Thơ Văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn Học, 1983, Tr.105.

Như vậy, Nguyễn Trãi là nhà nho lớn đầu tiên của Việt Nam đi theo cung đường trở thành đế sư. Và trong thực tiễn hiện thực hoá nhiều thuộc tính quan trọng của loại hình nhân vật này.

Hình tượng Trương Lương trong Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong giai đoạn nhà hậu Lê trải qua giai đoạn thịnh trị, đi vào quỹ đạo suy vong và cùng với đó là sự xuất hiện của những thế lực chính trị mới. Tuy nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại lựa chọn không tham gia với tư cách là anh hùng thời loạn. Sau khi Mạc kiến lập (1527), Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa ra ứng thí. Tới năm 1535, đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), Nguyễn Bỉnh Khiêm ra ứng thí, đỗ Trạng Nguyên. Năm 1540, Mạc Thái Tông chết đột ngột. Năm 1542, sau khi dâng sớ giết 18 lộng thần không thành công, ông xin từ quan sau 8 năm làm quan. Tuy nhiên, tuy từ quan nhưng ông vẫn tham vấn cho triều đình với tư cách quân sư cao cấp.

Khác với Nguyễn Trãi, phò giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, đưa Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Bỉnh Khiêm không đứng đầu lãnh xướng trong thời loạn. Do vậy, ảnh hưởng Trương Lương trong Nguyễn Bỉnh Khiêm sâu nhất không phải với tư cách là một con người anh hùng kỳ vỹ lớn lao, mà thú vị là Trương Lương ám ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm ở một phương diện nhưng đặc biệt quan trọng: sự toan tính. Ở Việt Nam, có lẽ duy nhất Nguyễn Bỉnh Khiêm khai thác sâu, hứng thú và không chỉ hứng thú, mà phương diện này cụ thể hoá xuyên suốt trong hành xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đậm nét và đầy hiệu quả đến mức trở thành một nét phong cách cơ bản, điển hình của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Bạch vân am quốc ngữ thi tập, ông so sánh tam kiệt nhà Hán:

Hán gia tam kiệt trong ba ấy

Ai chẳng hay toan, ai khéo toan1

Đây có lẽ là tuyên ngôn hành xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hoặc:

Khám hạ Trương Lương chẳng khứng ở Cô Thành náu ẩn Xích Tùng chơi.

1 Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, 1983, tr.105.

Tam kiệt nhà Hán gồm Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà. Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hàn Tín cũng hết sức toan tính, cũng có lúc Hàn Tín toan tính trở thành hoàng đế nhưng Hàn Tín không “khéo toan”. Tiêu Hà cũng toan tính nhưng Tiêu Hà bị giam. Tiêu Hà rò ràng là cũng không khéo toan. Trong “tam kiệt” chỉ Trương Lương là khéo toan. Nét đặc sắc nhất là, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn sự toan tính để so sánh giữa Trương Lương, Tiêu Hà và Hàn Tín. Từ đó nêu bật lên được nét đặc sắc nhất của Trương Lương trong tam kiệt. Và theo ông đó là cội nguồn của những thất bại và thành công khác nhau giữa Trương Lương so với Tiêu Hà và Hàn Tín.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nguyễn Bỉnh Khiêm không chủ động lộ diện trong giai đoạn biến động và chuyển giao triều đại Lê mạt – Mạc sơ hoàn toàn là do sự toan tính của ông. Sau hai kỳ thi thời Mạc sơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm không tham gia. Khi Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) lên ngôi, có thể nói là thời kỳ đỉnh cao nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định lựa chọn ứng thi. Đúng như toan tính, ông đỗ Trạng Nguyên, được bổ nhiệm: Đông Các hiệu thư1, sau đó giữ nhiều chức vụ khác như: Tả thị lang bộ hình, Tả thị lang bộ lại kiêm Đông các học sĩ. Ông khéo toan khi chọn thời điểm tham gia

ứng thí, khi nhà Mạc lên đỉnh cao và ông liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau. Khi Mạc Thái Tông chết đột ngột, dâng sớ trị 18 lộng thần không thành công, ông cáo quan về quê. Đây lại là một sự khéo toan nữa của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng trong thời gian này, ông thực sự trở thành quân sư cho nhiều quyết sách của triều đình. Ông mách nước cho nhà Mạc “Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế”. Và nhờ vào minh triết của sự toan tính này, Nguyễn Bỉnh Khiêm giữ được sự thăng bằng trong ứng đối với các lực lượng chính trị khác nhau ở thời đại ông.

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 15

Như vậy, tất cả những bước đi lớn trong cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm đều lộ rò sự toan tính của ông. Ông toan tính khi không lộ diện ở giai đoạn tranh giành và chuyển giao quyền lực Lê - Mạc. Ông tính toán chính xác thời điểm ứng thí và làm quan. Ông đầy toan tính khi rút lui. Và đặc biệt ông “khéo toan”, dung hòa trong tư vấn cho các thế lực chính trị khác nhau và từ đó ông không chỉ bảo thân trọn vẹn và danh tiếng không ngừng loan xa.


1 Hàm Chánh lục phẩm.

Những phân tích trên đây của luận án sẽ giúp chúng ta hiểu trúng hơn tại sao Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí: Nhân vật chí- viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm lại so sánh với Trương Lương: “Sinh ở đời nhà Mạc mà ra làm quan, cũng như cái ý (Khổng Tử) muốn đi với họ Công Sơn. Biết thời không thể làm được nên vội về, là có tài chí như của Trương Lương, muốn theo ông Xích Tùng Tử đi chơi” [26, tr. 451].

Cũng giống như Nguyễn Trãi, nhân vật Trương Lương trong Nguyễn Bỉnh Khiêm không trở thành hình tượng văn học lớn mà dừng lại ở những khía cạnh cụ thể nhưng lại là hình tượng quan trọng, ám ảnh, chi phối sâu sắc và để lại dấu ấn đậm nét, ảnh hưởng sâu sắc đến phương châm ứng xử, toan tính của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hình tượng đế sư Trương Lương trong Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 – 1787)

Tuy ám ảnh Trương Lương trong Nguyễn Trãi khá thường xuyên nhưng chưa hẳn trở thành mô hình hình mẫu để bắt chước, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ảnh hưởng Trương Lương một phương diện toan tính, chỉ Nguyễn Hữu Chỉnh là nhân vật duy nhất ở Việt Nam khát vọng vươn tới tất cả những gì mà Trương Lương đế sư đã kiến tạo ra trong lịch sử.

Để dọn chỗ cho khát vọng hoàn hảo này, Nguyễn Hữu Chỉnh đã phản tư và truy vấn tất cả những anh hùng đế sư lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa và tranh biện với những anh hùng đã từng đi theo định hướng tìm kiếm này ở Việt Nam, đặng từ đó tìm kiếm cho mình một mẫu hình, cũng là một định hướng giá trị cho cá nhân.

Trước khi nhìn Trương Lương trong so sánh với những nhân vật cùng loại hình trước và sau ông, Nguyễn Hữu Chỉnh khâm phục theo dòi và bình luận đầy cảm phục về hành trình đến với ngôi vị đế sư của Trương Lương. Mở đầu bài phú, Nguyễn Hữu Chỉnh viết với một tâm thái đầy cảm phục. Trong cách hình dung của Nguyễn Hữu Chỉnh, Trương Lương là kết tinh của tất cả những gì là tinh hoa trong trời đất.

Trương Lưu hầu! Trương Lưu hầu! Ngao cực gây thiêng,

Hồ tinh cấu sáng

Vằng vặc my thanh, mục tú, kỳ sĩ phong tư

Nhơn nhơn thức viễn, tài cao, danh nho khí tượng Y bát theo một mối cầm thư

Chung đỉnh dòi năm đời khanh tướng.

Tiếp theo, Nguyễn Hữu Chỉnh hứng thú dòi theo và bình luận những nước gỡ bí, những tình huống xoay chuyển cục diện đầy ngoạn mục của Trương Lương.

Ngôi đế sư này chốc phúc tâm

Việc trù sách, vận trong duy trướng.

Bóng cờ phất thập thò trên đỉnh Khoái, sơn hà trăm hai lẻ, một khắc hóa

tan tành;

Tiếng tiêu đưa rủ rỉ chốn thành Cai, tử đệ tám nghìn dư, nửa đêm xuôi

khảng tảng.

Việc năm năm đưa tấc lưỡi còn thừa,

Cơ nghìn dặm quyết trong màn một nhoáng.

Cung Tần rót một liều thuốc đắng, bệnh phú ông tỉnh lại lúc tê mê;

Cửa Hồng khuyên ba chén rượu nồng, hồn quý phụ xiêu về cơn chếnh choáng. Cho dượng Phàn giương mắt tại quân trung

Dìu ông Bái rảo chân về Bá Thượng,

Áo gấm ví von xui miệng trẻ, giục trùng đồng xót dạ lại cồn cồn;

Chén châu giả mẽ ghẹo gan già, làm ngu lão tức mình gieo choang choảng. Bao quận tiễn đưa xe ngựa Hán, dập dìu xui đốt nẻo về Đông,

Huỳnh Dương lẩn quẩn nước non Hàn, Giong ruổi rắp gây nền thụ đảng Đổ mồ hôi nghe lời khách vừa xong;

Sa nước mắt nghĩ sự nhà lai láng

Chí ngùi ngùi khôn chiếm còi trung nguyên Lòng ngại ngại phải chăng miền Tây hướng

Ý nhiệm bán gươm ba thứ, lòng quốc sĩ như soi;

Mưu thâm vạch đũa tám điều, mặt thụ nho mới hoảng. Việc Quyên, Quan chia Tín, Bố đương quyền;

Chước hoãn chiến máy Tề, Lương phản trạng.

Gương trung nghĩa treo tranh Tề Cảnh, Kỷ tướng quân khi gấp khúc phải liều; Máy hiểm thâm đánh mái sơn cương, Phàn tráng sĩ lúc nguy nghi phải gượng. Bài gián Sở giục chàng Nhụ Tử, tuốt xương, bẻ cánh, chước càng ghê;

Việc vương Tề chiều kẻ vương tôn, bấm gót, rỉ tai lời phải khoảng. Lừa Vũ đưa một bức khiêm cung

Ngăn Sở giục ba người cưu tráng

Hồng Câu thủa chia sông một giải, nuôi hùm nào lỏng máy tiêm cừu. Cố Lăng khi cắt đất hai phân, đuổi khỉ những êm bài ngự tướng Ngẫm thiên văn hay phá Sở cơ màu;

Xem địa lý biết hưng Lưu khí vượng.

Đứa điền phu trỏ vời miền Trạch Tả, ai hay chẳng ấy chước cao thâm; Thuyền Trưởng ông dòng đợi bến Ô giang, ai biết chẳng là mưu liệu lượng.

Hoá nhập tâm thế của đế sư, Nguyễn Hữu Chỉnh định vị Trương Lương cao hơn so với tam kiệt, và những nhân vật lừng danh khác thời Hán.

Lũ trăm Tham nào đọ sức kinh luân, Trong tam kiệt dễ so công chiến xướng

Phấp phới lá cờ trước gió, huân lao sá kể thứ Phàn, Đằng

Vẫy vùng cán việt lên đàn, công tích thông so phường Giáng, Quán Đế sư cao một bậc, trọng đức tôn danh,

Hầu tước hậu ba muôn, luận công hành thưởng,

Đường báo quốc nhờ lưng Xích Đế, tiệc Nam cung đà vẹn tiếng vin rồng

Điểm quy chiếu cuối cùng mà Nguyễn Hữu Chỉnh say mê Trương Lương là ông vượt thoát ra khỏi quỹ đạo của một người phàm, gia nhập vào thế giới của Hoàng Thạch Công, Xích Tùng Tử:

Chước bảo thân men gót Hoàng Công, miền Bắc thành lại tìm nơi ấp phượng Giá đã cao, nên khủng khỉnh vương hầu;

Mình được nhẹ, nên tiêu dao ngày tháng.

Rờ rỡ thư son khoán sắt, lời nãi ông dù trỏ núi thề sông

Thênh thênh non đá am thông, thuyền tiên tử đã quen mây nhuộm ráng.

Trót phải duyên cùng họ Hán mà theo; Nên làm dấu lấy chữ Lưu kẻo đãng.

Đạo ấy, sá bàn chân với ngụy, đấng cao minh chi vướng sự hữu vô Lòng này, ai biết Hán hay Hàn, phải biện bạch kẻo thẹn cùng phủ ngưỡng Trần hiêu chẳng bận ấy thần tiên;

Thanh tĩnh góp dần nên đạo dưỡng

Ngao ngán chè thông, rượu cúc, lọ chắt chiu hồ ngọc đầy vơi Thảnh thơi quạt gió, đèn trăng, mảy hiu hắt đan sa nấu nướng. Bầu tiên, chén thánh mặc hơi khà;

Khóa lợi, giàm danh nào dính dáng.

Tưởng lại lúc hươu lồng, khỉ tắm, đã trống Hàm Quan, lại chùy Cửu Lý, giận anh hùng từ đấy sạch lâng lâng;

Trông về khi trâu mỏi, ngựa già, kìa xe Vân Mộng, nọ án Thượng Lâm, lòng du tử ngẫm thay cười sảng sảng.

Hà, Tham vị trí, bọt nước lênh đênh

Tín, Việt công danh, áng mây thấp thoáng

Thua được thừa điều Hán, Sở, túi Xích Tùng đủng đỉnh mái thanh sơn Nhục, vinh gác truyện Tiêu, Hàn, buồm Phạm Lãi nghênh ngang dòng

bích lãng.

Sau khi dòi theo, bình luận về hành trình đến với ngôi vị đế sư, Nguyễn Hữu Chỉnh đặt Trương Lương trong so sánh với những nhân vật lừng danh trước và sau ông. Đặc biệt đáng lưu ý trước Trương Lương có Phạm Lãi và sau Trương Lương có Khổng Minh.

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng Đế sư cao một bậc trọng đức tôn danh

Không chỉ đặt Trương Lương trong so sánh với những nhân vật lừng danh trong lịch sử cùng loại hình xuất hiện trước và sau ông, từ đó, Nguyễn Hữu Chỉnh tiến đến tranh biện với tác giả Ngoạ Long cương vãn và trình ra mô hình cho sự lựa chọn cá nhân mình.

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn; So xuống dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng.

Ngôi đế sư mà danh cao sĩ, ngoại vật há còn trong bụng, nghìn thu chữ thắm chửa phai vàng

Nền nho giả mà giá danh thần, chẳng tiên nhưng cũng khác phàm, muôn kiếp sử xanh còn để sáng

Nay đọc danh thần truyện, xem thượng hữu thiên;

Trách ai thượng hữu cổ nhân, sao chẳng nguyện hi Tử Phòng, mà lại nguyện hi Gia Cát Lượng.1

Trước đó, Đào Duy Từ khi vào Nam ra mắt chúa Nguyễn đã làm bài vãn Ngoạ Long cương, thể hiện và khẳng định tài trí và khát vọng của mình như Khổng Minh thời Tam Quốc. Bằng những lập luận của mình, Nguyễn Hữu Chỉnh bác bỏ mô hình của tác giả Ngoạ Long cương vãn, ngầm khẳng định, mô hình hình mẫu cao nhất mà kẻ sĩ tinh hoa Trung Hoa kiến tạo ra trong thời loạn không phải là mô hình “vạn đại quân sư Gia Cát Lượng” mà là mô hình của đế sư Trương Lương.

Tuy nhiên, so sánh không chỉ để so sánh, tranh biện không chỉ để tranh biện, quan trọng nhất trong bài phú nổi tiếng này, từ hứng thú, cảm phục, say mê Trương Lương, so sánh và tranh luận giữa Nguyễn Hữu Chỉnh với tác giả Ngoạ Long cương vãn, mục đích tối hậu của việc làm này là tìm ra được một mô hình cho cá nhân, và một định hướng lựa chọn cho chính mình.

Từ thực tiễn cuộc đời Nguyễn Hữu Chỉnh, mô hình đế sư Trương Lương được dựng lên trong Trương Lưu hầu phú chi phối và ảnh xạ rò nét nhiều chặng và nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời ông. Nhiều chặng, nhiều sự kiện chứng minh Nguyễn Hữu Chỉnh đi theo cung đường mà Trương Lương đã đi.

Ở xuất phát điểm tác động đến tiến trình hình thành nhân cách Nguyễn Hữu Chỉnh, ít nhất có ba khả năng cho sự lựa chọn của Nguyễn Hữu Chỉnh. Như những nhà nho khác, mặc dù trưởng thành trong thời đại loạn lạc, nhưng vẫn có trường thi để ông có thể tham gia ứng thí. Trong thực tế, Nguyễn Hữu Chỉnh đã đi thi và đỗ từ


1 Bài phú này, chúng tôi dẫn theo Phú Việt Nam cổ và kim, Nxb Văn hóa - Thông tin, năm 2002, tr.161-166.

rất sớm, nổi tiếng là người tài năng, đặc biệt là văn chương quốc âm. Nguyễn Hữu Chỉnh thi đỗ hương cống lúc 16 tuổi, có tài ứng đối, lên 9 tuổi đã ứng khẩu làm bài thơ Vịnh cái pháo. Không chỉ nổi tiếng về văn chương, về vò nghệ ông cũng thi đỗ tam trường, nổi tiếng là người có tài năng tác chiến trên biển.

Như vậy, từ xuất phát điểm, Nguyễn Hữu Chỉnh có thể định hướng theo nghiệp văn chương chữ nghĩa như những nhà nho truyền thống.

Tuy nhiên, cũng theo ghi chép trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Chỉnh là người hào phóng không bó buộc vào khuôn phép. Du lịch kinh sư, Hữu Chỉnh vào yết kiến Hoàng Ngũ Phúc. Ngũ Phúc khen là có tài khác thường, dùng làm gia khách. Khi Ngũ Phúc vào xâm lấn trong Nam, cho Hữu Chỉnh đi theo quân thứ, giữ công việc thư ký, rồi sai đến Tây Sơn khuyên Văn Nhạc quy thuận với triều đình, được Văn Nhạc kính trọng. Sau theo Hoàng Đình Bảo đánh giặc biển có công, đổi bổ sang lãnh đội tuần hải, rồi chuyển bổ quản lãnh cơ Tiên Ninh thuộc trấn Nghệ An.” [198, tr.764].

Khi Tây Sơn rút đi, bỏ lại Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau này phát hiện ra mối bất hoà anh em Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh tổ chức lực lượng riêng, chống lại Tây Sơn. Tây Sơn cử Vũ Văn Nhậm ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh.

Rò ràng, Nguyễn Hữu Chỉnh đã định ra cho mình nhiều sự lựa chọn khác nhau, những toan tính khác nhau và phò tá nhiều chủ khác nhau. Thực tế Nguyễn Hữu Chỉnh đã thử đi theo mô hình mà Trương Lương đã đi, tìm kiếm minh chủ, báo thù cho chủ cũ, đặng kiến tạo một sự nghiệp như Trương Lương đã làm. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Chỉnh đã không thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn. Nói như ông Trần Ngọc Vương: “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã cố thử đi theo con đường đó. Chung cục không may mắn của ông không có nghĩa là sự lựa chọn ấy sai lầm, mà chỉ có nghĩa là tầm cỡ tài năng của ông chưa đủ cho một sự lựa chọn như vậy [210, tr. 119].

Nguyễn Hữu Chỉnh là tác giả đặc biệt trong tiến trình diễn hóa Trương Lương trong văn học Việt Nam. Trước Nguyễn Hữu Chỉnh, nhân vật Trương Lương chưa trở thành hình tượng lớn, hình tượng chủ đạo trong trước tác của bất kỳ tác giả

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí