Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

............................................


LÊ VĂN KHẢI


TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


HÀ NỘI - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

.......................................................


LÊ VĂN KHẢI


TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ


Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC


HÀ NỘI - 2010

MỤC LỤC‌

Trang

Mở đầu 1

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Phạm vi nghiên cứu. 5

4. Phương pháp nghiên cứu. 6

5. Kết cấu luận văn. 6

Nội dung


Chương 1: Con người trong truyện ngắnMa Văn Kháng

thời kỳ đổi mới từ góc nhìn văn hóa



7

1.1.Con người trong văn học thời kỳ đổimới.


7

1.2 Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng



thời kỳ đổi mới từ góc nhìn văn hóa.

8


1.2.1. Con người từ góc nhìn văn hóa ứngxử.


9

1.2.2. Con người từ góc nhìn văn hóa tính dục


20

1.2.3. Con người từ góc nhìn văn hoá tâm linh


28

1.2.4. Con người từ góc nhìn bi kịch


31

Chương 2: Thiên nhiên trong truyện ngắn ma văn kháng thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá



39

2.1. Văn hoá vùng trong cái nhìn thiên nhiên


39

2.2. Cõi sống tinh thần trong cái nhìn thiên nhiên


50

Chương 3 : Nghệ thuật Truyện ngắn Ma Văn Kháng



từ góc nhìn văn hoá


58

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhânvật:


58

3.2. Ngôn ngữ - Giọng điệu


70

3.3. Không gian, Thời gian nghệ thuật


78

Kết luận


85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.

Diện mạo của một nền văn học dân tộc trước hết là sự góp mặt của những tên tuổi lớn. Trong văn học đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một nhà văn có vai trò không nhỏ trong hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật.

Sự nổi tiếng của ông là một điều không phải bàn cãi. Gần 50 năm hoạt động sáng tạo chi chút như con ong làm mật, từ truyện ngắn đầu tiên đến nay ông đã có một vốn liếng khá lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm đóng dấu trong lòng bạn đọc .

Có thể nói, dù viết truyện ngắn từ những năm 1960 nhưng phải đến những năm tám mươi của thế kỉ trước, Ma Văn Kháng mới thật sự thành công về sáng tác truyện ngắn, đặc biệt là từ sau năm 1986.

Phố cụt là tác phẩm mở đầu cho nghiệp viết truyện ngắn của ông.Truyện ngắn này được in trên trang nhất của Tuần báo văn nghệ 1961.Đây là tác phẩm có cốt truyện đơn giản, khám phá những cuộc đời lao động mới bằng những trang văn trong sáng, nóng hổi hơi thở cuộc sống.Từ đó ông trưởng thành dần và liên tiếp gặt hái thành công trong thể loại này. Ông đoạt giải cao nhất cuộc thi truyện ngắn 1967 – 1968 của Tuần báo văn nghệ. Sau đó, ông cho ra đời liên tiếp 5 tập truyện ngắn từ 1969 đến 1972. Từ 1986, truyện ngắn Ma Văn Kháng bứt phá, sung sức, nở rộ. Đề tài và chủ đề mở rộng.Tư duy đa chiều về cuộc sống và con người. Đến nay ông đã có 17 tập truyện ngắn, 10 tiểu thuyết, 3 truyện nhi đồng. Ông tiếp tục đoạt giải thưởng cho tác phẩm Xa phủ (trước 1986), Cây bút vàng cho truyện ngắn San Cha Chải trong cuộc thi truyện ngắn và kí 1996 – 1998 do Bộ công an và hội nhà văn tổ chức. Tập truyện Trăng soi sân nhỏ (1994) được giải thưởng hội đồng văn xuôi hội nhà văn 1995 và năm 1998 giải thưởng văn học Đông Nam Á. Năm 2001 ông nhận giải thưởng nhà

nước về văn học nghệ thuật đợt 1. Năm 2009 ông cho xuất bản tiểu thuyết Một mình một ngựa và hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương, cuốn tiểu thuyết Một mình một ngựa được nhận giải thưởng của hội nhà văn Hà Nội.

Với một nội lực mạnh mẽ và một cá tính sáng tạo, nhà văn Ma Văn Kháng đã và đang chiêm nghiệm, nhập cuộc, lùi xa, đứng trên dòng chảy đất nước những năm chuyển động dữ dội và thời kì đổi mới để có một thương hiệu truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ông nhận ra những cơn vật vã của toàn xã hội và “chấn thương”của trạng thái nhân thế. Ông đi vào bản chất của cuộc đấu tranh nội bộ thời hậu chiến với những mưu toan, quyền lực, chuyên quyền, a dua, nịnh bợ, với những cái ác, cái xấu hiện hình.

Với một cây bút có nhiều trải nghiệm và in dấu trong lòng độc giả qua nhiều chặng đường sáng tác như vậy, với một tài năng truyện ngắn vượt trội, cần có một góc nhìn đa chiều hơn về văn chương của ông, nhất là mảng truyện ngắn viết trong thời kỉ đổi mới đến nay. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá hiện đang là xu hướng tiếp cận toàn diện và sâu sắc về văn học. Chúng tôi chọn đề tài này để thấy được những biểu hiện văn hoá trong sáng tác truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới và sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa văn hoá thời kì này đến thế giới nghệ thuật truyện ngắn của ông.

2. Lịch sử vấn đề

Ma văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936 tại Hà Nội. Bút danh Ma Văn Kháng gắn liền với quê hương thứ hai của ông- Lào Cai. Ông từng đi qua thời thiếu sinh quân, giáo viên dạy văn, hiệu trưởng cấp 2, cấp 3 phổ thông Lào Cai, làm báo, làm thư kí cho bí thư tỉnh uỷ Lào Cai. Năm 1974 ông chính thức trở thành hội viên hội nhà văn Việt Nam. Sau một thời kì dài gắn bó với Lào Cai, Ma Văn Kháng trở về Hà Nội mở ra một giai đoạn mới với tư cách nhà văn chuyên nghiệp. Hiện nay ông là là uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam.

Như trên đã nói, sáng tác của ông đa dạng ở thể tài và nhất là những tập truyện ngắn ngày càng gây tiếng vang từ sau 1986.

Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng đã đặt ra từ rất sớm. Năm 1961 truyện ngắn Phố cụt được in báo, gần hai năm sau trong một cuộc họp ở viện văn học, phó viện trưởng Nguyễn Minh Tân đã nói: “ Cây bút trẻ Ma Văn Kháng in nhiều truyện ở các báo được giới văn học và bạn đọc chú ý”( theo An ninh thế giới, ngày 26/9/2007)

Đầu những năm 70, các cây bút phê bình nghiên cứu tập trung bàn về tập truyện Xa Phủ của Ma Văn Kháng, tác phẩm viết về cuộc sống và con người miền Tây, theo các nhà phê bình thì Xa Phủ vẫn là cảm hứng sử thi của văn học lúc bấy giờ, dạng truyện vừa trữ tình vừa có cốt truyện

Từ sau 1986 đến nay Ma Văn Kháng liên tiếp cho ra mắt những tập truyện ngắn gây tiếng vang rộng rãi: Ngày đẹp trời (1986), Vệ sĩ Quan Châu (1988), Trái chín mùa thu (1988), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994), Ngoại thành (1996), Vòng quay cổ điển (1997), Ngày hội phố phường (2004), Đầm sen (2006), Trốn nợ (2008)…Những người quan tâm đến truyện của Ma Văn Kháng đều phát hiện ra đó là những trang văn triết luận đời sống hết sức nhất quán. Triết luận của Ma Văn Kháng là lấy tính người, tình người và sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người và cuộc đời. Những truyện hay nhất của Ma Văn kháng là nói về dòng đời, mạch sống.

Các tập truyện trên đây của Ma Văn Kháng đã được phê bình trên các trang báo, các bài tham luận cũng như các công trình nghiên cứu. Phê bình về tập truyện Ngày đẹp trời, tác giả Bùi Việt Thắng phát hiện ra tính chất dự báo những vấn đề cốt yếu của cuộc sống, khai thác những chuyện đời thường.

Tác giả Nguyễn Đăng Hiệp nhận xét về Đầm sen đời thường, đầy ắp hơi thở của sự sống, nhân vật phụ nữ đời hơn cả.

Đọc Heo may gió lộng, tác giả Trần Bảo Hưng cho đó là lối viết đượm tình yêu thương, thế giới tâm linh huyền bí với những nghiệp căn số mệnh…

Cái nhìn toàn diện về truyện ngắn Ma Văn Kháng phải đến năm 1999 với các tác giả Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Phong Lê…

Tác giả Lã Nguyên phát hiện truyện ngắn Ma Văn kháng ở các cấp độ: Những kẻ mông muội nơi miền rừng núi ; những cảm khái thành thị với nhịp sống hiện đại nghiêng về tình người nhân văn; tính dục trào lộng .

P.G.S, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện - một người bạn mà gần như tác phẩm nào của Ma Văn Kháng cũng đọc đã nói: “ Chả lúc nào ông ấy không có truyện trong ngăn kéo đâu, cứ đến xin khéo may là được đấy”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện bàn nhiều về đời sống tâm linh bí ẩn để đặt con người đúng chỗ trên trần thế, về dục vọng như một thuộc tính của con người trong tryện ngắn của Ma Văn Kháng.

Năm 2008 tập truyện mới nhất của Ma Văn Kháng có tên Trốn nợ ra đời. Trốn nợ là chủ đề của cuộc hội thảo tại trụ sở hội nhà văn Việt Nam- cuộc hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động của lớp bồi dưỡng lí luận phê bình khoá 1 do trung tâm bồi dưỡng viết văn tổ chức. Tại hội thảo này, T.S Nguyễn Thanh Tú đã khẳng định : Ma Văn Kháng vẫn viết những điều mình biết và chiêm nghiệm, ngồn ngộn những chi tiết. Nhà phê bình Văn Vinh đánh giá Ma Văn Kháng thể hiện một bút lực sung mãn, cường tráng. Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng: Hầu hết các tác phẩm đều gói chặt vào những không gian nhỏ bé, để lại dư vị bức bối. Có một thế giới cũ kĩ đang bàng hoàng trước những đổi thay của cuộc sống.

Như vậy nghiên cứu về sáng tác truyện ngắn Ma Văn Kháng đã có một quá trình lịch sử từ những nhận định lẻ trên các tờ báo, đến những bài viết công phu, những tham luận có giá trị tại các hội thảo, tất cả đều tập trung khám phá sức sáng tạo đồi dào của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1986. Ông đã

chuyển đổi từ cách viết tư duy sử thi sang đời tư thế sự với những vấn đề nổi cộm về dòng đời, mạch sống, về luân lí đạo đức và giá trị con người trong vòng quay cổ điển của cuộc sống hiện đại.

Những năm gần đây xuất hiện một số đề tài Khoa học ngữ văn nghiên cứu về Ma Văn Kháng như: Thi pháp truyện ngắn Ma Văn kháng ( luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Lịch), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác Ma Văn Kháng ( luận án của nghiên cứu sinh Đỗ Phương Thảo)…Đây là những công trình khoa học có giá trị, dù mới chỉ dừng lại ở nghệ thuật sáng tác của Ma Văn Kháng nhưng sẽ là những gợi ý quý báu cho chúng tôi tiếp cận truyện ngắn của Ma Văn Kháng trong luận văn này.

Chúng tôi chọn vấn đề: Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá là một cách tiếp cận mới mẻ, toàn diện. Không xuất phát từ quan điểm xã hội học đơn giản, cũng không xuất phát từ quan điểm nghệ thuật thuần tuý của nhà văn, công trình luận văn này muốn đạt tới một hiệu quả từ góc nhìn văn hoá để tìm hiểu, phát hiện và khẳng định chiều sâu giá trị những truyện ngắn Ma Văn Kháng trong một thời kì biến động .

3. Phạm vi nghiên cứu.

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chủ yếu lấy truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1986 để làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu, trong đó sẽ giải quyết vấn đề lớn sau đây:

Thiên nhiên, con người nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới được thể hiện từ chiều sâu kiến thức, vốn sống, tài năng của Ma Văn Kháng( tầm vóc văn hoá của nhà văn).Ba vấn đề này sẽ được soi chiếu từ các góc nhìn văn hoá chứ không phải phân tích thi pháp thông thường.

Với hàng chục tập truyện ngắn thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng, chúng tôi chỉ chọn những truyện hay tiêu biểu trong các tập :Heo May gió lộng, Đầm sen, Ngày hội phố phường, Trăng soi sân nhỏ, Vòng quay cổ điển, Trốn nợ, và

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí