Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 16

nào. Đến ông, hình tượng Trương Lương trở thành hình tượng chủ đạo trong toàn bộ trước tác của ông. Với hình tượng này và với bài phú Nôm Trương Lưu Hầu ông đóng đinh trong lịch sử văn học viết dân tộc giai đoạn này với tư cách là một tác giả không thể bỏ qua. Duy nhất ở Việt Nam, không chỉ là bài phú chữ Nôm dài nhất, hay nhất, đồ sộ nhất về Trương Lương, Trương Lương trong Nguyễn Hữu Chỉnh còn là sự thống nhất cao độ giữa hình tượng văn học và mô hình lựa chọn. Có thể nói gọn, hình tượng Trương Lương là hình tượng lớn nhất trong trước tác Nguyễn Hữu Chỉnh, ông cơ bản mô phỏng ứng xử Trương Lương và khát vọng tối hậu cũng là khát vọng thành tựu được như đế sư Trương Lương.

Hình tượng Trương Lương trong Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) nhập thế khi nhà Nguyễn đã đại thống nhất đất nước. Nguyễn Công Trứ là nam nhi có khát vọng xoay chuyển càn khôn. Ông đã từng tuyên bố khát vọng của mình: Đã sống trong trời đất phải có danh gì với núi sông. Nhưng trưởng thành khi đất nước thống nhất, vì vậy, những khát vọng của người anh hùng thời loạn trong Nguyễn Công Trứ ảnh xạ trong trước tác của ông mang tính “hồi quang”1. Sinh ra trong thời bình nhưng lại bị hấp dẫn bởi mẫu hình người anh hùng thời loạn - đế sư Trương Lương, Nguyễn Công Trứ chỉ có thể hiện

thực hóa khát vọng của mình mang tính hồi quang qua hai bài vịnh: Trương Lưu hầu I Trương Lưu hầu II. Xin trích lại nguyên văn.

Vịnh Trương Lưu hầu I

Năm năm uốn lưỡi trong màn,

Một mình ơn Hán nợ Hàn giả xong Trương Lưu hầu là Hàn công tử, Dòi năm đời chung đỉnh đai cân.

Liều một dùi chưa giả nợ cố quân Uốn ba tấc nấy thân thờ Hán chúa Thuốc độc phun Tần lây đến Sở


1 Tức khát vọng đó chỉ được phả vào văn chương và nhận thấy qua văn chương và một phần nào đó qua hành động trong cuộc đời ông, đặc biệt trong ứng xử với các vua nhà Nguyễn. Xem bài: Từ hồi quang người anh hùng thời loạn đến khuôn hình một tài tử phong lưu, tác giả Trần Ngọc Vương, in trong Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr. 269-282.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Mùi thơm ngậm Hán trún cho Hàn. Trong năm năm gầy một mối giang san, Đền nợ trước ơn sau đều vẹn xóng.

Tràng phú quý xem bằng mây mỏng,

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 16

Túi Xích Tùng riêng đủng đỉnh mái thanh sơn Nhục, vinh gác chuyện Tiêu, Hàn


Vịnh Trương Lưu hầu II

Trương Lưu hầu là Hàn công tử Dòi năm đời chung đỉnh nước Hàn Tới chưng khi quốc vận gian nan, Niềm ưu ái trăm bề báo phục.

Cơn xung đột biết mấy lần lăn lóc, Tới Trần Lưu xảy gặp Lưu quân. Năm năm ba tấc lưỡi kinh luân, Màn thao lược vây Tần nhốt Hạng. Ơn Hán vẹn nợ Hàn chẳng vướng,

Túi vương hầu treo gửi gánh Hoàng Công. Một mình lui tới thung dung1

Nhìn so sánh, có một điều thú vị là, nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra và lớn lên trong thời loạn nhưng lại toan tính ẩn mình chờ thời thì ngược lại Nguyễn Công Trứ, trưởng thành khi nhà Nguyễn kiến lập, lại khát khao sống trong thời loạn với khát vọng trở thành đế sư anh hùng thời loạn. Hai bài vịnh, một bài phú lớn và hàng chục lần nhắc đến Trương Lương ở những tình huống khác nhau nói lên khát vọng này của Nguyễn Công Trứ2.

Khác với Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ không trực tiếp tuyên bố mô hình lựa chọn, và cung đường vận động của Nguyễn Công Trứ cũng không thể hiện rò nét minh định khát vọng đế sư của ông tuy rằng ông ứng xử với vua nhà

1 Hai bài vịnh Trương Lưu hầu của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi dẫn theo sách Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, Nxb Nghệ An, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2008, tr.180.

2 Bài phú của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi đã dẫn ở trên và trong nhiều bài khác của Nguyễn Công Trứ, Trương Lương được dẫn ra như những hình mẫu của khát vọng và điển hình cho sự so sánh.

Nguyễn không khác nhiều lắm với tư cách là một bậc thầy. Nhưng thú vị là, Trương Lương với tư cách là hình tượng văn học trở thành hình tượng lớn, hình tượng ám ảnh trong trước tác của ông. Nếu như hình tượng Trương Lương trở đi trở lại nhiều lần, xuyên suốt trong trước tác của Nguyễn Công Trứ thì hình ảnh Khổng Minh mờ nhạt hơn rất nhiều. Hẳn là, đặc điểm của giai đoạn mở đầu của đế chế nhà Nguyễn, với những ông vua đầu triều mạnh tay với công thần của mình buộc ông lựa chọn cách thức thể hiện khát vọng tới ngưỡng chủ yếu thông qua hình tượng văn học hơn là trực tiếp phát ngôn hoặc định hướng ứng xử trở thành đế sư như Nguyễn Hữu Chỉnh trong thời loạn, mặc dù biết rằng ông đam mê và khát vọng mô hình này.

Hình tượng Trương Lương trong Phan Bội Châu

Nếu như Nguyễn Trãi là người mở đầu tương đối rò nét của khát vọng đế sư trong lịch sử Việt Nam thì Phan Bội Châu là đế sư cuối cùng của mạch khát vọng này.

Khác với tất cả những đế sư trước ông, Phan Bội Châu xuất hiện trong hoàn cảnh đã khác trước. Phan Bội Châu cũng sinh ra và lớn lên trong thời đại xã hội có những biến động lớn lao về chính trị. Khác với những biến động chính trị trước đây, tiến trình hình thành nhân cách Phan Bội Châu trong điều kiện mới, sự đụng độ với một thế lực “mới toanh”, chưa từng có trong truyền thống khu vực: sự đụng độ với thế lực đến từ nền văn minh, văn hóa phương Tây.

Với sự xâm lược của thực dân Pháp, sự xâm lược của thực dân Hà Lan, Anh vào Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á đã làm biến đổi lịch sử khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, một anh hùng trong thời loạn, vượt qua khuôn khổ của quốc gia đi sang các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản đặng tìm kiếm một định hướng giải thoát đất nước. Trước Phan Bội Châu, trong lịch sử loại hình chưa xuất hiện định hướng như vậy.

Mặc dù vậy, Phan Bội Châu vẫn chưa vượt thoát ra khỏi những định hướng giá trị vốn có trong truyền thống, trong ông đã có nhiều nét mới của một nhân cách hiện đại, nhưng nhiều giá trị căn cốt của truyền thống vẫn chi phối ráo riết và quyết liệt Phan Bội Châu. Sau bao năm bôn ba, được tiếp xúc với nhiều giá trị mới mẻ của Nhật Bản, của phương Tây, nhưng thật lạ, cuối đời ông vẫn bị chi phối bởi một định hướng giá trị truyền thống trong lịch sử, tìm kiếm minh chủ phò tá.

Nhân vật Trương Lương chi phối xuyên suốt cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu. Bằng chứng là ở bất cứ chặng nào trong cuộc đời hoạt động của mình, hình ảnh Trương Lương luôn xuất hiện trong trước tác ông. Hình ảnh Trương Lương xuất hiện đậm đặc và đột biết nhất là trong giai đoạn đầu trong tiến trình hình thành nhân cách Phan Bội Châu. Trong đó, bài phú Trương Lương từ Hán vương quy Hàn như là một tuyên bố về định hướng lựa chọn của Phan Bội Châu. Cả một bài phú lớn, Phan Bội Châu hứng thú với những toan tính, ứng xử vượt ra ngoài tầm với của Lưu Bang. Định hướng xuyên suốt của Phan Bội Châu là định hướng trở về với chủ cũ. Trong cách nhìn của Phan Bội Châu, Lưu Bang như là một quân cờ trong bàn cờ mà Trương Lương đã bày sẵn. Mục tiêu tối hậu là mượn Lưu Bang diệt Tần, diệt Sở báo thù nhà. Bài này được làm trong giai đoạn trước khi Phan Bội Châu xuất dương (1882-1905).

Trương Lương từ Hán vương quy Hàn

Với triều Hán là mưu thần Với nhà Hàn là cố nhân. Ơn mới tuy trọng đại;

Nghĩa cũ cũng ân cần.

Ngày xưa xin về, mưu tung hoành đã thoả mãn; Nay đây từ biệt, chí xin đưa để phân trần.

Lưu Hầu thật là khôn ngoan; Trung với người mình phụng sự. Mượn cái vốn giúp Lưu Bang; Làm cái nơi báo Hàn thị

Giận muôn vàng uổng bỏ, vẫn có người thù May tấc lưỡi hãy còn, quyết đền túc chí.

Thế rồi: Lữ Anh bỏ mình; Huỳnh Dương phò tá Vua ta có cháu, tồn vong trời có ý sao

Thần tử lòng nào, gặp gỡ người đâu dám nghĩ. Cúi đầu lạy Lưu ông; xin trở về Hàn thị Khảng khái trình bầy; rằng: Lương bố y

May Lưu Trần gặp gỡ; Được tả hữu truy tuỳ. Thét cọp làm gì, chỉ tiếc một dùi để giận;

Giết rồng có hẹn, những mong thước kiếm ra uy

Nghĩa phẫn trong hai khoảng cao dày, đã biết lòng trời cho thoả Anh hồn của năm đời chung đỉnh, chắc rằng dưới đất có nghe? Còn nặng ơn vì che chở; Há xem nhẹ về biệt ly.

Chỉ nghĩ chim yêu tổ cũ; Không đành én cạnh theo bay. Hơn mười năm bèo dạt hoa trôi, chính đang chờ đợi; Ngoài ngàn dặm non mơ nước mộng, còn tưởng nọ kia

Nay Hàn hầu đã được dựng lại; Tôi Trương Lương đâu dám trái gì! Tiếng tăm chưa đi, Tinh thần đã đi.

Nghĩ rằng Tam Tấn tôi xưa, còn đang sống là may lắm; Huống lại Lục Triều nợ cũ, vì kẻ chết có tiếc chi

Tuy không gì vui bằng mới quen, có như ngày ấy; Nhưng chỉ hiềm vì cớ nghĩa cũ, xin từ nay đi.

Xin tạ chủ nhân mày rồng; Từ biệt Tàm Tùng lối cũ Bái Quận sáng đi; Hà Dương tới ngọ

Đi đâu đi hỡi Vương tôn; về lại về nơi cố thổ. Ông già từ đó, buồn thay khách vắng nhà binh; Chàng trẻ lại đây, mừng nơi nước này có chủ.

Ngoảnh mặt khói bay sạn đạo, ba Tần hươu dựa vào ai? Ngẩng đầu mây sát Tấn giao, năm sắc rồng bay đâu tá? Ky thần là quốc thần; Du tử là hiếu tử

Giận ba sinh nay đã thoả rồi Lòng tái tạo bắt đầu từ đấy.

Đi một bước tình sâu như bể, chàng Lưu Bang chưa hẳn biết ta; Gẫm tương lai việc lớn tày trời, khách Ba Thục ngăn sao được tớ! Ví thử giúp Hàn có lúc, lấy Trung nguyên không phụ lòng xưa;

Cần chi về Hán sau này, sắp kế hoạch còn phiền bày vẽ1

Cũng trong giai đoạn này, cả trong thơ chữ Hán, trong văn xuôi, hình tượng Trương Lương không chỉ xuất hiện mà trở lại nhiều lần trong trước tác của Phan Bội Châu.


1 Theo Phan Bội Châu toàn tập, Nxb Thuận Hoá, năm 1990, tập 1, tr. 123.

Thời thế và anh hùng “Như nước Hàn mất Trương Lương có thể chết nhưng không chết” :

Vịnh Lưu hầu Sa trung nhất kích Tần Hoàng thất phách Cốc Thành tam hạ

Tầm ngã Hoàng Thạch

Dịch nghĩa:

Vịnh Lưu hầu

Một chùy đánh vua Tần ở trên bãi cát, Làm cho hắn mất vía.

Vua Hán ba lần xuống Cốc Thành, Tìm Hoàng Thạch Công ta

Hình tượng nhân vật Trương Lương không chỉ ám ảnh Phan Bội Châu ở những chặng đầu tiên, khi xuất dương, ông tiến những bước dài trong nhận thức về thời thế, nhưng hình ảnh Trương Lương vẫn bám ông vô cùng mạnh mẽ.

Việt Nam vong quốc sử, chương thứ tư: Tương lai của Việt Nam: “Mình không phải là trâu lợn, mình không phải là gỗ đá, làm sao mình lại cam tâm phụng sự người Pháp? Được phá sản như Trương Tử Phòng”.

Phụ lục: chép lời một người Việt Nam mất nước: “Hạng con em thế gia, cơm áo nhờ ơn nước kể đã đến mấy trăm năm, ôm cái chí Tử Phòng báo Hàn, có cái lo nghĩ của ba hộ, có thể đánh được nước Tần”.

Hải Ngoại Huyết thư:

Lấy thóc đâu mà cầu Công Cẩn Lấy vàng đâu mà vận Tử Phòng

Tân Việt Nam “một ông Tử Phòng, hai ông Lỗ Túc thì núi sông đều xoay chuyển gánh vác được”1.

Tuồng Trưng nữ vương: “Hề (khóc to) tôi nghe nói mà lòng vàng bối rối, giọt ngọc chứa chan. Mấy lâu nay thân Hán tâm Hàn chưa bỏ chút công trình lo lắng.”1


1 Tập 2, Văn thơ những năm đầu ở nước ngoài (1905 - 1908).

Trong Việt Nam nghĩa liệt sử: Bồ Bá Kiện: “Căm giận kẻ thù của Hàn và ao ước tìm được người tráng sĩ Thương Hải”.

Trong Phạm Hồng Thái truyện: “Trương Tử Phòng hi sinh tài sản của mình đã xúc động lòng nghĩa phẫn của muôn dân”.

Việc hùng tráng oanh liệt thì chưa có việc nào hơn vố chùy đánh Tần ở nơi Bác Lãng. Nhưng nếu không là vì chịu ơn năm đời làm tướng bên nước Hàn, cũng như nếu không phải là để chống lại sự bóp nghẹt mà phải tốn nghìn vàng để cầu lực sĩ thì Trương Tử Phòng chưa chắc có được quyết tâm ấy”.

Trong bài Kí Trung Hoa hữu Lâm Lượng sinh:

Thượng súc chùy Tần chí

(Còn nuôi chí đánh Tần)2

“Lại được một phương diện nữa thời vào ra các đám quan trường cốt được một vài người nội ứng, tưởng trong ấy cũng có Trương Lưu hầu, Định Lương Công chẳng nỏ”.

Mục “Kịch liệt bạo động”: Sau khi các người đã chia đường xuất phát, tôi nghĩ rằng: cái dùi của ông Trương Tử Phòng…tất đồng thời đột phá ở cả ba kì”.

“Tuy nhiên, việc ấy đã trao cho tôi một bài học thiệt hay. Nguyên đầu tôi làm chước ấy vẫn nghĩ rằng: Bí mật hành vi không thể cho công chúng biết. Duy thường khi gặp anh em xúm nhau nói chuyện, tôi hay than dài thở ngắn, giận mình không được như Trương Tử Phòng”.

… Than ôi! Hòn châu bắn chim sẻ, gươm thiêng chém con rắn, thiệt Trương Tử Phòng, Yêm Trọng Căn ai làm như thế!3

Tại Tần Trương Lương chùy Tại Hán Tô Vò tiết

Dịch nghĩa:

(Trương Lương Tần, Tài to oanh liệt Tô Vò Hán, đại tiết lưu truyền)4



1 Tập 3, Văn thơ những năm ở nước ngoài (1908 - 1916).

2 Tập 5, Văn thơ (1917 – 1925).

3 Tập 6, Tự truyện Phan Bội Châu niên biểu.

4 Tập 8: văn vần (1925 – 1940) Thơ Nôm các thể loại. Chính khí ca.

Nhìn sâu hơn, nhiều chặng trong tiểu sử và sự nghiệp Phan Bội Châu trùng hợp đáng ngạc nhiên với tiểu sử và sự nghiệp Trương Lương.

Nếu như Trương Lương bán gia sản thuê thích khách mưu sát Tần Thuỷ Hoàng thì từ khi lên 8 tuổi, Phan Bội Châu đã bắt chước cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đậu Như Mai mà cùng nhóm lũ trẻ đồng học lấy ống tre làm súng, bột vải làm đạn, chơi trò “bình Tây”. Điểm tương đồng ở đây là, cả Phan Bội Châu và Trương Lương đều có chí khí lớn lao, đặt khát vọng báo thù lên hàng đầu. Từ rất sớm, còn rất trẻ đã hừng hực khí thế tự nhiệm trước xã tắc. 17 tuổi xúc động trước việc mất Bắc kỳ, chong đèn thảo hịch bình Tây thu Bắc lén dán ở trên cây lớn các ngả đường.

19 tuổi đã xướng lên việc lập đội “thí sinh quân”, suýt nữa thì gặp nguy lớn với giặc. Sự kiện này hoàn toàn có thể liên tưởng đến sự kiện Trương Lương thuê tráng sĩ mưu sát Tần Thuỷ Hoàng. Trương Lương cũng suýt bỏ mạng vì mưu sát bất thành. Phan Bội Châu cũng gặp nguy lớn.

Sau nhiều nỗ lực “học làm ái quốc theo lối trẻ con” không thành, từ 19 tuổi về sau: ngầm lén tìm kiếm những sách vở thuộc về binh gia chiến lược thời xưa…ở vào lúc đêm khuya nhà kín, tay viết mà đọc thầm sẽ để làm sẵn một bản kiểu mẫu thực hành ở ngày khác”. Trước kia Trương Lương đã được Hoàng Thạch Công trao cho Thái Công binh pháp, sau khi nghiền ngẫm binh thư, đã trở thành người hùng trong cuộc tranh hùng Hán Sở, đế sư của nhà Hán.

Sau này, Phan Bội Châu, tìm Cường Để dòng dòi nhà Nguyễn phò tá. Điều này có nghĩa, Phan Bội Châu ngả theo hướng của anh hùng đế sư hơn là ngả theo hướng trở thành anh hùng sáng nghiệp. Điều này giải thích tại sao, Phan Bội Châu hứng thú với việc Trương Lương trở về với Hàn. Bài Trương Lương từ Hán vương quy Hàn đã nói lên tâm trạng và khát vọng này của Phan Bội Châu.

Hình ảnh Trương Lương xuyên suốt và trở đi trở lại nhiều lần trong toàn bộ sáng tác của Phan Bội Châu cho thấy sức hấp dẫn và sự ám ảnh của mẫu hình này. Không những vậy, nhiều chặng lớn trong cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu ảnh xạ nhiều chặng cuộc đời của Trương Lương. Cung đường mà Phan Bội Châu đi, về cơ bản ngả theo hướng trở thành đế sư. Rò ràng, hình ảnh nhân vật Trương Lương trở thành hình ảnh lớn nhất, ám ảnh nhất trong số những nhân vật anh hùng khác trong trước tác Phan Bội Châu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022