Hán Thất khai cơ đệ nhất công
Thiện chiến năng thuỷ hựu năng chung1
Dịch nghĩa:
Công đứng đầu mở ra cơ nghiệp nhà Hán
Giỏi chiến đấu, có thể trọn vẹn buổi đầu, cũng có thể trọn vẹn lúc cuối.
Tô Triệt cùng với cha là Tô Tuân và anh là Tô Thức hợp thành Tam tô thời Tống, và là thành viên lừng danh của Đường Tống bát đại gia, đã hiểu được thâm ý sâu xa tại sao Tử Phòng nguyện được phong nước Lưu nhỏ bé, bởi Tử Phòng hiểu ý Hoàng Thạch Công. Trong bài Hoà chí điền sá tạp thi cửu thủ, ông viết:
Lão phật đồng nhất nguyên Xuất sơn tiện dị lưu
Thiểu tiểu bản hảo đạo Nghĩa tại tam thần châu
Tử Phòng kiến Hoàng Thạch Nguyện phong tiểu quốc Lưu2
Dịch nghĩa:
Có thể bạn quan tâm!
- Đây Là Loại Hình Nhân Cách Văn Hoá Hy Hữu Trong Lịch Sử, Họ Là Những Công Thần Số Một Của Triều Đại Mới, Cùng Với Anh Hùng Sáng Nghiệp Kết
- Diễn Hóa Trương Lương Nhìn Từ Hình Tượng Văn Học
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 9
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 11
- Luận Diễn Hóa Hình Tượng Trương Lương
- Mô Thức Nghệ Thuật, Cấu Trúc Hình Tượng Nhân Vật Đế Sư
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Lão, Phật vốn cùng một nguồn
Nhưng chảy ra khỏi núi thì thành những dòng khác Thuở thiếu thời vốn thích Đạo
Ý ở tam thần châu
Tử Phòng gặp được Hoàng Thạch Công Nguyện phong nước Lưu nhỏ bé
Một thành viên lừng danh trong Đường Tống bát đại gia, Vương An Thạch quan tâm đến phong thái “siêu nhiên” khi “thân thoái” của Trương Lương đi mộ “Xích Tùng”. Trong bài Tống Trương Khanh chí sĩ, ông viết:
Tử Phòng trù sách Hán thời công Thân thoái siêu nhiên mộ Xích Tùng3
1 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, năm 1998, tập 7, quyển 376, tr. 4623.
2 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, năm 1998, tập 15, quyển 868 , tr. 10101 - 10102.
3 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, năm 1998, tập 10, quyển 561, tr. 6662
Dịch nghĩa:
Trương Tử Phòng vận trù sách lược lập công thời Hán
Sau khi thành công, thân lui ẩn dật, siêu nhiên hâm mộ Xích Tùng Tử Tô Thức1, một trong Đường Tống bát đại gia, Lưu Hầu luận: Nguyên văn:
Cổ chi sở vị hào kiệt chi sĩ giả, tất hữu quá nhân chi tiết, nhân tình hữu sở bất năng nhẫn giả. Thất phu kiến nhục, bạt kiếm nhi khởi, đĩnh thân nhi đấu, thử bất túc vi dũng dã. Thiên hạ hữu đại dũng giả, tốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ. Thử kỳ sở hiệp trì giả thậm đại, nhi kỳ chí thậm viễn dã.
Phù Tử Phòng thụ thư vu Dĩ thượng chi lão nhân dã, kỳ sự thậm quái, nhiên diệc an tri kỳ phi Tần chi thế hữu ẩn quân tử giả, xuất nhi thí chi. Quan kỳ sở dĩ vi kiến kỳ ý giả, giai thánh hiền tương dữ cảnh giới chi nghĩa; nhi thế bất sát, dĩ vi quỉ vật, diệc quá hĩ. Thả kỳ ý bất tại thư.
Đương Hàn chi vong, Tần chi phương thịnh dã, dĩ đao cư đỉnh hoạch đãi thiên hạ chi sĩ. Kỳ bình sư vô tội di diệt giả, bất khả thăng sổ, tuy hữu Bôn, Dục, vô sở hoạch thi. Phù trì pháp thái cấp giả, kỳ phong bất khả phạm, nhi kỳ thế mạt khả thừa. Tử Phòng bất nhẫn phẫn phẫn chi tâm, dĩ thất phu chi lực, nhi sính vu nhất kích chi gian. Đương thử chi thời, Tử Phòng chi bất tử giả, kỳ gian bất năng dung phát, cái diệc dĩ nguy hĩ! Thiên kim chi tử, bất tử vu đạo tặc. Hà giả? Kỳ thân chi khả ái, nhi đạo đặc chi bất túc dĩ tử dã. Tử Phòng dĩ cái thế chi tài, bất vi Y Doãn, Thái Công chi mưu, nhi đặc xuất vu Kinh Kha, Nhiếp Chính chi kế, dĩ kiểu hãnh vu bất tử, thử Dĩ thượng chi lão nhân sở vị thâm tích giả dã. Thị cố cứ ngạo tiên thiển nhi thâm chiết chi, bỉ kỳ năng hữu sở nhẫn dã, nhiên hậu khả dĩ tựu đại sự, cố viết: “Nhụ tử khả giáo dã”.
Sở Trang Vương phạt Trịnh, Trịnh Bá nhục đản khiên dương dĩ nghênh; Trang Vương viết: “Kỳ quân năng hạ nhân, tất năng tín dụng kỳ dân hĩ”. Toại xá chi. Câu Tiễn chi khốn vu Cối Kê nhi quy thần thiếp vu Ngô giả, tam niên nhi bất quyện. Thả phù hữu báo nhân chi chí, nhi bất năng hạ nhân giả, thị thất phu chi cương dã. Phù lão nhân giả, dĩ vi Tử Phòng tài hữu dư, nhi ưu kỳ độ lượng chi bất túc, cố thâm chiết kỳ thiếu niên cương nhuệ chi khí, sử chi nhẫn tiểu phẫn nhi tựu
1Tô Thức (8/01/1037- 24/8/1101), tự là Tử Chiêm, tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha. Là nhà văn, nhà thơ và từ nhân thời Tống. Ông là một trong Đường Tống Bát đại gia. Ông sinh tại Mi Sơn, Mi Châu, (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Ông nội Tô Thức là Tô Tự, cha là Tô Tuân, em trai là Tô Triệt.
đại mưu. Hà tắc? Phi hữu bình sinh chi tố, tốt nhiên tương ngộ vu thảo dã chi gian, nhi mệnh dĩ bộc thiếp chi dịch, du nhiên nhi bất quái giả, thử cố Tần Hoàng chi sở bất năng kinh, nhi Hạng Tịch chi sở bất năng nộ dã.
Quan phù Cao đế chi sở dĩ thắng nhi Hạng Tịch chi sở dĩ bại giả, tại năng nhẫn dữ bất năng nhẫn chi gian nhi dĩ hĩ. Hạng Tịch duy bất năng nhẫn, thị dĩ bách chiến bách thắng nhi khinh dụng kỳ phong. Cao Tổ nhẫn chi, dưỡng kỳ toàn phong nhi đãi kỳ tệ, thử Tử Phòng giáo chi dã. Đương Hoài Âm phá Tề nhi dục tự vương, Cao Tổ phát nộ, hiện vu từ sắc. Do thử quan chi, do hữu cương cường bất nhẫn chi khí, phi Tử Phòng kỳ thuỳ toàn chi?
Thái Sử Công nghi Tử Phòng dĩ vi khôi ngô kỳ vĩ, nhi kỳ trạng mạo nãi như phụ nhân nữ tử, bất xưng kỳ chí khí. Ô hô! Thử kỳ sở dĩ vi Tử Phòng dư?
Dịch nghĩa:
Bậc mà thời xưa gọi là kẻ sĩ hào kiệt ắt phải có khí tiết hơn người và có cái mà người thường tình không thể nhẫn nhịn được. Kẻ thất phu bị nhục liền rút kiếm ra lăm lăm trong tay, xông tới đánh nhau với người ta, như thế không đáng gọi là Dũng. Trong thiên hạ có người “Đại dũng”, dù gặp phải tai ương bất ngờ vẫn không hề sợ hãi, bị hãm hại một cách vô cớvẫn không hề giận dữ. Đó là do sự tu dưỡng trì thân của họ rất lớn và chí của họ rất xa rộng vậy.
Tử Phòng đã từng nhận được sách của ông già trên cầu Dĩ, câu chuyện có vẻ thật kỳ quái, thế nhưng chúng ta làm sao mà biết được rằng vào thời nhà Tần có bậc hiền sĩ ở ẩn đã có chủ ý xuất đầu lộ diện để thử thách Trương Lương? Xét về đạo lý mà ông đã gợi ý sơ qua cho Tử Phòng thì đó đều là những điều mang ý nghĩa sâu xa nhằm nhắc nhở nhau của bậc thánh hiền; vậy mà người đời không hiểu rò lại cho rằng ông là quỷ quái, như vậy cũng là sai lầm. Vả lại dụng ý của ông không phải chỉ ở bộ binh thư đó.
Vào thời điểm nước Hàn bị diệt vong thì nước Tần đang cường thịnh. Tần đối phó với kẻ sĩ trong thiên hạ bằng dao cưa, đỉnh vạc, những người sống bình thường vô tội mà bị tru diệt nhiều không kể xiết. Dù cho tài giỏi như Mạnh Bôn, Hạ Dục cũng không tài nào thi thố được. Đối với một quốc gia thực thi pháp luật một cách quá nghiêm khắc thì sự sắc bén của nó không thể bị xâm phạm mà thế của nó cũng chưa thể lợi dụng được. Tử Phòng không kìm nén được lòng căm giận, muốn
đem sức mạnh của một kẻ thất phu, với một cây chuỳ sắt đón đánh Tần Thuỷ Hoàng trên cầu Bác Lãng Sa cho hả giận. Khi ấy Tử Phòng không chết, nhưng giữa cái sống và cái chết chỉ cách nhau mảy may như sợi tóc, thật là nguy vậy. Con nhà giàu không chịu chết trong tay bọn trộm cướp, tại sao vậy? Bởi vì sinh mạng họ đáng quý, không đáng chết vì tay bọn trộm cướp. Tử Phòng là người có tài năng kiệt xuất, không mưu tính như Y Doãn, Thái Công mà lại làm theo cách của Kinh Kha, Nhiếp Chính, nhờ may mắn nên mới toàn tính mạng, đó là điều mà ông già gặp ở cầu Dĩ rất tiếc cho Tử Phòng. Vì vậy ông đã bắt bẻ Tử Phòng bằng thái độ ngạo mạn và thiếu lễ độ, khiến Tử Phòng biết nhẫn nhịn chịu đựng, để về sau mới nên nghiệp lớn. Cho nên lúc đó ông đã nói: “Thằng bé này có thể dạy được”.
Khi Sở Trang Vương đánh nước Trịnh, Trịnh bá để mình trần dắt dê mà tới tạ lỗi. Trang Vương nói: “ông vua này biết khiêm cung chịu ở dưới người, chắc chắn sẽ tin dùng được dân chúng”. Bèn tha cho. Câu Tiễn bị quân Ngô vây chặt trên núi Cối Kê, tạm thời đầu hàng Ngô, trong ba năm liền không hề lộ vẻ biếng nhác lơi lỏng. Có chí hướng báo thù mà không biết khiêm cung chịu ở dưới người, đó chỉ là cái cứng rắn mạnh mẽ của kẻ thất phu. Ông già mà Tử Phòng gặp trên cầu thấy tài năng của Tử Phòng có thừa nhưng lo độ lượng của Tử Phòng không đủ, nên mới tìm cách để làm giảm bớt cái khí cương cường của tuổi thiếu niên, khiến Tử Phòng nhịn được cơn giận dữ nhỏ nhặt để làm nên việc lớn. Nói vậy nghĩa là thế nào? Không có quan hệ qua lại sẵn từ trước, bỗng nhiên gặp nhau nơi đồng nội, lại bắt Tử Phòng làm những việc của người tôi tớ, thế mà Tử Phòng vẫn thản nhiên không chút kinh ngạc, đó chính là điều mà Tần Thuỷ Hoàng cũng không làm cho ông khiếp sợ, Hạng Tịch cũng không thể làm cho ông nổi giận được vậy.
Hãy xem nguyên nhân mà Cao đế thắng lợi và Hạng Tịch thất bại, chính là bởi một bên biết nhẫn nhịn và một bên không biết nhẫn nhịn. Hạng Tịch không biết nhẫn nhịn, vì thế nên trăm trận trăm thắng mà tùy tiện dùng sức mạnh. Cao Tổ biết nhẫn nhịn, nuôi dưỡng sức mạnh mà đợi kẻ địch suy yếu, đó là do Tử Phòng dạy bảo cho vậy. Khi Hàn Tín diệt được Tề rồi tự mình muốn làm vua nước Tề thì Hán Cao Tổ nổi trận lôi đình, thể hiện rò trong lời nói và trên nét mặt. Qua việc này có thể thấy Hán Cao Tổ cũng vẫn còn có cái khí cương cường không nhẫn nhịn được, nếu chẳng có Tử Phòng thì ai là người bảo toàn giúp ông làm nên cơ nghiệp được đây?
Thái sử công ngờ rằng Trương Lương chắc hẳn phải là người khôi ngô kỳ vĩ nhưng dung mạo thì giống như phụ nữ, mà không nói gì đến chí khí của ông.
Ôi! Đó có lẽ chính là điều làm nên Tử Phòng chăng?1
Trong cả bài luận dài, nội dung cốt lòi Tô Thức xoáy vào khả năng tu dưỡng nhẫn nhịn của Trương Lương. Ngôn ngữ thi ca của nhà nho thời Tống thiếu vắng hẳn ngôn ngữ hào khí kiểu sĩ đại phu thời Đường. Nội dung về tu dưỡng, nhẫn nhịn đức độ và đi tu tiên của Trương Lương là nội dung xuyên suốt của nhà nho thời Tống.
Như vậy, thi nhân, văn nhân đời Tống quan tâm đến chữ Nhẫn, quan tâm đến phương diện tu dưỡng Trương Lương. Tên Xích Tùng Tử, tu tiên được lặp lại với tần suất lớn trong trước tác thi ca đời Tống.
Như vậy, xuyên suốt trong lịch sử văn học Trung Quốc, trong trước tác văn chương nhà nho, đặc biệt là nhà nho lớn đều có một hình tượng văn học Trương Lương. Cá biệt trong nhiều nhà nho lớn, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn… đời Đường và Vương An Thạch, Tô Thức… đời Tống, hình tượng nhân vật Trương Lương trở đi trở lại nhiều lần. Rò ràng, đây là một mẫu hình nhân vật đầy hấp dẫn, ám ảnh, đặc biệt trong tâm thức những nhà nho lớn.
2.2.2. Nhìn từ Việt Nam
Như trên chúng tôi đã chỉ ra, diễn hóa Trương Lương trong lịch sử văn học Việt Nam trải dài liên tục qua sáu thế kỷ (từ thế kỷ XIV đến những năm đầu thế kỷ XX). Trong định hướng triển khai của mình, chúng tôi không quá đi sâu mô tả chi tiết diễn tiến của tiến trình này2, chúng tôi đi sâu vào hai điểm đáng chú ý nhất, là đặc điểm của diễn hóa hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam và đặc sắc trong tương quan với diễn hóa Trương Lương ở Trung Hoa.
Trước hết, chúng tôi đi sâu tìm hiểu loại tác giả nào quan tâm đến Trương Lương và thứ hai, đọc ra ở chiều sâu nhất bản chất của quá trình diễn hóa hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam.
Căn cứ vào số lượng tác phẩm đề vịnh, phú về Trương Lương, kể cả loại dùng điển tích hoặc những tác phẩm thơ thất ngôn, hay phú chữ Hán, chữ Nôm…
1 Xem thêm Hà Minh Phương biên soạn, Đường Tống Bát đại gia, Nxb Đồng Nai, 1996, tr. 291 - 296.
2 Cụ thể, xin xem thêm phụ lục của luận án này.
người quan sát dễ nhận thấy, nổi bật trong đề vịnh, phú là những tác giả văn chương lừng danh trong lịch sử văn học dân tộc, tiêu biểu như: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, vua tôi Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu1… Đây không chỉ là những tác giả lớn của văn chương dân tộc, họ còn là những trí thức, kẻ sĩ tinh hoa, nhà tư tưởng, nhà hoạt động hàng đầu trong lịch sử dân tộc. Nhìn từ kiểu tác giả, có thể kết luận, những tác giả quan tâm đến Trương Lương đều là những kẻ sĩ lớn trong lịch sử văn học, văn
hóa dân tộc. Rò ràng, Trương Lương là mẫu hình nhân vật hấp dẫn nhất đối với một nhóm tác giả nhất định, thường là những kẻ sĩ tinh hoa của Việt Nam2.
Trong số những tác giả đề thơ, vịnh, phú về Trương Lương có thể phân thành hai nhóm. Một nhóm là những nhà nho sống trong thời bình như: vua tôi Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Cao Bá Quát... Một nhóm cơ bản sống trong thời loạn, hoặc thời đại xã hội có những biến động lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu… Nhóm này chiếm số lượng áp đảo, đồng thời những trước tác lớn nhất và tiêu biểu nhất tập trung ở nhóm thứ hai này. Về cơ bản, nhóm này không chỉ cho ra đời những trước tác lừng danh, quan trọng hơn, họ lấy mô hình Trương Lương làm hình mẫu cho sự mô phỏng. Mặt khác, nhóm thứ nhất tuy không sống trong thời loạn, nhưng qua trước tác của họ, chúng ta có thể thấy khát vọng trở thành anh hùng đế sư thời loạn và trong thực tế, họ đã hành động theo hướng trở thành đế sư như
Cao Bá Quát chẳng hạn, hoặc Trương Đăng Quế đã thành công đặc biệt với tư cách này3. Như vậy, nhóm hấp dẫn Trương Lương chủ yếu là những anh hùng sống trong thời loạn, và nhóm không sống trong thời loạn nhưng muốn thay đổi thời đại hoặc vươn lên chi phối hoàng đế đương triều cũng tìm đến Trương Lương. Hai nhân vật tiêu biểu nhất là Cao Bá Quát và Trương Đăng Quế4.
1 Xin xem thêm chi tiết phụ lục của chúng tôi trong luận án này.
2 Xin xem thêm phần phụ lục của luận án này.
3 Xem thêm những phân tích cụ thể của chúng tôi trong mục Nhìn sâu trong luận án này ở chương 3 và xem thêm phụ lục ở cuối luận án này.
4 Xem thêm những phân tích cụ thể của chúng tôi trong mục Nhìn sâu trong luận án này ở chương 3 và xem thêm phụ lục ở cuối luận án này.
Một trong những đặc điểm hàng đầu diễn hóa hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam là diễn hóa hình tượng Trương Lương đồng nhất với quá trình phát hiện Trương Lương ở Việt Nam.
Căn cứ vào sự quan tâm của các tác giả nhà nho Việt Nam đối với Trương Lương, căn cứ vào ý đồ đề thơ, vịnh, phú, luận Trương Lương, căn cứ vào mục đích, độ nông sâu, sự kết tinh, thăng hoa của hình tượng… có thể nói đến một sự phát hiện sâu sắc, đầy đủ về Trương Lương trong văn học Việt Nam ở giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Trong đó, tác phẩm đinh, đóng vai trò trung tâm của sự thăng hoa và tạo ra sự lan tỏa là Trương Lưu hầu phú. Để chứng minh luận điểm này, chúng tôi lấy Trương Lưu hầu phú làm điểm quy chiếu sau cùng cho sự so sánh và là điểm khởi đầu cho sự lan tỏa.
Trước hết, như trên chúng tôi đã chỉ ra, thuật ngữ đế sư, đế giả sư xuất hiện dưới ngòi bút của Tư Mã Thiên. Trải qua các thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa như Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… thuật ngữ này được tái sử dụng dày đặc đến mức kinh ngạc trong lịch sử1. Hẳn rằng, các nhà nho, chính khách lớn Việt Nam không thể không biết tới trước tác của những thi nhân này. Xin nhấn mạnh, những thi nhân hàng đầu Trung Hoa đều dành cho Trương Lương một góc đáng kể trong trước tác của mình2. Đặc biệt, nhà nho ở Việt Nam, trước khi trở thành thi nhân, anh hùng cơ bản đều kinh qua chặng “luyện thi” từ thời niên thiếu. Trong số những tác phẩm thuộc loại sử phải học để thi, Sử ký là tác phẩm hàng đầu không thể bỏ qua. Tuy nhiên, từ những đại nho hàng đầu như Nguyễn Trãi, đến trí giả3như Nguyễn Bỉnh Khiêm… trong trước tác của họ không xuất hiện từ đế sư, hay đế giả sư. Phải đến bài Trương Lưu hầu phú, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, từ đế sư xuất hiện, không chỉ xuất hiện mà trở đi trở lại nhiều lần trong bài phú. Lần đầu tiên: ngôi đế sư này chốc phúc tâm; lần thứ hai: Đế sư cao một bậc trọng đức tôn danh và lần thứ ba: ngôi đế sư” mà danh cao sĩ. Rò ràng, sự trở lại của một thuật ngữ mang tính định ngôi
1 Xem thêm mục lịch sử vấn đề, thuật ngữ đế sư.
2 Xem thêm mục diễn hóa Trương Lương ở Trung Quốc trong luận án này.
3 Ông Trần Ngọc Vương cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là mẫu người trí giả tiêu biểu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam,
vị, khẳng định tầm vóc, vị trí và định hướng lựa chọn đặc biệt trong bài phú là một hiện tượng đáng chú ý. Cần nhớ rằng, trước đó trong gần bốn thế kỷ văn học không xuất hiện thuật ngữ này. Nhưng thú vị hơn nữa là, sau khi thuật ngữ này xuất hiện trong bài phú, liên tiếp trong những trước tác lớn của sĩ phu lớn, từ đế sư liên tiếp xuất hiện. Trong bài phú tồn nghi của Nguyễn Công Trứ, Trương Lương, có đoạn:
Đưa đẩy tấc lưỡi đứng bậc đế sư
Xốc vác năm năm, dựng nền vương bá
Trương Đăng Quế cũng đặc biệt hứng thú với thuật ngữ này:
Nhân kiệt khan đê Hàn quốc sĩ
Đế sư kiến trọng Hán cao Hoàng
…
(Trương Lương)
(Trương Lương)
Sự tái xuất hiện của một thuật ngữ đã có nội hàm, gắn với một định hướng lựa chọn, với một nhân vật lừng danh xuất hiện có ý đồ trong một kiệt tác, của một anh hùng thuộc loại điển hình nhất của giai đoạn và sau đó là sự xuất hiện liên tiếp của những từ ngữ này hẳn làm người ta liên tưởng đến một sự phản ứng dây chuyền, mà ở đó chỉ cần một kẻ cả gan kích thích sẽ tạo ra một hiệu ứng và sự lan tỏa. Theo chúng tôi, sự xuất hiện của thuật ngữ đế sư gắn với Trương Lương trong Trương Lưu hầu phú là một kiểu hiệu ứng và lan tỏa như vậy.
Đặc điểm của diễn hóa hình tượng Trương Lương trước Trương Lưu hầu phú và sau khi tác phẩm này ra đời là hoàn toàn khác biệt. Như chúng tôi đã chỉ ra, điểm tương đồng là nó hấp dẫn những kẻ sĩ, những trí thức tinh hoa và những chính khách hàng đầu của Việt Nam. Tuy có để lại nhiều dấu vết khá đậm trong từng tác giả cụ thể như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… nhưng hình tượng Trương Lương không trở thành hình tượng lớn, tính hô ứng cao và sức lan tỏa lớn như giai đoạn sau này. Dấu hiệu rò nét dễ nhận ra nhất là hình tượng Trương Lương trong trước tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… ngầm ẩn dưới những điển tích điển cố. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi viết: