Mô Thức Nghệ Thuật, Cấu Trúc Hình Tượng Nhân Vật Đế Sư

tượng Trương Lương cũng là câu chuyện về vấn nạn và cách thức tồn tại, thành danh của kẻ sĩ, công thành thân thoái. Do đó, có thể hiểu, việc hình tượng hóa và lý tưởng hóa Trương Lương, mô hình hóa Trương Lương, định ngôi vị đế sư cho Trương Lương như là mẫu hình của cách thức vươn lên, cách thức tồn tại và cách thức bảo thân của kẻ sĩ tinh hoa mà Tư Mã Thiên từ bi kịch bản thân đã nhìn ra trừu tượng hóa, hình tượng hóa và đẩy vấn đề này lên, trở thành khuôn mẫu và lý tưởng phấn đấu của cả giới mình.

Không ngẫu nhiên, những nhân vật quan tâm sâu sắc đến Trương Lương lại chủ yếu nằm ở nhóm nhà nho tinh hoa, tức là nhóm phải đặt ra và giải quyết vấn nạn này. Điều này sẽ là cơ sở giải thích cho sự hô ứng và trả lời cho câu hỏi tại sao nhà nho hai nước không ngừng mỹ hóa hình tượng đế sư Trương Lương. Mặt khác, tiến trình lý tưởng hóa, một mặt là sự ký thác tâm tư về vấn nạn tồn tại của kẻ sĩ, trầm tích của những phẫn uất, bi kịch của lớp lớp kẻ sĩ tinh hoa, mặt khác nó cũng là một hướng tìm tòi, lý tưởng mà kẻ sĩ tinh hoa hướng tới trong việc thể hiện cách thức tồn tại của giới mình. Đặc sắc của hình tượng đế sư là hình tượng vừa mang chứa những phẫn uất bi kịch vừa là lý tưởng của cả giới.

2.3.2. Mô thức nghệ thuật, cấu trúc hình tượng nhân vật đế sư

Qua phân tích diễn hóa hình tượng đế sư Trương Lương, có thể khái quát mô thức nghệ thuật của tiểu loại nhân vật đế sư. Nếu như mô thức nghệ thuật của hình tượng nhân vật thiền sư là: sinh ra – đi tu – đắc đạo – viên tịch thì mô thức nghệ thuật hình tượng đế sư là: sinh ra thời loạn – nghiền ngẫm binh thư – tìm kiếm minh chúa – bình định thiên hạ – đi tu tiên. Nếu như mô thức nghệ thuật của hình tượng nhân vật thiền sư là mô thức nghệ thuật được công thức hóa mang đậm dấu ấn Phật giáo, tức sắc thái tôn giáo là chủ đạo thì mô thức nghệ thuật hình tượng đế sư là mô thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn của văn hóa chính trị. Một hình tượng đế sư tiêu biểu sinh ra trong thời đại loạn ly, nuôi dưỡng ý chí và khát vọng khác người, đọc thiên kinh vạn quyển, thông tường thiên văn địa lý, binh pháp, binh thư… chờ thời cơ tìm kiếm minh quân, dốc sức giúp minh quân giành ngôi đế vị, qua đó an định thiên hạ. Sau khi công thành thì thân thoái. Bản chất của đi tu tiên là kiểu ứng xử vượt thoát qua khỏi bi kịch tiêu diệt công thần của hoàng đế tiền triều. Tóm lại, nếu

như mô thức nghệ thuật ở hình tượng thiền sư là tiến trình mỹ hóa mô thức mang sắc thái tôn giáo thì mô thức nhân vật đế sư là lý tưởng hóa hình tượng ở góc độ văn hóa – chính trị.

Mặt khác, thông qua diễn hóa hình tượng đế sư Trương Lương có thể chỉ ra cấu trúc nghệ thuật của nhân vật đế sư. Cấu trúc nghệ thuật được hiểu là những thành phần cốt lòi cấu thành hình tượng nghệ thuật, mà thiếu một trong các thành tố, hình tượng nghệ thuật bị phá vỡ và mỗi thành tố này có liên hệ mật thiết tương hỗ với nhau và tồn tại trong nhau. Cấu trúc nghệ thuật của hình tượng đế sư gồm ba thành tố: tài năng trác việt, đạo đức siêu việt và bảo thân minh triết. Đặc điểm nổi bật của các thành tố này là tài năng được lý tưởng hóa tuyệt đối. Theo kiểu, không ai sánh kịp và cao vòi vọi:

Tiêu, Trần nan dữ quần

(Tiêu Hà, Trần Bình không thể sánh được với Trương Lương)

Hay:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hoặc:


Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 13

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng


Đi một bước tình sâu như bể Chàng Lưu Bang chưa hẳn biết ta.

Đạo đức ứng xử với minh quân cũng khó ai có thể sánh kịp, theo kiểu:

Nghĩa thủy chung biện bạch cũng êm Đường tiến thoái thong dong chẳng vướng

Hoặc:


Một mình ơn Hán nợ Hàn giả xong

Ơn Hán vẹn nợ Hàn chẳng vướng.

Và minh triết bảo thân đạt đỉnh cao xuất nhập, theo kiểu:

Ở giang hồ thì danh sĩ phong lưu

Vào lang miếu lại đại thần thể dạng

Hoặc:



Tử Phòng tiên khứ, khổng Minh tử.

(Tử Phòng đi tu tiên, Khổng Minh thì chết)

Đây là kiểu cấu trúc nghệ thuật hình tượng lý tưởng. Ba thành tố lòi của hình tượng đều đạt đến mức lý tưởng, siêu việt, vượt xa so với tất cả những anh tài cùng thời, những nhân vật lừng danh cùng loại hình và vượt qua cả hoàng đế.

Chưa nói đến những mưu sĩ tầm thường, ngay một nhân vật ngoại hạng như Khổng Minh cũng chưa đạt được lý tưởng như vậy. Nếu nói về tài năng, quả cũng khó khẳng định ai cao hơn ai, về đức độ ứng xử cũng khó phân định, nhưng về minh triết bảo thân thì rò ràng, có thể phân biệt được độ cao thấp giữa Trương Lương và Khổng Minh.

Qua phân tích diễn hóa hình tượng đế sư Trương Lương trong tiến trình lịch sử văn học hai nước, có thể nói đến một loại cảm hứng đặc biệt, một loại hình tượng văn học đặc biệt trong lịch sử văn học hai nước. Có thể khẳng định, có một cảm hứng trở thành đế sư và một loại hình tượng văn học đế sư trong lịch sử văn học hai nước. Mẫu gốc của hình tượng được tính từ Sử ký của Tư Mã Thiên. Đặc sắc nhất của loại hình tượng này, so với những hình tượng văn học đã biết như: hình tượng người ẩn sĩ, hình tượng người hành đạo, hình tượng người tài tử… là ở cách thức thể hiện bản ngã của hình tượng. Nếu như các hình tượng này thể hiện bản ngã theo định hướng ly tâm khỏi hoàng đế, thì duy hình tượng đế sư quy chiếu trực diện và khát vọng cao hơn, chi phối hoàng đế. Do đó, có thể nói đến không chỉ một sự đóng góp của một loại hình tượng mới trong lịch sử văn học hai nước, mà còn có thể nói đến một kiểu hình tượng khác lạ, độc đáo trong lịch sử văn học hai nước.

Đối với lịch sử văn học Việt Nam, hình tượng này ám ảnh những nhà nho ưu tú nhất của dân tộc. Đặc biệt, hình tượng này trở thành một trong những hình tượng văn học chủ đạo, hấp dẫn, kết tinh nhiều giá trị và đóng góp đặc biệt cho lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn XVIII - XIX.

Chương 3

Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ


3.1. Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho

Như trên đã chỉ ra, với tư cách là mẫu hình của tiểu loại nhân vật đế sư, Trương Lương trở thành biểu tượng, một cái “cớ” qua đó nhà nho ngầm ẩn hoặc trực tiếp bày tỏ, phô bày ý chí và khát vọng của mình. Đề thơ, vịnh, phú, luận… về Trương Lương trong lịch sử văn học nhà nho Trung Quốc và Việt Nam, có thể hình dung thành hai trạng thái.

Trạng thái thứ nhất, đề, vịnh Trương Lương với ý đồ đánh giá, ngợi ca. Số này xuất hiện vô số trong lịch sử, hầu như thời nào, các nhà nho cũng bày tỏ thái độ, chính kiến của mình về Trương Lương. Tuy không trực tiếp thể hiện khát vọng trở thành đế sư, nhưng qua những đề vịnh này, ít nhiều hé lộ thái độ và chính kiến nhà nho về Trương Lương. Quan trọng nhất, sĩ đại phu hứng thú với Trương Lương, say mê với định hướng giá trị ông đã kiến tạo. Đồng thời họ khẳng định ông là đế sư tiêu biểu nhất trong lịch sử. Ở mức độ thể hiện khác nhau, họ ao ước, khát vọng được như ông.

Trạng thái thứ hai, qua những đề thơ, vịnh, dùng điển, hoặc phú, luận Trương Lương, có thể chỉ ra được khát vọng trở thành đế sư trong tâm thức sĩ đại phu. Chẳng hạn, chỉ một câu trong bài Đông Vũ Ngâm của Cao Bá Quát, có thể thấy rò khát vọng trở thành đế sư của ông. Trong một lần tiễn người bạn đi nhậm chức, Cao Bá Quát viết: thử xem nước Nam ta, anh tài bao thời đại, bác hãy vứt đao của bác đi, chờ xem cuốn sách dưới cầu. “Cuốn sách dưới cầu” là cuốn Thái Công binh pháp, Hoàng Thạch Công tặng Trương Lương. Soi chiếu khát vọng chờ sách dưới cầu với hành trạng của ông, có thể thấy rò khát vọng của Cao Bá Quát là trở thành đế sư như Trương Lương. Hoặc trường hợp Nguyễn Hữu Chỉnh tuyên bố, phô bày trực tiếp về khát vọng đế sư qua bài phú lớn, giàu cảm hứng. Và quan trọng hơn, hành trạng của Nguyễn Hữu Chỉnh đã đi theo cung đường trở thành đế sư.

Như vậy, khát vọng trở thành đế sư ám ảnh trong vô số sĩ đại phu, đặc biệt trở thành khát vọng lớn trong sĩ đại phu nhiều thời đại, đáng nói hơn nữa, không chỉ trong thời loạn mà ở thời bình, nhiều nhà nho cũng trình bày khát vọng này, cá biệt một số sĩ đại phu tuy sống trong thời bình nhưng lại hành xử theo mô hình của anh hùng đế sư thời loạn. Cao Bá Quát là ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, mức độ ám ảnh đế sư Trương Lương trong tâm thức sĩ đại phu của hai nước lưu lại nhưng nét đậm nhạt khác nhau hết sức thú vị.

So sánh diễn hoá Trương Lương đế sư trong tâm thức sĩ đại phu, một hiện tượng hết sức thú vị là, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ và số lượng đông đảo sĩ đại phu đề, vịnh về Trương Lương, nhưng trong lịch sử văn học Trung Quốc, không thời đại nào, kể cả hai thời đại nở rộ những đề vịnh, luận về Trương Lương (Đường

– Tống) xuất hiện trước tác lớn, đồ sộ, hoành tráng về Trương Lương. Phần không nhỏ trong số đó là những bài dùng điển. Những đề, vịnh trực diện về Trương Lương, phần lớn là thơ thất ngôn, ngũ ngôn. Đặc biệt đáng chú ý, phú là thể loại có sức phô diễn cao, đặc trưng của phú là phô bày trực tiếp, vậy mà trong Hán phú lại thiếu Trương Lương. Cũng cần nhớ rằng, Hán Phú ra đời và phát triển chính ngay sau thời đại Trương Lương sống, sức hấp dẫn của mẫu hình ông là đối tượng đáng ra phải được quan tâm. Ngược lại, Hán phú quan tâm rất nhiều đến chủ đề như mỹ nhân phú, đại nhân phú, Lý phu nhân phú… Mặt khác, nhìn Trương Lương với tư cách là mẫu hình văn hoá, có thể thấy sĩ đại phu Trung Quốc quan tâm, chịu ám ảnh về Trương Lương và mô hình đế sư Trương Lương vô cùng lớn, nhưng hiếm hoi hoặc mờ nhạt những nhân cách lớn tuyên bố hoặc lựa chọn định hướng theo mô hình đế sư Trương Lương, ít ỏi, gần như không có những nhân cách hành động và lặp lại mô hình đế sư Trương Lương tạo ra. Ở Trung Quốc, khát vọng này được thể hiện thầm kín hơn.

Ngược lại, mẫu hình đế sư Trương Lương được bứng vào Việt Nam lần đầu tiên qua trước tác của Nguyễn Phi Khanh, giai đoạn cuối Trần. Tính từ đó đến đầu thế kỷ XX, khoảng bảy thế kỷ, so với khoảng gần 2.000 năm hình thành và phát triển mẫu hình này trong lịch sử Trung Quốc quả là ngắn ngủi. Nhưng, ở văn học Việt Nam, tuy ít về số lượng và khiêm tốn về tác giả so với văn học Trung Quốc

nhưng lại xuất hiện hiện tượng đặc biệt thú vị. Giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế kỷ XX xuất hiện đột biến hình tượng văn học Trương Lương không chỉ lớn lao, đồ sộ, hoành tráng về số lượng mà chất lượng hình tượng kết tinh cao độ, nhiều hình tượng đạt đến mức cổ điển. Đặc biệt, nếu như phú ở Trung Quốc bỏ qua Trương Lương thì phú Nôm và phú chữ Hán là thể loại được sĩ đại phu Việt Nam đặc biệt ưa thích. Bài phú lớn của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ và Phan Bội Châu, không chỉ lớn về dung lượng, mà còn là những kiệt tác trong lịch sử văn học dân tộc. Như vậy, những thể loại có tính phô diễn cao, đặc biệt mạnh ở khả năng phô bày trực tiếp, nói chí trực tiếp được nhà nho Việt Nam ưa dùng hơn so với nhà nho Trung Quốc. Mặt khác, nếu như ở Trung Quốc không xuất hiện tuyên bố rò ràng và mạch lạc về mô hình lựa chọn thì trong những nhà nho lớn nhất Việt Nam, nhiều anh tài tuyên bố về mô hình của mình là mô hình đế sư Trương Lương và trong thực tiễn hoạt động đã vận động theo đúng quỹ đạo của mô hình này, như Nguyễn Hữu Chỉnh, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu… Rò ràng, đây là một hiện tượng đặc biệt thú vị trong di thực và diễn hoá mẫu hình đế sư Trương Lương trong lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam – Trung Quốc. Vậy tại sao xuất hiện hiện tượng thú vị này?

Trước hết, mô hình đế sư hình thành từ rất sớm ở Trung Quốc. Trước thời Trương Lương hàng nghìn năm, ở Trung Quốc đã xuất hiện khá rò nét mẫu người này. Nhân vật đầu tiên của mẫu người này phải kể đến là Khương Tử Nha. Tiếp đến là Phạm Lãi, Trương Lương, Khổng Minh, Lưu Cơ… Đồng thời, với sự quan tâm của số lượng vô cùng lớn nhà nho với Trương Lương, so sánh Trương Lương với Khổng Minh, và một khối lượng đồ sộ những trước tác đề vịnh về Trương Lương, hẳn khó có thể nói nhà nho Trung Quốc kém quan tâm tới mẫu hình này, hay cũng khó có thể khẳng định, nhà nho Việt Nam hứng thú với mẫu hình này hơn, tuy thực tế có giai đoạn sĩ đại phu Việt Nam chịu ám ảnh Trương Lương đế sư sâu sắc hơn sĩ đại phu Trung Quốc.

Vấn đề là, có thể khẳng định, nhà nho Trung Quốc bị ám ảnh sâu sắc bởi mô hình đế sư nói chung và mô hình đế sư Trương Lương nói riêng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn nữa, có thể không khó nhận ra, trong lịch sử nhiều nghìn năm như

vậy, trải qua vô số cuộc biến loạn lớn, con số trụ lại trong lịch sử của loại người này cực kỳ hi hiếm. Quả là vô cùng ít ỏi và vô cùng hiếm hoi. Số người khát vọng và đi theo quả là khổng lồ, nhưng hiện thực hoá trong lịch sử chỉ là một con số thật khiêm tốn, nhiều trong số đó, trở thành bi kịch tang thương trong lịch sử. Ai bảo Phạm Tăng và Nguyễn Trãi không khát vọng trở thành đế sư? Ta thử điểm số người ngả theo mô hình này, Khương Tử Nha khá hoàn hảo. Văn Chủng ép phải tự vẫn, Phạm Lãi khôn khéo nên thoát chết, Khổng Minh dang dở trong tiến trình đến với ngôi đế sư. Trương Lương - đế sư hình mẫu, mà “chốn Cốc Thành còn phải lánh đi”. Số thành công mà ta đếm được cũng dăm bảy trạng thái, số thành công thực sự, đạt đến hình mẫu chỉ có một. Số mất mạng và dở dang là mẫu số chung. Rò ràng, đây là mô hình hấp dẫn bậc nhất với những trí thức tinh hoa, nhưng cũng là mô hình nguy hiểm bậc nhất đối với họ. Trong lịch sử Trung Hoa, sau nhiều “án thương tâm” tày liếp: Văn Chủng, Phạm Tăng, Tiêu Hà, Hàn Tín… nhà nho lớn dường như thấu hiểu giá trị và vinh quang của nó nhưng đồng thời cũng “dờn dợn da gà” bởi sự khốc liệt của định hướng này. Quan sát lịch sử Trung Hoa, những hoạ tiêu diệt công thần diễn ra khốc liệt và để lại dấu ấn đậm nét nhất là giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc và thời Hán Sở tranh hùng, chính giữa giai đoạn này, Trương Lương vượt qua họa tiêu diệt công thần đang tiếp diễn khốc liệt trước và sau ông, trở thành đế sư ngoại hạng. Các thời đại sau cũng xuất hiện hiện tượng tiêu diệt công thần nhưng tính quy tụ không cao. Theo chúng tôi, Khổng Minh, một trong những đế sư lừng danh bậc nhất trong lịch sử, sống sau những bi kịch tang thương trước đó có lẽ đã thấu hiểu thảm hoạ này, nên khi Lưu Bị nói: Ấu chúa chưa hiểu chuyện, mọi việc quân sư cứ lo liệu, Khổng Minh từ trong tiềm thức đáp ngay rằng, Thần không dám, mãi trung thành với nhà Hán. Chi tiết này cho thấy, Khổng Minh đã nghiền ngẫm rất kỹ Khương Tử Nha, Tôn Vũ, Phạm Lãi, Văn Chủng, Hàn Tín, Tiêu Hà, và đương nhiên cả Trương Lương. Một câu trả lời thể hiện một ứng xử bảo thân mang tính vô thức của Khổng Minh.

Hẳn là, những nhà nho lớn, những nhân vật có tầm vóc không thể bỏ qua nhóm nhân vật này, bằng chứng là trong trước tác của họ, dày đặc những vịnh sử, luận về những nhân vật này, nên nhà nho Trung Quốc sau những bi kịch này hẳn là

đã có kinh nghiệm thể hiện khát vọng của mình hơn và cũng biết cách tránh hiểm hoạ thảm khốc có thể xảy ra. Có lẽ đây là lý do chính yếu nhà nho Trung Quốc trong khát vọng đế sư của mình, thể hiện một cách lặng lẽ hơn, khôn khéo, nhiều kinh nghiệm hơn nhưng cũng không kém phần quyết liệt. Có lẽ, đây là một lý do quan trọng Hán phú và phú nói chung ở Trung Quốc, với khả năng phô bày trực tiếp ý chí lờ đi những kiểu người đặc biệt này.

Mặt khác, diễn hóa hình tượng Trương Lương trong nhà nho Trung Quốc, xuất hiện hiện tượng đặc biệt thú vị là, thời Đường và thời Tống là hai thời đại nở rộ những trước tác đề, vịnh về Trương Lương, thu hút sự quan tâm của nhiều đại nho. Ngược lại từ thời Nguyên, Minh, Thanh, trong trước tác thi ca về cơ bản thiếu vắng sự đề vịnh, bình luận, đánh giá về Trương Lương1. Tuy nhiên, mô hình đế sư, khát vọng đế sư qua mẫu hình Trương Lương trong nhà nho đời Đường và đời Tống là khác nhau. Ở thời đại nhà Đường, nổi bật trong trước tác đề, vịnh Trương Lương

thể hiện khát vọng đế sư lừng lẫy công lao, đức độ, bảo thân minh triết của anh hùng số một của thời đại, tiêu biểu nhất của thời đại này là Lý Bạch. Ngược lại, thời Tống, mô hình đế sư trong nhà nho đời Tống thể hiện tập trung nhất trong khát vọng tu dưỡng, tu tiên.

Thời Đường là thời kỳ đại thống nhất sau 400 năm Trung Quốc trong cảnh hỗn loạn và chiến tranh tương tàn khốc liệt. Sau nhà Tần, đây là lần thứ hai Trung Quốc đại thống nhất quy mô rộng lớn và lâu bền như vậy. Hào khí của một thời đại thái bình thịnh trị, phóng khoáng về tư tưởng, nở rộ về văn hóa, đẩy mạnh giao lưu văn hóa với bên ngoài mang lại cho văn nhân sĩ phu thời đại này một phong khí hào sảng không có trong thời đại nào khác từng xuất hiện trong lịch sử. Thi ca Trung Hoa phát triển và kết tinh đỉnh điểm ở thời nhà Đường. Đây là lý do quan trọng nhất giải thích tại sao nhà nho thời kỳ này, đặc biệt nhà nho lớn, Lý Bạch, Vương Duy, Bạch Cư Dị… trỗi dậy khát vọng đế sư ở phương diện tài năng, công lao và định hướng lựa chọn giá trị sống tự do, phóng khoáng. Khát vọng đế sư này có căn nguyên quan trọng từ đặc thù thời đại nhà Đường tạo ra.


1 Khảo sát trước tác văn chương nhà nho Nguyên, Minh, Thanh... không xuất hiện nhiều đề, vịnh, luận... Trương Lương như giai đoạn Đường, Tống. Rải rác trong một vài tác giả có đề vịnh Trương Lương nhưng chủ yếu dưới dạng điển tích, điển cố.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022