Cội Nguồn Ám Ảnh Hình Tượng Đế Sư Trương Lương Trong Tâm Thức Nhà Nho (Khía Cạnh Phẩm Chất Đế Sư Của Trương Lương)

Bá Quát là hai nhân cách điển hình cho khát vọng anh hùng đế sư trong thời đại nền đại chuyên chế nhà Nguyễn đã kiến lập. Và sau này, khi thực dân Pháp vào xâm lăng, khát vọng trở thành đế sư lại trỗi dậy mạnh mẽ trong trước tác của Nguyễn Thượng Hiền và kết lại ở Phan Bội Châu.

Toàn bộ sự nở rộ cồn cào, sự tranh biện của khát vọng đế sư trong những sĩ đại phu Việt Nam giai đoạn này có căn nguyên từ cơ chế lưỡng đầu “nhộng tính”1 nói trên.

3.3. Cội nguồn ám ảnh hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho (khía cạnh phẩm chất đế sư của Trương Lương)

Tại sao sĩ đại phu trong lịch sử hai nước, đặc biệt là sĩ đại phu lớn Việt Nam bị mê hoặc bởi Trương Lương đế sư đến vậy? Tại sao không phải là nhân vật đồng dạng khác, như Phạm Lãi hoặc Khổng Minh chẳng hạn? Lý giải thấu đáo điều này sẽ là cơ sở quan trọng bậc nhất giải mã toàn tiến trình diễn hóa hình tượng đế sư Trương Lương trong văn học hai nước.

Lý giải được vấn đề này không có cách nào khác hơn chỉ ra được phẩm chất đế sư trong Trương Lương. Và để làm rò hơn đặc sắc phẩm chất đế sư Trương Lương không gì thuyết phục bằng đặt trong so sánh với những nhân vật cùng loại hình lừng danh trong lịch sử xuất hiện trước và sau ông, như Phạm Lãi và Khổng Minh chẳng hạn.

Lý giải được nét đặc sắc Trương Lương trong so sánh với nhân vật cùng loại hình, không chỉ là cơ sở giải mã cho những ám ảnh, sự mê hoặc của Trương Lương đối với sĩ đại phu trong lịch sử, mà còn là cơ sở khẳng định trở lại cho những vấn đề lý thuyết về kiểu người này được luận án chỉ ra và khát quát trong chương 1 và chương 2.

Cơ sở xác lập phẩm chất đế sư của Trương Lương dựa trên chính nội hàm khái niệm đế sư. Với ý nghĩa là bậc thầy của hoàng đế, thuộc tính đế sư được xét trong sự quy chiếu và ứng xử trực diện với nhân cách hoàng đế. Từ cơ sở và trục quy chiếu này, có thể chỉ ra những thuộc tính cơ bản đế sư Trương Lương gồm các phương diện sau.


1 Chữ dùng của ông Trần Ngọc Vương

3.3.1. Vị quân mưu (toan tính cho quân vương)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

3.3.1.1. Phát hiện, dùng và đưa Lưu Bang đến ngôi đế vị

Trước khi đi cụ thể từng sự kiện và có những bình luận về từng sự kiện, cần thiết điểm lại một sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Trương Lương từ một mưu sĩ bình thường đến với một nhân cách cao hơn, nhân cách đế sư, đó là sự kiện nhận sách dưới cầu. Sau khi thử thách Trương Lương, Hoàng Thạch Công đưa sách cho Trương Lương và nói: “Đọc quyển sách này thì làm thầy bậc vương giả”1. Từ đó Lương nghiền ngẫm sách này. Điều này được hiểu đây là cuốn sách dạy làm thầy vua.

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 18

Trước khi nhận được sách dưới cầu, Trương Lương cũng hành xử như những mưu sĩ khác từng làm, thuê thích khách mưu sát Tần Thuỷ Hoàng báo thù nhà. Gặp ông già ở Hạ Bì và được trao Thái Công binh pháp đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Trương Lương trên bước đường trở thành đế sư lừng danh.

Những sự kiện sau 10 năm Trương Lương nghiền ngẫm binh pháp đã khác biệt hẳn về phương thức hành động so với trước đây. Những sự kiện trong quan hệ với Lưu Bang, việc tìm đến với Lưu Bang và dùng Lưu Bang thể hiện đầy đủ nhất phẩm chất đế sư Trương Lương, với ý nghĩa là thầy, bậc thầy của vua chúa.

Năm 209 TCN, Trần Thiệp khởi nghĩa. Cảnh Câu ở đất Lưu lập làm Giả Vương nước Sở. Ban đầu Trương Lương muốn đi theo Cảnh Câu. Ít nhất thời điểm này Trương Lương có nhiều sự lựa chọn, tại sao Trương Lương chọn Lưu Bang. Theo Sử ký “Lương mấy lần đem binh pháp của Thái Công ra trình bày với Bái Công. Bái Công khen thưởng dùng sách lược ấy. Lương nói cho người khác nghe thì họ đều không hiểu. Lương nói, Bái Công là người trời chăng”.[156 tr.282]. Như vậy, Trương Lương lựa chọn Bái Công là bởi Bái Công hiểu binh pháp Thái Công. Trương Lương lựa chọn Bái Công, sâu xa của nó là Trương Lương đã lựa chọn được người để thực hiện cái mà Hoàng Thạch Công nói là đọc sách này sẽ làm thầy bậc vương giả.

Khi Bái Công vào Hàm Dương trước, nhìn thấy tài sản, vật báu, đàn bà con gái muốn ở lại, Phàn Khoái khuyên, Bái công không nghe, Trương Lương khuyên:



1 Sđd, nt.

“Tần làm điều vô đạo cho nên Bái Công mới đến được đây. Đã cốt vì thiên hạ giết bọn giặc tàn ác, thì ta nên ăn ở theo lối mộc mạc, để tỏ cái nền nếp của mình. Nay ngài vừa mới vào nước Tần mà đã ham thích cái vui thú của nó thì khác gì người ta nói “nối giáo cho giặc” vậy, vả chăng “lời nói ngay nghe chẳng chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng, uống khó chịu nhưng chữa được bệnh” xin Bái công nghe theo lời Phàn Khoái.” [155,tr. 284]. Bái Công nghe theo. Đương nhiên lời khuyên của Trương Lương có giá trị hơn lời khuyên của Phàn Khoái. Nhưng quan trọng hơn, nhìn từ Trương Lương, ông đã chọn được người biết nghe lời khuyên của ông vào những thời điểm then chốt. Nó là cơ sở để ông thi triển toàn bộ tài năng của mình.

Hạng Vũ vào Hàm Dương, Phạm Tăng tâu rằng, cần giết Bái Công trừ hậu họa sau này. Phạm Tăng dày công chuẩn bị cho cuộc tiêu diệt Bái Công. Trương Lương nói với Bái Công, bây giờ không còn con đường nào khác, buộc phải đối mặt trực diện tại Hồng Môn để tránh sự nghi ngờ của Hạng Vũ. Vào Hồng Môn là vào cửa tử, khả năng sống sót rất ít. Tuy nhiên, Lưu Bang nghe theo Trương Lương. Bái Công thoát nạn trong gang tấc và được phong Vương Hán Trung. Sự kiện này tiếp tục nói lên giá trị của mưu thần Trương Lương nhưng nó nói lên tầm vóc đế sư Trương Lương ở chỗ ông tiếp tục phát hiện ra Lưu Bang là con người dũng cảm, dám xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất mà vẫn bền chí, nuôi chí lớn. Lưu Bang, xứng đáng là anh hùng sống trong thời loạn có phẩm chất cần thiết của một đế vương tương lai. Trương Lương đã thấy được phẩm chất này ở con người Lưu Bang.

Lưu Bang thoát nạn, chạy vào đất Ba Thục, đi qua đường sạn đạo Trương Lương nói với Lưu Bang “Sao Vương không đốt quách đường sạn đạo đã đi qua để nói với thiên hạ rằng mình không có ý muốn quay lại, làm cho Hạng Vương yên lòng” [156, tr. 284] Hán Vương đốt đường sạn đạo. Sự hô ứng của Lưu Bang nói lên Lưu Bang rất hô ứng với dự toán của Trương Lương. Nhưng quan trọng hơn, Trương Lương đã tìm được một người biết nhẫn nhục để nuôi dưỡng khát vọng lớn. Một phẩm chất khác nữa cần có của một đế vương tương lai.

Quân Hán tới Bành Thành, bị đánh quay về. Hán Vương đến Hạ ấp xuống ngựa, ngồi xổm trên yên ngựa mà hỏi Trương Lương: “Ta muốn bỏ tất cả đất đai từ Hàm Cốc Quan sang phía đông. Bây giờ giao cho ai có thể cùng ta lo nghiệp lớn.

Lương nói - Cửu Giang Vương Kình Bố là viên mãnh tướng của nước Sở, có hiềm khích với Hạng Vương. Bành Việt theo Tề Vương là Điền Vinh làm phản ở đất Lương, hai người này nên dùng ngay. Trong số các tướng của Hán Vương chỉ có một mình Hàn Tín là có thể giao cho việc lớn, chống giữ được một mặt. Nếu muốn giữ đất đai cứ giao cho ba người ấy có thể phá được nước Sở”[156, tr.286]. Thời điểm này, Hán Vương thất bại lớn, tưởng rằng đã kiệt quệ. Rò ràng, qua chi tiết này Trương Lương một lần nữa khẳng định Lưu Bang là người có hùng khí, bền chí, thất bại nhưng không nản lòng. Có thể chấp nhận thất bại và luôn nuôi dưỡng khát vọng tranh giành thiên hạ. Đây là một phẩm chất không thể thiếu đối với những người có khát vọng đứng đầu thiên hạ.

Việc Hán Vương hỏi Trương Lương về cần những nhân vật nào có thể tranh giành thiên hạ, Trương Lương nói tới ba người: Kình Bố, Bành Việt và Hàn Tín. Chính ba người này là những nhân tố trực tiếp quyết định phá Sở như Trương Lương nói. Tầm nhìn đế sư Trương Lương trong trường hợp này hết sức đặc biệt. Ông biết khả năng ông và sức Lưu Bang không thể đủ để phá Sở, chống lại Hạng Vũ và Phạm Tăng. Trương Lương gián tiếp dùng những con người kiệt xuất này đặc biệt là Hàn Tín dưới tay Lưu Bang nhưng thực chất của toàn bộ quá trình giành thắng lợi Trương Lương thông qua dùng Lưu Bang, dùng ba tướng này để phá Sở. Đây là sự hoạch định nhân sự chiến lược quyết định sự thắng lợi của quân Hán. Vai trò đế sư Trương Lương là gián tiếp, ẩn sau nhưng quyết định sự xoay chuyển thế cục thời đại, quyết định sự ra đời Hán thất. Trương Lương không chỉ tìm kiếm và phát hiện ra phẩm chất đế vương của Lưu Bang, ông còn chuẩn bị nhân sự tối quan trọng, dọn đường cho sự lên ngôi của Lưu Bang.

Sau khi nhà Hán kiến lập, Hán Cao Tổ có ý đồ phế trưởng lập thứ. Lữ Hậu sai người đến thuyết phục Trương Lương khuyên can Hán Cao Tổ. Trương Lương nói: “Xưa kia Hoàng thượng ở trong cảnh nguy khốn cấp bách, nhờ đó mà có dùng mưu kế của tôi. Nay thiên hạ yên rồi, hoàng thượng vì cớ yêu thương, muốn thay đổi thái tử, đó là việc ở trong gia đình, cốt nhục, tuy có hơn trăm người như tôi cũng không ăn thua gì”[156, tr. 294]. Trương Lương thức thời hơn tam kiệt cùng thời. Ông hiểu Lưu Bang chỉ dùng mình và mình chỉ có giá trị trong thời loạn, khi quyền lực chưa tập trung trong tay ông. Ông hiểu, lúc này, giá trị mình không những giảm

đi mà còn có nguy cơ đe dọa. Từ suy nghĩ này Trương Lương biết rằng không thể khuyên nhủ được Lưu Bang nên ông bày cách để thay đổi ý định Lưu Bang. Ông bày kế mời Thương Sơn Tứ Hạo theo hầu thái tử và cuối cùng Lưu Bang thay đổi ý kiến, không phế thái tử. Tình huống này diễn ra trong thời đại nhà Hán đã kiến lập, quyền lực đã trong tay Lưu Bang. Tầm vóc đế sư Trương Lương thể hiện chính ở chỗ, trong lúc giá trị mình không còn sức nặng như trước, nhưng ông vẫn điều khiển và khống chế được Lưu Bang theo ý mình. Như vậy, phẩm chất đế sư của Trương Lương thể hiện sắc sảo và đầy tầm vóc trong tình huống này. Ý nghĩa của việc phế trưởng lập thứ đặc biệt hệ trọng đối với sự tồn vong của Hán thất vừa mới thành lập. Sự tranh giành quyền lực trong nội tộc rất dễ dẫn đến sự tan rã của nhà Hán. Việc giữ thái tử ở ngôi vua là một nước cờ tạo cơ sở cho vạc Hán trụ vững bốn trăm năm. Đồng thời với việc Hán thất tồn tại và khẳng định mình trong lịch sử cũng sẽ kéo theo sự lừng lẫy của Trương Lương với tư cách là kiến trúc sư của toàn bộ nền móng đế chế Hán bốn trăm năm. Có thể nói, một trong những đỉnh cao nhất của tầm vóc lừng lẫy đế sư Trương Lương chính là đảm bảo sự tồn tại của Hán thất, bởi lẽ đảm bảo sự tồn tại này chính là cơ sở đảm bảo sự tồn tại mãi mãi và hoàn mỹ nhân cách đế sư Trương Lương.

Sau khi Hán thất đã cơ bản vững vàng, các lực lượng đối lập dần bị tiêu diệt, nội tộc tương đối ổn định, tuy nhiên, nguy cơ về nạn tiêu diệt công thần vẫn luôn đe doạ bất cứ công thần nào, kể cả ông. Công lao Hàn Tín lừng lẫy như vậy còn bị trừng trị ngay trước mắt ông. Ông đã quyết định ra đi. Ông nói với Lưu Bang: xin đi tu tiên. Quyết định ra đi này một lần nữa thể hiện tầm cao đế sư Trương Lương trong quan hệ với Hán Cao Tổ. Ông đã khéo léo thoát khỏi móng vuốt của Hán Cao Tổ. Việc ông từ chối mọi bổng lộc, châu báu chức tước của Lưu Bang và việc cáo từ đi tu tiên đã loại bỏ hết nghi ngờ của Hán Cao Tổ về một tham vọng của Trương Lương. Chính vì vậy ông đã khéo léo thoát ra khỏi Lưu Bang mà không để lại một nghi ngờ hoặc một tì vết nào. Mặt khác với tuyên bố bỏ đi tu tiên của ông khẳng định đẳng cấp của ông, ông ra đi trong tư thế thong dong, thoải mái, ở thế cao hơn nhiều so với Phạm Lãi đã từng thoát khỏi móng vuốt của Việt Vương Câu Tiễn. Chi tiết này một lần nữa nói lên phẩm chất đế sư, sự cao cấp của đế sư Trương Lương.

Như vậy, trong mối quan hệ giữa Trương Lương và Lưu Bang, Trương Lương phát hiện và nuôi dưỡng phẩm chất đế vương trong Lưu Bang. Những quyết sách trong những thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc tranh hùng, Lưu Bang đều theo sự điều khiển của Trương Lương. Rò ràng trong mối quan hệ này, Trương Lương đã dùng Lưu Bang chứ không phải Lưu Bang dùng Trương Lương. Tầm vóc đế sư Trương Lương thể hiện chính ở chỗ ông đã chơi ván cờ vua chúa để thực hiện

mưu đồ của mình. Những bước đi của Trương Lương về cơ bản nằm ngoài sự dự liệu của Hán Cao Tổ.1

Để thấy được sự khác biệt của Trương Lương so với đế sư khác, qua đó khẳng định tính hình mẫu của ông so với nhóm nhân vật cùng loại hình, cần thiết có những so sánh với những nhân vật cùng loại hình. Hai nhân vật tiêu biểu trước và sau Trương Lương là Phạm Lãi và Khổng Minh.

Trong khu vực Đông Á, từ vài nghìn năm nay, điển tích tam cố thảo lư, ba lần đến lều cỏ đã trở thành quen thuộc đối với mọi tầng lớp nhân dân trong khu vực này. Điều này nói lên tính phổ biến và lừng danh của điển tích này. Chuyện nói về việc ba lần Lưu Bị đến cầu Khổng Minh. Một chi tiết hết sức đáng chú ý là, Lưu Bị đến cầu Khổng Minh chứ không phải Khổng Minh đến cầu Lưu Bị. Chi tiết này nói lên rằng, Khổng Minh không chủ động lựa chọn Lưu Bị. Con số 3, tức số nhiều biểu thị cho sự cảm động trước tấm lòng trân trọng của Lưu Bị đối với Khổng Minh. Chính Khổng Minh đã tiên liệu được tình thế lúc đó, khó có thể cùng Lưu Bị thu giang sơn về một mối. Trước tấm lòng của Lưu Bị, Khổng Minh bằng tài trí của mình chỉ có thể giúp Lưu Bị chia giang sơn làm ba. Như vậy, từ điểm xuất phát, Trương Lương và Khổng Minh đã khác nhau, Trương Lương chủ động tìm đến và dùng Lưu Bang. Khổng Minh cảm động Lưu Bị mà phò tá. Từ điểm xuất phát, Khổng Minh bị thuyết phục bởi Lưu Bị nhiều hơn là chủ động dùng Lưu Bị vào mưu lược của mình.

Một trong những sự khác biệt mấu chốt trong quan hệ giữa Trương Lương và Lưu Bang với Khổng Minh và Lưu Bị là ở chỗ: Phương thức thực thi mưu lược


1 Chi tiết này đã được Nguyễn Hữu Chỉnh và Phan Bội Châu đặc biệt say mê. Phan Bội Châu viết: “Chàng Lưu Bang chưa hẳn biết ta. Nguyễn Hữu Chỉnh viết: Trách ai thượng hữu cổ nhân sao chẳng nguyện hi Tử Phòng, lại nguyện hi Gia Cát Lượng.”

khác nhau hết sức căn bản. Nếu như Khổng Minh trực tiếp thay Lưu Bị quán xuyến mọi công việc từ huấn luyện binh mã, đến ra trận, rèn quân, ngoại giao thì Trương Lương triển khai mưu lược của mình thông qua Lưu Bang. Tức là thông qua dùng Lưu Bang ông dùng và triển khai những tướng lĩnh của mình bên dưới. Việc huấn luyện binh mã và mưu kế quân sự đã có Hàn Tín lo. Việc hậu cần đã có Tiêu Hà lo… Trương Lương chỉ thông qua Lưu Bang để triển khai những chỉ đạo chiến lược của mình. Sự cần mẫn và chỉ đạo chi tiết chu đáo đến từng mọi chuyện của Gia Cát Lượng đã được Tư Mã Ý theo dòi và nhận xét như sau: “Gia Cát Lượng thức khuya dậy sớm, xử phạt trên hai mươi người đều phải đích thân nhìn rò…” Họ Tư Mã lập tức phấn chấn, vui vẻ nói: “Lượng sắp chết rồi đó” [19, tr. 541-542]. Không chỉ Tư Mã Ý, viên quan dưới trướng của Gia Cát Lượng là Dương Ngung (quan chủ bạ) đã từng phê bình khuyết điểm này của ông: “việc cai trị có thể thống, trên dưới không thể lẫn lộn được… hễ chỉ muốn thu giữ hết công việc vào mình, không chịu trao phó cho người khác, thì sẽ mệt nhọc thể lực, vì vậy mà công việc sẽ tan vỡ, thân thể mệt nhọc, tinh thần khốn quẫn, cuối cùng chẳng việc nào thành”[19, tr. 541 - 542]. Sự chu đáo tỉ mỉ kiểu vú em như Gia Cát Lượng không chỉ làm ông lao lực, mà quan trọng hơn không phát huy được những nhân tài khác dưới trướng ông. Một trong những hệ quả của cách làm này là ông không bồi dưỡng được “đại tướng cho nước Thục”[19, tr. 541 - 542]. Ngược lại, Trương Lương không quá chăm chút đến những việc tỉ mỉ như Gia Cát Lượng đã làm, ông mách nước cho Lưu Bang làm những vấn đề chiến lược hơn, ông có nhiều thời gian để lo những vấn đề chiến lược, một trong những sự khác biệt đó là việc ông đã rút ruột nước Sở được một đại tướng đại tài về cho Lưu Bang, đó là Hàn Tín lừng danh.

Mặt khác trong phương thức xử lý công việc, Trương Lương rất khác với cách xử lý của Gia Cát Lượng. Trương Lương xử lý mọi việc ông đều dùng và thông qua Lưu Bang để Lưu Bang xử lý công việc, chẳng hạn việc phong đất cho Ung Xỉ sau khi giành chiến thắng làm yên lòng binh sĩ là một ví dụ điển hình. Rò ràng việc này khác với cách Gia Cát Lượng đã làm. Phương thức xử lý công việc như vậy nói lên sự khác biệt rất lớn giữa Trương Lương và Khổng Minh. Khổng

Minh như người tổng quản thực sự làm việc vì Lưu Bị. Ngược lại, Trương Lương dùng Lưu Bang thi triển mưu lược của mình.

Phẩm chất thứ nhất của đế sư Trương Lương là bậc thầy của hoàng đế.

3.3.1.2. Giúp Lưu Bang kiến tạo và giữ vững đế chế

Trương Lương không chỉ phát hiện, dùng và đưa Lưu Bang đến ngôi vị hoàng đế, phẩm chất đế sư Trương Lương còn thể hiện ở phương diện: kiến tạo và giữ vững đế chế. Phẩm chất đế sư này của Trương Lương thể hiện qua những sự kiện cụ thể sau.

Một là, vào kinh đô Hàm Dương nhưng án binh bất động

Lưu Bang và Hạng Vũ được giao dẫn hai cánh quân tiến vào kinh đô Hàm Dương nhà Tần. Lực lượng của Lưu Bang ít hơn nhưng vào Hàm Dương trước. Lưu Bang đam mê tửu sắc và vàng bạc châu báu. Phàn Khoái khuyên can nhưng Lưu Bang không nghe. Trương Lương nói: “Tần làm điều vô đạo cho nên Bái Công mới đến được đây. Điều đó cốt vì thiên hạ giết bọn giặc tàn ác, thì ta nên ăn ở theo lối mộc mạc, để tỏ cái nền nếp của mình. Nay ngài vừa mới vào nước Tần mà đã ham thích cái vui thú của nó thì khác gì người ta nói: “Nối giáo cho giặc” vậy. Vả chăng “lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm, thuốc đắng, uống khó chịu

nhưng chữa được bệnh”1. Xin Bái Công nghe theo lời của Phàn Khoái. Bái Công

đem quân về Bá Thượng”.

Lời khuyên này giúp cho Lưu Bang không chỉ bảo toàn tính mạng mà còn chuẩn bị những nền tảng về sau cho nhà Hán. Bởi lẽ, nếu Lưu Bang đóng cửa thành và chìm trong tửu sắc thì Lưu Bang đã công khai đối đầu với Hạng Vũ. Và chỉ chờ có như vậy Phạm Tăng có cớ tiêu diệt Lưu Bang.

Hai là, thoát nạn ở Hồng Môn Yến

Lưu Bang tuy mở cửa đón Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ cảm thấy không hài lòng khi Lưu Bang vào trước mình. Mặt khác, Phạm Tăng, một quân sư lão luyện đã nhìn thấu tham vọng của Lưu Bang. Phạm Tăng quyết tiêu diệt Lưu Bang, ép Hạng Vũ mượn Hồng Môn Yến để tiêu diệt Lưu Bang. Hồng Môn Yến là tiệc yến tại Hồng Môn, danh nghĩa là mở tiệc mừng chiến thắng vì đã tiêu diệt được nhà


1 Sđd, nt.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí