Hành Vi Điều Chỉnh Bất Cân Xứng Lãi Suất Bán Lẻ


phản ứng của lãi suất bán lẻ trước sự thay đổi của lãi suất chính sách là chậm chạp

hơn so với khi thị trường chưa mở cửa.


Stiglitz & Weiss (1981) cung cấp một cách giải thích khác cho tính cứng nhắc của lãi suất dựa trên bất cân xứng thông tin. Nếu rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại cao thì các ngân hàng này sẽ duy trì một khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi lớn. Và nếu như tấm đệm này lớn thì lãi suất cho vay có thể sẽ không nhạy cảm với một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất chính sách.

Mặt khác, mức độ phát triển của thị trường tài chính cũng có tác động đến mức độ điều chỉnh lãi suất. Ở một thị trường tài chính phát triển cao có nhiều công cụ và định chế trung gian cho các nhà đầu tư và các người gửi tiền lựa chọn. Trong một thị trường như vậy, không có một định chế trung gian nào nắm giữ quyền lực tập trung và do đó như đã thảo luận trên, việc điều chỉnh lãi suất sẽ rất linh hoạt.


1.2.2 Hành vi điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ

Như đã đề cập trên đây, nếu lãi suất chính sách hoặc lãi suất liên ngân hàng với lãi suất bán lẻ tồn tại mối quan hệ cân bằng, thì khi lãi suất bán lẻ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng sẽ diễn ra quá trình điều chỉnh. Nếu tốc độ điều chỉnh thay đổi do điều kiện thị trường hoặc thông tin thị trường thì tỷ lệ markup12 hoặc markdown của truyền dẫn và hệ số truyền dẫn có thể khác nhau. Đây là trường hợp bất cân xứng

trong truyền dẫn. Ngược lại, nếu tỷ lệ markup hoặc markdown và hệ số truyền dẫn không khác nhau thì trường hợp này được gọi là cơ chế truyền dẫn cân xứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nhiều nghiên cứu tin rằng lý do giải thích tại sao điều chỉnh lãi suất bán lẻ có tính cứng nhắc là do quá trình điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ. Theo như Hannan & Berger (1991); Neumark & Sharpe (1992) có hai nguyên nhân tạo ra bất cân xứng: giả thuyết thỏa hiệp định giá (collusive pricing arrangements) và giả thuyết hành vi người tiêu dùng (consumer behavior or customer reaction).Thỏa hiệp định


Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại - 5

12 Hệ số β1 (hệ số cộng thêm) trong mô hình định giá lãi suất bán lẻ (Rousseas, 1985), xem phương trình (1.2) mục 1.1.2. Trong trường hợp hệ số β1 có giá trị âm được gọi là markdown (Wang & Lee, 2009).


giá ngụ ý cứng nhắc trong nâng lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay. Điều này có nghĩa là khi lãi suất chính sách tăng, các ngân hàng sẽ thỏa hiệp với nhau chậm tăng lãi suất tiền gửi và khi lãi suất chính sách giảm thì các ngân hàng thương mại cũng trì trệ trong việc giảm lãi suất cho vay. Giả thuyết hành vi người tiêu dùng ngụ ý tính cứng nhắc trong giảm lãi suất tiền gửi và nâng lãi suất cho vay. Theo lý thuyết này, lãi suất tiền gửi sẽ giữ xu hướng giảm cứng nhắc khi lãi suất chính sách giảm trong khi lãi suất cho vay giữ xu hướng tăng cứng nhắc khi lãi suất chính sách tăng.

Giả thuyết về thỏa hiệp định giá dựa trên điều kiện thị trường tập trung. Neumark & Sharpe (1992) khi nghiên cứu về điều chỉnh lãi suất của Mỹ đã tìm thấy những ngân hàng trong thị trường tập trung cao có động thái chậm chạp hơn khi điều chỉnh lãi suất tiền gửi hướng về mức cao hơn nhưng lại nhanh hơn khi điều chỉnh tăng lãi suất cho vay. Hai tác giả kết luận rằng khi NHTM chậm điều chỉnh tăng lãi suất khi lãi suất thị trường tăng và nhanh khi điều chỉnh giảm lãi suất khi lãi suất thị trường giảm, trong điều kiện thị trường tập trung hành vi điều chỉnh của các ngân hàng dường như cho phép họ tạo ra thặng dư nhiều hơn từ tiền gửi so với các ngân hàng trong thị trường ít tập trung. Hannan & Berger (1991) tìm thấy những ngân hàng trong điều kiện thị trường tập trung cao cứng nhắc hơn trong điều chỉnh lãi suất khi điều kiện các yếu tố khác không đổi. Theo Scholnick (1999) trên thị trường cho vay, chỉ trong điều kiện doanh nghiệp có quyền kiểm soát thị trường có thể chắc rằng lãi suất cho vay chậm chạp hướng về mức thấp hơn khi lãi suất chính sách giảm xuống.

Hannan & Berger (1991) cũng cho rằng điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ còn xuất phát từ tính thiên vị của khách hàng mà thường được các nghiên cứu gọi là giả thuyết hành vi người tiêu dùng. Giả thuyết này lập luận rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, các ngân hàng quan tâm đến điều chỉnh bất cân xứng lãi suất để giữ chân khách hàng. Lãi suất cho vay của ngân hàng chậm chạp hướng về mức cao hơn, lãi suất tiền gửi chậm chạp hướng về mức thấp hơn. Lý do khiến ngân hàng thực hiện điều này là do nỗi lo sợ những khách hàng lớn có thể chuyển sang nhà


cung cấp dịch vụ khác nếu ngân hàng không điều chỉnh bất cân xứng lãi suất theo thiên vị của người tiêu dùng.

Theo giả thuyết chi phí bất cân xứng thông tin, Stiglitz & Weiss (1981) đã chỉ ra vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Nếu ngân hàng tăng lãi suất cho vay họ sẽ thu hút các nhà đầu tư có rủi ro cao hơn (lựa chọn đối nghịch) hoặc tăng lãi suất cho vay sẽ tạo ra động cơ cho người đi vay chấp nhận những dự án có rủi ro cao hơn (rủi ro đạo đức). Nói cách khác, ngân hàng dự đoán khoản thu nhập có thể giảm trước mắt khi họ tăng lãi suất cho vay ngay cả khi chi phí nguồn vốn tăng và xác suất vỡ nợ đủ cao. Vì những lý do này nên ngân hàng thay vì tăng lãi suất họ sẽ thiết lập lãi suất cho vay dưới mức lãi suất thị trường. Trong trường hợp này lãi suất cho vay của ngân hàng thể hiện xu hướng tăng lên chậm chạp.

Bondt (2002), cho rằng việc không co giãn của cầu đối với sản phẩm bán lẻ của ngân hàng còn có thể do tồn tại chi phí chuyển đổi và chi phí thông tin bất cân xứng. Chi phí chuyển đổi xuất hiện khi khách hàng của ngân hàng xem xét chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Ví dụ khi hộ gia đình muốn chuyển tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng A sang ngân hàng B, chi phí chuyển đổi như thu thập thông tin, nghiên cứu và chi phí hành chính sẽ trở nên quan trọng trên thị trường có tồn tại chi phí thông tin và chi phí giao dịch đáng kể. Tuy nhiên, thậm chí trong trường hợp chi phí chuyển đổi nhỏ, lý thuyết này cũng dự đoán rằng chỉ có tỷ lệ nhỏ khách hàng chuyển sang thị trường khác mà thôi, vì thế độ co giãn của cầu vẫn không tăng lên và giá cũng sẽ ít cạnh tranh hơn. Bondt (2002) cũng cho rằng thông thường chi phí chuyển đổi tồn tại dẫn đến phân khúc thị trường và giảm độ co giãn của cầu. Thậm chí với hành vi không có tính hợp tác, chi phí chuyển đổi cũng dẫn đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ nhỏ hơn 1 đối với các thay đổi của lãi suất thị trường.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, Scholnick (1996) không thể bác bỏ giả thuyết thỏa hiệp giá tại Malaysia và Singapore. Kết quả trong nghiên cứu của Ender và Granger (1998) cho thấy rằng mô hình mô hình hiệu chỉnh sai số bất cân xứng có thể giải thích được mối quan hệ cân bằng giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn ở


Mỹ. Frost & Boeden (1999) tìm thấy mối liên hệ bất cân xứng giữa lãi suất thế chấp và lãi suất chứng chỉ tiền gửi ở New Zealand. Bolh & Siklos (2002) tìm thấy tồn tại mối liên hệ đồng liên kết bất cân xứng giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn ở Đức. Kết quả thực nghiệm của Lim (2001) chỉ ra có tồn tại một sự cứng nhắc trong cả điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi và cho vay ở Úc.


1.2.3 Ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ, vấn đề đô la hóa

Về lý thuyết, tính minh bạch được hiểu là tình trạng thông tin cân xứng. Giảm thông tin bất cân xứng giữa nhà hoạch định chính sách tiền tệ và khu vực tư nhân có thể tăng minh bạch chính sách tiền tệ. Geraats (2002) đã chỉ ra năm khía cạnh khác nhau của minh bạch ngân hàng trung ương bao gồm minh bạch chính trị, minh bạch kinh tế, minh bạch thủ tục, minh bạch chính sách và minh bạch hoạt động.

- Minh bạch chính trị liên quan đến việc công khai các mục tiêu chính sách và các quy định thể chế để thấy rõ động cơ của nhà hoạch định chính sách. Nội dung này bao gồm quan điểm rõ ràng về lạm phát mục tiêu, tính độc lập của ngân hàng trung ương và các ràng buộc khác.

- Minh bạch về kinh tế tập trung vào các thông tin kinh tế được sử dụng trong chính sách tiền tệ gồm dữ liệu kinh tế, mô hình sử dụng và các dự báo của ngân hàng trung ương.

- Minh bạch về thủ tục mô tả cách thức những quyết định công cụ chính sách tiền tệ được thực thi.

- Minh bạch chính sách có nghĩa là việc thông báo ngay lập tức và giải thích các quyết định chính sách.

- Minh bạch hoạt động liên quan đến việc thực hiện các quyết định chính sách tiền tệ bao gồm việc thảo luận các sai sót kiểm soát đối với các công cụ điều hành và những xáo trộn trong truyền dẫn kinh tế vĩ mô.

Một số nghiên cứu phân tích những ảnh hưởng của thông báo của ngân hàng trung ương liên quan đến mức dự trữ mục tiêu cho thấy giữ kín chính sách có tác động tăng bất ổn lãi suất. Tabellini (1987) cho thấy sự hiện diện của bất định về mục tiêu


dự trữ trung bình, giữ kín các mục tiêu của dự trữ ngắn hạn làm tăng biến động lãi suất cơ bản của FED, điều này có thể gây bất lợi cho việc đạt được các mục tiêu tiền tệ. Rudin (1988) thấy rằng giữ kín mục tiêu chính sách tiền ngắn hạn có thể làm tăng khả năng dự đoán của lãi suất liên bang. Tuy nhiên vấn đề đo lường minh bạch của các nghiên cứu Tabellini (1987), Rudin (1988) chưa được đồng thuận. Cụ thể, Eijffingery & Geraats (2003) sử dụng khảo sát cho điểm để đánh giá mức độ minh bạch của ngân hàng trung ương ở nhóm 10 các quốc gia gồm Australia, Canada, Euro Zone, Japan, New Zealand, Sweden, Switzerland, UK và US. Chỉ số minh bạch được thiết lập gồm 5 thành phần mà Geraats (2002) đề xuất, chỉ số này dao động trong mức 0-15. Kết quả phân tích của các tác giả cho thấy minh bạch của ngân hàng trung ương làm giảm lãi suất ngắn hạn danh nghĩa của Euro Zone, UK và US trong mức ý nghĩa thống kê từ 5-10%. Riêng tại US, minh bạch chính sách có mối quan hệ ngược chiều với lãi suất ngắn hạn trong mức ý nghĩa 1%. Kết quả tương tự cũng được Geraats và các tác giả (2006) tìm thấy.

Liu và các tác giả (2008) là những tác giả đầu tiên đã xem xét ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ đến cơ chế dẫn truyền tại New Zealand. Đây là quốc gia OECD đầu tiên áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu chính thức với trách nhiệm cụ thể và các quy định minh bạch. Tác giả phân tích liệu gia tăng tính minh bạch trong chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền và tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ ở New Zealand hay không? Chính sách tiền tệ ở New Zealand đã trải qua một sự thay đổi lớn: chuyển từ mục tiêu số lượng tiền tệ (tài khoản thanh toán) sang mục tiêu lãi suất trong điều hành thị trường. Điều này được thể hiện rõ trong tiến trình 3 giai đoạn. Đầu tiên là gián tiếp sử dụng tỷ giá để thực hiện chính sách tiền tệ. Sau đó, từ tháng 7/ 1997 đến tháng 3/ 1999, RBNZ sử dụng chỉ số tiền tệ có điều kiện (MCI) như một phương tiện thông tin cho các yêu cầu của chính sách tiền tệ. Cuối cùng, tháng 3 năm 1999, RBNZ điều khiển thị trường thông qua lãi suất tiền mặt chính thức (OCR). Chính sự thay đổi này làm cho chính sách tiền tệ trở nên minh bạch hơn. Để kiểm tra tác động của sự thay đổi này, tác giả đã dùng các mô hình kinh tế lượng để phân tích sự dẫn truyền của các lãi suất bán lẻ trước và sau


khi có OCR. Kết quả cho thấy rằng chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng lớn hơn đối với các mức lãi suất trong ngắn hạn. Gia tăng tính minh bạch trong chính sách tiền tệ làm giảm biến động đối với lãi suất chính thức và làm ngành ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn. Từ đó làm tăng mức độ dẫn truyền của lãi suất chính thức đến lãi suất bán lẻ, góp phần gia tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng rất chú trọng đến yếu tố chất lượng thể chế, hiệu quả quản trị và trách nhiệm giải trình (ví dụ, Masciandaro và các tác giả, 2008; Mishra và các tác giả, 2010) ảnh hưởng đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ. Mishra và các tác giả (2010) lập luận rằng tính minh bạch có quan hệ đồng biến với hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ và cho rằng yếu tố này có vai trò quan trọng hơn các yếu tố khác thuộc về hệ thống ngân hàng. Tác giả cho rằng đặc điểm chuyên biệt của ngân hàng và đặc điểm thể chế và quản trị chỉ là một phần của câu chuyện, một phần là các yếu tố chưa được xác định như uy tín của ngân hàng trung ương cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ. Perera & Wickramanayake (2016) cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ cùng chiều giữa minh bạch chính sách của ngân hàng trung ương với lãi suất bán lẻ, khi nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ qua dữ liệu bảng của 122 quốc gia trên thế giới.

Một số nghiên cứu khác đo lường tác động của minh bạch chính sách của ngân hàng trung ương đến lãi suất bán lẻ cũng được thực hiện trong nhiều năm qua. Papadamou (2013) tìm thấy minh bạch chính sách của FED làm tăng hiệu quả truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất trái phiếu ở Mỹ. Papadamou và các tác giả (2015) cũng tìm thấy bằng chứng truyền dẫn lãi suất bán lẻ có hiệu lực mạnh hơn đối với các quốc gia mới nỗi có chỉ số minh bạch chính sách của ngân hàng trung ương cao hơn.


Sang thế kỷ 21, xu hướng hội nhập toàn cầu trở nên phổ biến hơn, các vấn đề về minh bạch chính sách cũng được các quốc gia quan tâm nhiều hơn. Collins- Williams & Wolfe (2010) cho rằng nguyên tắc minh bạch của các thành viên khi


tham gia vào tổ chức WTO như một công cụ chính sách mới. Thương mại trong quy định của WTO bao gồm các dịch vụ tài chính vì vậy minh bạch chính sách thương mại sẽ bao gồm cả minh bạch của các ngân hàng trung ương, của chính phủ liên quan đến chính sách tiền tệ.

Minh bạch là một trong những chỉ tiêu cơ bản của thương mại quốc tế được các thành viên WTO đồng thuận. WTO định nghĩa minh bạch là quá trình xây dựng, ban hành chính sách phải được công bố và có thể dự đoán được. Vấn đề này đề cập đến một số hành động liên quan đến nhau được thực hiện như thế nào như: văn bản luật hay chính sách được ban hành trong nước; thực thi chính sách hay văn bản luật; thông qua văn bản luật; các thành viên khác của WTO được thông báo về quy định mới hoặc chính sách mới; thông báo được thảo luận tại Geneva; và kết quả thảo luận tại Geneva được công bố. Khái niệm về sự minh bạch liên quan cả hai vấn đề gồm tạo ra thông tin liên quan đến chính sách hay văn bản luật và cách hiểu thống nhất về các văn bản này.

Collins-Williams & Wolfe (2010) chỉ 5 nội dung liên quan đến minh bạch trong WTO được xem như công cụ chính sách mới:

i. Mục đích chính sách cụ thể: Cơ chế cung cấp thông tin hiệu quả khi người dân và cơ quan quản lý có thể cùng tham gia góp ý các mục tiêu chính sách. Cơ chế này kém hiệu quả khi không có sự tham gia của các bên nhận thông tin vào quá trình ban hành chính sách, người nhận thông tin không góp ý hay tác động đến các tình huống trong chính sách khi chính sách này được thông qua.

ii. Các đối tượng rõ ràng: Ai phải cung cấp các thông tin? Ai phải thu thập dữ liệu?

iii. Xác định các thông tin công bố: Những thông tin nào cần thiết để giải quyết các vấn đề chính sách? Minh bạch hiệu quả nhất nếu các nhà cung cấp (cơ quan quản lý) và người sử dụng thông tin có thể cùng đồng ý về thông tin công bố.


iv. Các lợi ích: Cung cấp thông tin phải xem thông tin đó có giúp người nhận có được lợi ích cho mục tiêu của mình. Các thông tin được cung cấp, khi được phân tích, tổng hợp hay phổ biến theo cách nào đó hữu ích cho người sử dụng hoặc rất quan trọng trong mối quan hệ thương mại.

v. Định nghĩa cấu trúc thông tin và kênh truyền tải: Thông tin phải được tổng hợp và trình bày trong các mẫu biểu mang lại lợi ích thiết thực. Các dữ liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng trang thông tin điện tử (web site) và có thể có các dự báo tương tự như dự báo thời tiết. Hoặc thậm chí còn có thể tạo ra dữ liệu tổng hợp cho phép hoạch định chính sách so sánh nhanh chóng giữa các quốc gia. Basu (2008) kiểm tra giả thuyết khả năng cải thiện chính sách và thể chế của các quốc gia khi gia nhập WTO của các nước thành viên. Basu cho rằng quá trình xin gia nhập WTO, trong một số hoàn cảnh, có thể dẫn đến hành động cải thiện tích cực chính sách kinh tế trong nước ở các quốc gia thành viên. Tác giả sử dụng kỹ thuật biến dummy trong mô hình nghiên cứu. Các kết quả cho thấy các quốc khi trở thành thành viên WTO có cải thiện chính sách kinh tế và thể chế so với trước đó. Tương tư, Aaronson & Abouharb (2013) cho rằng các quốc gia khi gia nhập WTO sẽ cải thiện được khả năng quản trị do hiệu ứng lan tỏa. Các quốc gia khi gia nhập vào WTO sẽ sẽ tiến hành cải thiện hiệu quả quản trị liên quan đến công bố số liệu, thủ tục hành chính, tiếp cận thông tin, và vấn đề công bằng và bình đẳng để có được lợi thế trong đàm phán gia nhập. Hoặc sau khi gia nhập, các quốc gia thành viên mới sẽ dần dần học để cải thiện hiệu quả quản trị như các cam kết khi gia nhập WTO.

Tóm lại, khi chưa có những cải tiến mạnh mẽ về minh bạch CSTT như việc thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu như một số quốc gia, thì việc gia nhập WTO có thể được xem là thời điểm các chính sách cần phải minh bạch hơn trong đó có CSTT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022