Hóa Thạch Ngoại Biên – Hình Tượng Đế Sư Trương Lương Trong Tâm Thức Nhà Nho Việt Nam Thế Kỷ Xviii - Xix.

Phan Bội Châu không chỉ là nhân vật lịch sử lớn cuối cùng của nền chuyên chế chịu ám ảnh của mô hình đế sư, mà quan trong hơn ông được tiếp xúc nhiều với những luồng tư tưởng Phương Tây, tiến những bước dài trên cung đường trở thành nhân cách văn hóa hiện đại, nhưng chung cục, ông vẫn chịu sự chi phối của mô thức văn hóa truyền thống, tìm Cương Để phò tá và mình trở thành đế sư như bao nhà nho khác trong truyền thống. Đặc biệt, sức chi phối của mô thức văn hóa này còn mạnh mẽ và sâu đậm đến mức, như dẫn liệu chúng tôi đã dẫn ở trên, hình tượng văn học Trương Lương trở thành hình tượng văn học lớn nhất, nổi bật nhất không chỉ trong trước tác của Phan Bội Châu mà tiểu biểu và ám ảnh nhất trong số những nhân vật anh hùng Á, Âu được ông đề vịnh trong trước tác ông.

Như vậy, trong số những nhà nho lớn ở Việt Nam chịu ám ảnh mô hình đế sư Trương Lương, chủ yếu là những anh hùng sống trong thời đại loạn lạc. Trong Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Chỉnh, Phan Bội Châu không chỉ có một hình tượng văn học đế sư Trương Lương trong trước tác của mình, mà quan trọng hơn trong tiểu sử, hành trạng của họ, đã vận động theo quỹ đạo trở thành đế sư. Trong đó, Nguyễn Trãi là nhân vật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chịu ám ảnh khá sâu mô hình đế sư Trương Lương. Đến Nguyễn Hữu Chỉnh, khát vọng đế sư nổi lên cồn cào nhất và quyết liệt nhất. Cuối cùng, mẫu hình đế sư sau một thời gian khá lặng lẽ đã trỗi dậy cồn cào và kết lại sau cùng ở người anh hùng Phan Bội Châu.

Như vậy, có một sự ám ảnh của nhân vật Trương Lương đế sư đối với quần nho ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Về cấp độ, trên đại thể, tất cả những nhà nho đề vịnh về Trương Lương đều ngầm mang trong mình khát vọng đế sư như Trương Lương đã làm được. Nhưng thú vị là, nhiều nhà nho lớn ở cả Trung Quốc và Việt Nam, tần suất Trương Lương trở đi trở lại trong nhiều chặng khác nhau trong cuộc đời họ, tiêu biểu như: Lý Bạch của Trung Quốc, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ…của Việt Nam. Đặc biệt, thú vị nhất của sự ám ảnh này là Trương Lương đế sư đã trở thành lựa chọn cho những sĩ đại phu lớn nhất của Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX, và trên thực tế họ đã mô phỏng cung đường mà Trương Lương đế sư đã đi. Và điều rất dễ nhận thấy là, sĩ đại phu càng lớn, càng chịu ám ảnh Trương Lương sâu sắc.

Như vậy, có thể nói đến một vệt khát vọng trở thành đế sư trong những nhà nho lớn nhất của Việt Nam. Nó là một mạch khát vọng nhưng chỉ xuất hiện ở một nhóm những kẻ sĩ tinh hoa và bản lĩnh nhất của thời đại. Nó là mạch khát vọng kéo dài cùng với sự kiện toàn và suy vong của nhà nước chuyên chế. Nó là một định hướng lựa chọn đặc biệt, chỉ dành cho một số ít người. Đặc biệt thú vị là, Trương Lương như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối ở những mức độ khác nhau rò nét đối với tất cả những anh hào này. Điều này một lần nữa chứng minh vị trí độc đắc của Trương Lương với tư cách là đế sư trong tâm thức của kẻ sĩ lớn bậc nhất Việt Nam. Có thể nói đến một sự ám ảnh mang tính dẫn đạo của Trương Lương đối với họ. Xin nhắc lại, tất cả điều này cho phép khẳng định có một khát vọng trở thành đế sư, một định hướng giá trị đế sư và một kiểu loại nhân vật đế sư trong lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Vậy, tại sao, sĩ đại phu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều chịu sự ám ảnh của mẫu hình nhân vật đế sư Trương Lương? Tại sao, quá nhiều sĩ đại phu lừng danh trong lịch sử hai nước chịu ám ảnh Trương Lương sâu sắc đến như vậy? Để trả lời thật thấu đáo vấn đề này cần thiết phải giải mã cho được nét đặc sắc nhất trong của phẩm chất đế sư Trương Lương.1

3.2.2. Hóa thạch ngoại biên – Hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.

Nhìn sâu tiến trình diễn hóa Trương Lương qua các chặng lịch sử khác nhau trong lịch sử văn học và lịch sử hai nước, xuất hiện hiện tượng thú vị là, Trương Lương vốn là mẫu gốc xuất hiện và kết tinh giá trị hình mẫu ở Trung Hoa, nhưng trải qua diễn tiến hơn hai nghìn năm trong lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng, trên cả bình diện văn học và bình diện tư tưởng, dấu ấn Trương Lương tác động cụ thể kết tinh thành trước tác văn chương lớn và đi sâu vào tâm thức của nhà nho Trung Quốc không thật sâu sắc nếu nhìn trong so sánh với Việt Nam, đặc biệt giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX. Nhìn toàn diễn trình diễn hóa Trương Lương từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học và mẫu hình văn hóa trong tương quan so sánh hai nước, sự


1 Trong lịch sử văn học Việt Nam, hình tượng Trương Lương còn ám ảnh sâu sắc nhiều nhà nho khác, tiêu biểu như Phùng Khắc Khoan, Ngô Thì Nhậm, Trương Đăng Quế, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền… Tuy nhiên, vì lý do khuôn khổ của dung lượng luận án có giới hạn nên chúng tôi sẽ trình bầy chi tiết và sâu sắc hơn trong một điều kiện rộng rãi hơn.

kết tinh hình tượng và mẫu hình Trương Lương giai đoạn này là một hiện tượng đặc biệt thú vị, có thể định vị là “hiện tượng hóa thạch ngoại biên” trong giao lưu văn học, văn hóa Việt Nam – Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Những dẫn liệu và phân tích chi tiết về hiện tượng này chúng tôi đã dẫn giải cụ thể trong chương 2 của luận án này. Trong định hướng của tiểu mục này, chúng tôi đi sâu lý giải cội nguồn sâu xa nhất của hiện tượng diễn hóa đặc biệt thú vị này.

Trước hết, cần thống nhất trong nhận thức rằng, nhà Nho sau thời đại Trương Lương ở cả Trung Quốc và Việt Nam tiếp xúc với ông trực tiếp thông qua Sử ký. Vì vậy, việc sĩ đại phu Việt Nam tìm đến với Trương Lương qua đó thể hiện khát vọng, ý chí của mình hoàn toàn bắt nguồn từ sự vận động nội tại và đặc thù hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tư tưởng và xã hội Việt Nam. Ngoài những sĩ đại phu chịu ám ảnh sâu sắc của Trương Lương nhưng ngoại hiện hóa thông qua trước tác văn chương không nhiều, thì giai đoạn này, thú vị là, những sĩ đại phu chịu ám ảnh Trương Lương cơ bản có sự giao thoa và trùng khít giữa khát vọng đế sư về mặt lựa chọn giá trị và thể hiện nó qua những trước tác thi ca, phú, vịnh. Thú vị hơn nữa là, những sĩ đại phu chịu ám ảnh Trương Lương sâu sắc nhất lại là những anh hùng tiêu biểu nhất của thời đại, đồng thời cũng lại là tác giả văn chương tiêu biểu nhất. Có những tác giả vốn không định hướng theo nghiệp văn chương nhưng chỉ qua bài phú về Trương Lương lại đóng đinh trong lịch sử văn học với tư cách là một tác giả quan trọng: Nguyễn Hữu Chỉnh là một tác giả tiêu biểu như vậy trong giai đoạn này.

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 17

Vậy, cội nguồn của hiện tượng đặc biệt thú vị này là gì? Tại sao một mẫu hình đặc biệt như vậy, ra đời và kết tinh ở trung tâm tạo mẫu lại đến và hóa thạch ở ngoại biên Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, tạo ra một hiện tượng đặc biệt trong tiến trình diễn hóa mẫu hình và đóng góp lớn cho không chỉ lịch sử văn học dân tộc giai đoạn này mà còn đóng góp cho cả tiến trình diễn hóa mẫu hình, chia sẻ mẫu hình trong văn học hai nước? Dựa trên những đặc điểm về thời đại, đặc điểm trong phát triển lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng và những đặc thù về chính trị xã hội Việt Nam, luận án đi sâu giải thích hiện tượng này.

Vấn đề đầu tiên đặt ra là, bằng những cứ liệu của toàn tiến trình diễn hóa, xét cả bề nổi và chiều sâu, mô hình đế sư Trương Lương ám ảnh sĩ đại phu Việt Nam

dường như sâu hơn sĩ đại phu Trung Quốc. Theo lôgíc thông thường, nhà nho Trung Quốc chịu ám ảnh mẫu hình Trương Lương sâu sắc hơn so với sĩ đại phu Việt Nam mới thật hợp lý. Phải chăng sĩ đại phu Trung Quốc không tha thiết với định hướng này? Bản chất của vấn đề này thực chất là thế nào và có cội nguồn từ đâu?

Trước hết cần khẳng định, mô hình đế sư do Trung Hoa kiến tạo từ rất sớm. Trước Trương Lương hơn 1.000 năm, nhân vật tiêu biểu và khá hoàn thiện đầu tiên của mẫu người này là Khương Tử Nha. Tiếp theo, mỗi khi loạn lạc, Trung Hoa lại nảy sinh thêm những đế sư lừng danh: thời đại Xuân Thu - Chiến Quốc xuất hiện Phạm Lãi, thời Tần – Hán xuất hiện Trương Lương, Phạm Tăng, thời Tam quốc xuất hiện Gia Cát Lượng, Lý Tĩnh đời Đường, Triệu Đạo đời Tống, thời Minh xuất hiện Lưu Bá Ôn lừng danh, Phạm Văn Trình thời Thanh. Những dẫn liệu này cho phép khẳng định, định hướng đế sư là một định hướng đặc biệt hấp dẫn sĩ đại phu tinh hoa trong lịch sử Trung Hoa và trong thực tiễn lịch sử họ sáng tạo ra nhiều đế sư lớn. Do vậy, khó có thể nói, sĩ đại phu Trung Hoa kém say mê định hướng giá trị này.

Tuy nhiên, việc có thông qua Trương Lương thể hiện khát vọng này hay không lại là một câu chuyện khác. Có thể thấy rằng, tính chất chuyên biệt của loại người này ở Trung Quốc rất cao so với Việt Nam. Trong số họ từ Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Trương Lương, Khổng Minh, Lưu Bá Ôn…đều không phải là những thi nhân, hay những nhà tư tưởng lớn. Vì không phải là thi nhân nên họ không dùng thi ca biểu thị ý chí của mình. Cuộc đời và sự nghiệp của họ về cơ bản dấn thân trong thực tiễn chiến đấu. Nếu có trước tác thì đó là những trước tác mà họ viết lại trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của mình.

Đối với những nhân vật lớn Việt Nam, khát vọng trở thành đế sư, tất cả họ đều thuộc trong nhóm những thi nhân lừng danh: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Chỉnh, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu….Với tư cách là thi nhân, họ nói chí của mình thông qua những trước tác đề vịnh, phú về Trương Lương. Rò ràng, tính nguyên hợp của sĩ đại phu Việt Nam nổi bật hơn so với sĩ phu Trung Hoa. Nhưng cũng chính điều này mà chúng ta không chuyên biệt hóa được những đế sư

lừng danh mà chỉ kết tinh được những trước tác lừng danh về đế sư. Ngược lại, sĩ phu lớn của Trung Hoa, do tính chuyên biệt cao nên thời đại nào họ cũng hình thành được những đế sư lớn, tính chuyên biệt cao và chính vì vậy họ không xuất hiện những trước tác kết tinh về đế sư Trương Lương.

Mặt khác, nhà nho Việt Nam xuất hiện như một tầng lớp khá muộn so với Trung Quốc, khi trước mắt họ đã có “tầng tầng lớp lớp” những nhân vật tiêu biểu. Tuy nhiên, trong bốn loại hình nhà nho điển hình thì Việt Nam lại chỉ rò rệt có một loại rưỡi. Hầu như tất cả các nhà nho Việt Nam đều coi Thi, Thư là “gương báu” chứ không ưu tiên phát triển con người tự quyết hành động. Hệ tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn ở Trung Quốc phong phú hơn nhiều, việc tiếp thu cái ngoài Nho học ở các đế sư Trung Quốc thuận lợi hơn, tự do hơn.

Nhà Nho Việt Nam cũng ưa thích dùng “ngôn chí” hơn. Trung Quốc tồn tại lối ứng xử “chỉ làm người phi thường cho kẻ khác ca ngợi” “mà không thèm ca ngợi kẻ khác”. Nói cách khác, chỉ là “anh hùng”, không thèm làm “nghệ sĩ”. Điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn, tại sao Phan Bội Châu thường ngâm ngợi câu thơ của Viên Mai:

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạc Lập thân tối hạ thị văn chương

(Mỗi bữa không quên ghi thẻ trúc

Lập thân hèn nhất là bằng văn chương)

Một vấn đề khác đặc biệt quan trọng là, như đã biết, định hướng trở thành đế sư như Trương Lương là một lựa chọn đầy gian nan và khốc liệt. Ngay từ sớm, Phạm Lãi, đế sư lừng danh thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã phải rất khéo léo mới thoát khỏi đại nạn tiêu diệt công thần. Văn Chủng, Hàn Tín… đều lần lượt bị chết uất ức. Ở Việt Nam, Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát… đều chuốc bi kịch thương tâm. Điều này có nghĩa, đây là một định hướng giá trị đầy chông gai và khốc liệt. Quy luật tiêu diệt kẻ sĩ trong lịch sử Trung Hoa diễn ra từ rất sớm và độ khốc liệt của nó đã được tổng kết thành quy luật: Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh, cao điểu tận, lương cung tàng…”. Mặt khác, trong lịch sử Trung Hoa họa tiêu diệt công thần diễn ra khốc liệt bậc nhất giai đoạn Xuân Thu - Chiến

Quốc và giai đoạn Hán sơ, giai đoạn sau tuy vẫn xuất hiện hiện tượng này nhưng mức độ thưa thớt hơn. Ngay sau họa tiêu diệt công thần thời Hán, thời Tam Quốc, Khổng Minh là đế sư lừng danh tiêu biểu cho sự dự cảm độ khốc liệt của định hướng giá trị này. Lưu Bị trước khi chết, hỏi Khổng Minh: Ấu chúa còn nhỏ, mọi việc quân sư cứ lo liệu, Khổng Minh đáp: thần không dám, mãi trung thành với nhà Hán. Rò ràng, sau nhiều kinh nghiệm họa tiêu diệt công thần, sĩ đại phu Trung Hoa thấm nhuần bi kịch tiêu diệt công thần, và thể hiện nó một cách uyển chuyển hơn. Đây là lý do quan trọng, giải thích hiện tượng Trương Lương tuy diễn hóa liên tục trong lịch sử văn học Trung Hoa nhưng không nở rộ và nổi lên cồn cào, quyết liệt như sĩ phu Việt Nam giai đoạn XVIII - XIX.

Vậy phải chăng sĩ phu Việt Nam không thấu hiểu bi kịch dày đặc diễn ra trong lịch sử Trung Hoa và bi kịch thương tâm của vị tiền bối Nguyễn Trãi trước họ không xa?

Trước kết, phải khẳng định rằng, định hướng này quá hấp dẫn so với bi kịch tang thương trong lịch sử. Ở một số ít anh tài, hoàn toàn có khả năng đánh cuộc cho đáp số theo kiểu được làm thầy vua thua mất mạng. Vì vậy, đây có thể xem là một trong những lý do giải thích sự mâu thuẫn giữa bi kịch tang thương trong lịch sử so với số lượng sĩ đại phu khát vọng theo đuổi định hướng này.

Nhưng rò ràng, từng đó chưa đủ để giải thích cho một hiện tượng đặc thù? Sự nở rộ của khát vọng đế sư qua mẫu hình đế sư Trương Lương trong sĩ phu Vệt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX.

Trương Lương được phát hiện và đi vào tâm thức sĩ đại phu Việt Nam một cách rò nét nhất bắt đầu từ Nguyễn Trãi, sau đó đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, ở những nhân cách này, chưa thể nói đến một sự nở rộ theo kiểu trào lưu như ở giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX và kéo dài sang cả đầu thế kỷ XX.

Như trên luận án đã chỉ ra, đế sư là loại hình nhân cách có tính đặc thù cao, xuất hiện và phát triển trong thời đại loạn lạc, sự chuyển giao triều đại, hoặc giai đoạn có những biến động lớn về xã hội, sự tan dã hoặc suy yếu của cái chính thống mà cái mới chưa hình thành. Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX một trong những đặc trưng lớn nhất về sự phát triển của quốc gia dân tộc là sự mở

rộng và kiện toàn lãnh thổ lớn nhất lần đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên trước khi tiến đến thống nhất lãnh thổ, một trạng thái hết sức đặc biệt diễn ra ở thượng tầng nền chuyên chế Việt Nam, được các nhà nghiên cứu định danh là trạng thái nhộng tính1, hay còn gọi là cơ chế “lưỡng đầu” vua Lê chúa Trịnh. Trạng thái này được hiểu là “loạn” ở thượng tầng. Cái chính thống mất đi sự thiêng liêng và quyền lực đích thực của nó, nhưng vẫn tồn tại. Chúa Trịnh trên thực tế không đóng vai trò là

lực lượng chính trị chính thống của nền chuyên chế nhưng lại nắm thực quyền trong cơ chế lưỡng đầu. Nhà Trịnh cần dựa vào vua Lê để “ăn lộc”.

Xét về cấu trúc, đây là dạng cấu trúc quyền lực hai đầu. Dạng cấu trúc này đồng dạng với cấu trúc đế vương-đế sư trong thời loạn. Trên danh nghĩa, anh hùng định hướng trở thành đế vương có quyền quyết định và chi phối hoạt động và phát triển của nhóm. Nhưng sâu xa, mọi quyết sách đều do một tay “đế sư” ngồi trong “màn trướng” hoạch định. Tương tự như vậy, nhà Trịnh là thế lực thực chất chi phối sự vận hành của cơ chế quyền lực lưỡng đầu. Như vậy, xét về điều kiện lịch sử, tuy giai đoạn Lê - Trịnh chưa hẳn là thời đại mất hoàn toàn cái chính thống nhưng cái chính thống không thể hiện được chức năng của nó. Vì chưa hoàn toàn mất đi cái chính thống nên cái mới, yếu tố mới, chúa Trịnh chưa thể thay thế chính thức vua Lê tạo lập lại cái chính thường. Thực chất, chức năng của phủ chúa tương tự như chức năng của đế sư thời loạn. Chức năng của vua Lê tương tự như chức năng của anh hùng sáng nghiệp thời loạn. Sự tương tác của hai loại hình cấu trúc này về cơ bản là tương đồng. Tuy nhiên, do trạng thái đặc thù của cơ chế nhộng tính lưỡng đầu nên chưa cho phép xuất hiện những mẫu hình anh hùng thời loạn điển hình. Dạng cơ chế nhộng tính này là điều kiện đặc thù cho sự xuất hiện cấu trúc quyền lực cặp đôi đế vương - đế sư trong thời loạn.

Mặt khác, cơ chế lưỡng đầu, với đặc trưng là trạng thái nhộng tính, là cơ hội cho những lực lượng không chính thống xuất hiện, tiêu biểu chúa Trịnh, chúa Nguyễn và các lực lượng cát cứ khác. Như chúng ta đã biết, loại người đế sư chỉ xuất hiện và phát triển trong thời đại loạn lạc, sự suy yếu và tan rã của cái chính thống. Sự suy yếu của nhà Lê, sự xuất hiện của chúa Trịnh, chúa Nguyễn ở Đàng


1 Chữ dùng của ông Trần Ngọc Vương.

trong là một điều kiện lý tưởng cho những kẻ sĩ ôm khát vọng đế sư có đất để dụng vò. Đào Duy Từ là một đế sư tiêu biểu như vậy, và việc hành chức của ông mang lại những đóng góp lớn cho nhà Nguyễn. Sự xuất hiện nhiều hơn một lực lượng chính trị, là cơ sở cho sự ra đời của những đế sư xuất hiện liên tục ở giai đoạn này.

Suy xét kỹ, cơ chế lưỡng đầu là cái ô che chở không chỉ cho sự xuất hiện khát vọng đế sư mà còn che chở cho sự xuất hiện khát vọng đế sư được nói ra, được tranh biện và được hiện thực hóa nó.

Nếu căn cứ vào tranh biện âm thầm của hai tác giả Ngọa Long Cương vãn, Trương Lưu hầu phú, và nở rộ của ám ảnh đế sư trong những bậc anh hùng lớn nhất thời đại, có thể nói đến sự phát hiện ra mô hình đế sư của đồng loạt anh hùng lớn nhất thời đại, khởi đầu từ Nguyễn Hữu Chỉnh, kéo dài sang Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu… Vậy tại sao đến giai đoạn này sĩ đại phu mới phát hiện ra mô hình đế sư? Cơ chế nào cho sự xuất hiện này? Cơ chế lưỡng đầu đã mách bảo họ, họ phát hiện ra bản chất của cơ chế lưỡng đầu là mô hình bất trung. Tiền lệ từ mô hình bất trung gợi ý cho sự xuất hiện của mô hình Trương Lương đế sư nở rộ trong giai đoạn này. Sự tồn tại của cơ chế nhộng tính, thờ phật ăn oản, không chỉ gợi ý cho sự xuất hiện khát vọng đế sư mà còn bảo vệ cho mô hình này được tồn tại và phát triển. Nhà Trịnh là một thế lực bất trung nhưng nắm uy quyền, gợi ý cho khát vọng đế sư chi phối hoàng đế chính danh nhưng không nắm thực quyền. Sự tồn tại lâu dài và dai dẳng của nhà Trịnh là cơ sở bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của anh hùng đế sư. Nhà Trịnh đến lượt mình lại gợi ý cho những thế lực cát cứ xuất hiện, lấy lý do nhà Trịnh tiếm quyền vua Lê. Đến lượt mình, phủ Chúa lại là lực lượng đại diện vua Lê trị loạn. Vua Lê, mặc cho những lược lượng cát cứ thay nhau nổi lên, dựa vào phủ Chúa bảo toàn cho sự tồn tại của vương triều mình. Trạng thái nhùng nhằng như vậy diễn ra nhiều trăm năm, không chỉ là điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của mẫu người đế sư mà còn là sinh quyển chính trị cho sự bạo phổi của sĩ đại phu trình bầy khát vọng đế sư của mình và sự tự do lựa chọn mà không sợ bị thế lực chính thống để ý, trừng phạt. Và khi nền đại chuyên chế nhà Nguyễn được xác lập, những hiện tượng dị chí kiểu đế sư lần lượt bị tiêu diệt hoặc cùng lắm chỉ còn ảnh xạ dưới dạng những hồi quang nhưng không thực sự quá nguy hại đến nền chuyên chế. Nguyễn Công Trứ và Cao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022