Hiện tượng đô la hóa.
Đô la hóa là thuật ngữ được các nhà nghiên cứu sử dụng từ cuối nhưng năm 70 để chỉ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của chủ thể trong nước. Đô la hóa được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm sử dụng ngoại tệ trong giao dịch, dự trữ tài sản tài chính, nợ phải trả, hoặc yết giá bằng đồng ngoại tệ.
Mức độ cao của đô la hóa tài chính có thể làm giảm tác động hiệu quả lãi suất chính sách đồng nội tệ. Mức độ tác động lên lãi suất bán lẻ có thể giảm khi các ngân hàng tăng lãi suất chính sách đồng nội tệ, do hiệu lực chính sách bị giới hạn bởi khả năng nền kinh tế chuyển sang sử dụng công cụ ngoại tệ. (Acosta-Ormaechea & Coble, 2011). Hơn nữa, trong nền kinh tế bị đô la hóa, khi nội tệ mất giá nghiêm trọng có thể có một tác động lan truyền đến nền kinh tế thông qua hiệu ứng giảm bất lợi của mất giá nội tệ trên các báo cáo tài chính (các công ty sử dụng ngoại tệ để giảm bất lợi do nội tệ mất giá), điều này như một lời nhắc nhở về nỗi sợ hãi thả nổi tỷ giá (Calvo & Reinhart, 2002; Leiderman và các tác giả, 2006).
Acosta-Ormaechea & Coble (2011) so sánh truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Chile, New Zealand, Peru và Uruguay. Các tác giả thấy rằng kênh lãi suất có hiệu quả hơn ở Chile và New Zealand so với Peru và Uruguay. Điều khác biệt này do vấn đề đô la hóa ở Peru và Uruguay lớn hơn nên kênh lãi suất ở hai quốc gia này kém hiệu quả hơn so với kênh tỷ giá. Tác giả cũng gợi ý khi Peru và Uruguay giảm mức độ đô la hóa kênh lãi suất sẽ dần có hiệu lực hơn. Tương tự, Cas và các tác giả (2011) khi nghiên cứu truyền dẫn lãi suất ở các quốc gia khu vực Mỹ la tinh đã tìm thấy bằng chứng về tác động của đô la hóa đến hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Theo tác giả, truyền dẫn lãi suất bán lẻ mạnh hơn khi các quốc gia cho phép tỷ giá linh hoạt hơn, giảm mức độ đô la hóa, phát triển hệ thống tài chính và giảm mức độ tập trung ngành ngân hàng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về truyền dẫn CSTT cũng quan tâm đến hiện tượng đô la hóa. Vấn đề này trở nên quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến hiệu lực của kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Havrylyshyn & Beddies (2003) đã tìm thấy trong nền
kinh tế có hiện tượng đô la hóa cao tỷ giá hối đoái có nhiều bất ổn và cầu tiền thiếu ổn định. Đô la hó còn làm cho kênh truyền dẫn lãi suất kém hiệu lực. Điều này ngụ ý rằng hệ số truyền dẫn của kênh lãi suất sẽ nhỏ hơn so với kênh tỷ giá khi nền kinh tế có hiện tượng đô la hóa cao. Bằng nghiên cứu thực nghiệm Isakova (2008) đã tìm thấy bằng chứng chứng tỏ hiệu lực mạnh hơn của kênh tỷ giá hối đoái tại các nền kinh tế Trung Á (các quốc gia có hiện tượng đô la hóa cao)13.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Truyền Dẫn Chính Sách Tiền Tệ
- Truyền Dẫn Lãi Suất Chính Sách Vào Lãi Suất Bán Lẻ
- Hành Vi Điều Chỉnh Bất Cân Xứng Lãi Suất Bán Lẻ
- Các Nghiên Cứu Truyền Dẫn Chính Sách Tiền Tệ Gần Đây
- Chính Sách Tiền Tệ Và Hệ Thống Nhtm Việt Nam
- Minh Bạch Chính Sách Tiền Tệ, Kìm Hãm Tài Chính Và Đô La Hóa
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
1.2.4 Hành vi thiết lập lãi cận biên của NHTM
Như đã nêu, Rousseas (1985) đưa ra mô hình định giá dựa trên giả thuyết chi phí vốn là biến ngoại sinh. Trong mô hình này các ngân hàng được xem là người chấp nhận giá do có mức độ canh tranh rất cao giữa các ngân hàng để có được nguồn vốn. Tuy nhiên Ho & Saunders (1981) cho rằng điều này không chính xác trong thị trường bán lẻ. Mô hình của Ho & Saunders (1981) dự đoán rằng cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là các biến nội sinh được quyết định bởi nhà quản trị NHTM trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Chính xác hơn, Ho & Saunders (1981) lập luận rằng biến đổi của lãi suất bán lẻ một phần phụ thuộc vào chi phí vốn vay và một phần khác phụ thuộc vào tỷ lệ lãi suất biên. Tỷ lệ biên như một tấm đệm giúp ngân hàng ứng phó với các rủi ro. Nghĩa là lãi suất huy động (rD) sẽ bằng lãi suất thị trường (r) trừ một khoảng lãi suất biên (a), trong khi lãi suất cho vay (rL) sẽ bằng lãi suất thị trường cộng với một khoảng lãi suất biên (b). Mô hình này cũng được các nhà nghiên cứu về sau đồng thuận (Saunders & Schumacher, 2000; Maudos & Fernandez de Guevara, 2004; Maudos & Solísa, 2009). Như vậy ngoài lãi suất thị trường, tỷ lệ biên cũng là cơ sở để ngân hàng định giá lãi suất bán lẻ. Để tối đa hóa lợi ích, các ngân hàng không thiết lập lãi suất huy động và lãi suất cho vay một cách riêng biệt mà luôn có quan sát và cân đối trước khi quyết định. Giải bài toán tối ưu hóa đồng thời tham số a và b trong mô hình sẽ giúp nhà nghiên cứu tìm thấy các yếu tố quyết định lãi suất bán lẻ ngoài yếu tố lãi suất thị trường.
13 Các quốc gia gồm Kazakhstan, Kyrgyz Republic và Tajikistan
Ho & Saunders (1981) đã sử dụng bài toán lãi cận biên (rL-rD) để tìm ra các yếu tố quyết định tham số a và b trong mô hình định giá. Nói cách khác, lãi cận biên chính là một phần trong câu chuyện định giá của nhà quản trị ngân hàng. Trong nghiên cứu thực nghiệm, lãi cận biên được đo bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu từ hoạt động cho vay với tổng chi phí nguồn vốn huy động so với tổng tài sản sinh lợi.
Từ mô hình của Ho & Saunders (1981), Luận án nhận thấy phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ cần quan tâm đến lãi cận biên nhất là trong trường hợp xuất hiện truyền dẫn không hoàn toàn. Bởi vì điều này có thể ẩn chứa thông tin truyền dẫn lãi suất còn phụ thuộc rất lớn vào hành vi của nhà quản trị khi xác định mức lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hoặc không xem xét hoặc chỉ xem các yếu tố quyết định lãi suất cho vay một cách riêng lẻ (Aysun & Hepp, 2016; Kitamura và các tác giả, 2015,…) Đây là khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung. Đối với trường hợp của Việt Nam, mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường và lãi suất chính thức của NHNN (lãi suất tái cấp vốn lãi suất chiết khấu, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc...) còn lỏng lẻo, vai trò điều tiết thị trường của công cụ lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và thị trường mở còn hạn chế (Phạm Huy Hùng, 2005). Trong tình huống này, vận dụng nguyên tắc xác định lãi cận biên để giải thích hành vi xác định lãi suất bán lẻ của NHTM rất phù hợp. Chẳng hạn, NHNN mong muốn giảm lãi suất bán lẻ ngay khi lãi suất tái chiết khấu giảm. Tuy nhiên, các NHTM chỉ có thể điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tương ứng với mức giảm của lãi suất chính sách khi lãi cận biên kỳ vọng của ngân hàng ít bị ảnh hưởng. Bởi vì, nếu các yếu tố khác không đổi lãi suất cho vay giảm đồng nghĩa với lãi cận biên giảm. Ngay cả trong trường hợp lãi suất huy động có giảm nhiều đi nữa nhưng các yếu tố khác của ngân hàng như chi phí hoạt động, chi phí cơ hội, các khoản thanh toán ngoài lãi,… ở mức cao vẫn có thể cản trở ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Hơn nữa, lãi cận biên là yếu tố đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng và nhà quản trị NHTM toàn quyền quyết định mức này sao cho có lợi nhất.
Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lãi cận biên cao thường có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Lãi cận biên cao thường đi liền với kém hiệu quả của hệ thống tài chính và dẫn đến biến dạng tiết kiệm và đầu tư (López-Espinosa và các tác giả, 2011). Việc giảm tiết kiệm và đầu tư làm chậm tốc độ tăng trưởng và tốc độ tạo việc làm. Lãi cận biên quá cao không những không khuyến khích nguồn tiết kiệm (do có tỷ suất sinh lợi thấp) mà còn hạn chế mở rộng tín dụng do lãi suất cho vay cao. Đối với các quốc gia mới nổi, đây là rủi ro rất đáng kể bởi vì hệ thống tài chính và thị trường vốn của những quốc gia này chưa phát triển hoàn hảo và nền kinh tế lại phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng. Lãi cận biên cao cũng là yếu tố làm cho chính sách tiền tệ kém hiệu quả (Sander & Kleimeier, 2004) do các mức lãi suất chính sách không được truyền dẫn hoàn toàn vào thị trường.
Như vậy bên cạnh truyền tải thông tin quan trọng về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, lãi cận biên còn là yếu tố phản ánh hiệu quả chính sách tiền tệ.
Hành vi thiết lập lãi cận biên của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố quyết định lãi cận biên. Mô hình lý thuyết chỉ ra lãi cận biên có quan hệ tuyến tính với yếu tố có thể đo lường được14. Điều này ngụ ý rằng, các yếu tố chi phối lãi cận biên sẽ giải thích phần nào lý do lãi suất bán lẻ thay đổi không tương xứng với lãi suất chính sách. Luận án sử dụng cách tiếp cận này để giải thích tầm quan trọng lãi cận biên trong truyền dẫn lãi suất bán lẻ.
Trong giới hạn nghiên cứu của Luận án, các yếu tố chi phối hành vi thiết lập lãi cận biên sẽ được phân tích dựa trên các mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây
1.2.4.1 Mô hình lý thuyết về hành vi thiết lập lãi cận biên
Các nghiên cứu về lãi cận biên bắt đầu từ mô hình phân tích các yếu tố quyết định mức lãi suất biên của ngân hàng trong nghiên cứu của Ho & Saunders (1981).
Bắt đầu từ mô hình phân tích các yếu tố quyết định mức lãi suất biên của ngân hàng trong nghiên cứu của Ho & Saunders (1981). Hai tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm
14 Các biến số này được trình bày trong phần mô hình lý thuyết xác định lãi cận biên.
mô hình ngân hàng tại Mỹ. Trong mô hình này, các ngân hàng được giả định chỉ có hoạt động cho vay và huy động vốn. Mô hình được thiết lập như sau:
ݏ = ఈ + ଵ ܴߪଶܳ (1.3)
ఉ ଶ ூ
Trong đó:
- S: lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi vay và chi phí huy động vốn;
- α/β là tỷ số đo lường sức mạnh thị trường15;
- R là chỉ tiêu đo lường độ ngại rủi ro của ngân hàng;
- Q đại diện cho quy mô giao dịch;
ூ
- ߪଶ là giá trị bất ổn lãi suất thị trường.
Maudos & Fernández de Guevara (2004) đã mở rộng mô hình xác định lãi suất biên. Trong nghiên cứu của mình, Maudos & Fernández de Guevara (2004) đã đưa thêm biến chi phí hoạt động vào mô hình lý thuyết.
Mô hình lý thuyết cho rằng ngân hàng kinh doanh theo quan điểm ngại rủi ro trên thị trường tín dụng. Ngân hàng hoạt động như một trung gian giữa người có nhu cầu cung ứng vốn và người có nhu cầu sử dụng vốn. Trong mỗi thời kỳ xác định lãi suất, ngân hàng xác định mức lãi suất vào thời điểm bắt đầu của thời kỳ đó, trước khi có bất cứ khoản tiền gửi hoặc cho vay nào, và giữ nguyên lãi suất như vậy đến cuối thời kỳ. Các ngân hàng là những chủ thể ngại rủi ro. Họ phải thương lượng với người có nhu cầu sử dụng vốn về mức lãi suất cho vay, đồng thời phải đề nghị mức lãi suất đối với người có nhu cầu gửi tiền. Trong khi các hoạt động này diễn ra bất cân xứng về thời gian, ngân hàng phải thiết lập mức lãi suất cho vay (rL) và lãi suất tiền gửi (rD) tối ưu sao cho tối thiểu hóa rủi ro do bất ổn lãi suất trên thị trường tiền tệ. Khi bất ổn xảy ra, nhu cầu vay tăng lên quá mức hoặc không đủ nguồn cung tiền gửi, ngân hàng cũng phải xác định mức lãi suất sao cho có thể dung hòa được
15 Với kết quả tối ưu hàm hữu dụng thì α là hệ số chặn, β là hệ số gốc đo lường tương quan cân xứng giữa vốn huy động và tín dụng. Nếu α lớn và β nhỏ thì hệ số α/β sẽ lớn, điều này có nghĩa s sẽ lớn hơn. Hay nói cách khác, khi ngân hàng hoạt động trong điều kiện hàm cung và cầu ít co dãn, ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh độc quyền. Trường hợp thị trường cạnh tranh thì α/β sẽ nhỏ hơn.
những bất ổn này. Vì những lý do như vậy nên các ngân hàng xác định các mức lãi suất của họ như là một cận biên với lãi suất trên thị trường tiền tệ (r). Điều này có nghĩa là
rD = r – a và rL = r + b (1.4)
Trong đó a, b là mức cận biên tương ứng với lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi theo lãi suất trên thị trường tiền tệ, (rL): lãi suất cho vay; và (rD): lãi suất tiền gửi
Khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi s hay lãi cận biên được tính như sau:
s = rL – rD = a + b (1.5)
Mô hình này được hiểu một cách trực quan như sau: giả định một khoản tiền gửi mới của ngân hàng phát sinh trước khi có nhu cầu khoản vay. Ngân hàng sẽ đầu tư khoản tiền nhàn rỗi tạm thời này vào thị trường tiền tệ với mức lãi suất r. Nếu lãi suất thị trường cuối kỳ giảm ngân hàng sẽ có rủi ro đối với khoản tái đầu tư. Tương tự, nếu có khoản vay phát sinh trước khi có khoản tiền gửi mới vào ngân hàng, lúc đó ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn từ thị trường tiền tệ để đáp ứng khoản vay. Trường hợp này ngân hàng đối mặt với rủi ro của khoản tái tài trợ nếu lãi suất thị trường tăng. Ngoài ra, việc thu hồi vốn vay là không chắc chắn bởi vì có xác suất một vài chủ thể vay tiền sẽ không trả được nợ có nghĩa là gặp rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng sẽ thiết lập lãi suất biên khoản cho vay (b) và khoản tiền gửi (a) sao cho bù đắp được cả rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng.
Giá trị tài sản ban đầu của ngân hàng chính là chênh lệch giữa tài sản (gồm giá trị khoản vay (L) và tài sản thị trường tiền tệ ròng (M)) với khoản nợ (là các khoản tiền gửi (D)).
W0 = L0 – D0 + M0 = I0 + M0 (1.6)
L0 – D0 gọi là dư nợ tín dụng ròng (net credit inventory (I0)).
Lerner (1981) chỉ trích mô hình ban đầu Ho & Saunders (1981) không đề cập đến chi phí hoạt động. Ngân hàng trong quá trình thực hiện chức năng của một trung
gian tài chính cũng phát sinh chi phí hoạt động. Maudos và Fernández de Guevara (2004) đã phát triển mô hình của Ho & Saunders (1981) bằng việc bổ sung biến chi phí hoạt động vào mô hình lý thuyết xác định lãi cận biên. Giả định rằng chi phí hoạt động là hàm của chi phí nhận tiền gửi (C(D)) và chi phí thực hiện cho vay (C(L)). Giả định rằng chi phí hoạt động là hàm của chi phí nhận tiền gửi (C(D)) và chi phí thực hiện cho vay (C(L)).
Chi phí ròng (C(I) là: C(I) = C(L) – C(D).
Với những giả định trên, giá trị tài sản cuối cùng của ngân hàng sẽ là: WT = (1+rI+ ZI)I0 + M0(1+ r +ZM) – C(I0)
= I0 + I0rI + ZII0 + M0 + M0r + M0ZM – C(I0)
= W0(1+ rW) + I0ZI + M0ZM - C(I0) (1.7)
ூ
ݎூ = ಽబିವబlà khả năng sinh lợi trung bình của (I0) .
బ
ݎ = ூబ+ ݎ ெబlà khả năng sinh lợi trung bình của tài sản ban đầu (W ).
௪ ௐబ
ܼ = ܼ
ௐబ
బ+ ܼ
బ= ܼ
0
బlà rủi ro trung bình của (I ).
ூ ூబ
ூబ
ூబ0
ெ
ZL, ZD, ZM là rủi ro của khoản vay, tiền gửi và rủi ro lãi suất. Chúng ta giả định rằng hoạt động tiền gửi gần như không có bất kỳ loại rủi ro nào nên ZD = 0. ZM và ZL phản ảnh những bất định mà ngân hàng đối mặt. Giả định rủi ro lãi suất là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn ܼெ ~ ܰ(0, ߜଶ ). Rủi ro khoản vay cũng là biến ngẫu
nhiên và có phân phối tương tự ܼ ~ ܰ(0, ߜଶ ). Biến tương tác giữa rủi ro lãi suất
và rủi ro tín dụng được giả định có phân phối chuẩn với hiệp phương sai khác
không ߜெ
Ngân hàng mong muốn tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng. Hàm hữu dụng của ngân hàng được giả định tuân theo định lý Taylor mở rộng xoay quanh mức kỳ vọng trung bình của giá trị tài sản ܹഥ = ܧ(ܹ). Hàm hữu dụng của tài sản trung bình như sau:
EU(W) = U(ܹഥ ) + ܷᇱ(ܹഥ )ܧ(ܹ − ܹഥ ) + ଵܷ"(ܹഥ )ܧ(ܹ − ܹഥ )ଶ(1.8)
ଶ
Dựa trên nguyên tắc ngại rủi ro của ngân hàng và điều kiện tối đa hóa hàm hữu dụng tài sản, Maudos và Fernández de Guevara (2004) đã xác định được các tham số a và b trong mô hình có chi phí hoạt động như sau:
ܽ 1 ߙ
ܥ(ܦ)
1 ܷ′′(തܹതത)
[( ) ଶ ]
= 2 ߚ +
ܦ − 4 ܷ′(തܹതത)
ܦ + 2ܯ
ߜெ + 2ܮߜெ
(1.9)
ܾ = 1 ߙ + 1 ܥ(ܮ)
2 ߚ 2 ܮ
− 1 ܷ′′(തܹതത) [(ܮ + 2ܮ
)ߜଶ + (ܮ − 2ܯ ]ߜଶ + 2(ܯ − ܮ
− ܮ)ߜ
] (1.10)
4 ܷ′(തܹതത)
ெ ெ
Như vậy lãi suất biên tối ưu s được tính như sau:
ݏ = ܽ + ܾ
1 ߙ
= 2 ൬ߚ
ߙ
+ ߚ ൰ +
1 ܥ(ܮ)
2 ቆ ܮ +
ܥ(ܦ)
ܦ ቇ
− 1 ܷ"(ܹഥ) [(ܮ + 2ܮ )ߜଶ+ (ܮ + ܦ)ߜଶ+ 2(ܯ
− ܮ)ߜ
] (1.11)
4 ܷᇱ(ܹഥ )
ெ ெ
Tương tự như Ho & Saunders (1981), các tác giả giả định rằng tất cả các sản phẩm của ngân hàng được giao dịch với quy mô bằng nhau và giống nhau giữa tất cả các khách hàng. Gọi Q là quy mô giao dịch của sản phẩm.
Gọi ܴ ≡ − " , với U’ > 0 và U” < 016
ᇲ
ݏ = ܽ + ܾ = 1 ൬ߙܦ + ߙܮ ൰ + 1 ቀܥ(ܳ) + ܥ(ܳ)ቁ + 1 ܴ[(ܳ + 2ܮ )ߜ2 + (ܳ + ܳ)ߜ2 +
2 ߚܦ ߚܮ 2 ܳ ܳ 4 0 ܮ ܯ
2(ܯ0 − ܳ)ߜܮܯ] (1.12)
1 ߙ ߙ1
= ൬ + ൰ +
2ܥ(ܳ)
1
+ ܴ[(ܳ + 2ܮ
)ߜଶ + (ܳ + ܳ)ߜଶ
2 ߚ ߚ
2 ൬ ܳ ൰ 4 ெ
+ 2(ܯ − ܳ)ߜெ] (1.13)
16ܷ′(ܹഥ ) ݒà ܷ"(ܹഥ ) Là đạo hàm bậc nhất và bậc hai của hàm hữu dụng tổng tài sản trung bình của ngân hàng