Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 9

nhóm những thi nhân - chính trị gia lừng danh qua các thời đại, đặc biệt là hai thời đại Đường và Tống1.

Nhìn sâu và cụ thể hơn vào những trước tác đề vịnh Trương Lương đế sư, xuất hiện một hiện tượng thú vị là, dường như chỉ có một kiểu đánh giá, bình luận và định vị Trương Lương. Tất cả các thi nhân lừng danh ở Trung Hoa đều chỉ có một bài ca duy nhất là ngợi ca Trương Lương đế sư trên cả ba bình diện: tài năng, đức độ và minh triết bảo thân. Trong bài Cố thái tử Thái sư từ công vãn ca tứ thủ, Vương Duy viết về Trương Lương như sau:

Công đức quán quần anh Di luân hữu đại danh2

Dịch nghĩa:

Trương Lương công đức đứng đầu các anh tài Đại danh tràn khắp

Lưu Trường Khánh trong bài Quy Bái huyện đạo trung vãn bạc Lưu Hầu thành, vịnh Trương Lương như sau:

Vận trù phong trần hạ Năng sử thiên địa khai

Công danh mãn thanh sử3

Dịch nghĩa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Tử Phòng mưu tính trù liệu trong cơn gió bụi Nhưng có thể làm cho đất trời khoát khai quang đãng

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 9

Công danh ông tràn đầy trong sử xanh

Trong bài Tằng vệ mật thư tử xuân nhị thủ, Lý Bạch viết:

Chung dữ an xã tắc Công thành khứ Ngũ Hồ4



1 Đặc điểm đề vịnh, luận về Trương Lương ở hai thời đại này, chúng tôi sẽ làm rò ở phần sau.

2 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa Thư cục xuất bản, 1960, quyển 126, tr. 1283. 3 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa Thư cục xuất bản, 1960, quyển 149, tr. 1542. 4 Toàn Đường Thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, quyển 168, tr. 1734.

Dịch nghĩa:

Cuối cùng an được xã tắc Công thành đi Ngũ Hồ

Trong một bài khác, Lý Bạch1 tiếp tục mạch viết về Trương Lương:

Trí dũng quán chung cổ Tiêu Trần nan dữ quần2

Dịch nghĩa:

Trí dũng xuyên suốt muôn thuở

Tiêu Hà, Trần Bình khó sánh được với ông

Trong bài Kinh Hạ Bì Dĩ kiều hoài Trương Tử Phòng, Lý Bạch viết tiếp:

Hoài cổ khâm anh phong3

Dịch nghĩa:

Nhớ về thời cổ khâm phục anh phong, tức Trương Lương Lục Du4 trong bài Sương Thiên tạp hưng:

Cốc Thành Hoàng Thạch kim an tại? Thủ lý ưu tư hiệu Tử Phòng5

Dịch nghĩa:

Chốn Cốc Thành, ông lão Hoàng Thạch Công ngày nay ở đâu? Để học làm theo Tử Phòng

Tô Triệt6 trong Hoà chí điền sá tạp thi cửu thủ:

Lão Phật đồng nhất nguyên Xuất sơn tiện dị lưu

Thiểu tiểu bản hiếu đạo Nghĩa tại tam thần châu

Tử Phòng kiến Hoàng Thạch Nguyện phong tiểu quốc Lưu1

1 Lý Bạch (701 - 762), là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói chung và Trung Hoa nói riêng. Được người đời sau tôn là Thi Tiên.

2 Toàn Đường Thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, quyển 177, tr. 1806.

3 Toàn Đường Thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, quyển 181, tr. 1847.

4 Lục Du (1125 - 1210), tự Vụ Quan, hiệu Phóng Ông. Người huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Làm quan thời Nam Tống, đồng thời là Thi nhân và Từ nhân nổi tiếng.

5 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 39, tr. 24841.

6 Tô Triệt (1039 - 1112), tự Tử Do, hiệu Dĩnh Tân Di Lão, là quan thời Tống. Một trong Đường Tống Bát đại đại gia. Ông là người Mi Châu, Mi Sơn (nay thuộc Tứ Xuyên).Ông là con trai thứ ba của Tô Tuân, là em của Tô Thức (tức Tô Đông Pha). Cả ba đều có chân trong Đường Tống Bát đại gia, được người đời đặt riêng là “Tam tô”.

Dịch nghĩa:

Lão, Phật vốn cùng một nguồn

Nhưng chảy ra khỏi núi thì thành những dòng khác Thuở thiếu thời vốn thích Đạo

Ý ở tam thần châu

Tử Phòng gặp được Hoàng Thạch Công Nguyện phong nước Lưu nhỏ bé

Vương An Thạch trong Tống Trương Khanh chí sĩ: Tử Phòng trù sách Hán thời công

Thân thoái siêu nhiên mộ Xích Tùng2

Dịch nghĩa:

Trương Tử Phòng vận trù sách lược lập công thời Hán

Sau khi thành công, thân lui ẩn dật, siêu nhiên hâm mộ Xích Tùng Tử Đinh Phùng trong Tằng Khương Bang Kiệt:

Nhân gian thuỳ đắc tự Lưu Hầu3

Dịch nghĩa:

Trong nhân gian ai được như Lưu Hầu

Và cơ bản họ thống nhất một kiểu định vị Trương Lương, không chỉ cao hơn so với những anh tài cùng thời mà còn cao hơn cả các đế sư xuất hiện trước và sau Trương Lương.

Phí Quán Khánh, trong bài Nhàn cư tức sự viết:

Tử Phòng tiên khứ Khổng Minh tử4

Dịch nghĩa:

Tử Phòng đi theo tiên, Khổng Minh chết Du Lương Năng, thời Tống, trong bài Vịnh hoài5:

Tam kiệt tòng cao tổ Tứ Hạo khuất Lưu Hầu


1 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 15, quyển 868 , tr. 10101 - 10102.

2 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 10, quyển 561, tr. 6662.

3 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 48, quyển 2573, tr. 29875.

4 Toàn Đường Thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa Thư cục xuất bản, 1960, quyển 495, tr. 5611.

5 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 43, quyển 2342, tr. 26916.

Dịch nghĩa:

Tam Kiệt theo Hán Cao Tổ

Thương Sơn Tứ Hạo chịu khuất phục Lưu Hầu

Và nổi bật lên trong tất cả những đánh giá này, Trương Lương đế sư là kiểu hình tượng văn học không xuất hiện những nét tục, tức mọi phương diện đều được mỹ hóa cực độ.

Thiệu Ung trong Độc Trương Tử Phòng truyện ngâm: Hán Thất khai cơ đệ nhất công

Thiện chiến năng thuỷ hựu năng chung1

Dịch nghĩa:

Công đứng đầu mở ra cơ nghiệp nhà Hán

Giỏi chiến đấu, có thể trọn vẹn buổi đầu, cũng có thể trọn vẹn lúc cuối Hoặc Trương Bích, trong bài Hồng Câu viết:

Ngọc quang đọa địa kinh Côn Lôn Lưu Hầu khí hạo thôn thái hoà2

Dịch nghĩa:

Ánh sáng quang ngọc làm kinh động Côn Lôn Lưu Hầu khí phách nuốt thái hoà

Nhà nho mỹ hóa ông ở phương diện trí dũng song toàn, tài năng cái thế, đạo đức không ai sánh bằng. Tống nho mỹ hóa ông ở phương diện tu dưỡng, nhẫn nhịn và chuyển hóa nó trở thành vẻ đẹp3. Trường phái Lão học mỹ hóa ông ở góc độ của một người biết thủ thế giữ mình.

Trương Lỗi4 trong Trương Tử Phòng:

Tưởng đắc đương thời trọng tá trù Vị quân mưu liễu vị thân mưu5

Dịch nghĩa:

Nhớ thuở đương thời trọng bày mưu giúp đỡ Mưu tính cho vua rồi lại mưu tính cho bản thân



1 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 7, quyển 376, tr. 4623. 2 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1980, quyển 469, tr. 5338 - 5339.3 Xem bài Lưu hầu luận của Tô Thức ngay trong phần sau này của luận án.

4 Trương Lỗi (1054 - 1114), tự Văn Tiềm, hiệu Hà Sơn, người Hoài Âm, Sơ Châu (nay thuộc Thanh Giang, Giang Tô, Trung Quốc), thi nhân thời Bắc Tống.

5 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 20, quyển 1179, tr. 13306.

Tô Triệt trong bài Hoà chí điền sá tạp thi cửu thủ: Lão phật đồng nhất nguyên

Xuất sơn tiện dị lưu Thiểu tiểu bản hiếu đạo Nghĩa tại tam thần châu

Tử Phòng kiến Hoàng Thạch Nguyện phong tiểu quốc Lưu1

Dịch nghĩa:

Lão, Phật vốn cùng một nguồn

Nhưng chảy ra khỏi núi thì thành những dòng khác Thuở thiếu thời vốn thích Đạo

Ý ở tam thần châu

Tử Phòng gặp được Hoàng Thạch Công Nguyện phong nước Lưu nhỏ bé

Từ góc độ Trang học, Vương An Thạch mô tả ông ở trạng thái siêu thoát. Bài

Tống Trương Khanh chí sĩ viết:

Tử Phòng trù sách Hán thời công Thân thoái siêu nhiên mộ Xích Tùng2

Dịch nghĩa:

Trương Tử Phòng vận trù sách lược lập công thời Hán

Sau khi thành công, thân lui ẩn dật, siêu nhiên hâm mộ Xích Tùng Tử Thậm chí những nhân vật Đạo gia còn mỹ hóa ông trở thành hình tượng

được đạo giáo hóa, mang đậm sắc thái thẩm mỹ của tôn giáo này.

Mặt khác, tuy có những nét tương đồng trong diễn hóa Trương Lương qua các thời đại, giữa hai thời đại Đường – Tống, hình tượng Trương Lương mang chứa những đặc sắc hết sức thú vị của hai thời đại này, qua đó phản ánh phong thái của hai thời đại và những khía cạnh Trương Lương đế sư được mỹ hóa ở hai thời đại này. Đây cũng là một nét thú vị khác trong diễn hóa hình tượng Trương Lương ở Trung Quốc.


1 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 15, quyển 868 , tr. 10101 - 10102.

2 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 10, quyển 561, tr. 6662.

Trước hết, hình tượng Trương Lương trong văn chương sĩ đại phu thời Đường. Như trên luận án đã chỉ ra, những phương diện lòi như: tài năng, công lao, đức độ và bảo thân minh triết, Trương Lương đều được các nhà nho thời Đường quan tâm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là, sĩ đại phu thời Đường say mê hơn ở phương diện tài năng và công lao Trương Lương, đặc biệt nhấn mạnh nét văn hoá đa trị, phóng khoáng của Trương Lương.

Trong bài Cố thái tử Thái sư từ công vãn ca tứ thủ, Vương Duy đánh giá tài năng Trương Lương “quán” (vượt qua) tất cả anh tài, vì thế mà đại danh ông lừng lẫy và lưu truyền thiên cổ:

Công đức quán quần anh Di luân hữu đại danh1

Dịch nghĩa:

Trương Lương công đức đứng đầu các anh tài Đại danh tràn khắp

Cùng cảm hứng lớn lao về Trương Lương, Lưu Trường Khánh nhìn trúng góc độ đế sư Trương Lương. Chiều kích không gian đối lập được họ Lưu khai thác làm nổi bật tài năng Trương Lương: Trương Lương tuy vận trù ở dưới trần, nhưng có thể làm cho thiên và địa khai mở, chính vì thế mà công danh ông “mãn” thanh sử:

Vận trù phong trần hạ Năng sử thiên địa khai

Công danh mãn thanh sử2

Dịch nghĩa:

Tử Phòng mưu tính trù liệu trong cơn gió bụi Có thể làm cho đất trời khoát khai quang đãng Công danh ông tràn đầy trong sử xanh

(Quy Bái huyện đạo trung vãn bạc Lưu Hầu thành)

“Khép lại” và “mở ra” là cảm hứng của Lý Bạch khi vịnh Trương Lương. Khép lại khi xã tắc được an. Và mở ra khi công thành, đi Ngũ Hồ. Trong bài Tằng vệ mật thư tử xuân nhị thủ, Lý Bạch viết:

Chung dữ an xã tắc Công thành khứ Ngũ Hồ1

Dịch nghĩa:

Cuối cùng an được xã tắc Công thành đi Ngũ Hồ

Cảm hứng về Trương Lương trong Lý Bạch luôn lớn lao và đầy ắp, với cảm hứng ngợi ca trong so sánh với người cùng thời và với cả những bậc anh hào trước Trương Lương: Trí và dũng của Trương Lương vượt cả anh tài thời trung cổ, Tiêu Hà và Trần Bình không thể xếp cùng đẳng cấp với ông:

Trí dũng quán chung cổ Tiêu Trần nan dữ quần2

Dịch nghĩa:

Trí dũng xuyên suốt muôn thuở

Tiêu Hà, Trần Bình khó sánh được với ông

Trong bài Kinh Hạ Bì Dĩ Kiều hoài Trương Tử Phòng, Lý Bạch viết tiếp:

Hoài cổ khâm anh phong3

Dịch nghĩa:

Nhớ về thời cổ khâm phục anh phong

Nhìn từ sự quy chiếu Trương Lương với Thương Sơn Tứ Hạo, Bạch Cư Dị phát hiện ra, tuy Thương Sơn Tứ Hạo, bộ tứ đạo sĩ lừng danh nhất thời Hán sơ nhưng cuối cùng cũng chỉ là học trò của Trương Lương mà thôi. Trong bài Phong hoà phổ công đãi trung mông trừ Lưu thủ hành cập lạc sư cảm duyệt phát trung phỉ nhiên thành vịnh chi tác, Bạch Cư Dị dẫn vịnh Trương Lương:

Thương Sơn Lão Hạo tuy tu khứ Chung thị Lưu hầu môn hạ nhân4

Dịch nghĩa:

Thương Sơn Tứ Hạo tuy đã ở ẩn

Thương Sơn Tứ Hạo chịu khuất phục Lưu Hầu



1 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, quyển 168, tr. 1734.

2 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, quyển 177, tr. 1806.

Trong một cảm hứng vũ trụ, Trương Bích ví tài năng và công lao Trương Lương khí thế “thốn thái hòa”. Trong bài Hồng Câu, ông viết:

Ngọc quang đoạ địa kinh Côn Lôn Lưu Hầu khí hạo thôn thái hoà1

Dịch nghĩa:

Ánh sáng quang ngọc làm kinh động Côn Lôn Lưu Hầu khí phách nuốt thái hoà

Trong một cái nhìn so sánh, Phí Quán Khánh phát hiện sự khác biệt thú vị, qua đó khẳng định tầm vóc giữa Trương Lương và Khổng Minh. Ở đó, ông chỉ ra, Trương Lương thì đi tu tiên, Khổng Minh thì chết. Trong bài Nhàn cư tức sự, ông viết:

Tử Phòng tiên khứ Khổng Minh tử2

Dịch nghĩa:

Tử Phòng đi theo tiên, Khổng Minh chết

Nếu như nhà nho thời Đường đam mê hứng thú với phương diện tài năng, công lao Trương Lương, quan tâm đến thế năng sống đa trị, phong thái tự do phóng khoáng thì thời Tống, các nhà nho đi sâu hơn ở phương diện tu dưỡng đức độ Trương Lương.

Thi nhân lừng danh Lục Du trong bài Sương Thiên tạp hứng, ưu tư đặt câu hỏi: chốn Cốc Thành của Hoàng Thạch nay ở đâu để có thể làm theo Tử Phòng.

Cốc Thành Hoàng Thạch kim an tại? Thủ lý ưu tư hiệu Tử Phòng3

Dịch nghĩa:

Chốn Cốc Thành, ông lão Hoàng Thạch Công ngày nay ở đâu? Để học làm theo Tử Phòng

Thiệu Ung không chỉ ngợi ca công lao số một của Trương Lương, ông còn đặc biệt hứng thú với khả năng mở ra và kết lại của Trương Lương. Trong bài Độc Trương Tử Phòng truyện ngâm:


1 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, quyển 469, tr. 5338-5339.

2 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa Thư cục xuất bản, 1960, quyển 495, tr. 5611.

3 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, năm 1998, tập 39, tr. 24841.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí