Tần. Nhưng âm mưu của Phạm Tăng là tiêu diệt Lưu Bang. Hạng Bá, bạn của Trương Lương, là chú của Hạng Vũ đã đến báo tin cho Trương Lương. Trương Lương báo với Lưu Bang cho Hạng Bá châu báu và Trương Lương dùng châu báu của mình cho Hạng Bá để Hạng Bá nói giúp với Hạng Vũ. Phần nào đó nhờ tiếng nói của Hạng Bá, cũng một phần vì Hạng Vũ trọng tình nghĩa huynh đệ Lưu Bang và Hạng Vũ nên không ra tay tại Hồng Môn Yến. Lưu Bang thoát thân, tạo ra tiền đề xây dựng lực lượng giành thiên hạ. Với Hạng Vũ, không những không giết được kình địch số một của mình, Phạm Tăng còn uất hận mà chết, thế thiên hạ nghiêng theo hướng có lợi cho nhà Hán.
Toàn bộ đường đi nước bước thoát hiểm này đều do Trương Lương thao lược.
Ba là, đốt đường Sạn Đạo
Sau khi thoát thân tại Hồng Môn Yến, Lưu Bang được Hạng Vũ phong cho đất Ba Thục. Đây là vùng đất hiểm chở, đường đi vào đó được làm bằng gỗ kè sát vào vách đá, nên gọi là đường Sạn Đạo. Khi thoát thân khỏi Hồng Môn Yến, Lưu Bang kéo quân về Ba Thục chuẩn bị lực lượng. Trương Lương nói với Lưu Bang, sao vương không đốt đường Sạn Đạo đi để Hạng Vũ khỏi nghi ngờ. Lưu Bang nghe theo đốt đường Sạn Đạo. Đốt đường Sạn Đạo mang hai ý nghĩa, thứ nhất, đánh lạc hướng sự nghi ngờ của Hạng Vũ về tham vọng của Lưu Bang. Từ đó Hạng Vũ sẽ không để ý đến lực lượng của Lưu Bang. Hai là, Lưu Bang có một thời gian và địa điểm quan trọng để chuẩn bị lực lượng một cách tốt nhất trước khi trở lại cùng Hạng Vũ tranh hùng thiên hạ. Mưu lược này của Trương Lương là cơ sở giúp nhà Hán có thời gian, điều kiện chuẩn bị lương thực, rèn luyện binh mã, tìm kiếm đại tướng,…là những tiền đề quyết định giành thắng lợi trong cuộc tranh hùng với Sở sau này.
Bốn là, chuẩn bị nhân sự
Khi đốt Sạn Đạo vào đất Ba Thục, cùng đi với Lưu Bang chỉ có Tiêu Hà và Phàn Khoái. Trong tay Lưu Bang chưa có tướng quân đại tài. Trương Lương đã chuẩn bị cho Lưu Bang một nhận vật kiệt xuất là Hàn Tín. Hàn Tín thủa nhỏ nghèo, phải đi xin ăn, từng luồn qua háng của tên bán lợn. Hàn Tín là tướng dưới trướng của Hạng Vũ, không được Hạng Vũ dùng. Trương Lương đọc được tài năng đặc biệt của Hàn Tín, đưa Hàn Tín về với Lưu Bang. Những thắng lợi của nhà Hán sau
này, đặc biệt là những thắng lợi quân sự quyết định đều do tài năng của Hàn Tín. Hàn Tín vốn là tướng dưới trướng của Hạng Vũ, nên hiểu được những vấn đề trong quân cơ và sở trường cũng như sở đoản của Hạng Vũ. Hàn Tín về với Lưu Bang một mặt giúp lực lượng nhà Hán mạnh lên nhờ có một đại tướng quân đại tài, mặt khác làm suy yếu lược lượng của Sở.
Năm là, thu phục Hàn Tín
Sau khi Hàn Tín về với Lưu Bang, thắng lợi dần nghiêng về Lưu Bang. Hàn Tín thống lãnh toàn bộ binh mã. Hàn Tín có ý muốn làm vương, xin với Lưu Bang, Lưu Bang giận dữ Hàn Tín. Trương Lương ngồi bên cạnh bấm chân Lưu Bang. Khuyên Lưu Bang phong vương cho Hàn Tín. Tình thế lúc này hết sức đặc biệt, nếu không phong vương cho Hàn Tín, thiên hạ sẽ chia ba. Không bên nào có khả năng giành chiến thắng áp đảo. Vì vậy, nếu không phê chuẩn đề nghị của Hàn Tín, Hàn Tín sẽ làm phản, bất lợi cho sự nghiệp của nhà Hán. Trương Lương chiều theo ý của Hàn Tín, đích thân đem ấn đến phong vương cho Hàn Tín. Xử lý của Trương Lương không chỉ giúp cho nhà Hán dùng được Hàn Tín mà còn tránh nguy cơ chia ba thiên hạ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đại nghiệp thống nhất thiên hạ. Sau này, khi cần lực lượng để tiêu diệt Hạng Vũ, Trương Lương bày kế mời Hàn Tín đưa đại binh về tiêu diệt Hạng Vũ.
Sáu là, tiệt diệt Hạng Vũ
Có thể bạn quan tâm!
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 16
- Hóa Thạch Ngoại Biên – Hình Tượng Đế Sư Trương Lương Trong Tâm Thức Nhà Nho Việt Nam Thế Kỷ Xviii - Xix.
- Cội Nguồn Ám Ảnh Hình Tượng Đế Sư Trương Lương Trong Tâm Thức Nhà Nho (Khía Cạnh Phẩm Chất Đế Sư Của Trương Lương)
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 20
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 21
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Với những chuẩn bị về nhân sự, về thời cơ, về địa lợi như trên, Trương Lương giúp Lưu Bang tiêu diệt và buộc Hạng Vũ phải tự sát. Thiên hạ về tay nhà Hán.
Như vậy, với những quyết sách và mưu lược trên đây của Trương Lương giúp nhà Hán kiến lập đế chế Hán lớn mạnh và huy hoàng bậc nhất, tạo nhiều truyền thống lớn trong lịch sử văn hoá Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là vai trò kiến lập nhà Hán, Trương Lương còn đóng góp vai trò quyết định giữ vững và tạo tiền đề trường tồn Hán thất 400 năm qua hai sự kiện dưới đây.
Một là, định đô. Sau khi giành được thiên hạ, việc quan trọng hàng đầu là tìm kiếm trung tâm chính trị của đế chế. Nhiều ý kiến đã được đưa ra nhưng Hán Cao Tổ còn phân vân chưa quyết, Trương Lương nói tuy Lạc Dương có những hiểm trở ấy nhưng đất hẹp không quá vài trăm dặm, ruộng đất xấu lại phải đương đầu với
kẻ địch cả bốn mặt, đó không phải là nước dụng vũ. Trái lại, Quan Trung bên trái có Hào Sơn, Hàm Cốc Quan, bên phải có đất Lũng, đất Thục, đồng ruộng phì nhiêu ngàn dặm; phía nam có của cải của đất Ba, đất Thục, phía bắc có cái lợi đồng cỏ đất Hồ, cả ba mặt đều có thiên nhiên hiểm trở phòng giữ, chỉ dùng một mặt đông khống chế chư hầu. Khi chư hầu yên ổn thì sông Hoàng Hà, Vị Thuỷ có thể dùng để chuyên chở của cải của thiên hạ đem về cấp cho kinh đô. Nếu chư hầu có biến, thì cứ thuận dòng đi xuống có thể tiện việc chuyên chở. Đó mới là thành vàng ngàn dặm, một kho báu trời cho vậy. Lời của Lưu Kính phải đấy. Ngay hôm đó vua ra lệnh đóng đô ở Quan Trung.
Hai là, ngăn việc phế lập thái tử. Triệu Vương Như Ý muốn lập con của mình lên thay thái tử con của Lữ Hậu. Nhiều đại thần khuyên can Hán Cao Tổ nhưng không được. Trương Lương bày kế Lữ Trĩ mời Thương Sơn Tứ Hạo phò tá cho thái tử. Thương Sơn Tứ Hạo là bốn ẩn sĩ nổi tiếng thời đó. Hán Cao Tổ đã mời nhiều lần nhưng họ không ra. Khi Hán Cao Tổ nhìn thấy bốn người này phò thái tử thì thay đổi ý định phế thái tử.
Việc phế trưởng lập thứ sẽ tạo ra sự rối loạn kỷ cương trong triều, sẽ là nguy cơ dẫn đến tranh chấp quyền lực của nhà Hán mới kiến lập. Trương Lương với tầm nhìn của mình đã chặn đứng nguy cơ này, tạo nền tảng vững vàng cho nhà Hán.
Như vậy, Trương Lương không chỉ có vai trò quyết định đối với sự kiến lập nhà Hán mà còn đóng vai trò quyết định, tạo những nền tảng cơ bản cho sự trường tồn Hán thất 400 năm.
Để có thể thấy được sự vĩ đại của Trương Lương, cần thiết so sánh với hai đế sư lừng danh khác là Phạm Lãi và Khổng Minh nhìn từ vai trò đối với kiến lập đế chế. Sở dĩ luận án chọn hai nhân vật này là bởi lẽ, Phạm Lãi cùng là một đế sư lừng danh trong lịch sử, được ghi chép cụ thể và chi tiết hơn Khương Tử Nha trước đó và là đế sư lừng danh trước Trương Lương và Khổng Minh, một nhân vật lừng danh, đế sư lớn, sống sau thời Trương Lương, thậm chí được biết đến nhiều hơn Trương Lương trong khu vực nhờ vào tiến trình diễn hoá Khổng Minh trong
Tam quốc diễn nghĩa1.
1 Xem thêm diễn hóa Khổng Minh trong Tam Quốc qua công trình nổi tiếng của B.L.Riptin, Sử thi lịch sử và Truyền thống văn học dân gian Trung Quốc, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Đông Tây, Hà Nội, 2002.
Phạm Lãi là đế sư góp vai trò lớn trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn khôi phục lại đất nước. Phạm Lãi là đế sư lừng danh bậc nhất thời đại liệt quốc. Xét về công lao, cả hai cùng có vai trò quyết định đối với việc kiến lập triều đại mới. Tuy nhiên điểm khác nhau căn bản giữa Phạm Lãi và Trương Lương nằm ở chỗ, Phạm Lãi chỉ giúp Việt Vương Câu Tiễn một nước nhỏ thời liệt quốc. Ngược lại, Trương Lương giúp Lưu Bang kiến lập đế chế. Rò ràng, tầm vóc đế sư Trương Lương vĩ đại hơn Phạm Lãi.
Không hiểu từ lôgíc nào mà trong lịch sử tồn tại một định đề “vạn đại quân sư Gia Cát Lượng”. Câu này có nghĩa Gia Cát Lượng là quân sư của muôn đời, có nghĩa là ưu tú nhất, cũng là quân sư, đế sư vĩ đại và tiêu biểu nhất. Với tư cách là hai đế sư lừng danh, sự so sánh giữa Khổng Minh và Trương Lương sẽ cho một đáp án khác. Về tài năng trên những phương diện cụ thể như tài thuyết khách, tài bày mưu kế, tài dùng mưu, tài thuật thế…khó có thể khẳng định Trương Lương cao hay Khổng Minh cao. Tuy nhiên, nhìn từ tiêu chí vai trò đối với kiến lập và tạo dựng đế chế thì có thể chỉ ra sự cao thấp của hai nhân vật này.
Khổng Minh, đóng vai trò quyết định giúp Lưu Bị trung hưng nhà Thục Hán, tạo lập thế chia ba thiên hạ: Nguỵ - Thục - Ngô nổi tiếng trong Tam Quốc.
Trương Lương, như trên đã phân tích, đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời Hán thất và sự trường tồn của Hán thất.
Hẳn là, so về độ lớn và công lao thì Khổng Minh giúp Lưu Bị trung hưng nhà Hán, giành được 1/3 thiên hạ không thể sánh được với Trương Lương kiến lập và giữ vững Hán thất vĩ đại. Do vậy, xét từ phương diện này, Trương Lương vĩ đại hơn Khổng Minh Gia Cát. Điều thú vị là, phương diện “vi thân mưu” của Gia Cát Lượng kém hơn Trương Lương. Đặc biệt, Trương Lương gắn liền với giai đoạn hào hùng của thời đại kiến tạo đế chế. Ngược lại, Khổng Minh lừng danh trong giai đoạn đế chế Hán trong thế suy tàn.
Từ những phân tích trên đây về vai trò của Trương Lương với tư cách là đế sư kiến tạo đế chế trong thời đại loạn lạc, từ đó so sánh với Phạm Lãi và Khổng Minh, có thể khẳng định, trong lịch sử Trung Hoa, Trương Lương là đế sư lớn nhất, vì thế vĩ đại nhất và cũng vì thế là đế sư hình mẫu nhất nhìn từ phương diện này. Đây chính là lý do giải thích tại sao các nhà nho, những anh hùng thời loạn chúng
khẩu đồng từ khẳng định Trương Lương là đế sư hình mẫu. Sự ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng của Trương Lương một phần quan trọng xuất phát từ vai trò này.
Phẩm chất thứ hai của đế sư Trương Lương là đế sư của đế chế
3.3.2. Vị thân mưu (toan tính cho chính mình)
Bản chất của vị thân mưu là phải “thoát nho”, tức vượt qua được sự chi phối của ngôi đế vị, hướng đến sự lựa chọn sống cho bản ngã. Tối hậu của quan hệ quân thần trong nho giáo là chữ Trung.
Thoát Nho, hay đi ra ngoài vượt thoát lên trên sự chi phối của mẫu hình nhân cách hoàng đế là luận điểm cốt yếu, xác lập phẩm chất và tầm vóc đế sư Trương Lương. Thực chất của thoát Nho là vượt ra ngoài, vượt lên trên sự chi phối của mẫu hình này, bởi ở Nho, luận điểm tối hậu là trung quân. Tuy nhiên, một vấn đề là, đế sư có cội nguồn từ văn hoá nho gia, vì vậy, trước khi thoát nho, Trương Lương cũng như nhiều đế sư khác đều chịu sự chi phối của cội rễ văn hoá Nho gia. Nhưng sự khác biệt giữa Trương Lương và đế sư khác ở chỗ, từ trong sự chi phối của cội rễ văn hoá nhà nho, Trương Lương từng bước vượt qua sự chi phối này, tức vượt qua sự chi phối của mẫu hình nhân cách hoàng đế. Ở phương diện này, Trương Lương được nhà nho tôn là đế sư hình mẫu. Do vậy, trước khi đi sâu phân tích luận điểm này, cần chỉ ra sự chi phối của cội rễ văn hoá nhà nho, với tiêu chí trung quân làm tiền đề bàn về sự “thoát nho” của Trương Lương. Đồng thời luận án tiến sâu thêm một bước luận giải cội nguồn văn hoá đẩy Trương Lương vượt qua sự chi phối này.
Vai trò kiến tạo đế chế là một tiêu chí quan trọng để xác lập tính chất vĩ đại vươn tới mức hình mẫu của Trương Lương. Tuy nhiên, một phương diện khác cũng hết sức quan trọng, thậm chí là quan trọng hơn xác lập tính chất hình mẫu của Trương Lương trong con mắt của các nhà nho còn nằm ở một tiêu chí khác, đó là sự thực thi hệ giá trị Nho gia trong thời loạn.
Như trên đã trình bầy, hệ giá trị Nho gia thể hiện trên hai bình diện tìm kiếm minh chủ và sự trung thành với minh chủ cũng được xác lập là tiêu chí để đánh giá một đế sư. Để thấy được tính chất hình mẫu của đế sư Trương Lương nhìn từ tiêu chí này cần thiết phải soi rọi hệ giá trị Nho gia trong cấu trúc của đế sư Trương Lương và sự tương tác của hệ giá trị này cùng các hệ giá trị khác trong cấu trúc diễn ra như thế nào, từ đó làm cơ sở so sánh với các đế sư khác trong lịch sử.
Với tư cách là một đế sư, hệ giá trị Nho gia chi phối sâu sắc đến hai phương diện tìm kiếm minh chủ và sự trung thành với minh chủ mình đã thờ. Tuy nhiên, Trương Lương và những ứng xử của ông với minh chủ mình thờ có nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa phức tạp hơn so với thông thường. Trước khi đi sâu vào những phương diện này, cần thiết ngược trở lại những phương diện này trong tiểu sử Trương Lương.
Cũng như nhiều đế sư lớn khác như Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Khổng Minh…Trương Lương cũng đi theo hướng tìm kiếm minh chủ. Lưu Bang là minh chủ mà Trương Lương gặp và phò tá. Cũng như những đế sư khác đã thành công với minh chủ mình tìm kiếm: Khương Tử Nha gặp được Chu Văn Vương, Phạm Lãi gặp Việt Vương Câu Tiễn, Khổng Minh gặp được Lưu Bị và Trương Lương gặp được Lưu Bang. Tất cả họ đều đã thành công ở những mức độ khác nhau với những minh chủ mình tìm gặp. Như trên luận án đã chỉ ra, tìm kiếm và phò tá một minh chủ của đế sư này có cội nguồn từ văn hoá Nho gia. Trục nho gia chi phối toàn bộ phương thức ứng xử trong thời loạn và đường hướng lớn của đế sư. Từ cội nguồn văn hoá này có thể hoàn nguyên về cội rễ của đế sư trong thời loạn có nguyên mẫu là những nhà nho, nhưng đây là những nhà nho đặc biệt. Sự chia sẻ những giá trị Nho gia trong Trương Lương, có thể khẳng định Trương Lương là một đế sư như những đế sư lớn khác. Đây chính là điểm giống nhau giữa Trương Lương và các đế sư khác.
Hệ giá trị Nho gia còn chi phối ở một cực khác là sự trung thành của những đế sư đối với minh chúa mình đã chọn. Từ khi về với Lưu Bang, Trương Lương một lòng với Hán thất. Khi Lưu Bang có nguy cơ bị Hạng Vũ tiêu diệt, Trương Lương dùng số tiền của mình cho Hạng Bá để cứu Lưu Bang. Khi Hàn Tín có dấu hiệu làm phản, Trương Lương giúp Lưu Bang thu phục Hàn Tín. Khi nhà Hán có nguy cơ phế trưởng lập thứ, Trương Lương bày kế mời Thương Sơn Tứ Hạo giữ vững Hán thất. Nhìn xuyên suốt cuộc đời Trương Lương, ông trước sau một lòng với nhà Hán. Đặc điểm này cũng có cội nguồn văn hoá từ văn hoá nhà nho. Tất cả những đế sư lớn từ Khương Tử Nha, Phạm Lãi, Khổng Minh đều chia sẻ giá trị này.
Hai vấn đề này chi phối toàn bộ phương thức ứng xử và định hướng cuộc đời của Trương Lương cũng như những đế sư lớn khác. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn, từ một chiều khác, sự chi phối của hệ giá trị Nho gia trong Trương Lương phức tạp và nhiều tầng hơn nhiều so với các đế sư khác. Chính điều này tạo ra sự khác biệt Trương Lương với những đế sư khác, cũng là căn nguyên Trương Lương được nho giới cổ kim chúng khẩu đồng từ khẳng định là đế sư vĩ đại hình mẫu và tiêu biểu nhìn từ trục giá trị này.
Trước hết, hãy bàn tới việc tìm kiếm minh chủ của Trương Lương. Đọc Sử ký, sẽ rất dễ bỏ qua những chi tiết hết sức quan trọng liên quan đến những suy tư trong tìm kiếm minh chủ của Trương Lương. Như chúng ta đã biết, ông là người nước Hàn, quý tộc của nước Hàn, năm đời ăn lộc vua Hàn, năm đời tướng quốc nước Hàn, xếp vào hàng trọng thần của Hàn. Sẽ dễ hiểu vì sao em của Trương Lương chết không lo mai táng chu đáo theo lễ nghi1 mà đem bán cả gia sản thuê
thích khách mưu sát Tần Thuỷ Hoàng. Món nợ Hàn và trách nhiệm của ông với tổ tiên Hàn là rất trọng. Trương Lương ngay từ đầu chưa thực sự một lòng với Lưu Bang. Trương Lương có thể theo Lưu Bang nhưng lòng ông vẫn hướng về Hàn. Đoạn đối thoại sau đây sẽ nói lên điều đó. “Từ đó Trương Lương không đến yết kiến Cảnh Câu nữa, theo Bái Công. Bái Công đến đất Tiết yết kiến Hạng Lương. Hạng Lương lập Sở Hoài Vương. Trương Lương bèn nói: Ngài đã lập con cháu vua Sở, trong các công tử nước Hàn, Hành Dương Quân tên là Thành là người hiền, có thể lập làm vương để tăng thêm vây cánh. Hạng Lương sai Trương Lương tìm Hàn Thành, lập làm vua Hàn, cho Trương Lương làm tư đồ nước Hàn, cho Hàn Vương cầm hơn nghìn quân đi về hướng tây lấy lại đất Hàn. Quân Hàn đi lại đánh quanh quẩn ở miền Dĩnh Xuyên. Khi Bái Công đi từ miền nam Lạc Dương ra khỏi núi Hoàn Viên, Trương Lương dẫn quân theo Bái Công, lấy được hơn mười thành của Hàn, đánh phá quân của Dương Hùng. Bái Công bèn sai Hàn Vương Thành ở lại giữ huyện Dương Định, còn mình cùng Trương Lương đi về hướng nam, đánh lấy
đất Uyển, rồi quay sang hướng tây vào Vũ Quan”2. Từ khi ám sát Tần Thuỷ Hoàng
1 Ở đây nên hiểu không phải Trương Lương không mai táng em mà là mai táng chưa đúng theo đầy đủ lễ nghi của con nhà danh gia vọng tộc, quý tộc Hàn.
2 Sđd, nt.
không thành công, Trương Lương luôn khát vọng tìm kiếm con cháu Hàn để lập lại nhà Hàn. Sau khi giúp Hán Vương thoát nạn ở Hồng Môn và khuyên Lưu Bang đốt Sạn Đạo, Trương Lương về với Hàn Thành. Nhưng do Trương Lương theo Lưu Bang nên Hạng Vũ giết Hàn Thành. Từ lúc này, Trương Lương mới trở về nhà Hán. Điều này có nghĩa, trong khát vọng tìm kiếm minh chủ Trương Lương, trước khi đến với Lưu Bang, Trương Lương đã hết mình tìm kiếm dòng dòi nhà Hàn để lập lại nước Hàn.
Như vậy, trong Trương Lương có hai chủ. Chủ thứ nhất là Vương thất Hàn, dòng dòi nhà Hàn trước đây gia đình đã năm đời chung đỉnh, ăn lộc. Ứng xử của Trương Lương ở đây là rò ràng, minh bạch và chuẩn mực theo tiêu chuẩn nho gia, trước tiên tìm kiếm hậu duệ của nhà Hàn trước. Chủ thứ hai chính là Lưu Bang. Đến với Lưu Bang, không phải là sự phản lại nhà Hàn mà đến với Lưu Bang là vì nhà Hàn. Nhìn từ trong Trương Lương, đến với Lưu Bang là vì muốn qua Lưu Bang trả thù Tần và oán Hạng. Vì Tần tiêu diệt nhà Hàn và làm cho gia đình tan nát và oán Hạng là vì Hạng đã giết chết Hàn Thành. Đến với Lưu Bang là để qua Lưu Bang báo thù nhà. Từ lôgíc này có thể khẳng định như vậy. Và trên thực tế, Trương Lương đã không nhận vàng bạc châu báu của Lưu Bang, không nhận đất mà Lưu Bang phong, và sau cùng là bỏ Lưu Bang ra đi. Điều đó có nghĩa, Trương Lương không ăn lộc nhà Hán và không thờ Hán làm chủ đích thực. Rò ràng, sâu xa nhất
trong Trương Lương chỉ có một chủ duy nhất là nhà Hàn.1 Trương Lương không
cần vàng bạc, châu báu, đất đai, danh vọng, chức quyền từ Lưu Bang. Hẳn là động cơ của toàn bộ những khước từ và hành vi ra đi này xuất phát từ khát vọng báo thù cho Hàn.
Như vậy rò ràng, phần thân Trương Lương ở bên Hán, nhưng phần tâm Trương Lương mãi mãi thuộc về Hàn. Nhìn từ một chiều khác, tuy tâm về Hàn nhưng Trương Lương cũng đạt đến độ mẫu mực trong ứng xử với nhà Hán. Trạng thái ứng xử Trương Lương là trạng thái ứng xử đặc biệt, nhiều đế sư khác ít bị vướng phải. Việc Trương Lương đóng góp quyết định kiến lập Hán, không nhận tiền bạc châu báu, đất phong và bỏ nhà Hán đi tu tiên từ góc nhìn của hệ giá trị Nho
1 Nguyễn Trãi rất tinh tế khi phát hiện ra điều này, ông viết về Trương Lương: Trượng sách hà tằng quy Hán thất (Đâu có chống gậy theo về nhà Hán nhỉ?)