Những Người Đàn Ông Và Khả Năng Tính Dục.

nhiên. Có thể nói “Ở ta, Ma Văn Kháng là nhà văn đầu tiên viết được những truyện ngắn khoái hoạt và hả hê nhất về lòng ái dục của con người” [37 ; tr 20). Nhà văn nhìn nhận dục vọng như một thuộc tính cố hữu của con người. Nó có thể nàng đỡ con người lên tầm cao hay hạ thấp con người, hủy diệt sự sống. Cách nhìn nhận và tiếp cận như vậy là khá mới mẻ và cởi mở, phản ánh sự tự do, dân chủ của thời đại và độ tinh nhạy của ngòi bút nhà văn.

1.2.2.1. Những người đàn ông và khả năng tính dục.

Bàn tới vấn đề tính dục, từ xưa đến nay, sự chủ động bao giờ cũng thuộc về những người đàn ông. Ma Văn Kháng tập trung thể hiện sự sung sức và cường tráng của họ trong lĩnh vực này. Hơn ai hết, nhà văn là người nhạy cảm với nhu cầu tự nhiên, tất yếu ấy của một nửa thế giới. Tuy vậy, ông không miêu tả mặt sinh vật của nó mà coi đó là vấn đề cần được cộng đồng chấp nhận, nó là một phần của cuộc sống con người. Anh Thiều (Anh thợ chữa khóa) rời quê lên thành thị kiếm sống để thỏa chí tự do, bay nhảy. Và anh thợ chữa khóa tài hoa ấy đã “dang tay mở khóa động đào. Vạch mây cho tỏ lối vào thiên thai”. Anh sống với Thoa, một người phụ nữ lỡ thì cô đơn. Nếu xét từ quan điểm đạo đức thì đó là điều không thể chấp nhận được, vì anh đã có vợ con ở quê nhà. Nhưng nếu xét từ lý lẽ trái tim, đó lại là điều rất đáng cảm thông. Chính tác giả đã minh oan, chiêu tuyết cho anh như thế này: “Thôi thì các nhà đạo đức hãy đại xá cho anh. Anh cũng như tôi, như mọi đấng bậc từ xưa đến nay đều hay mủi lòng, đều thích sự chiều chuộng, vuốt ve, gần gũi đều khoái những khoảng đời ngoài vòng luân lý” [16 ; tr 274]. Ông Thực trong “Dao sắc nhờ cán” yêu một học sinh từ khi cô còn học lớp 10. Người phụ nữ ấy đến ở với ông ít lâu, gặp trắc trở chị lại bỏ ông đi. Nhưng ông vẫn yêu chị. Với ông, đã là tình yêu thì không thể có bất hạnh. “Tình yêu của đàn ông với đàn bà một khi là thật sự thì chính là dao có cán, cũng như là núi có tiên, nước có giao long, cuộc sống có linh hồn căn cốt” [16 ; tr 625]. Chính người phụ nữ có phong tư lộng lẫy, đài đệ khác

thường và thuần thục đường phong tình ấy khiến ông thực như già thêm hưng phấn, dồi dào thêm năng lượng, sắc bén mạnh mẽ như lưỡi dao có được chỗ tựa là cán dao. Ở ông luôn cháy bùng ngọn lửa của lòng ham mê sáng tạo và niềm ái dục vô bờ, cái này kích thích cái kia để cùng bốc cao ngùn ngụt “Thân xác ông là mảnh ruộng cằn khô, kiệt lực, đã gặp người đàn bà là trận mưa xuân tươi nhuần. Dòng ái lực của ông khi được chị khơi nguồn, dẫn dụ bỗng dạt dào tuôn chảy như suối nguồn thời trai trẻ” [16 ; tr 622]. Vì tính dục là một phần của đời sống con người, nên dù cố cưỡng lại nhu cầu tự nhiên, kìm chế tiếng nói bản năng để phục vụ cho một lý tưởng những mong cảm hóa được cả một cộng đồng mông muội, cuối cùng Cố Vinh (Cố Vinh, người xứ lạ) cũng hoàn toàn bất lực. Cha không những không “khai hóa” được mà còn bị chính những kẻ mông muội ấy giác ngộ. Cuối cùng, cha đành đầu hàng trước tiếng nói của bản năng vì nhận ra thế giới bản năng đầy hấp dẫn. Vậy là “trốn trời không khỏi nắng”, con người khó lòng mà cưỡng lại ham muốn của chính mình: Tuy vậy, dù tràn đầy sinh lực, dù không nguôi khát vọng, con người vẫn không thoát khỏi móng vuốt thời gian. Sề Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian) có tới chín người vợ nhưng dường như vẫn không chịu đóng khung cuộc giao lưu tình dục ở con số 9. Y biết tìm khoái thú ở ngay thân thể mình và hướng về sự vui thú nơi trần gian. Đời y là một cuộc chơi phàm tục, một cuộc chơi sinh thú, đầy ham mê. Nhưng y luôn ám ảnh mình bị chết, càng ám ảnh càng khát vọng chế ngự được thời gian để có thể hưởng thụ nhiều hơn nữa. Cũng vì khát vọng ấy mà y chết sớm hơn so với tử vi.

Trong quan niệm của Ma Văn Kháng, tính dục còn biểu hiện thái độ văn hóa của con người xã hội. Ông quan tâm nhiều hơn tới thái độ văn hóa của con người thông qua đời sống tình dục. Cùng một lòng ái dục, đắm dục, nhưng cuộc tình của những người như anh Thiều (Anh thợ chữa khóa), ông Chính bà Hoài (Anh cả tôi, người sung sướng)… thì tràn đầy hương hoa văn hóa. Còn có

những kẻ như Hoàn ( Chị em gái), Lực (Nợ đời), Khoản (Một mối tình si), Lộc (Cái bướm tung tăng)… thì lại tỏ ra thô lậu, tục tĩu, thậm chí bợm bãi, trụy lạc. Tình dục đi đến tận cùng lại tẩm hương hoa, phô lộ đến điều cái phong hoa tuyết nguyệt của nó. Ngược lại, những kẻ đến với cái đẹp không phải vì tình yêu mà vì một chữ “dâm”, vì sự chiếm đoạt thì chỉ hiện ra vẻ nhếch nhác, bẩn thỉu. Đám con đực tầm thường ấy xuất hiện không ít trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đó là Lộc (Cái bướm tung tăng), tửu sắc tương liên, rượu vào là đòi đè vợ ra ngấu nghiến, thua số đề cũng đòi đè vợ ra để giải đen, bất chấp cả ban ngày ban mặt. Y thường xuyên nổi cơn hứng dục. Không thỏa dục là bất chấp, gây sự thượng cẳng chân hạ cẳng tay, khiến cuộc đời người đàn bà như Bướm trở nên khốn đốn vô cùng. Đó còn là lão Lực (Nợ đời), cả đời lụn bại vì chuyện đàn bà. “Con kiến mà leo cành đào leo phải cành cụt leo vào leo ra”. Lão tự xây đài vinh quang rồi lại tự hủy hoại, bảy mươi tuổi còn ám ảnh không nguôi chuyện chăn gối ái tình. Loại đàn ông hiếu dục, bợm bãi, tợn tạo ấy ta còn gặp ở những kẻ như Hoàn (Chị em gái). Hắn là ma cô thủ lợi. Gặp được hai chị em Thương và Ái, trí tò mò, tính hiếu thắng của gã trai tỉnh lẻ lập tức bốc dậy, do có thêm sự phù trợ đắc lực của tính ma ranh, phần du côn sẵn có trong y. Hắn tán tỉnh cô em, hắn thèm thuồng cô chị, dẫn tới sự bất hòa giữa hai chị em. Hay gã nhân viên thuế vụ trong “Suối mơ” với khuôn mặt đẹp trai lơ, đàng điếm vừa hầm hập nỗi khát thèm nhục thể. Tiếng đàn măngđôlin của hắn gai gai gởn gởn một tâm tình cô độc, thèm muốn thở than và quấy quả. Vốn nòi hiếu dục, lại sống độc thân nơi hẻm rừng, hắn và Nhần đã công khai tằng tịu với nhau mà không cần quan tâm với lời đàm tiếu của mọi người. Ngoài ra, xung quanh những người đẹp Seoly (Seoly, kẻ khuấy động tình trường), Nhiên (Nhiên, nghệ sĩ múa)… là một loạt những tên đàn ông đa dục, coi đàn bà chỉ là thú tiêu khiển nơi trần gian. Hàng ngày, Nhiên “vẫn thường nhận được những lá thư gợi tình sống sượng hoặc khuôn sáo một cách ngô nghê, hoặc mùi mẫn cải lương rẻ tiền,

với những câu viết chưa thành những con chữ vẹo vọ. Chúng không biểu hiện tình yêu, chúng thuần là cơn si tình, là thói hứng dục của cánh đàn ông” [16 ; tr 353]. Còn Seoly (Seoly, kẻ khuấy động tình trường) lại là sản phẩm chín nục của yêu đương mê mệt, của đàn ông háo sắc và các cơn đắm dục chứa chan. Bộ mặt đạo đức giả của những tay cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh bị lột phăng khi đứng trước Seoly. Những người đàn bà đẹp như Uyển, Seoly, Nhiên đã dùng lợi thế của mình, từ bị động biến thành chủ động, trở thành những người chứng kiến và đánh giá thái độ văn hóa của con người trong đời sống tình dục, vạch trần những bộ mặt tham lam, giả dối, ngu dốt, háo dục.

Như vậy, bằng cái nhìn cởi mở, Ma Văn Kháng đã phát hiện ra tính dục là nhu cầu tất yếu của con người, đặc biệt là với giới đàn ông. Song không thể vịn vào đó mà ngụy biện cho những kẻ bợm bãi, trụy lạc. Ông luôn chìa cái nhìn giễu cợt, vào đám con đực tầm thường này; vạch trần những bộ mặt giả dối, ngu dốt và hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn.

1.2.2.2. Những người phụ nữ và bản năng tính dục.

Một lực lượng khá đông đảo trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng là những người phụ nữ. Trong số họ, nhiều người lại mang vẻ đẹp phồn thực, tràn trề sức sống cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bản năng tính dục quá mạnh mẽ, thúc đẩy hành động và chi phối tính cách của họ. Họ đòi hỏi và hành động để thực hiện nhu cầu thiết yếu của mình là làm mẹ, làm vợ. Họ là “gái có con”, dù có thể không chồng. Bởi họ không cam chịu số phận lỡ làng, tuổi trẻ đã để lại nơi chiến trường, quay trở về với cuộc sống đời thường, họ phải được đền bù xứng đáng. Họ còn là những người như Dự (Đất màu), Oanh (Một mối tình si) bị hoàn cảnh xô đẩy dẫn tới vi phạm chuẩn mực đạo đức của xã hội… Nhưng dù thế nào, khi viết về họ, Ma Văn Kháng cũng tỏ ra nâng niu, trân trọng và cảm thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trước hết là phụ nữ với tình yêu. Nhiều người phụ nữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng có thể tuẫn nạn bạo liệt vì tình, có thể chờ người yêu đến mức thành vọng phu hóa đá. Đó là Huê (Nữ họa sĩ vẽ chân dung) chờ người yêu gần 20 năm, chờ hết cả tuổi trẻ, nhưng vẫn tin một ngày kia người con trai ấy sẽ trẻ về. Bởi vì người trai ấy đã lưu giữ gương mặt tuyệt đẹp trong ký ức vĩnh viễn của Huê hay Nhiên (Nhiên, nghệ sĩ múa) nguyên vẹn, không sứt mẻ, thủy chung như nhất “Ở cuối cuộc chiến tranh vừa qua, có một người con trai đã hôn nàng khi chia tay với hẹn ước cùng nàng ngày trở về. Nàng chỉ có một mối tình duy nhất đó. Bây giờ vẫn vậy, nàng vô cảm trước mọi quyến rũ vì đã quá mải mê và linh hồn đã đắm đuối đến kiệt lực” [16 ; tr 365]. Ngay cả những người phụ nữ đã xây dựng gia đình cũng còn thống thiết niềm hỉ xả với người đàn ông mà mình đã gắn bó. Người vợ một nhà viết kịch trong “Nợ đời” đẹp lộng lẫy cao sang, những đường cong mềm mại tinh tế và uyển chuyển còn xôn xao niềm lạc thú cho thị giác trần gian. Chị yêu chồng hết mực, sẵn sàng tuẫn nạn vì tình. Chồng chị là nhà viết kịch tài hoa nhưng hiện thời chưa được công nhận. Chị không quản nhọc nhằn tìm đường, khai lối, gõ cửa các vị có chức sắc để cầu cạnh, van xin. Tình yêu, cơn đam mê vô hạn của nó đã khiến chị có thể vượt qua mọi khổ nhục trần gian nhằm mang đến thành công trong sự nghiệp của chồng. Cũng vậy, Oanh trong Một mối tình si không những yêu chồng mà còn sùng kính chồng. Chồng là cuốn sách đáng xưng tụng duy nhất mà nàng hằng đọc mải mê, là ảnh tượng tôn thờ, là thế giới nàng sống, là không khí nàng hít thở. Tình yêu của Oanh là một cơn say ngọt ngào, là bảo hiểm tuyệt đối cho tư cách đàn bà của nàng. Nàng xa lạ với những chuyện ngồi lê đôi mách, bình phẩm, chê bai chồng con. Chính vì yêu chồng bằng tình yêu lý tưởng tới mức thờ phụng như vậy nên sau này, khi chồng gặp tai nạn, mất hết mọi thứ từ tiền tài, địa vị, sức khỏe, sự phong độ đến cả khả năng quan hệ vợ chồng, nàng mới sụp đổ ghê gớm đến thế. Tình yêu bao giờ cũng là một giấc ảo mộng. Cũng

chính tình yêu luôn tuyển mộ được những tín đồ thiết tha với cái chết tử vì đạo như Tươi trong Những người đàn bà. Chồng nàng là một nghệ sĩ. Y là “khói thuốc súng, nhờ chị là mồi lửa mà bùng cháy, chiếu sáng, rồi tự huyễn hoặc mình trong một hào quang tự kỷ” [16 ; tr 259]. Nhưng người đàn ông ấy đã cố tình quên chị, bỏ đi với một người đàn bà khác. Chị trước sau vẫn một tấm lòng rộng lượng, một tinh thần hỉ xả, một niềm đam mê bền bỉ như một thiên tính trời ban riêng cho đàn bà. Ngày ngày, chị vẫn chờ anh trở về trong căn nhà quen thuộc. Nhưng càng chờ càng vô vọng mà thôi.

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 4

Phụ nữ luôn đắm đuối hết mình trong tình yêu. Nhưng khi tình yêu của họ không được công nhận hay đền đáp, họ cũng sẵn sàng ngoại tình để thỏa cái khoái lạc vô lượng của dục tình và những ẩn ức tinh thần lâu nay phải cố nén. Chính Ma Văn Kháng đã phát hiện ra “còn có một cuộc sống thầm thào chảy, ở bên dưới cuộc sống lộ thiên nhìn thấy. Thầm thào chảy nhưng dào dạt vô cùng” [16 ; tr 245]. Cái thầm thào cạnh cuộc sống lộ thiên ấy chính là những cuộc tình ái ân vụng trộm. Trong Những người đàn bà, hầu như người nào cũng ngoại tình. Bà Tài vì hủ hóa với giám đốc nên chồng bỏ, giờ bà lấy một viên thiếu tá công an, nhưng vẫn hẹn hò với tay giám đốc tình nhân xưa. Nhi thì có nhân tình. Bà Huệ là một Võ Tắc Thiên về đường tình dục. Còn Thơ, người yêu thuở học trò vẫn thì thụt đến. Chuyện ấy, khoản ấy, mục ấy dường như không bao giờ họ cảm thấy nhàm chám, thậm chí còn thích công khai, phô bày, bình nghị và tẩm thêm hương hoa. Hình như nói tục, tọc mạch vào chốn riêng tư cũng là cách để họ được thỏa dục, được giải phóng những ẩn ức dục tình.

Tuy nhiên, ngoại tình cũng có muôn vàn lý do khác nhau. Người thì vì nhu cầu tình cảm, người thì thuần túy thỏa cơn khát dục tình. Người bị hoàn cảnh xô đẩy, sa ngã một cách vô thức, người lại chủ động nhảy vào để thỏa mãn trí tò mò. Thương trong Giải nguyền từng tham gia chiến đấu, và tuổi trẻ của chị đã đi qua ở Trường sơn, trở về đời thường khi đã quá muộn mằn. Nhận ra

kiếp phận hẩm hiu của mình, chị dằn lòng ước muốn, chỉ xin thực hiện một quyền lợi tối thiểu của người đàn bà là làm mẹ. Nguyện vọng ấy ngày càng mãnh liệt và được thực hiện một cách liều lĩnh, bất cần. Chính vào lúc ấy, một người đàn ông đa cảm, hay thể tình, công tác ở giữa nơi xa lạ với cảm giác đơn côi đã đáp ứng nhu cầu của chị. Người đàn ông ấy vốn rất yêu vợ, thương con. Nào ông có phải là kẻ đam mê sắc dục, ưa thích những cuộc phiêu lưu trăng gió. Đó chỉ là một phút chạnh lòng, một giây yếu đuối, một chút ngậm ngùi thương cảm. Vậy nên, cũng là ngoại tình, nhưng “đây không phải là câu chuyện tình trăng gió, cũng chẳng phải là một mưu toan cướp giật hay một cuộc truy hoan đồi bại vẫn thường dạt dào trong trí tưởng tượng nhân gian” [18 ; tr 249]. Ma Văn Kháng minh oanh, chiêu tuyết cho những cuộc tình vụng trộm như thế, cũng như đã thật sự thông cảm cho quan hệ giữa Nhung và Đường trong Thư từ quê ra. Đường đã có vợ con ở quê tiếng là vợ chồng nhưng những ngày bên nhau dồn lại khoảng được mấy tháng. Hai người vẫn đã theo hai ngả rẽ khác nhau. Đường và Nhung quen nhau từ thời còn đi chiến đấu “Đi qua tất cả các miền lý trí phân minh, con tim mỗi người vẫn nhớ mãi tiếng đập ở thời điểm ấy” [18 ; tr 56). Chị không chỉ là bạn tình, là sự bù đắp phần khuyết thiếu trong đời anh, chị còn là tri kỉ nâng đỡ anh. Chính người vợ của Đường trong lá thư gửi từ quê ra cũng tỏ ra thông cảm và chia sẻ với anh về sự thực đau lòng ấy. Hay cuộc tình của anh Thiều (Anh thợ chữa khóa) cũng thế. Mặc dù đã có vợ con, nhưng giữa phố thị xa xôi, một mình đơn chiếc, anh không khỏi động lòng trước sự chiều chuộng, vuốt ve, gần gụi của một mảnh hồn cô lẻ khác. Đó là nhu cầu rất thật của con người. Nói như chính tác giả: “Thôi thì các nhà đạo đức hãy đại xá cho anh” [16 ; tr 274].

Nhiều truyện ngắn của Ma Văn Kháng viết thật hay về những cuộc tình vụng trộm của đàn ông với đàn bà. Cái quan hệ đàn ông đàn bà, cái quan hệ vô thường, mê muội và huyền ẩn ấy luôn có sức hút kỳ lạ và ngoại tình như một

thứ cỏ dại trong khu vườn hôn nhân cứ thầm thào mọc, thầm thào lan tỏa. Ấy thế, “không có nhưng mà có mới ngoan”. Dự trong Đất màu lấy Phùng, một kẻ háo danh, hám lợi, đam mê khốn khổ trên con đường kiếm chác danh vọng, đến mức không còn thời gian và hứng thú quan tâm đến người vợ trẻ. Bấy lâu Dự là đất màu bị bỏ hoang. Và cuốc đất chỉ có mục đích tự thân, để có thể tự do tha thẩn vào các miền tưởng tượng ngây ngất hương vị phiêu lưu. Hiếm hoi lắm mới có lúc được gần chồng. Những lúc đó nàng “tỏa hương nồng ngấu như đất đai màu mỡ khát muốn được mở lòng ấp ủ hạt giống gieo trồng” [16 ; tr 580). Nhưng đã chết hoàn toàn rồi cơn ham muốn đàn bà ở thằng đàn ông đang độ tuổi 40. Chồng nàng như bị yểm hoạn, thui chội hết thú vui chăn gối. Cơn ái dục nồng nã của nàng không được thỏa mãn. Và nàng, dù muốn hay không cũng đã sa vào vòng tay anh nhân viên khí tượng, cảm thấy “lìm lịm vì cảm giác râm ran thỏa mãn tràn trề lan tỏa khắp cơ thể, rồi biến thành cơn nấc nghẹn ngào, cơn thăng đồng ngây ngất” [16 ; tr 564]. Nàng vẫn yêu chồng, tình yêu thống thiết giờ thêm niềm ân hận xót xa. Biết làm sao được, con người là một sinh vật luôn được tái tạo, con người luôn làm lại bản thân mình. Oanh trong Một mối tình si cũng vậy. Nàng đã từng yêu chồng đến mức thờ phụng. Nhưng kể từ khi chồng nàng bị tai nạn, nàng mất đi chỗ dựa về mọi mặt, kể cả những thú vui chăn gối của vợ chồng. Đúng lúc ấy, Khoản xuất hiện. Bằng một bản năng ngùn ngụt chưa hề được bào rữa, uốn nắn, Khoản đã tái sinh cho Oanh, khiến nàng có thể vượt qua cơn sầu tủi, bừng nở và sáng tươi. Những người phụ nữ ngoại tình do hoàn cảnh xô đẩy như Oanh cần được cảm thông nhiều hơn là phê phán.

Có những người đàn bà ngoại tình vì tìm thấy tình yêu muộn màng như Quý (Chọn chồng) nhưng cũng có người thuần túy vì thú vui nhục dục. Đó là Nhần trong Suối mơ công khai tằng tịu với gã thuế vụ tóc xoăn. Gã kia vốn nòi hiếu dục. Chị chàng “là chiếc thân lạc loài, hay đâu chầu đấy, chê chồng, vừa

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí