Luận Diễn Hóa Hình Tượng Trương Lương

trong những đặc trưng lớn, nổi bật trong phẩm chất đế sư Trương Lương. Trong bài phú: “Động Đình hồ thuỷ văn lan tráng (Phú đắc câu “Động Đình hồ thuỷ văn lan tráng”, Ngô Thì Nhậm viết:

Động Đình vị hiểm Tử Phòng hiểm Thiên Nhạc phi tranh Gia Cát tranh

(Hồ Động Đình chưa hiểm bằng cái hiểm của Tử Phòng Núi Thiên Nhạc không cao bằng cái cao của Gia Cát)

Hoàn toàn có thể chia sẽ nhận định này với cụ Ngô Thì Nhậm khi truy vấn kỹ những ứng xử của Trương Lương với Hàn Tín, Phạm Tăng, Hạng Vũ và đặc biệt là với cả Hán Cao Tổ. Phải chăng là một đòn hiểm khi mà chính Trương Lương đưa Hán Tín lên đỉnh cao và cũng lại là người gián tiếp đưa đến bi kịch thảm khốc cho Hàn Tín. Cái bấm chân của Trương Lương cho Hán Cao Tổ, đích thân ông đến phong Vương cho Hàn Tín, yêu cầu Hán Tín hội quân đánh Hạng Vũ là do cái hiểm của Trương Lương. Phạm Tăng uất ức mà chết có nguyên nhân sâu xa từ Trương Lương: Vì có sự can thiệp của Trương Lương trong vụ Hồng Môn Yến nên Phạm Tăng không giết được Hán Cao Tổ. Đốt đường Sạn Đạo, gián tiếp gây ra cái chết cho Phạm Tăng, bội ước Hồng Câu, tiếng Tiêu đưa rủ rỉ làm tan tác đội quân của Hạng Vũ... phải chăng không phải là đòn hiểm Trương Lương dành cho Hạng Vũ. Đưa Thương Sơn Tứ Hạo đến làm thay đổi ý đồ phế thái tử phải chăng cũng là một đòn hiểm của Trương Lương dành cho Hán Cao Tổ...

Với một người sống trong giai đoạn lịch sử mà chuẩn thức nền chuyên chế Nho gia bị phá vỡ, với sự tồn tại của cơ chế Lưỡng đầu, thực quyền nghiêng về nhà chúa thì cảm hứng đi ra ngoài khuôn khổ, vượt thoát ra khỏi mô thức trung quân truyền thống là cảm hứng và hứng thú của Nguyễn Hữu Chỉnh bình giá về Trương Lương.

Đạo ấy sá bàn chân với nguỵ, đấng cao minh chi vướng sự hữu vô Lòng này ai biết Hán hay Hàn, phải biện bạch kẻo thẹn cùng phủ ngưỡng

Rò ràng, những câu kiểu như thế này khó có thể xuất hiện giai đoạn trước đó. Chính từ điều này nên Nguyễn Hữu Chỉnh cho rằng:

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng

Từ đó, ông kết luận, Trương Lương cao hơn Khổng Minh và khuyến cáo nên theo mô hình Trương Lương:

Nay đọc danh thần truyện, xem thượng hữu thiên, Trách ai thượng hữu cổ nhân,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Sao chẳng nguyện hi1 Tử Phòng, mà lại nguyện hi Gia Cát Lượng.

Ở giai đoạn đầu triều Nguyễn, dù có ngang tàng và ngất ngưởng đến mấy, cũng khó để Nguyễn Công Trứ nói theo kiểu Nguyễn Hữu Chỉnh. Từ góc độ của mình, Nguyễn Công Trứ phát hiện và hứng thú theo kiểu rất riêng của ông. Trương Lương phun luồng thuốc độc làm hại cả Tần và Sở, trong đó Sở bị vạ lây, chết oan:

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 12

Thuốc độc phun Tần lây đến Sở Mùi thâm ngậm Hán trún cho Hàn

(Vịnh Trương Lưu hầu I)

Trương Đăng Quế phát hiện tầm vóc đế sư Trương Lương ở sự tự xử của chính mình với những danh vọng. Trương Đăng Quế hứng thú và phát hiện Trương Lương công khai sáng nhà Hán nhưng lại loại mình ra ngoài danh sách phong thưởng. Quả là một góc nhìn độc đáo của Trương Đăng Quế. Tầm vóc đế sư Trương Lương được thể hiện ở chính những tình huống tự xử này. Chính điều này giúp ông chiếm vị trí đế sư thiên cổ trong tâm thức kẻ sĩ.

Trí mưu khai sáng đan thư ngoại Thiên cổ lệnh nhân tiện Tử Phòng

(Trí mưu ông khai sáng nhà Hán nhưng lại loại mình ở ngoài danh sách phong thưởng

Thiên cổ khâm phục ông)

(Trương Lương)

Phan Bội Châu đọc mối quan hệ Trương Lương và Hán Cao Tổ từ sự quy chiếu và so sánh trực tiếp. Trong đó, Trương Lương xem Hán Cao Tổ như quân cờ, những toan tính của Trương Lương luôn nằm ngoài toan tính và suy tư của Hán Cao Tổ. Đây không chỉ là hứng thú mà còn là khát vọng chi phối sâu sắc Phan Bội Châu. Trong bài phú Trương Lương từ Hán quy Hàn, ông viết:

1 Nguyện hi là bắt chước.

Đi một bước tình sâu như bể, chàng Lưu Bang chưa hẳn biết ta;

Ngẫm tương lai việc lớn tày trời, khách Ba Thục ngăn sao được tớ!

Những góc nhìn, bình luận trên đây của các tác giả nhà nho Việt Nam không chỉ phản ánh những suy tư, hứng thú với nhân vật đặc biệt này. Lấp lánh trong đó còn là ảnh xạ của những suy tư cá nhân của các tác giả gắn với những đặc thù thời đại. Chính điều này là những đóng góp riêng, đặc sắc của từng cá nhân tác giả trong tiến trình diễn hoá Trương Lương với tư cách là hình tượng văn học trong văn học Việt Nam và trong tương quan với nhà nho Trung Quốc.

Diễn hóa hình tượng Trương Lương đế sư trong văn học Việt Nam có thể hình dung là một vệt, khởi đầu có thể tính từ cha con Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, tiếp tục mạch diễn hóa qua trước tác của vua tôi Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn, kết tinh thăng hoa ở chùm trước tác của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ, trong đó đỉnh cao nhất là tác phẩm Trương Lưu hầu phú của Nguyễn Hữu Chỉnh, và tiếp tục mạch diễn hóa qua trước tác của Trương Đăng Quế, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền và kết lại ở Phan Bội Châu. Để có thể nêu bật được đặc sắc của quá trình diễn hóa này, chúng tôi đi sâu phân tích hình tượng Trương Lương trong hai bái phú (một Nôm, một Hán) của Nguyễn Hữu Chỉnh và Phan Bội Châu.

Điều đáng nói ở tác phẩm Trương Lưu hầu phú là, đây là trước tác cơ bản tái tạo chi tiết cuộc đời và sự nghiệp Trương Lương từ nhân vật lịch sử trở thành hình tượng nghệ thuật trọn vẹn, chi tiết, đầy đủ, duy nhất đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam và cả văn học Trung Hoa. Không chỉ dừng lại ở những tái tạo chi tiết đơn thuần, chỗi sự kiện về chi tiết cuộc đời và sự nghiệp đế sư Trương Lương vừa được dựng lại, vừa được lồng trong đó cảm hứng của một khát vọng đế sư, với một ngôn ngữ Nôm được mỹ hóa cực độ, với cả những bình luận, đánh giá đặc sắc của cá nhân tác giả. Tác phẩm ra đời ở giai đoạn đỉnh cao của những tập đại thành văn chương dân tộc, độ trưởng thành của đội ngũ tác giả và độ chín của ngôn ngữ Nôm cùng thể loại phú Nôm được cộng hưởng bởi một tinh thần thời đại cộng sinh nhiều yếu tố mới và một tác giả có cội nguồn không phải gốc Nho nhưng có tài văn Nôm từ nhỏ, kết tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị trong tiến trình diễn hóa hình tượng.

Có thể nói ngắn gọn là, toàn bộ cảm hứng của Nguyễn Hữu Chỉnh dành cho Trương Lương đế sư được nhìn và hứng khởi từ góc độ của một hình tượng đế sư siêu việt.

Trước tiên Nguyễn Hữu Chỉnh thiêng hóa Trương Lương từ nguồn gốc xuất thân.

Trương Lưu hầu! Trương Lưu hầu! Ngao cực gây thiêng;

Hồ tinh cấu sáng.

Vằng vặc my thanh, mục tú; kì sĩ phong tư.

Nhơn nhơn thức viễn tài cao, danh nho khí tượng. Ý bát theo một mối cầm thư,

Chung đỉnh dòi năm đời khanh tướng.

Tiếp theo, Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ ra sự khác biệt trong lựa chọn của Trương Lương so với, Nghi, Tần:

Trời đất thuở cát vàng, bụi tía; áng công danh thông uốn lưỡi Nghi, Tần Nước nhà khi bể biếc dâu xanh, mưu báo phục há kém tay Kha, Nhượng

Và đây là sự siêu việt hóa của lộ trình Nguyễn Hữu Chỉnh mô tả Trương Lương từ “nâng dép tôn người lão trượng”, qua “mở lòng đình trưởng” và đến với “ngôi đế sư”:

Rải nghìn vàng tìm khách thiếu niên Nâng chiếc dép tôn người lão trượng

Bác lãng một chùy tiết nghĩa, trượt vẩy Tổ Long Trần Lưu ba quyển lược thảo, mở lòng Đình trưởng. Ngôi đế sư này chốc phúc tâm,

Việc trù sách vận trong duy trướng.

Nhưng có lẽ một trong những đặc sắc nhất mà Nguyễn Hữu Chỉnh say mê đế sư Trương Lương là sự xử lý tình huống, những nước gỡ bí và cả những tình huống làm thay đổi cục diện Hán - Sở siêu việt của Trương Lương.

Trước hết, Nguyễn Hữu Chỉnh say mê Trương Lương trong tình huống Trương Lương đưa Lưu Bang đến với Hồng Môn Yến và đưa Lưu Bang thoát khỏi Hồng Môn Yến:

Cửa Hồng khuyên ba chén rượu nồng, hồn quý phụ xiêu về cơn chếnh choáng. Cho dượng Phàn giương mắt tại quân trung;

Dìu ông Bái rảo chân về Bá Thượng.

Hệ quả của việc đưa ông về Bá Thượng là sự tức giận của Phạm Tăng và là nguyên cớ chính làm ông này uất ức mà chết:

Chén châu giả mẽ ghẹo gan già, làm ngu lão tức mình gieo choang choảng

Trong cuộc chiến Hán Sở chuẩn bị đi đến hồi kết, quân Sở đang trong tình trạng hoang mang, sợ hãi, mệt mỏi, nhớ nhà, Trương Lương thổi tiếng tiêu có tên “bi ca tán sở” làm tan dã toàn bộ quân Sở. Hứng thú với điều này, Nguyễn Hữu Chỉnh viết:

Tiếng tiêu đưa rủ rỉ chốn thành Cai; tử đệ tám nghìn dư, nửa đêm xuôi

khảng tảng

Không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Hữu Chỉnh còn hứng thú với sự tiên liệu của Trương Lương và bố trí ông lái đò chờ Hạng Vũ đi qua và chỉ đường đi cho Hạng Vũ vào thế cùng:

Thuyền trưởng ông dòng đợi bến Ô Giang, ai biết chẳng là mưu liệu lượng

Nguyễn Hữu Chỉnh không chỉ hứng thú với tình huống gỡ bí, những nước cờ làm xoay chuyển thế cục của Trương Lương, mà còn say mê và hứng thú với cả những ứng xử khéo léo và điêu luyện của Trương Lương.

Ở giang hồ thì danh sĩ phong lưu

Vào lang miếu lại đại thần thể dạng.

Hơn tất cả, Nguyễn Hữu Chỉnh định danh đạo ứng xử siêu việt của Trương Lương là:

Đạo ấy sá bàn chân với ngụy,đấng cao minh chi vướng sự hữu vô Lòng này ai biết Hán, hay Hàn, phải biện bạch kẻo thẹn cùng phủ ngưỡng.

Vấn đề ứng xử với vua chúa, với nền chuyên chế đã khó, nhưng tự xử với bản thân còn khó hơn nhiều lần. Nguyễn Hữu Chỉnh cực kỳ hứng thú với tình huống tự xử của Trương Lương khi chỉ nguyện nhận phong hầu ở đất Lưu và hơn tất cả là bỏ sau lại mọi thứ, hướng đến sự tự do tự tại, tự so siêu việt trong tôn giáo:

Đế sư cao một bậc, trọng đức tôn danh

Hầu tước hậu bao muôn, luận công hành thưởng.

Đường báo quốc nhờ lưng Xích đế, tiệc Nam cung đã vin tiếng bay rồng; Chước bảo thân men gót Hoàng Công, miền ấp thành lại tìm nơi ấp phượng. Giá đã cao, nên khủng khỉnh vương hầu;

Mình được nhẹ, nên tiêu dao ngày tháng.

Rờ rỡ thơ son khoán sắt, lời nãi ông dù trỏ núi thề sông;

Thênh thênh non đá am thông, nguyền tiên tử đã quen mây, nhuộm ráng

Chính vì tất cả những lý do trên, Nguyễn Hữu Chỉnh kết luận Trương Lương thuộc về một đẳng cấp khác:

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng

Ngôi đế sư mà danh cao sĩ; ngoại vật há còn trong bụng, nghìn thu chữ thắm chửa phai vàng.

Nền nho giả mà giá danh thần; chẳng tiên nhưng cũng khác phàm, muôn kiếp sử xanh còn để sáng.

Nếu như bài phú của Nguyễn Hữu Chỉnh đánh dấu đỉnh cao diễn hóa hình tượng Trương Lương thì bài phú của Phan Bội Châu như là sự đóng lại của toàn tiến trình diễn hóa. Bài phú này làm bằng chữ Hán, ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp của Phan Bội Châu. Điểm đặc sắc của bài phú nằm ở giai đoạn chuyển giao giữa nền chuyên chế và sang thời đại mới. Tuy nhiên, hứng thú của Phan Bội Châu với Trương Lương với tư cách là một siêu đế sư vẫn đầy ắp. Toàn bộ bài phú là hứng thú của Phan Bội Châu dành cho Trương Lương với tư cách là một người thầy, bậc thầy, chi phối Lưu Bang và những đường đi nước bước của Trương Lương là vượt ra ngoài tầm suy nghĩ và kiểm soát của Lưu Bang:

Đi một bước tình sâu như bể, chàng Lưu Bang chưa hẳn biết ta;

Ngẫm tương lai việc lớn tày trời, khách Ba Thục ngăn sao được tớ! Ví thử giúp Hán có lúc, lấy Trung Nguyên không phụ lòng xưa;

Cần chi về Hán sau này, sắp kế hoạch còn phiền bày vẽ.

2.3. Luận diễn hóa hình tượng Trương Lương

2.3.1. Đặc điểm diễn hóa hình tượng Trương Lương

Một đặc điểm nổi bật trong toàn tiến trình diễn hóa Trương Lương từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học đế sư là quá trình không ngừng mỹ hóa, lý tưởng hóa Trương Lương. Vấn đề đặt ra là, nhà nho, kẻ sĩ hai nước đã mỹ hóa, lý tưởng hóa Trương Lương theo định hướng nào? Và tại sao lý tưởng hóa Trương Lương theo định hướng đó.

Trước hết, định vị Trương Lương là đế sư, hay đế giả sư, đế vương sư và sự hô ứng của các nhà nho hai nước là biểu hiện đầu tiên của tiến trình lý tưởng hóa. Như chúng ta đã biết, đế sư được thích nghĩa là thầy vua, được vua chúa luôn trọng vọng, đề cao. Trong nền chuyên chế Trung Hoa và Việt Nam theo định vị của học thuyết chính trị Nho giáo, trên Thiên tử (tức con trời) chỉ có Thiên, tức trời. Trời trao mệnh cho Thiên tử đại diện trời cai quản dưới gầm trời. Thế quyền và thần quyền đều tập trung trong tay thiên tử, kể cả quyền phong cấp sắc cho các thần linh. Nhìn theo trật tự này, đế sư được hiểu là chen vào giữa, trên thiên tử, bậc thầy hoàng đế chuyên chế. Nhưng trong thực tế lịch sử hàng nghìn năm của cả Trung Hoa và Việt Nam, sự chi phối của đế sư đối với hoàng đế chỉ diễn ra ở một số ít đế sư xuất sắc và trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Cả nhiều nghìn năm trong lịch sử Trung Hoa tạo ra được vài đế sư đặc biệt xuất sắc, nhưng đến như Trương Lương mà “chốn Cốc Thành còn phải lánh đi”. Việt Nam không hiện diện được một đế sư đích thực. Bi kịch diễn ra với những người có khát vọng đế sư là mẫu số chung. Như vậy, có thể khẳng định, đế sư Trương Lương được đẩy lên, được lý tưởng hóa đầu tiên trong Sử ký của Tư Mã Thiên, trở thành mẫu gốc của loại hình nhân vật, hình tượng đế sư.

Tiến trình mỹ hóa, lý tưởng hóa hình tượng đế sư Trương Lương còn thể hiện ở việc nhà nho lý tưởng hóa các phẩm chất, thuộc tính đế sư Trương Lương. Nếu như thời Đường, nhà nho lý tưởng hóa tài năng siêu việt, công lao rực rỡ của hình tượng Trương Lương thì thời Tống mỹ hóa phương diện đức độ Trương Lương. Ở Việt Nam, nếu như Nguyễn Bỉnh Khiêm lý tưởng hóa phương diện toan tính Trương Lương, Lê Quý Đôn lý tưởng phong thái thong dong Trương Lương,

Ngô Thì Nhậm lý tưởng hóa phương diện hiểm của Trương Lương, Nguyễn Công Trứ mỹ hóa tác động của Trương Lương thì Nguyễn Hữu Chỉnh lý tưởng hóa tất cả các chi tiết, phẩm chất Trương Lương.

Như vậy, hình tượng Trương Lương gốc phát xuất từ Sử ký nhưng qua thời gian, hình tượng Trương Lương lại được mỹ hóa, lý tưởng hóa thêm ở những khía cạnh, chi tiết hoặc lý tưởng, tái tạo mỹ hóa tổng thể như trong Trương Lưu hầu phú… đưa đến một hình tượng Trương Lương đế sư toàn hảo, một mẫu hình siêu việt vừa đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp vừa giải quyết được hoàn hảo mối quan hệ với hoàng đế và định vị cuối cùng ở vị trí cao hơn vua chúa.

Vậy vấn đề đặt ra là, tại sao nhà nho mỹ hóa loại hình tượng nhân vật này và qua đó họ gửi gắm tâm tư, lý tưởng, khát vọng gì?

Mẫu gốc của hình tượng đế sư Trương Lương được tính từ Sử ký theo nghĩa là hình tượng được lý tưởng hóa đầu tiên và là định hướng chung cho toàn tiến trình lý tưởng hóa về sau. Có nghĩa, Trương Lương trong Sử ký xét từ góc độ văn học là hình tượng văn học đế sư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và là hình tượng mẫu chuyển hóa từ nhân vật lịch sử trở thành hình tượng văn học và là hình tượng văn học tạo mẫu cho toàn tiến trình diễn hóa. Và như vậy, xét từ một góc độ nào đó, tiến trình mỹ hóa hình tượng Trương Lương là tiến trình nhà nho chia sẻ với hình tượng đế sư và chia sẻ với lý tưởng, khát vọng, tâm tư mà Tư Mã Thiên gửi gắm qua hình tượng. Như vậy, hiểu được dụng ý Tư Mã Thiên qua hình tượng đế sư Trương Lương là hiểu được lý tưởng và khát vọng, tâm tư của nhà nho trong thời đại chuyên chế ở cả Trung Hoa và Việt Nam. Bởi xét cho cùng, họ cùng thuộc về một loại, thân phận kẻ sĩ tinh hoa trong nền chuyên chế.

Lỗ Tấn nhận định, Sử ký là tập “Ly Tao không vần”, giới nghiên cứu Trung Hoa chứng minh, Sử ký về một phương diện là sự phát phẫn trước thư. Câu chuyện Lão Tử mắng Khổng Tử là một câu chuyện được sáng tạo ra. Đặc điểm hàng đầu trong tâm tư Tư Mã Thiên là hình phạt nhục nhã hơn cái chết: cung hình. Sâu xa của hình phạt này, Tư Mã Thiên thấm đẫm bi kịch của thân phận kẻ sĩ trong nền chuyên chế. Câu chuyện Phạm Lãi bỏ đi là câu chuyện về bài học của sự rút lui, câu chuyện Lão Tử mắng Khổng Tử là câu chuyện về sự ứng xử và bảo thân. Câu chuyện hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022