Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 11

Khám hạ Trương Lương chẳng khứng ở Tìm tiên để nộp ấn phong hầu

Hoặc Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Hán gia tam kiệt trong ba ấy, Ai chẳng hay toan ai khéo toan

Những băn khoăn của Nguyễn Trãi và cách đặt câu hỏi đầy “tính vấn đề” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không được phô ra một cách trực diện. Tên của những bài thơ này cũng không đặt chính diện, không lấy Trương Lương làm đối tượng trung tâm. Rò ràng, Trương Lương chưa trở thành hình tượng văn học nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn này.

Bước sang giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX, diễn hóa hình tượng Trương Lương đã có những thay đổi đặc biệt lớn, khác về chất so với giai đoạn trước. Dễ nhận thấy nhất là, những trước tác lớn nhất giai đoạn này đều lấy Trương Lương làm đối tượng đề vịnh, phú chính diện. Vì vậy, tên bài thơ, phú cũng lấy chính diện tên Trương Lương. Chẳng hạn, Nguyễn Hữu Chỉnh lấy tên bài phú là Trương Lưu hầu phú; Nguyễn Công Trứ có hai bài vịnh lấy tên là: Vịnh Trương Lưu hầu I, Vịnh Trương Lưu hầu II và một bài phú lớn Trương Lương; Trương Đăng Quế có hai bài vịnh về Trương Lương đều lấy tên là Trương Lương; và sau này, Phan Bội Châu có bài phú lớn lấy tên là: Trương Lương từ Hán Vương quy Hàn… Rò ràng, việc đặt tên bài thơ, hoặc phú lấy đối tượng làm tiêu đề là cả một sự khác biệt so với giai đoạn trước. Nó như một tuyên bố, tôi vịnh Trương Lương, tôi phú Trương Lương và như vậy có nghĩa công khai nói rằng tôi hứng thú với Trương Lương và hứng thú với kiểu lựa chọn của ông. Rò ràng, thời của các cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… chưa xuất hiện kiểu đặt tên như vậy. Nó là sản phẩm của giai đoạn này. Tác phẩm lớn, mở đầu của kiểu đặt tên tác phẩm như vậy là Trương Lưu hầu phú của Nguyễn Hữu Chỉnh. Từ sự khởi đầu này, như một sự lan truyền mang tính hô ứng cao, một loạt các tác phẩm đặt tên theo kiểu đồng dạng liên tiếp xuất hiện.

Nhìn sâu hơn, sự thay đổi về cách đặt tiêu đề tác phẩm liên quan chặt chẽ đến những thay đổi chiều sâu về đặc điểm, quy mô, tính chất và đặc sắc của hình tượng Trương Lương. Nó liên quan mật thiết đến diễn ngôn của cá nhân và của thế hệ kẻ sĩ tinh hoa về Trương Lương. Diễn ngôn của Nguyễn Trãi về Trương Lương

là sự khâm phục và những băn khoăn của Nguyễn Trãi về sự lựa chọn của Trương Lương1. Nguyễn Bỉnh Khiêm bộc lộ sự hứng thú về phương diện toan tính của Trương Lương2. Từ phương diện cá nhân và cả phương diện thế hệ, diễn ngôn Trương Lương giai đoạn này chủ yếu dừng lại ở những băn khoăn hoặc hứng thú với một phương diện cụ thể nào đó của Trương Lương3.

Nổi bật trong diễn ngôn của thế hệ Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu… về Trương Lương là sự đồ sộ, hoành tráng, giàu cảm hứng của hình tượng và chiều sâu trong từng chi tiết. Lần đầu tiên diễn hóa hình tượng Trương Lương trong lịch sử văn học Việt Nam, một bài phú lớn, đồ sộ, chi tiết giàu cảm hứng tái diễn hành trạng, những bước ngoặt, chiều sâu trong ứng xử, những nước gỡ bí, những toan tính Trương Lương, những suy tư chưa được nói đến và cả những băn khoăn tế nhị được phô ra trong một kiệt tác phú Nôm của Nguyễn Hữu Chỉnh. Sâu thẳm trong cả bài phú là những ý đồ sâu xa mang tính chọn lựa mô hình lựa chọn của cá nhân của ông và của cả những anh tài thời đại ông. Nó như phát súng khởi đầu cho sự nở rộ phú, vịnh về

Trương Lương trong giai đoạn này4. Những chi tiết tế nhị, những suy tư ngoài

luồng, kiểu như: Đạo ấy sá bàn chân với ngụy, đấng cao minh chi vương sự hữu vô, Lòng này ai biết Hán hay Hàn trước đây chưa được nói ra, được Nguyễn Hữu Chỉnh phô ra và sau đó những cách nói kiểu này được nhiều nhân vật lịch sử lớn thích dùng. Sau này ta gặp lại cách nói này trong Trương Lương từ Hán Vương quy Hàn của Phan Bội Châu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đi một bước tình sâu như bể Chàng Lưu Bang chưa hẳn biết ta Ngẫm tương lai việc lớn tày trời Khách ba thục ngăn sao được tớ.


Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 11

1 Xem thêm phần viết sâu về Nguyễn Trãi, trong mục nhìn sâu của luận án này.

2 Xem thêm phần viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong mục nhìn sâu của luận án này.

3 Giai đoạn này cũng có những bài phú, những bài thơ trực diện Trương Lương. Tiêu biểu như: Trương Lương của vua tôi Lê Thánh Tông, ngợi ca Trương Lương như một danh thần mẫu mực. Bài phú Quả chùy

Bác Lãng của Lương Như Hộc phú về phương diện hào khí Trương Lương khi thuê thích khách dùng chùy mưu sát Tần Thủy Hoàng. Xin xem chi tiết phụ lục của luận án này.

4 Do bài phú quá dài nên chúng tôi không thể dẫn lại nguyên văn. Xin xem thêm chi tiết mục Nguyễn Hữu Chỉnh trong luận án này mục Nhìn sâu

Có lẽ những hứng thú kiểu này là đặc sản riêng của giai đoạn này. Mở đầu bài phú, Nguyễn Hữu Chỉnh viết:

Trương Lưu hầu! Trương Lưu hầu! Ngao cực gây thiêng;

Hồ tinh cấu sáng

Vằng vặc mi thanh mục tú; kỳ sĩ phong tư;

Nhơ nhơ thức viễn tài cao; danh nho khí tượng

Hoặc:


Thuốc độc phun Tần lây đến Sở Mùi thơm ngậm Hán trún cho Hàn

(Vịnh Trương Lưu hầu Nguyễn Công Trứ)

Nhưng có lẽ điểm nhấn của quá trình phát hiện Trương Lương ở Việt Nam là ý đồ sâu xa nhất của bài phú phát lộ bởi những câu kết của nó. Nó không chỉ thông báo ý đồ của một sự tranh biện, về một sự phát hiện, mà từ sự phát hiện này, nó báo hiệu một sự hô ứng bởi những anh tài lớn nhất thời đại, bởi nó đã chỉ ra đúng một định hướng lựa chọn cần nhất cho khát vọng của một số anh tài và khát vọng của một tâm thức có tính thời đại. Do khơi đúng nguồn, đào đúng mạch từ đó tạo thành mạch hình tượng văn học Trương Lương lớn xuyên thế kỷ. Xin dẫn lại cùng chư vị hai câu kết của bài phú:

Trách ai thượng hữu cổ nhân

Sao chẳng nguyện hi Tử Phòng, mà lại nguyên hi Gia Cát Lượng

Nguyện hi là bắt chước. Câu này được hiểu thế này: Hỡi cổ nhân, tại sao không bắt chước Trương Lương mà lại đi bắt chước Gia Cát Lượng.

Rò ràng, thâm ý của tác giả bài phú là đối thoại, hay có thể nói là tranh biện với những người bắt chước Gia Cát Lượng. Tất cả bài phú, trừ câu cuối, chỉ hướng đến một việc, làm luận cứ, luận điểm chứng minh là nên đi theo mô hình đế sư Trương Lương. Và từ đó cật vấn tại sao đi theo mô hình Gia Cát Lượng? Thấu hiểu chi tiết này, chúng ta hiểu tại sao tác giả bài phú viết:

Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng.

Vậy, những ai đi theo mô hình Gia Cát Lượng? Hẳn rằng, trong quần nho có vô số những người khát vọng trở thành Gia Cát Lượng phẩy. Nhưng tiêu biểu nhất và nổi tiếng nhất trước thời Nguyễn Hữu Chỉnh là Đào Duy Từ với tác phẩm lừng danh Ngọa Long cương vãn. Chứng cứ này cho phép khẳng định, tác giả bài phú hướng đến tranh biện với Đào Duy Từ1. Bằng những lập luận của bài phú, tác giả

của nó muốn khẳng định, mô hình Trương Lương đế sư cao hơn mô hình Khổng Minh Gia Cát. Và cao hơn cả những Trọng Liên, Phạm Lãi ở trước và cả Lý Tĩnh sau này. Và vì vậy nên mô phỏng theo định hướng này. Mặt khác, nếu quan sát những đề, vịnh, phú về Trương Lương trong trước tác nhà nho Trung Quốc và Việt Nam, rất tự nhiên, Trương Lương thường được đặt trong so sánh với các nhân vật như: Trọng Liên, Phạm Lãi, Lý Tĩnh, đặc biệt là Khổng Minh lừng danh. Điều này dễ hiểu là, các nhà nho xếp họ thuộc cùng một loại, hay thuộc một tiểu loại. Rò ràng, trong tiểu loại này, nhà nho ở cả Trung Quốc và Việt Nam luôn khẳng định, thậm chí tranh biện, phản biện, đặt hình tượng Trương Lương cao hơn các nhân vật khác và cao hơn cả Khổng Minh. Điều này một lần nữa cho phép nhắc lại và nhấn mạnh Trương Lương với tư cách là hình mẫu của một tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho.

Theo những tài liệu mà chúng tôi hiện khảo sát được, có thể nói đến một sự hô ứng của những tác giả lớn sau Nguyễn Hữu Chỉnh, như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Trương Đăng Quế, Phan Bội Châu2… Sự hô ứng này không chỉ thể hiện qua những trước tác lớn, đồ sộ, xuất hiện liên tục sau bài phú này, sâu xa hơn có thể kiểm chứng được dấu ấn Trương Lương và định hướng mô phỏng Trương Lương trong mẫu hình lý tưởng mà họ theo đuổi và lưu lại dấu ấn trong lich sử3.


1 Mô hình Trương Lương và mô hình Khổng Minh là khác nhau. Làm rò hơn điều này chúng tôi so sánh ở mục: Phẩm chất đế sư Trương Lương trong luận án này ở chương 3.

2 Sau bài phú này, Nguyễn Công Trứ có hai bài vịnh (Vịnh Trương Lưu hầu I Vịnh Trương Lưu hầu II), một bài phú chữ Nôm (Trương Lương), Trương Đăng Quế có hai bài vịnh (Trương Lương), Cao Bá Quát có

ba bài, Nguyễn Thượng Hiền có năm bài, Phan Bội Châu có một bài phú lớn (Trương Lương từ Hán Vương quy Hàn) và nhiều bài vịnh, vô số lần nhắc đến Trương Lương trong những chặng khác nhau của cuộc đời. Mặt khác, những bộ sử lớn của nhà Nguyễn luôn lấy Trương Lương làm điểm quy chiếu cho sự so sánh với nhân vật kiệt xuất. Xin xem thêm mục Nhìn sâu và mục Trương Lương nhìn từ mẫu hình văn hóa trong luận án, cùng với phụ lục của luận án này.

3 Chúng tôi trình bày chi tiết hơn luận điểm này trong mục: Nhìn sâu trong chương 3 của luận án này.

Thú vị hơn nữa là, cùng với sự xuất hiện đột biến của các trước tác phú, đề vịnh Trương Lương là sự thưa thớt dần những trước tác đề thơ, vịnh về Khổng Minh1. Điều này một lần nữa cho phép khẳng định sự phát hiện và hiệu ứng của tác phẩm Trương Lưu hầu phú.

Rò ràng, thời đại này, những anh tài hàng đầu của nó cần một đế sư Trương Lương hơn là một Khổng Minh Gia Cát.

Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn học giai đoạn này đã chỉ ra rằng, với sự xuất hiện của những hình tượng nhân vật như Khổng Minh trong Ngọa Long cương vãn của Đào Duy Từ, Chim trong lồng của Nguyễn Hữu Cầu, Trương Lương trong Trương Lưu hầu phú của Nguyễn Hữu Chỉnh, Quách Tử Nghi phú của Nguyễn Hữu Chỉnh, Từ Hải trong Truyện Kiều… có thể nói đến một sự xuất hiện của kiểu hình tượng văn học mới trong giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII, XIX… Rò ràng, hình tượng Trương Lương xuất hiện, thăng hoa và lan tỏa trong mạch hình tượng này trong văn học Việt Nam. Tuy nhiên, ít có hình tượng nào có độ kết tinh, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lâu dài như hình tượng Trương Lương. Hình tượng Khổng Minh nổi bật trong tác phẩm của Đào Duy Từ, tuy vẫn xuất hiện trở lại trong một số tác phẩm của Ngô Thì Nhậm, Trương Đăng Quế… nhưng không trở thành hình tượng lớn, tiểu biểu trong giai đoạn này. Sau bài Trương Lưu hầu phú, hình tượng Trương Lương tiếp tục trở thành hình tượng lớn, ảnh hưởng đến trước tác của Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Cao Bá Quát và sức lan tỏa của nó nống sang tận những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ như Nguyễn Thượng Hiền và kết lại ở Phan Bội Châu.

Không chỉ xuất hiện như một hình tượng văn học trong sự hô ứng với hình tượng anh hùng khác cùng thời, hình tượng Trương Lương còn tạo ra hiệu ứng cùng thời và sang cả những năm đầu thế kỷ XX. Rò ràng, cội nguồn của sự lan tỏa và


1 Chúng tôi đã làm thao tác khảo sát hình tượng nhân vật Khổng Minh trong trước tác của những tác giả lớn nhất, có những trước tác lớn đề vịnh về Trương Lương như: Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu… Thú vị là, hình tượng Khổng Minh vắng bóng trong trước tác Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Đây đó còn một vài điển tích về Khổng Minh. Phan Bội Châu có một bài vịnh Khổng Minh. Cơ bản, hình tượng Khổng Minh mờ nhạt trong và sau giai đoạn này. Trong khi đó, hình tượng Trương Lương nở rộ và lan tỏa sang cả những nhân vật đầu thế kỷ. Tuy nhiên, có một việc rất thú vị là, Ngô Thì Nhậm bị án “sát tứ phụ nhi đắc thị lang”. Tuy nhiên, hình tượng Khổng Minh trung thần trong Ngô Thì Nhậm đậm hơn hình tượng Trương Lương, dẫu biết rằng Ngô Thì Nhậm cũng nhắc đến Trương Lương và hẳn ông cũng có khát vọng trở thành đế sư.

hiệu ứng này liên quan mật thiết đến bài luận chiến phát hiện và lựa chọn mô hình đế sư Trương Lương trong Trương Lưu hầu phú.

Cần nói thêm rằng, định hướng lựa chọn kiểu Trương Lương đã xuất hiện ở Trung Quốc cách thời Trương Lương hàng nghìn năm, dáng dấp tương đối rò nét đầu tiên của mẫu người này là Y Doãn, sau đó đến Khương Tử Nha. Từ thời điểm xuất hiện mẫu người này đến Trương Lương là một quá trình phát triển. Sau Khương Tử Nha, thời Xuân Thu - Chiến Quốc xuất hiện một đế sư lừng danh khác là Phạm Lãi. Mẫu người này tuy xuất hiện từ sớm nhưng theo khảo sát của chúng tôi, trước Tư Mã Thiên không xuất hiện những trước tác mô hình hóa kiểu người này, bằng chứng rò nét nhất là không xuất hiện thuật ngữ mô hình hóa kiểu người

này1. Ngay trong mục chép về Phạm Lãi, Tư Mã Thiên không dùng thuật ngữ đế giả

khi mô hình hóa Phạm Lãi. Nhưng đến Lưu hầu thế gia, Tư Mã Thiên ba lần dùng thuật ngữ đế giả sư định loại Trương Lương. Ba lần dùng thuật ngữ này đều mang tính ý đồ cực kỳ rò ràng và nhất quán. Bối cảnh lần thứ nhất xuất hiện thuật ngữ này, Tư Mã Thiên chép, Hoàng Thạch Công tặng sách Thái công binh pháp cho Trương Lương và dặn, đọc sách này sẽ làm đế giả sư. Định hướng đọc sách có ý đồ rò ràng, không làm gì khác ngoài làm bậc thầy của vua chúa. Sau này, khi Trương Lương thành công, Tư Mã Thiên đặt vào đầu lưỡi Trương Lương câu nói với Lưu Bang, kẻ áo vải trở thành bậc đế giả sư là thành công tột bậc. Rò ràng, Tư Mã Thiên chép Trương Lương theo định hướng của kiểu người đế sư. Có thể có nhiều cách luận giải về sự kiện này, nhưng khó có thể phủ nhận, Trương Lương là sự hoàn thiện của một tiến trình phát triển của mẫu người, là sự thăng hoa của văn hóa Trung Hoa qua mẫu người. Và mặt khác, sự thăng hoa của văn hóa Trung Hoa còn thể hiện ở nhân vật đặc biệt mà Tư Mã Thiên đã đọc và nhận diện ra - Trương Lương, mà quan trọng hơn là ông nhận diện ra một mạch phát triển và thăng hoa của nó tụ lại, kết tinh ở Trương Lương.

Nói điều này để cần thiết có hình dung điềm đạm hơn về sự xuất hiện và phát hiện Trương Lương tương đối muộn ở Việt Nam. Như trên đã chỉ ra, sự xuất hiện Trương Lương là kết tinh hoàn thiện của một tiến trình xuất hiện và phát triển của


1 Ít nhất là theo khảo sát của chúng tôi, trước Sử ký chưa xuất hiện thuật ngữ đế sư.

mẫu người và sự thăng hoa của văn hóa Trung Hoa. Phát hiện ra mẫu hình đế sư ở Việt Nam không thuộc bản quyền của sử gia như ở Trung Hoa. Phát hiện mô hình đế sư Trương Lương ở Việt Nam thuộc về, nếu xét loại hình, trước hết là những thi nhân, bởi sự phát hiện này được thể hiện qua những bài phú lừng danh bằng chữ Nôm, và từ một chiều kích khác nó được phát hiện bởi những nhà hoạt động thực tiễn, dấn thân trong thời loạn. Do vậy, đặc điểm hàng đầu của sự trở lại Trương Lương giai đoạn này không phải là sự tổng kết mô hình đế sư mà là sự tìm kiếm và phát hiện mô hình đế sư. Sự tìm kiếm và phát hiện mô hình đế sư giai đoạn này không phải là một sự phát hiện để rồi tổng kết, lý thuyết hóa thành những khuynh hướng, định hướng của lịch sử mà là mô hình, định hướng cho một sự dấn thân, một sự mô phỏng.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh là, sự phát hiện này là mới ở Việt Nam nhưng chỉ là quá trình hồi sinh Trương Lương ở Việt Nam. Sự đồng vọng của một khát vọng với Trương Lương cách đó gần 2.000 năm nhưng lại là nét mới trong đời sống tinh thần kẻ sĩ Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Đây chính là cái mà ta có thể gọi là diễn hóa và di thực của một khuôn mẫu văn hóa đã kết tinh trong lịch sử của nền văn học

- hóa gốc, được bứng sang nền văn học - văn hóa ngoại biên.

Một trong những nét đặc sắc khác của tiến trình diễn hoá Trương Lương trong văn học Việt Nam là những bình luận “độc”, những phát hiện mang tính đóng góp đặc sắc, riêng có của nhà nho Việt Nam trong diễn trình diễn hoá hình tượng này trong văn học Việt Nam. Những bình luận độc đáo, sắc sảo này gắn liền với đặc sắc cá nhân của tác giả bình luận trong tương quan với bối cảnh lịch sử đặc thù. Đây có thể xem là một góc nhìn diễn hoá khác Trương Lương ở Việt Nam, mà ở đó đặc sắc “đế sư” được thể hiện cực kỳ hấp dẫn, khác lạ.

Những gửi gắm đầu tiên đến từ nhà nho thời đại thái bình thịnh trị thời Lê Thánh Tông. Trong Hồng Đức Quốc âm thi tập, trong bài thơ Nôm Đường luật, bảy câu đầu các tác giả ngợi ca công trạng Trương Lương một cách chung chung:

Phò Hán công nên liền liện ngơi: Xích Tùng tiên tử náu tìm chơi Đền phong khúm núm còn từ bệ

Thành Cốc mơ màng đã tới nơi Thuyền tếch Ngũ Hồ đênh một lá. Công hơn Tam Kiệt nhẫn đôi người Thế gian đâu có thần tiên nhỉ

nhưng bước ngoặt nằm ở câu cuối cùng:

Ơ hỡi! Ông này sa trước ngươi

Câu này được hiểu: ơ hay, sao đến như ông Hán Cao Tổ này cũng bị “sa” trước ông. Rò ràng, một góc bình luận cực kỳ độc đáo của nhà nho thời Hồng Đức, tuy kín đáo, thâm trầm nhưng cực kỳ táo bạo.

Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, khía cạnh toan tính là yếu tố then chốt giúp Trương Lương trở thành nhất kiệt trong “tam kiệt” nhà Hán. Và đó là yếu tố giúp ông thành công trong ứng xử với Hán Cao Tổ. Đặc sắc đế sư Trương Lương được Nguyễn Bỉnh Khiêm phát hiện từ góc độ toan tính. Trong Bạch Vân am quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Hán gia tam kiệt trong ba ấy

Ai chẳng hay toan? Ai khéo toan?

Ngô Thì Sĩ thì cho rằng, sở dĩ Trương Lương thoát được “bể hoạn” của người đời và trở thành đế sư là “buồm nhẹ” (ít tham lam) ít gió nên đến bờ. Còn Hàn Tín, Bành Việt do buồm no gió nên gặp bể hoạn. Trong bài Hoạn hải (bể hoạn), Ngô Thì Sĩ viết:

Lương, Lãi chu hư tài để ngạn

Hàn, Bành phàm bão tiện khuynh tường

(Trương Lương, Phạm Lãi thuyền nhẹ nên đến bờ Hàn Tín, Bành Việt buồm no gió nên gẫy cột)

Người con trai ông, Ngô Thì Nhậm nhìn Trương Lương từ một góc độ khác. “Hiểm” là nét độc, mang tính phát hiện của Ngô Thì Nhậm đánh giá về Trương Lương. Theo Ngô Thì Nhậm, đặc trưng của Khổng Minh Gia Cát là “Cao” thì Trương Lương là “hiểm”. Ở Việt Nam, duy nhất Ngô Thì Nhậm phát hiện và đọc Trương Lương từ góc độ này. Nhà nho hai nước đã nói quá nhiều về Trương Lương và phẩm chất đế sư của ông gắn liền với “tài”, “cao” , nhưng có lẽ, nét hiểm là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022