối, xem nó là phương tiện, là bè mảng để bà đi qua sông mê, tới miền an lạc vĩnh hằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ai đó đã từng có nhận định thú vị rằng con người ngày nay luôn thừa tâm lý mà thiếu tâm hồn. Cuộc sống số, tình yêu mì ăn liền, đồ dùng chỉ một lần duy nhất… tất cả những cái chớp nhoáng ấy khiến con người luôn phải tự đặt mình vào một vòng quay tất bật. Sống hướng nội, lắng nghe được tiếng gọi từ một chiều kích khác, mơ hồ của tâm linh là điều không phải dễ, nhưng nên thế, rất cần phải thế. Bởi đấy cũng là thước đo, đo lại và làm cân bằng chính mình giữa cuộc sống ồn ào, đa tạp. Đó chính là ý nghĩa nhân văn ta nhận ra từ truyện ngắn của Ma Văn Kháng.

1.2.4. Con người từ góc nhìn bi kịch.

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 5

Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thực này: nhiều tác phẩm của ông luôn chứa đựng nỗi ám ảnh về con người bị mưu phản, mưu hại, bị cái ác săn đuổi. Hàng loạt các nhân vật của ông luôn có những kết cục số phận đầy bất ngờ, ngẫu nhiên, phi lý. Những người như ông Dụng (Bệnh nhân tâm thần), thầy Huân (Người đánh trống trường), chị cả (Thanh minh trời trong sáng), bà Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng) đều chịu chung một số phận là bị đồng nghiệp, kẻ dưới quyền, kẻ ganh ghét địa vị và tài năng hãm hại đến nỗi đang từ đỉnh cao của sự thành đạt và danh vọng rơi tuột

xuống nấc thang cuối cùng, trở thành những nhân vật nhỏ bé, bình thường, nhiều khi kết thúc đời mình bằng cái chết bi thương. Nhìn con người từ góc nhìn bi kịch, Ma Văn Kháng đã phát hiện ra nhiều mặt trái đang tồn tại ngay trong cõi đời này.

1.2.4.1. Bi kịch thân phận.

Giữa cuộc đời vô thường, phận người cũng trở nên mong manh, bất trắc. Đức (Một mối tình si) là một con người tài hoa, thông minh, có vợ đẹp và một gia đình hạnh phúc. Anh cũng là người có vai vế, một quan chức cao cấp, có xe đưa xe đón hàng ngày. Sự nghiệp công danh đang lên như diều gặp gió. Vậy mà bỗng chốc tai nạn ô tô cướp đi của anh tất cả. Anh không chỉ mang tật nguyền vì chấn thương sọ não mà sự nghiệp, công danh, tiền bạc cũng tiêu tan. Người vợ quay ra ngoại tình với chính thằng lái xe, học trò cũ của anh. Một kết cục trớ trêu cho chính con người từng lên tới đỉnh cao về mọi mặt. Nhưng không riêng gì những người tiếng tăm, thành đạt như Đức mới phải gánh bi kịch thân phận, cuộc đời những người vô danh, bình thường như anh Thiều (Anh thợ chữa khóa) cũng lắm nỗi bi thương. Anh là người tài hoa, ngày ngày giúp ích cho đời bằng chính cái nghề bình dị: chữa khóa. Nhưng bỗng chốc, cái chết oan uổng đã đến với anh. Anh bị hai tên cướp “đâm chết anh, chặt đứt đôi bàn tay vàng ngọc của anh, khoét đôi mắt anh, rồi ném cả thi thể anh cùng hộp nghề, chiếc xe đạp của anh xuống sông” [16 ;tr 381). Thật là cái sống thì nhỏ nhoi, cái chết thật tùy tiện, vô nghĩa. Anh Thiều “xuất hiện như cái bóng và mất đi vô tăm tích như một sợi khói tan” [16 ; tr 381). Hay chị cả (Thanh minh trời trong sáng) cũng gặp nhiều gập ghềnh trắc trở trên đường đời. Chị từng trải qua một thời thanh nữ huy hoàng, bảy năm liền chiến sĩ thi đua ngành dệt, lên đến trưởng phòng, ngấp nghé anh hùng lao động, cuối cùng rũ tuột mọi công việc và vinh quang để trở về sống đời thanh thản, chăm lo, sửa sang phần mộ người thân và không nguôi linh cảm cũng như sắp xếp phần mộ cho mình. Đời vốn phù vân. Những

hơn thua, ngộ nhận, thị phi chỉ càng làm cho đời thêm mất phần ý nghĩa. Ngay cả những con người như Seoly (Seoly, kẻ khuấy động tình trường). Vốn sắc nước hương trời cũng không tìm được sự đồng cảm giữa một cộng đồng đông đúc. Bao quanh nàng toàn là những định kiến khinh miệt, ghét bỏ, thù hằn hay ham muốn chiếm đoạt. Xung quanh nàng, ban đầu người ta tìm cách hạ bệ, hãm hại nhau, cuối cùng là hạ bệ nàng, hạ bệ cái đẹp. Nàng bị bêu ra đường với tấm thân không một mảnh áo, cái đẹp cũng phải chịu một số phận nhục nhã ê chề. Nhiên (Nhiên, nghệ sĩ múa) cũng thế. Nàng vốn là một nghệ sĩ múa “lấy không gian làm chất liệu, dùng ngay cơ thể tuyệt đẹp của mình làm phương tiện để giao hòa với tự do của vũ trụ” [16 ; tr 367]. Nàng tượng trưng cho cái đẹp. Nàng “tạo lập cả một trường giao cảm đầy phấn khích và tươi vui quanh mình” [16 ; tr 361]. Nhưng cuộc sống đầy bất trắc. Cái đẹp có nguy cơ bị hủy hoại, bị phủ định tàn nhẫn. Nhiên chưa hề được thực hiện thiên chức đàn bà là làm vợ, làm mẹ, thế mà kẻ ác đã dùng lưỡi dao cạo rạch nát mặt Nhiên. Nhiên “cô đơn giữa đời như bản chất của nghệ thuật đích thực” [16 ; tr 367]. Những bi kịch thân phận như thế không hiếm trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Con người nhỏ bé trước hoàn cảnh và rất nhiều khi con người cũng tự là nhỏ bé mình chỉ vì những lầm lỡ nhất thời. Đó là người tình của Thương trong Giải nguyền, tính cả nể, đa cảm trước một người phụ nữ lỡ làng đã phá vỡ hoàn toàn hạnh phúc gia đình ông từ ngày xảy ra chuyện, đời sống vốn đã không mạch lạc lại càng trở nên rối rắm. Ông thu mình vào một bóng còm ảo não, bị vợ con coi thường, đồng nghiệp tẩy chay. Ông bị một đòn đánh trả xiêu lệch cả cân não để rồi cuối cùng chết trong đau buồn, u uất. Đó là là Phúng (Cây bồ kếp lá vàng) nạn nhân của thói lãng mạn, viễn vông. Phúng vốn là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, tài hoa, biết chơi đàn và sáng tác thơ ca, ưa thích phiêu lãng. Nhưng kể từ khi lấy Tâm thì “thay cho những chủ nhật đi bắt cá săn chim, giây phút xuất thần, sống ngoài trần thế hiếm hoi là những ngày Phúng trằn mình trong lao động khổ sai”

[16 ; tr 551]. Phúng mau chóng trở thành một gã lực điền thực thụ. Hai bàn tay bây giờ là hai bàn tay máu, chứ làm gì còn đàn địch với thơ ca. Ông chồng trí thức sống với cô vợ nông dân, bị vợ vắt kiệt sức lực rồi cắm sừng. Phúng bây giờ chỉ còn là thân tàn ma dại, bẩn thỉu, cô hồn, lại đờ đẫn như mắc bệnh tâm thần, suốt ngày lang thang, lảm nhảm vài bài thơ con cóc… Những bi kịch thân phận như thế khiến ta cảm thấy nhói lòng. Hóa ra cuộc sống còn quá nhiều khổ ải.

1.2.4.2. Bi kịch văn hóa.

Từ góc nhìn bi kịch, Ma Văn Kháng không chỉ phát hiện ra bi kịch thân phận mà còn cho thấy bi kịch văn hóa tồn tại trong một số người. Tiêu biểu cho kiểu bi kịch này chính là thầy Khiển trong truyện ngắn cùng tên. Thầy Khiển là một nhà giáo tài hoa uyên bác, rất mực yêu nghề, bọc lộ qua bài giảng và qua giao tiếp với học trò, bè bạn. Nhưng thầy có một số phận thật trớ trêu. Con tạo xoay vần, thầy Khiển sống ở vùng địch rồi sang sông định cư. Thầy bị nghi là Việt gian, bị chủ tịch xã Chiên - một tên xuất thân chèo đò thất học rình rập theo dõi. Sau đêm địch ném bom, thầy bị bắt, thoát khỏi cảnh tù tội lại rơi vào cảnh thân cô thế cô giữa cộng đồng, bị sa thải khỏi ngành giáo dục. Bốn bố con bơ vơ không người thân, không tấc đất, không chỗ ở. Thầy ngây dại như người mất hồn. Hai anh em Chiên, Sự dị ứng với người trí thức, tìm mọi cách để hãm hại thầy. Nhưng “thầy vẫn một phong thái tề chỉnh, đàng hoàng, vô tư, hồn nhiên, không thiện không ác như bẩm sinh tính người. Mỗi giờ dạy của thầy vẫn đều đặn là một dịp thầy phát tiết anh hoa” [16; tr 469]. Giai thoại “sờ chim xờ bướm” thể hiện tài năng biến hóa linh hoạt của thầy Khiển. Thầy cố ý châm chọc, chế giễu, coi thường sự dốt nát thảm hại của Chiên, Sự đồng thời tạo ra tiếng cười hài hước dí dỏm và ý nghĩa trào lộng thâm thúy. Thầy vượt lên hoàn cảnh. Sau này, con cái thành đạt, thầy sống an nhàn thanh đạm với thú chơi cây cảnh. Như vậy, bi kịch đời thầy là bi kịch của một trí thức bị vùi dập, cũng

chính là sự vùi dập văn hóa. Nhưng cũng như nước trong là vì nguồn không đục. Thầy vẫn vui vẻ sống, xem đó là đức tính hàng đầu để đối phó lại với mọi cái bỉ tiện, xấu xa.

Cũng là bi kịch văn hóa, nhưng trong Trăng soi sân nhỏ nhà văn lại khai thác vấn đề từ một khía cạnh khác. Ma Văn Kháng kể lại câu chuyện Nam và Bân đi thực tế trên cơ sở lời mời của quan chức cấp huyện. Nam là nhà văn có tài, có nhiều lương, không muốn dùng sự nổi tiếng của mình để lợi dụng những người yêu văn chương đích thực. Ngược lại, Bân là một trí thức sống buông tuồng, suồng sã, hám lợi, “hoa thơm đánh cả cụm, mít ngọt đánh cả xơ, mía ngon bòn cả vỏ” [16 ; tr 202]. Bân tự biến mình thành kẻ nhếch nhác trước miếng ăn, trước cái lợi. Thói vụ lợi tầm thường kiểu xôi thịt ấy càng không thể chấp nhận được giữa thời buổi kinh tế thị trường này. Qua hình tượng Bân, nhà văn nhằm gửi gắm một thông điệp: người cầm bút phải có lập trường vững vàng trước sự cám dỗ của đời sống vật chất, nếu không sẽ tự biến mình thành kẻ nhếch nhác, vô lương. Trong truyện ngắn này còn xuất hiện hình tượng Thuấn – một văn sĩ tỉnh lẻ với bộ dạng hom hem và vài bài thơ con cóc. Thuấn tài hèn sức mọn nhưng ảo tưởng vĩ nhân. Chính điều đó khiến anh trở nên đáng thương, rúm ró.

Thực ra, bi kịch của người trí thức có văn hóa hay kẻ mang danh trí thức thời nào cũng có. Tuy nhiên, trong thời đổi mới này, không khí cởi mở nhờ giao lưu, hội nhập chính là môi trường thuận lợi để nhà văn tự cởi trói cho nghệ thuật của mình những ràng buộc ngoài nghệ thuật, nhìn sâu nhìn xa và phát hiện ra những bề lâu nay còn chìm khuất. Người đánh trống trường tiếp nối mạch nguồn bi kịch văn hóa trong truyện ngắn Ma Văn Kháng chỉ có điều do kết thúc não nùng khiến người ta có cảm giác đây là câu chuyện về thân phận một con người giữa dòng đời đen bạc. Thầy Huân làm nghề dạy học và trong hành trình dằng dặc của đời người, thầy chỉ là cái ga xép nhỏ heo hút mà học trò là những

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí