Dấu Ấn Của Hình Tượng Trương Lương Trong Hành Xử Chính Trị Của Các Nhà Nho

Mặt khác, tuy Nho giáo chiếm vị trí quan trọng trong thời đại nhà Đường, nhưng chưa vận động đến mức chuyên chế cực đoan như giai đoạn nhà Tống sau này, mặc dù Nho giáo được đưa vào nội dung thi cử, sĩ đại phu phải học thi, thư nhưng nhà Đường không xây dựng một hệ tư tưởng đơn nhất, chuyên trị. Nho học không chiếm địa vị thống trị. Đạo giáo và Phật giáo bất luận đối với tập đoàn thống trị hoặc đối với xã hội, đều được trọng thị không kém gì nho học. Có những năm, do những người thống trị tối cao yêu thích, Đạo giáo, Phật giáo xếp trên Nho học. Sự tự do tư tưởng là một trong những đặc trưng nổi bật nhất thời đại nhà Đường, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tự do, phóng khoáng, tạo điều kiện cá nhân anh tài có điều kiện nói lên khát vọng của mình. Khát vọng, cảm hứng đế sư trong những thi nhân, anh tài thời kỳ này xuất phát từ chính điều kiện tự do tư tưởng này.

Tình hình này hoàn toàn trái ngược khi đến giai đoạn nhà Tống. Đặc điểm hàng đầu về mặt tư tưởng thời đại nhà Tống là quyền lực tập trung tối thượng vào ngôi vị chuyên chế. Văn nhân sĩ đại phu không còn được hưởng những đặc quyền như văn nhân sĩ đại phu thời đại nhà Đường. Kinh điển thánh hiền là lời vàng thước ngọc cho mọi khuôn mẫu thi cử và ứng xử. Văn nhân sĩ đại phu thời Tống nhìn chung vẫn khát khao khát vọng đế sư, nhưng nó chuyển hóa sâu trở thành đặc điểm trong tu dưỡng, khát vọng tu tiên nhiều hơn là khát vọng trở thành anh tài, công danh “mãn thanh sử” như thời đại nhà Đường. Sự chuyển hóa này bắt nguồn từ một nguyên nhân hết sức cơ bản của thời đại nhà Tống: vua Tống tìm kiếm biện pháp tư tưởng khống chế tư tưởng của văn nhân. Những đại nho Tống như Âu Dương Tu, Mai Nghiêu Thần, cha con họ Tô… đều xuất thân hàn vi và đều tiến thân bằng con đường khoa cử. Khoa cử dựa trên nền tảng kinh điển Nho gia, mọi lập luận đều phải dựa vào kinh điển Nho gia, các sách của chư tử nếu không phù hợp với nho học đều không được dùng. Đến đời vua Nhân Tông trở về sau, triều đình trung ương còn tiến thêm một bước, thành lập các trường nho học ở châu huyện dạy nho học làm cơ sở thi cử. Việc này tiếp tục khống chế đời sống tinh thần của sĩ tử sâu sắc hơn.

Mặt khác, thời Tống còn đẩy mạnh hơn sự cố gắng tự giác tu dưỡng đạo đức theo hướng “quy tâm”, quay vào trong tu dưỡng của văn nhân sĩ phu. Thời Tống là thời đại quyền lực chuyên chế tập trung trong tay nhà vua. Văn nhân sĩ phu muốn

tiến thân buộc phải qua con đường thi cử. Tức họ phải học những giáo lý về sự trung thành, tôn phục và bảo vệ ngôi vua. Quan trọng nhất của quá trình tu dưỡng nho gia thời Tống là xây dựng đạo đức và tu dưỡng nho gia, then chốt nhất của việc này là phải “nội chuyển” theo hướng quy tâm, có nghĩa là nói luân lý cương thường nho gia, cũng như quy phạm về hành vi chỉ là hình thức, mà còn phải biến nó thành một sự tự giác về đạo đức trong tâm linh nội tại của con người. Mô hình khát vọng đế sư nhà nho thời Tống chuyển hóa theo hướng trở thành đế sư, bậc thầy của sự tu dưỡng, đế sư trong tâm linh hơn là anh hùng tài năng lừng lẫy của thời đại như những anh tài thời Đường đã từng thể hiện.

Đến thời Nguyên, đặc biệt là thời Thanh, đất nước rơi vào tay của những thế lực “Nhung, Địch”, văn nhân sĩ đại phu Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng, thất bại, tìm kiếm những định hướng giá trị trong những tiểu thuyết ái tình, tìm đến với những truyện kỳ ảo, kỳ dị, những truyện trào phúng, sự suy vong của những gia đình thế gia vọng tộc. Đương nhiên, hình tượng của một nhà nho, anh hùng đế sư hùng tráng như ở thời Đường đã mờ nhạt và mất dần trong những triều đại sau này.

Ở Việt Nam, người chịu ám ảnh sâu sắc nhất mô hình đế sư Trương Lương đầu tiên phải kể đến là Nguyễn Trãi. Trước đó, trong lịch sử Việt Nam cũng bao phen loạn lạc nhưng không xuất hiện mẫu người khát vọng theo định hướng trở thành đế sư thực sự điển hình1. Nguyễn Trãi qua trước tác văn chương cũng như trong thực tiễn hành động và cung đường vận động của mình bộc lộ khát vọng trở thành đế sư

tương đối rò nét. Tuy nhiên, khát vọng đế sư ám ảnh Nguyễn Trãi tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng lại rất quyết liệt. Nhưng, như đã biết, tiến trình đến với mô hình đế sư của Nguyễn Trãi để lại bi kịch tang thương bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong giai đoạn mạt Trần - Hồ, trọn vẹn 20 năm thuộc Minh và Lê sơ. Nhân cách văn hoá ông cơ bản hình thành và kết tinh trong thời loạn. Với tư cách là đại nho của thế kỷ, được học hành đào tạo bài bản về



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

1 Nhân vật mang dáng dấp đế sư tương đối rò nét đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Vạn Hạnh. Nhận định này đã được chúng tôi chứng minh qua bài viết: Vạn Hạnh – Lý Công Uẩn nhìn từ cấu trúc quyền lực cặp đôi, sđd, nt.

Nho giáo và lịch sử Trung Quốc, sự nghiệp Phạm Lãi, Trương Lương, Hán Cao và nhiều danh nho, hoàng đế khác, Nguyễn Trãi thuộc nằm lòng. Không phải ngẫu nhiên, Trương Lương đế sư trở thành mô hình ám ảnh định hướng cuộc đời Nguyễn Trãi. Sống trong thời loạn, cần có một lựa chọn cho cung đường của mình, thực tế lịch sử chứng minh, Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi và đi theo quỹ đạo trở thành đế sư. Trên thực tế, Nguyễn Trãi đi được những chặng lớn trong khát vọng trở thành đế sư, đưa Lê Lợi đến với ngôi hoàng đế, kiến tạo nền tảng văn hoá và chính trị cho cả triều Lê, nuôi dưỡng vị hoàng đế hùng mạnh nhất trong lịch sử đã đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn.

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 14

Nguyễn Trãi tuy là nhân vật đóng vai trò mở đầu cho khát vọng này, nhưng khát vọng trong Nguyễn Trãi kín đáo hơn so với những nhà nho lớn sau ông.

Sau Nguyễn Trãi, vô số nhà nho mang trong mình khát vọng trở thành đế sư, xuất hiện đột biến, tính quy tụ cao ở giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Từ trong khát vọng, xuất hiện dáng dấp của những đế sư lớn đầu tiên trong toàn lịch sử Việt Nam. Nổi bật trong số này là Nguyễn Hữu Chỉnh và tác phẩm Trương Lưu hầu phú lừng danh. Sau nữa sang cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đại diện tiêu biểu và cuối cùng là Phan Bội Châu với bài phú lớn: Trương Lương từ Hán Vương quy Hàn.

Thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử quốc gia dân tộc, định hướng Nam tiến có từ rất sớm, nhưng hiện thực hoá nó thì phải đến giai đoạn này. Đây là thời đại đất nước đứng trước khả năng mở rộng và thống nhất lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử. Mặt khác, xét về chính trị, đây là giai đoạn nảy sinh nhiều tình huống và hình thái chính trị đặc thù, tình huống vua chúa và hình thái lưỡng đầu chế, vua Lê chúa Trịnh. Nhiều lực lượng chính trị kết thành những phe nhóm quyền lực khác nhau trên diện rộng từ Bắc vào Nam, ngoài lực lượng vua Lê chúa Trịnh Đàng Ngoài, còn có lực lượng anh em nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn Đàng Trong. Đây là những tiền đề lịch sử, chính trị chưa từng có trong lịch sử quốc gia dân tộc. Điều quan trọng nhất là, nó là cơ hội cho khát vọng “anh hùng nhất khoảnh”. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời đại này, đồng loạt xuất hiện khát vọng anh hùng trong lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng dân tộc, có một chuỗi khát vọng lớn lao và nối dài từ Ngoạ Long Cương vãn, đến Chim trong lồng, Từ Hải (Truyện Kiều)… Khát vọng trở thành đế sư nằm trong mạch khát vọng này và xuất hiện từ điều kiện

thực tế này trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Hữu Chỉnh mượn toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trương Lương, làm bài phú Nôm lớn bậc nhất trong lịch sử diễn hoá Trương Lương, qua đó thể hiện khát vọng đế sư của mình. Có thể nói, khát vọng đế sư của Nguyễn Hữu Chỉnh thể hiện qua bài phú đánh dấu đỉnh điểm diễn hoá hình tượng Trương Lương trong lịch sử văn học và lịch sử diễn hoá mẫu hình đế sư Trương Lương ở Việt Nam. Những hình tượng văn học lớn, hoành tráng và những tuyên bố của những anh tài về định hướng lựa chọn đế sư trong nhà nho Việt Nam có căn nguyên từ hoàn cảnh lịch sử đặc thù này. Dễ hiểu là vì sao, những anh tài thể hiện khát vọng anh hùng của mình đã tìm đến phú, với sức phô diễn cao và phô bày trực tiếp ý chí của mình.

Như vậy, nhà nho hai nước trong cách thức thể hiện khát vọng trở thành đế sư do những điều kiện lịch sử đặc thù, do những kinh nghiệm riêng mà hình thành những cách thức thể hiện khát vọng khác nhau. Hẳn rằng, những bi kịch tiêu diệt công thần tang thương trải dài và quy tụ cao trong lịch sử, đặc biệt đậm đặc trong thời đại Hán sơ là những bài học nhãn tiền cho những Khổng Minh, và những đại nho khác đủ khôn khéo ứng xử với hoàng đế. Những bi kịch tang thương này là nguyên nhân cốt lòi dẫn đến cách thể hiện khát vọng đế sư trong nhà nho Trung Quốc kín đáo và thâm sâu hơn. Nhưng do tính đặc biệt hấp dẫn của mẫu hình và định hướng lựa chọn này nên nó vẫn luôn cuốn hút những anh tài kiệt xuất.

Ở Việt Nam, khát vọng đế sư được thể hiện cồn cào, quyết liệt trong giai đoạn đất nước có điều kiện lịch sử đặc biệt cho sự xuất hiện người anh hùng thời loạn. Ở đó phú là thể loại thích hợp nhất thể hiện khát vọng lớn lao và cồn cào này. Cũng giống như đầu thời Hán, bi kịch tiêu diệt công thần và những bi phẫn tang thương xảy ra đột biến trong giai đoạn này, tiêu biểu nhất chính là tác giả bài phú lừng danh Trương Lưu hầu phú - Nguyễn Hữu Chỉnh, và còn cả Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát... Từ kinh nghiệm Việt Nam, chúng ta mới thấu hiểu thêm về sự kín đáo và thâm sâu trong cách thức thể hiện của nhà nho Trung Quốc. Mặc dù vậy, sau những bi kịch tang thương này, những anh hùng nổi bật bậc nhất trong giai đoạn Nguyễn sơ vẫn tiếp tục hoài bão khát vọng trở thành đế sư. Cao Bá Quát cho rằng mình “sinh nhầm thời” nên quyết tâm đợi “sách dưới cầu”. Nguyễn Công Trứ cồn cào với khát vọng thong

dong theo Xích Tùng Tử1. Cao Bá Quát bị tiêu diệt. Nguyễn Công Trứ cũng nhiều lần “lên voi xuống chó”, không ít lần gần kề với cái chết. Người sau cùng trong lịch sử nền chuyên chế Việt Nam làm sống dậy mô hình đế sư là Phan Bội Châu. Khát vọng đế sư trong Phan Bội Châu trỗi dậy trong điều kiện nhà Nguyễn mất quyền cai trị đất nước, thực dân Pháp xâm lăng, Theo Phan Bội Châu, cần thiết có một hoàng đế minh quân và Phan Bội Châu tìm Cường Để phò tá.

Những bi kịch, sự nguy hiểm của định hướng lựa chọn này trong lịch sử Việt Nam giúp chúng ta hình dung và hiểu sâu hơn về những cách thức thể hiện khát vọng đế sư kín đáo và thâm trầm của nhà nho Trung Quốc. Tuy cách thức thể hiện khác nhau nhưng tính chất hấp dẫn của ngôi vị đế sư vẫn luôn tạo ra sức hút mãnh liệt các anh tài mọi thời đại không ngừng theo đuổi định hướng giá trị độc nhất vô nhị này.

Tuy mức thể hiện và cách thức thể hiện khát vọng trong nhà nho mỗi nước có những khác biệt, nhưng có thể khẳng định, mẫu hình Trương Lương đế sư và định hướng giá trị ông vươn tới đã ám ảnh nhà nho lớn, những anh tài kiệt xuất trong lịch sử, đặc biệt cồn cào ở một số nhà nho Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế kỷ XX.

3.2. Dấu ấn của hình tượng Trương Lương trong hành xử chính trị của các nhà nho

3.2.1. Ám ảnh hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ

Theo quan sát của chúng tôi, diễn hoá Trương Lương nhìn từ mẫu hình văn hoá xuất hiện một hiện tượng thú vị là, ở Trung Quốc, Trương Lương là mẫu hình hấp dẫn nhiều nhà nho lớn nhưng ít hoặc hết sức mờ nhạt sự ảnh hưởng của mô hình đế sư Trương Lương đến cuộc đời và sự nghiệp của họ. Ngược lại, ở Việt Nam, nhà nho không chỉ say mê đề, vịnh, phú về Trương Lương, nhà nho Việt Nam trong cuộc đời và sự nghiệp có thể kiểm chứng được nhiều dấu ấn đậm nét mô hình


1 Trong toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ, ngoài hai bài vịnh Trương Lưu hầu I Trương Lưu hầu II, trong một số bài thơ khác như Luận kẻ sĩ, Cầm kỳ thi tửu… Nguyễn Công Trứ luôn bày tỏ khát vọng được đi theo Trương Lương và Xích Tùng Tử.

Trương Lương trong hành xử, ứng xử cụ thể và tổng thể. Hoặc trong những tình huống ứng xử, thường dẫn Trương Lương như một mẫu mực cho sự mô phỏng và điểm tựa cho những ứng xử cụ thể.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nho lớn bị ám ảnh bởi mô hình đế sư Trương Lương. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi đi sâu phân tích một số trường hợp tiêu biểu nhất.

Hình tượng Trương Lương trong Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là nhà nho lớn đầu tiên của Việt Nam chịu sự ám ảnh khá sâu sắc của Trương Lương đế sư. Nguyễn Trãi sống trong giai đoạn lịch sử nước nhà có nhiều biến động mang tính bước ngoặt. Nhà Hồ thay nhà Trần được 7 năm (1400 – 1407) thì quân Minh xâm lược. Trải qua quá trình suy tư, quan sát động thái của lịch sử và những lực lượng chính trị khác nhau, Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi. Như vậy, việc Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi tương đồng với mô típ Lã Vọng chờ Chu Văn Vương, Phạm Lãi tìm Việt Vương, Trương Lương tìm Lưu Bang, Khổng Minh phò Lưu Bị, Chu Nguyên Chương mời Lưu Cơ... Trong những mô típ kinh điển trong lịch sử Trung Hoa, Nguyễn Trãi luôn quy chiếu mình và Lê Lợi với Lưu Bang và Trương Lương. Trong bài Phú núi Chí Linh, viết về giai đoạn Nguyễn Trãi

và Lê Lợi còn ẩn nấp ở núi Chí Linh, Nguyễn Trãi liên hệ với Lưu Bang và Trương Lương ở núi Man Đường1.

Tưởng núi này lúc bấy giờ chừ khác nào núi Man Đường của vua Hán

Mưu hưng Hán chừ, ai là Bình, ai là Lương?

….

Lúc bấy giờ khác nào Hán Cao bốn mặt vây Cai Hạ

[192, tr. 85 - 88]

Trong cuộc chiến đánh đuổi quân Minh, những khi cần tìm người tài giỏi phục vụ cho kháng chiến, Nguyễn Trãi dẫn Trương Lương ra làm hình mẫu của những người tài ba: “Hoặc có ai cao tiết như Tứ Hạo, gia độn như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn thoả chí xưa, lại về rừng núi, thì ta cũng không ngăn giữ” [192, tr. 149].

1 Có âm phiên là Mang Đãng.

Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thành công, tổng kết cuộc đời mình, Nguyễn Trãi ví mình như Trương Lương và Tiêu Hà nhà Hán:

Trí qua mười mới khả rằng nên Ỷ lấy nho, hầu đấng hiền

Đao bút phải dùng tài đã vẹn;

Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên Vệ Nam mãi mãi ra tay thước Điện Bắc đà đà yên phận tiên1

Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp

Xưa nay cũng một sử xanh truyền

(Quốc âm thi tập – 183) [192, tr. 450] Trong một truy vấn sâu sắc hơn về ứng xử của Trương Lương với Hán và

Hàn, Nguyễn Trãi băn khoăn:

Trượng sách hà tằng quy Hán thất? Bão cầm không tự tháo Nam âm (Đâu có chống gậy theo về nhà Hán? Vẫn gảy khúc đàn điệu Nam đấy chứ)

Hẳn rằng, Trương Lương trong Nguyễn Trãi còn là một ẩn số mà chính ông chưa giải mã được.

Thế tình khéo uốn vuỗn bằng câu Đòi phận mà yên há sở cầu

Dịp còn theo tiên gác phượng Rày đà kết bạn sa âu

Được thì xem áng công danh dễ Đến lý hay cơ tạo hoá mầu

Khám hạ Trương Lương chẳng khứng ở Tìm tiên để nộp ấn phong hầu

[192, tr. 457]



1 Câu này ý nói, Trương Lương sau khi giúp Hán Cao kiến tạo nhà Hán, bỏ đi tu tiên. Điện Bắc và phận tiên là nói về Trương Lương.

Như vậy xuyên suốt cuộc đời Nguyễn Trãi, có một Trương Lương vừa là hình mẫu vừa là ẩn số đầy ám ảnh. Những ám ảnh Trương Lương trong Nguyễn Trãi tuy mới chỉ là những mảnh, những mảng, những phương diện trong những thời điểm khác nhau nhưng lại xuất hiện ở những thời điểm bước ngoặt trong cuộc đời ông và trải dài trên toàn hành trạng. Mặt khác, tuy Trương Lương đế sư chưa trở thành khuôn mẫu mô phỏng cho định hướng sự nghiệp như các nhà nho giai đoạn sau, nhưng hình ảnh Trương Lương trở lại nhiều lần trong những chặng khác nhau trong cuộc đời cho thấy sự thâm nhập sâu của mẫu hình đế sư Trương Lương trong Nguyễn Trãi. Trong thực tiễn, mô hình nhân cách Nguyễn Trãi vận động theo hướng trở thành đế sư. Nguyễn Trãi đã hiện thực hóa nhiều thuộc tính quan trọng của đế sư, như tìm kiếm, phò tá và đưa Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, xây dựng và tạo dựng nền móng văn hóa, tư tưởng, chính trị của đế chế…Tuy nhiên, ông chỉ hoàn thành một vế của đế sư hình mẫu: vi quân mưu liễu nhưng ông chưa kịp vi thân mưu.

Việc Nguyễn Trãi chịu thua (khám hạ) không hiểu tại sao Trương Lương không thích ở lại, hé lộ câu trả lời cho bi kịch của ông sau này. Tinh thần này được Quốc sử quán triều Nguyễn - Khâm Định Việt sử thông giám cương mục: Chính biên, quyển thứ 16. Mục lời phê triều Lê và Nguyễn Trãi viết “Lời phê: Trãi là bậc có tài, vậy mà vẫn không khỏi có tính kiêu căng, cho nên sau này mới chuốc lấy tai vạ. Thế mới biết Trương Tử Phòng là bậc cao kiến, đời sau ít ai sánh kịp” [197, tr. 852].

Việc Quốc sử quán triều Nguyễn so sánh Nguyễn Trãi với Trương Lương không đơn giản chỉ xem Trương Lương là nhân cách văn hóa mẫu mực, không chỉ lý giải cội nguồn bi kịch của Nguyễn Trãi, còn thừa nhận sự gần gũi về mô hình nhân cách giữa Nguyễn Trãi và Trương Lương.

Những dấu ấn Trương Lương trong Nguyễn Trãi có thể được hiểu trên hai bình diện. Trước hết, nhân vật lịch sử Trương Lương ám ảnh Nguyễn Trãi. Thứ hai, xét từ hình tượng văn học, Trương Lương trở thành hình tượng văn học xuyên suốt trước tác của Nguyễn Trãi. Có thể nói tuy chưa là hình tượng văn học lớn nhưng Trương Lương thuộc loại hình tượng văn học ám ảnh trong trước tác ông. Điểm đặc biệt là, lần đầu tiên trong lịch sử văn học viết Việt Nam, hình tượng Trương Lương xuất hiện trong trước tác Nguyễn Trãi dày đặc và ám ảnh như vậy. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người mở đầu cho chuỗi ám ảnh Trương Lương trong tâm thức đại nho Việt Nam.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí