Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 2

đặc biệt là tập Truyện ngắn Ma Văn Khángcủa nhà xuất bản hội nhà văn năm 2008 để làm phạm vi nghiên cứu cho luận văn này.

Ngoài ra còn có một số truyện ngắn của ông thời kì trước 1986.

4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp hệ thống

Là phương pháp giúp người nghiên cứu hệ thống xâu chuỗi các vấn đề trong một mối quan hệ biện chứng để có một cái nhìn toàn diện, tổng thể về vấn đề. Phương pháp này giúp chúng tôi tìm ra một hệ thống luận điểm xoay quanh việc khám phá truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá.

4.2 Phương pháp thống kê.

Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê trên toàn bộ truyện ngắn Ma Văn Kháng để có một kết luận khoa học về thiên nhiên, con người, các kiểu người và tính cách, các trạng thái tâm lí, nghệ thuật đặc thù, thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.

4.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp này giúp chúng tôi so sánh đối chiếu giữa truyện ngắn Ma Văn kháng hai thời kì trước và sau 1986. So sánh truyện ngắn Ma Văn Kháng với những cây bút truyện ngắn cùng thời để thấy được nét đặc trưng từ góc nhìn văn hoá.

4.4 Các phương pháp hỗ trợ khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

5. Kết cấu luận văn.

Luận văn này gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần nội dung có ba chương:

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 2

Chương 1: Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá.

Chương 2: Thiên nhiên trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá.

Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ góc nhìn văn hoá.

PHẦN NỘI DUNG‌

Chương 1: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

1.1. Con người trong văn học thời kỳ đổi mới.

1.1.1. Thay đổi về nhận thức, tư duy.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, văn học thời kỳ đổi mới được xác định từ 1986 đến nay, gắn liền với mốc lịch sử Đại hội VI của Đảng. Trong đại hội này đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng, bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Khi văn hóa xã hội có những biến động, nó sẽ tạo ra những chuyển đổi sâu sắc, mạnh mẽ trong quan niệm sống, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là trong sáng tạo nghệ thuật - văn học thời kỳ này ở trong trạng thái chuyển động dữ dội của một cuộc trở dạ. Trước hết là “trở dạ” về nhận thức. Các nhà văn có nhu cầu nhận thức lại thực tại xã hội, nhìn thẳng vào sự thật, quan tâm tới đời sống ngổn ngang, bề bộn của thì hiện tại. Nhận thức, quan niệm của nhà văn về hiện thực cũng được mở rộng hơn. Hiện thực không chỉ là những biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà đó còn là cái hằng ngày với những quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, phức tạp. Hiện thực, đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, thầm kín nhất. Cũng trong không khí đó, một tư duy nghệ thuật mới đã hình thành. Văn học chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng cao cả, hào hùng sang cảm hứng thế sự, đời tư gắn với những chiêm nghiệm, suy tư. Tư duy văn học mới hình thành, làm thay đổi các quan niệm về chức năng văn học, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc, sự tiếp nhận văn học, quan niệm nghệ thật về con người…

1.1.2. Quan niệm và các góc nhìn về con người trong văn học thời kỳ đổi mới.

Mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Trước 1975, văn học sử thi đặt ra những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, liên quan tới vận mệnh và sự sống còn của dân tộc. Con người được lý tưởng hóa, thần thánh hóa trong cảm hứng sử thi cao cả, hào hùng. Con người chỉ được nhìn với cái nhìn một chiều và được đo bằng chiều kích vĩ mô, thành anh hùng, dũng sĩ. Sau 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng, con người được văn học nhìn nhận, soi chiếu ở nhiều bình diện, tầng bậc, vị thế khác nhau. Con người không được lý tưởng hóa, lãng mạn hóa mà được nhìn nhận như nó vốn có, dưới sự tác động đa chiều, phức tạp của đời sống: con người với xã hội, với lịch sử, con người với phong tục, với thiên nhiên, con người trong mối quan hệ với người khác và với chính mình… Con người cũng được văn học khám phá ở cả tầng ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường. Văn học thời kỳ đổi mới đặc biệt quan tâm tới con người như một cá thể, một thực thể sống, trong đó chứa đựng cả phần nhân loại phổ quát. Nó nói thật to những gì văn học trước 1975 thường giấu kín hay chưa có điều kiện nói ra về con người. Vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người cầm bút.

Như vậy, đổi mới văn học suy đến cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống, quan niệm về chức năng của văn học nghệ thuật. Trong văn học thời kỳ đổi mới, con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội. Và cũng vì được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau nên con người trong văn học thời kỳ đổi mới hiện ra đời hơn, thật hơn, toàn diện hơn nhiều so với trước đó. Đúng như GS Trần Đình Sử đã nói :“Sự đổi mới và đa dạng của văn học trước hết là đổi mới và đa dạng trong quan niệm nghệ thuật về con người”[42 ].

1.2. Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới từ góc nhìn văn hóa.

Ma Văn Kháng là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, truyện ngắn thời kỳ đổi mới của ông thể hiện một cái nhìn toàn diện, thấu đáo và tri ân đối với con người. Bằng giọng điệu vừa thâm trầm, sâu sắc, vừa trào lộng hài hước, vừa chua chát, cay nghiệt lại vừa mượt mà, nhẩn nha, Ma Văn Kháng đã say sưa kể với chúng ta về những mảnh đời, những số phận người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa thời đại họ sống. Từ góc nhìn văn hóa, con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới hiện lên thật đa diện.

1.2.1. Con người từ góc nhìn văn hóa ứng xử.

Trong dòng chảy của lịch sử, mỗi cộng đồng dân tộc đã sáng tạo cho mình một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa của cộng đồng được lưu giữ từ đời này qua đời khác. Văn học là một thành tố của văn hóa. Nó là sự tự ý thức văn hóa của mỗi dân tộc. Các biến động của lịch sử, xã hội, tư tưởng, quan niệm mới của thời đại… luôn tác động, chi phối cá tính sáng tạo của nhà văn. Trên tinh thần đổi mới tư tưởng, đổi mới tư duy, văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới và giao lưu, hội nhập đã in dấu ấn sâu đậm trong cách ứng xử của con người.Văn hoá đổi mới tác động đến văn học. Hay nói như PGS.TS Đoàn Đức Phương: “Hình tượng con người trong văn học mang những phẩm chất gắn với một nền văn hoá nhất định”[41 ;tr 30].

Từ góc nhìn văn hóa ứng xử, con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới hiện lên vừa cao cả vừa đời thường, vừa có cái đẹp, cái thiện lại vừa có cái xấu, cái ác. Con người bị xóa nhòa “khoảng cách sử thi” được đặt trong dòng đời đa tập, trong những mối quan hệ chằng chịt. Chính vì vậy, ngay trong cách ứng xử, con người trong truyện ngắn của ông cũng được khám phá từ nhiều chiều kích.

1.2.1.1. Cái đẹp và cái thiện.

Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng giữa những ngày hè nắng nôi oi bức, tôi thật sự bị cuốn hút bởi thứ văn giàu chất đời, đầy ắp hơi thở của sự sống ấy. Nhiều trang truyện làm ta cảm thấy ấm lòng bởi các nhân vật đã lấy cái đẹp của tính người, tình người để đối nhân xử thế, để vượt lên nhưng thói thường của cuộc đời trần tục, đa đoan. Những cái méo mó, nghịch dị, cái phàm tục, dở dang cứ thu hút một số cây bút nào khác. Ma Văn Kháng “là nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác” [37;Tr 7].

Trước hết là cái đẹp trong ứng xử giữa con người với con người, cái đẹp ấy càng trở nên ngời sáng khi nhà văn đặt nhân vật của mình vào những tình huống oái oăm. Truyện ngắn Anh thợ chữa khóa xoay quanh nhân vật chính là Thiều. Anh rong ruổi hành nghề chữa khóa, đi khắp nơi để kiếm sống và thỏa chí bay nhảy của mình. Anh sống giữa đời nhẹ nhõm như một cuộc dạo chơi vô tư lự. Bên cạnh chân dung của một người tài hoa giữa đời thường, Ma Văn Kháng còn hướng người đọc tới hai người đàn bà trong cuộc đời anh Thiều. Họ ở vào tình cảnh “chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai”.Vậy mà họ không có những cuộc đánh ghen tàn hại. Phải chăng vì mất mát to lớn quá nên có sức thanh lọc tâm hồn. Cái chết của anh Thiều trở thành sợi dây gắn kết những con người xa lạ. “Họ trở thành môn đệ chung một tôn giáo có giáo chủ là ông chồng thợ khóa đã khuất của họ” [16 ;Tr 282]. Người vợ cả dãi dầu khổ ải nhưng tấm lòng thảo thơm. Trong sâu thẳm con người chị là bản năng bảo tồn cái quan hệ máu mủ ruột rà thiêng liêng, là tình yêu sâu sắc, tẩm hương phụng thờ. Chính tình yêu đã hàn gắn đau thương, xóa bỏ hận thù, khiến hai người đàn bà có thể xích lại gần nhau hơn. Nếp trong Thư từ quê ra khi biết chồng mình đã yêu một người con gái khác thì không vội ghen tuông mà tìm cách hiểu kỹ về người con

gái ấy. Chị biết rằng Nhung đến với Đương bằng một tình yêu chân thành. Trước tình cảm bị sẻ chia, chị không chỉ nghĩ đến nỗi xót xa, tủi phận cho mình, mà còn nghĩ đến chồng mình nửa đời chinh chiến, đến già mà vẫn còn cô độc. Chị lấy tình nghĩa để lý giải và giải quyết vấn đề. Bức thư gửi từ quê ra tràn đầy nước mắt và nỗi xót đau, nhưng mang sức nặng của lòng vị tha. Chính cách cư xử ấy khiến Đương và Nhung càng phải suy nghĩ để điều chỉnh lại hành vi của mình. Trong Trái chín mùa thu, ông Thụy, cô Bừng đều là những con người có số phận éo le. Người thì vợ mất, người thì chồng hy sinh. Hai mảnh đời vụn vỡ đã ghép lại thành đôi bằng chính sự đồng cảm, sẻ chia đầy thiêng liêng, cao thượng. Nhưng tình nghĩa quá khứ vẫn chưa thể phôi phai, chưa thể nằm yên trong ngăn kéo vô tình. Họ đã chia tay nhau sau một đêm Bừng nhìn ảnh mẹ Luyến, khóc thương mẹ Luyến và thương người chồng đã hi sinh của mình.

Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng luôn ứng xử với đời, với người bằng cái phông văn hóa và kinh nghiệm dày dặn của mình. Qua cách hành xử của họ, ta thấy được họ thật sự là những người “xứng tầm”. Ông Bằng trong Chuyến tuần tra cuối cùng đã vào tuổi hưu trí. Chính ở cái tuổi tri thiên mệnh này, ông lại hay mủi lòng, tài năng dự đoán phát triển đến độ thăng hoa nhờ linh ứng tài tình kết hợp nhuần nhuyễn với sự trải nghiệm. Chuyến tuần tra cuối cùng như chính ông linh cảm, đã diễn ra không hoàn toàn thuận lợi. Chẳng phải vì ông không bắt được tên cướp xe máy, mà vì tội phạm hiện diện trước ông là một khuôn mặt non bấy, một gương mặt học trò, một gương mặt của con người nơi đầu nguồn nhân cách, một khuôn mặt chưa vướng bụi trần ai. Ông “bủn rủn hết cả chân tay, không quay đi mà đứng nhìn trân trân vào gương mặt kẻ tội phạm thiếu niên nọ, nước mắt lã chã tuôn rơi và gào lên thống thiết: “Trời ơi, sao lại đến nông nổi này hả, cháu ơi. Mày làm tao buồn quá… Hóa ra kinh nghiệm của cả một đời tao gom lại chỉ là để đối phó với mày ư, cháu ơi” [27 ; tr 215]. Cách ứng xử của ông Bằng không giống với cách ứng xử

thông thường giữa người thi hành nhiệm vụ và tên tội phạm, không mang vẻ lạnh lùng, nguyên tắc mà thấm đẫm tinh thần nhân bản. Ông sững sờ, đau xót trước một tên tội phạm là thiếu niên. Ông run rẩy, gào thét trước vẻ non tơ, không dục niệm, tà vạy, chưa hoen ám những ý tưởng xấu xa của nó. Phải chăng, vẻ đẹp của tình người, tính người như là căn cốt của cuộc sống bình dị, hồn nhiên đã chi phối cách hành xử của ông Bằng. Cũng chính vì thế mà thiên truyện không có cái căng thẳng của một cuộc tuần tra, nó được cân bằng, được “chùng hóa” nhờ những linh cảm, trực giác, tài năng và sự trải nghiệm trong nghề nghiệp của ông Bằng.

Cái đẹp không chỉ được thể hiện trong cách hành xử giữa người với người, mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Bát ngát trời xanh là truyện ngắn gửi gắm nhiều thông điệp của tác giả. Con chim cu gáy do Thọ – bạn văn chương vọng niên tặng ông Khang mỗi lần cất tiếng là mỗi lần “nó gợi nhớ tình quê, nó đưa ta về đồng ruộng, xóm thôn, mùa màng, nó khiến ta rưng rưng một nỗi luyến nhớ xa xôi” [27 ; tr 8]. Nhưng những âm thanh nuột nà vàng ngọc ấy thực chất “chỉ là kết quả của một cuộc đọa đầy, hành xác của con người, chỉ đơn thuần là tiếng lộng thổn thức của một kẻ bị giam hãm tù đày, bị cách ly đồng loại” [27 ; tr 16]. Bị nhốt trong cái lồng chật hẹp, tối tăm, hoàn cảnh sống bí bức, khổ sở khiến con chim phẫn mà phát. Tiếng hót thể hiện nỗi nhớ trời xanh tự do, nhớ bầy, nhớ bạn, nhớ ruộng đồng. Một tiếng chim mà thăm thẳm nỗi đau. Cuối cùng, thằng cháu ông Khang mặc dù rất yêu quý con chim, đã thả nó về với bát ngát trời xanh. Hành động ấy thể hiện vẻ đẹp của một con người còn chưa vong thân xa cách cội nguồn. Đó là sự hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà sống. Cách ứng xử của đứa trẻ nhận được sự đồng tình của ông nó. Bởi “nó đã hiểu, đã ngộ ra một điều hệ trọng bằng trực cảm hồn nhiên của tuổi thiếu niên vô tư. Nó không cầm lòng

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí