Chính Sách Tiền Tệ Và Hệ Thống Nhtm Việt Nam


vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản, tỷ số thanh toán, chi phí hoạt động, dư nợ cho vay và sức mạnh thị trường để giải thích lãi cận biên. Kết quả thực nghiệm tìm thấy dự phòng nợ khó đòi có tương quan cùng chiều với lãi cận biên ở tất cả các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Các biến còn lại có mối quan hệ không thống nhất hoàn toàn nhưng phần nhiều các biến trong mô hình lý thuyết đều có mối quan hệ đúng như kỳ vọng. Nghiên cứu cũng tìm thấy ở các quốc gia có lạm phát thấp lãi cận biên cũng ở mức thấp.

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam còn tương đối mới chỉ được khởi xướng từ đầu những năm gần đây. Hiện nay, trong nước có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ, đặc biệt với nghiên cứu có đề cập đến cơ chế truyền dẫn bất cân xứng và trong mô hình nghiên cứu có đề cập đến yếu tố minh bạch chính sách hay vấn đề trần lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ. Các nghiên cứu này chỉ phân tích riêng lẻ hoặc kiểm chứng các kênh truyền dẫn CSTT hoặc đo lường truyền dẫn lãi suất bán lẻ hoặc chỉ nghiên cứu lãi cận biên ở góc độ quản trị ngân hàng thương mại. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu phân tích hành vi của NHTM ảnh hưởng đến hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ, một khía cạnh trọng yếu trong cơ chế truyền dẫn CSTT ở Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây được tác giả tóm lược bên dưới.

Nghiên cứu kiểm chứng các kênh truyền dẫn CSTT. Để nghiên cứu kiểm chứng các kênh truyền dẫn CSTT ở Việt Nam, đa phần các nghiên cứu sử dụng mô hình VAR. Điển hình như Le Viet Hung & Pfau (2008) sử dụng mô hình VAR rút gọn tập trung vào mối quan hệ giữa tiền tệ, sản lượng thực, các mức giá, lãi suất thực, tỷ giá thực và tín dụng. Kết quả cho thấy rằng CSTT có thể ảnh hưởng đến sản lượng thực, trong khi đó mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát thì không mấy rõ ràng ở Việt Nam. Tác giả cũng cho biết kênh tín dụng và tỷ giá có vai trò quan trọng hơn kênh lãi suất. Điều này hàm ý kênh lãi suất kém hiệu lực. Chu Khánh Lân (2012) tập trung vào phân tích kênh tín dụng đối với khu vực tư nhân. Tác giả sử dụng mô


hình VAR rút gọn với dữ liệu hàng quý từ năm 2002 đến 2011. Từ kết quả thực nghiệm, tác giả cho rằng kênh tín dụng đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn CSTT. Trong mô hình có quan tâm đến kênh tín dụng, tác động của cung tiền đến sản lượng lớn hơn so với các mô hình không quan tâm đến kênh tín dụng. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), bằng cách tiếp cận mô hình SVAR với 2 mẫu dữ liệu, mẫu thứ nhất được quan sát từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2006, mẫu thứ hai gồm các quan sát từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 4 năm 2012. Nghiên cứu đã ước lượng tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối ở VN. Các kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được phân tích để xác định độ lớn và thời gian chính sách tiền tệ truyền dẫn đến các biến mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số puzzle18 tồn tại trong đó có price puzzle19. Kênh lãi suất tạo ra

phản ứng trễ đối với biến biến lạm phát, trong khi lạm phát lại có phản ứng ngay tức thì trước cú sốc tỷ giá hối đoái. Bhattacharya (2014) phân tích lạm phát ở Việt Nam thông qua kênh truyền dẫn CSTT. Tác giả sử dụng mô hình VAR rút gọn với dữ liệu hàng quý từ năm 2004 đến năm 2012. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy cú sốc lãi suất dường như không ảnh hưởng đến lạm phát chung và tăng trưởng trong mức ý nghĩa thống kê cả trong ngắn hạn và trung hạn. Kết quả này ngụ ý kênh lãi suất kém hiệu lực. Vo Xuan Vinh & Nguyen Phuc Canh (2014) sử dụng mô hình VAR đệ quy trên chuỗi sai phân dữ liệu tháng từ năm 2003 đến 2012 để phân tích các kênh truyền dẫn CSTT ở Việt Nam. Hai tác giả quan tâm đến kênh tỷ giá, lãi suất và giá tài sản. Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng tồn tại kênh truyền dẫn tỷ giá và giá tài sản. Kênh truyền dẫn lãi suất tồn tại hiệu ứng price puzzle. Nghĩa là khi tăng lãi suất thì CPI cũng tăng lên. Điều này tồn tại bởi vì các doanh nghiệp ở Việt Nam có mức phụ thuộc lớn vào nguồn vốn tín dụng. Gần đây, Cao Thị Ý Nhi & Lê Thu Giang (2015) cũng sử dụng mô hình SVAR để mô phỏng các kênh truyền dẫn CSTT ở Việt Nam. Các tác giả sử dụng dữ liệu theo quý giai đoạn 1995-2014. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu chỉ ra sản lượng suy giảm


18 Mô tả các hiện tượng trái ngược với lý thuyết được nghiên cứu sử dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

19 Hiện tượng mô tả mối quan hệ giá cả tăng lên khi thắt chặt tiền tệ.


Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại - 8

khi có cú sốc tăng bất ngờ của lãi suất tiền gửi trung bình kỳ hạn 3 tháng. Mặc dù không có price puzzle nhưng lại có các puzzle khác. Các cú sốc tăng khối lượng tiền M2 và khối lượng tín dụng đều tạo ra suy giảm sản lượng trong kỳ tiếp theo, tăng nhẹ ở kỳ thứ 2 và sau đó giữ xu hướng giảm ở những kỳ kế tiếp. Đối với cú sốc tỷ giá sản lượng tăng trong kỳ đầu và giảm ngay trong kỳ tiếp theo.

Mặc dù có với các dữ liệu ở ở thời điểm khác nhau, nhưng các kết quả nghiên cứu các kênh truyền dẫn CSTT ở Việt Nam đều tìm thấy kênh lãi suất có hiệu lực kém. Tuy nhiên, nguyên nhân nào làm cho kênh lãi suất kém hiệu lực vẫn chưa được giải thích. Với đặc điểm hệ thống tài chính chủ yếu là các NHTM nhưng kênh lãi suất lại kém hiệu lực lại thiếu vắng nghiên cứu hành vi của NHTM trong truyền dẫn CSTT ở Việt Nam là khoảng trống nghiên cứu lớn cần bổ sung.

Các nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Vấn đề nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ cũng được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây. Phần nhiều các nghiên cứu đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản) đến lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi hoặc từ lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Có rất ít nghiên cứu thảo luận về truyền dẫn lãi suất bất cân xứng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn truyền dẫn lãi suất như minh bạch chính sách tiền tệ hay kìm hãm tài chính hoặc hiện tượng đô la hóa. Một số nghiên cứu điển hình gần đây như Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Đinh Thị Thu Hồng & Phan Đình Mạnh (2013), Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Thị Thu Trang (2014).

Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013) tìm bằng chứng và các yếu tố giải thích cho mối quan hệ bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy những điều kiện ràng buộc về vốn và tính thanh khoản của các NHTM chính là nguyên nhân của hiện tượng bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu dữ liệu gồm 6 NHTM tại VN trong giai đoạn 2009 – 2012. Kết quả cho thấy: (i) Các ngân hàng bị giới hạn về nguồn vốn cho vay với lãi suất cao hơn so với ngân hàng không bị giới


hạn; (ii) Sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay thì không rõ ràng đối với cả hai nhóm ngân hàng bị giới hạn và không bị giới hạn; và (iii) Lãi suất cho vay của ngân hàng bị giới hạn về vốn thì nhạy cảm hơn đối với sự thay đổi trong tổng cầu.

Đinh Thị Thu Hồng & Phan Đình Mạnh (2013) phân tích về cơ chế truyền dẫn lãi suất từ lãi suất chính sách qua lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam và một số nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á20 thông qua kiểm tra tính đối xứng và tính bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất bằng mô hình ECM và kiểm tra tác động của độ bất ổn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh và hiệu ứng đòn bẩy lên truyền dẫn bằng mô hình EC-EGARCH(1,1)-M. Các kết quả thực nghiệm tìm thấy mức độ truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn ở Việt Nam và các quốc gia Châu Á khác, với cơ chế truyền dẫn đối xứng hoặc bất đối xứng. Trong một số trường hợp, độ biến động lãi suất làm tăng biên độ truyền dẫn, nhưng cũng có một số trường hợp cho thấy kết quả ngược lại.

Đào Thị Thanh Bình (2013) nghiên cứu tác động của trần lãi suất đến lãi suất huy động ở Việt Nam. Nghiên cứu này không tập trung vào phân tích truyền dẫn lãi suất. Tác giả sử dụng mô hình biến phụ thuộc là lãi suất huy động và biến độc lập là lãi suất liên ngân hàng VND kỳ hạn 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ số ước lượng nhỏ hơn 1 trong các trường hợp có hay không có trần lãi suất. Điều này cũng tương tự với kết luận tồn tại truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn đối với lãi suất tiền gửi.

Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Thị Thu Trang (2014) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xem xét quy mô và tốc độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-3/2014. Kết quả cho thấy hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường và từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ trong dài hạn ở Việt Nam là không hoàn toàn nhưng vẫn ở mức cao (từ 0,7-0,94%). Tốc độ điều chỉnh lãi suất là tương đối chậm,


20 Gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan.


các loại lãi suất nhìn chung phải mất trung bình từ 3-5 tháng mới điều chỉnh được về mức cân bằng dài hạn, ngoại trừ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn trong ngắn hạn còn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng thì ngược lại. Sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ là khá cao trong dài hạn nhưng lại thấp trong ngắn hạn. Các lãi suất bán lẻ khác nhau có sự truyền dẫn khác nhau, cụ thể lãi suất huy động truyền dẫn lớn hơn lãi suất cho vay cả trong ngắn và dài hạn.

Nhìn chung, thông qua phương pháp phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ, các nghiên cứu cũng tìm thấy truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn ở Việt Nam. Kết quả này hàm ý kênh lãi suất chưa đạt hiệu lực như mong muốn của nhà quản lý. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện có cũng chưa giải thích đầy đủ vì sao truyền dẫn lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn. Các vấn đề thay đổi cấu trúc, hành vi của NHTM tác động đến hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ vẫn chưa được tranh luận.


Các nghiên cứu thực nghiệm hành vi thiết lập lãi cận biên. Trong nước, các nghiên cứu thảo luận lãi cận biên của hệ thống NHTM rất ít bởi vì việc tiếp cận dữ liệu báo cáo tài chính của các ngân hàng rất khó khăn. Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ hơn 10 năm thành lập và trong suốt 5 năm đầu tiên chỉ có số ít công ty được niêm yết nên gần như không có tổ chức nào có dịch vụ cung cấp dữ liệu các công ty. Đến năm 2006, khi Luật Chứng Khoán ra đời mới có quy định công ty đại chúng chưa niêm yết cũng phải công bố thông tin tài chính. Với quy định này, việc tiếp cận dữ liệu báo cáo tài chính của nhà đầu tư, người nghiên cứu

thuận tiện hơn. Trong 3 năm gần đây (2011-2014), các bài viết công bố trên các tạp chí tài chính uy tín trong nước21 nghiên cứu về lãi suất chủ yếu thảo luận truyền dẫn lãi suất và có rất ít nghiên cứu thảo luận về lãi cận biên của NHTM, điển hình như



21 Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, Tạp Chí Kinh Tế & Phát Triển, Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, Tạp chí Hội Nhập và Phát Triển.


nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân & Nguyễn Thị Ngọc Hương22 (2013) được công

bố trên Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng.

Phạm Hoàng Ân & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) nghiên cứu tác động của quyền sở hữu đến lãi cận biên của các ngân hàng thương mại. Tác giả sử dụng bộ dữ liệu chéo trong giai đoạn 2008-2012 của 30 NHTM. Bằng mô hình FGLS kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tác động của quyền sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Đồng thời, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với lãi cận biên của ngân hàng. Tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lãi cận biên của NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn nhiều khoảng trống chưa đề cập đến như:

- Bài viết chưa đề cập đến mô hình lý thuyết và các biến trong mô hình lý thuyết chưa được khảo sát đầy đủ trong mô hình. Điều này dẫn đến khả năng mô hình thiếu biến quan trọng.

- Vấn đề thu nhập phi truyền thống và các biến số khác23 cũng chưa được xem xét trong mô hình thực nghiệm.

Với kết quả tìm thấy về mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập vi truyền thống và lãi cận biên ở các nước. Nếu các NHTM VN thực hiện chiến lược tăng nhanh thu nhập phi truyền thống thì có làm lãi cận biên giảm để giúp hệ thống tài chính VN hiệu quả từ đó làm tăng hiệu lực CSTT của NHNN? Vấn đề này cũng là khoảng trống nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay.

Luận án này bổ sung các bằng chứng về hiệu lực của kênh truyền dẫn lãi suất bán lẻ và các yếu tố hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ, các vấn đề thay đổi cấu trúc như minh bạch CSTT, vấn đề đô la hóa ảnh đến truyền dẫn CSTT. Luận án cũng áp dụng các mô hình lý thuyết về hành vi thiết lập lãi cận biên của NHTM để chứng


22 Bài viết trước đó được đăng trên Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37 Trường Đại Học An Giang.

23 Nghiên cứu giải thích trong nội dung mô hình thực nghiệm ở phần sau.


minh các hành vi của NHTM có vai trò quan trọng trong truyền dẫn CSTT ở Việt Nam.

Trước khi tiến hành các phân tích thực nghiệm, phần tiếp theo là phần phân tích cơ bản CSTT và hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Các phân tích này cung cấp các bằng chứng ban đầu về tác động của của yếu tố môi trường và hành vi của NHTM đến hiệu lực kênh truyền dẫn lãi suất. Sau đó các phân tích thực nghiệm được thực hiện để tìm bằng chứng thống kê đáng tin cậy.


2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Tuy nhiên phải đến năm 1995 Việt Nam mới thực sự bắt đầu mở cửa nền kinh tế khi đạt được thỏa thuận bình thường hóa thương mại với Mỹ, đồng thời gia nhập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam24 trong năm 1995 ở đỉnh cao với mức 9.5% nhưng sau đó suy giảm, đến năm 1999 tăng trưởng ở mức 4.7%. Sau năm

1999, nền kinh tế bước vào thời kỳ phục hồi. Lạm phát cùng thời gian này đã được kiểm soát so với thời kỳ trước đó. Năm 1999 cũng là năm chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi để khôi phục nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997- 199925. Đồng thời các thay đổi cũng hướng đến mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới trong những năm tiếp theo mà điển hình là Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Ngoài ra năm 1999 cũng là năm mà cán cân thương mại Việt Nam gần với mức cân bằng sau một thời gian dài thâm hụt. Cán cân thương mại cân bằng hàm ý đồng nội tệ đang ở mức ngang giá sức mua so với các đồng tiền của đối tác thương mại.


2.1 Khung pháp lý chính sách tiền tệ

Ở góc độ ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ được xem là tất cả các biện pháp, công cụ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, nhằm đạt các mục tiêu ổn định giá cả của chính sách phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Khung pháp lý chính sách tiền tệ. Theo Luật NHNN năm 199726, “chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn



24 Theo thống kê của IFS, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước năm 2005 được tính theo giá năm 1994, từ năm 2005 tính theo giá năm 2010. Năm 2005 nếu tính theo giá năm 1994 tăng trưởng ở mức 8.4% nhưng tính theo giá năm 2010 tăng trưởng ở mức 7.5%. Trong Nghiên cứu này tăng trưởng năm 2005 tính theo giá 1994.

25 Các thay đổi về điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái. Năm 1999 cũng là năm đầu tiên Luật NHNN năm 1997

có hiệu lực. Năm 1999 cũng là năm Chính phủ thành lập Hội Đồng Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia với nhiệm vụ đề xuất và tư vấn nhữn vấn đề quan trọng liên quan đến các lĩnh vực quan trọng của chính sách tiền tệ và những nhiệm vụ được Thủ tướng giao.

26 Luật có hiệu lực từ ngày 1/10/1998

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022