Cấu Trúc Câu Đặc Biệt Và Hệ Thống Từ Láy Mới Mẻ Đầy Sáng Tạo Trong Tản Văn Của Y Phương.

bóng dáng ma mỵ”, đẹp trai, tóc xoăn. học hành giỏi, e thẹn và hay xấu hổ: “Tất cả toát lên vẻ đẹp thuần khiết của người miền núi”. Nhưng chi tiết lột tả được cái “Thần” của nhân vật này lại là: “Sông Bằng mải miết vô tư, lấp loá trăng vàng. Còn Bế Thành Long thì lại âm thầm vầy nước. Anh nói nhỏ: Sông nhỉ, khi nào, lắng hết bùn, người sẽ nhìn thấy cát” (13, 247). Có lẽ chỉ cần có thế, nhà văn đã nói được bao nhiêu điều về tâm tư sâu kín của nhân vật này.

Thứ hai: Bút pháp chấm phá đặc tả các trạng thái, cảm xúc, suy tư của nhân vật người trần thuật.

Trong tản văn, chúng ta luôn gặp “cái tôi” tự do của tác giả, tự do bộc lộ cảm xúc tình cảm, giãi bầy suy ngẫm, bầy tỏ chính kiến của mình. “Cái tôi” tác giả hoá thân thành nhân vật người trần thuận, một nhân vật trung tâm của tác phẩm. Những do sự quy định của đặc trưng thể loại, nhân vật trần thuận với nguyên tắc tự biểu hiện cũng chỉ được khắc họa bằng bút pháp chấm phá về chân dung ngoại hình và đời sống nội tâm. Trong tản văn của Y Phương, đời sống nội tâm của nhân vật người trần thuật, với bao cung bậc cảm xúc, suy tư cũng được vẽ lại bằng một vài nét vẽ sơ lược mà tinh tế.

Đây là tình yêu quê hương và lòng tự hào về bản sắc văn hoá của đồng bào Vùng cao: “Quê hương phập phồng lên hơi thở. Thở càng sâu quê hương càng xa” [13,15] và “Bốn chục năm tôi như cá xa sông, như ong xa rừng. Nhớ về quê hương, lòng tôi như ngày mưa ám khói” [13,32]. Còn đây là nỗi đau và sự phẫn nộ khi chứng kiến bản sắc văn hoá của dân tộc mình ngày càng mai một tình người đầm ấm ít nhiều bị lạnh giá bởi sức mạnh của đồng tiền, không cần nhiều lời, chỉ với đôi ba dòng chữ đã cho ta gặp một dòng sông tâm trạng cuồn cuộn trên mặt trang sách: “Đồng tiền làm biến dạng con người nhanh chóng thật kinh khủng. Đang từ một người nông dân hiền lành, thật thà, trở thành một kẻ hung hăng dối trá, tàn ác. Đồng tiền làm mờ mắt không nhìn ra người thân thuộc, người cùng máu mủ ruột rà” [13,36]. Hay là: “Ông bà bẩy tám mươi lầm lì khiêng đòn. Họ vừa ôm bụng ho vừa còng lưng mang vác con cháu mình đi chôn. Bà già bảy tám mươi còn mỗi chiếc răng, mở mắt là tất bật chân tay làm lụng nấu nướng. Rặt đàn bà con gái phải nai lưng mà nuôi mấy cái miệng bô lô ba la vô tích sự. Thật không thể hiểu nổi. Thời này là thời gì” [13,96].

Hai tình cảm yêu thương và căm phẫn ấy đã được “Chấm phá” để kiệm lời mà hàm xúc, lời ít mà ý nhiều, lời dừng lại mà ý còn lan toả mãi, tạo ra sự “dư ba” cho đời sống nội tâm được đặc tả này. Các biểu hiện cụ thể của hai tình cảm kể trên, trong muôn vàn tình huống đa dạng của cuộc sống, cũng được gợi tả bằng bút pháp nghệ thuật ấy.

Miêu tả tình cảm thương nhớ sâu nặng của người chị dành cho nhân vật xưng “Tôi” trong “Chị em”, tác giả cũng chỉ tô đậm một vài chi tiết: “Chị tôi tươi cười. Tươi cười thật sự. Nhưng nhìn kĩ ở đuôi con mắt của người đàn bà gần bẩy mươi, lấp ló hai giọt nước. Hai giọt nước trong vắt lăn xuống cằm, trông như hai giọt ngọc” [13,20]. Ở đây tác giả đã sử dụng thủ pháp “Vẽ mây nẩy trăng”: Cảm nhận thật tinh tế tình cảm của “chị” đầm đìa trong hai giọt nước mắt, người em xưng “tôi” kia đâu có thể là người vô tình?!. Tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho người cháu trong “Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm” cũng được gợi tả qua hai tiếng khóc: Một tiếng khóc thầm cố nén trong lòng và một tiếng khóc để nước mắt yêu thương ùa vỡ ra ngoài, Hình như có một biển khơi tình cảm bị “gói chặt” vào trong cân chữ: “Nó thì cười hết cỡ còn tôi thì khóc. Khóc mà không thành tiếng. Khóc thầm trong ruột (…) Tôi ôm cháu vào lòng. Nước mắt không cầm được nữa, nó đã bục ra và chảy vòng quanh, rớt xuống ướt hai bờ vai áo cậu cháu” (13,55).

Còn khi về quê, chứng kiến sự đổi thay có cả hay và dở của quê hương, nhà văn tự biểu hiện tâm trạng của mình thật ngắn và cũng thật đúng: “Tôi về quê, không chỉ một lần, mà có đến vài chục lần. Lần nào tôi cũng có tám chín niềm vui và mười một nỗi buồn, vui buồn lẫn lộn như trong cơm có sạn” [13,153]. Cách nói giàu hình ảnh ấy tạo ấn tượng mạnh. Có bao người từ thành phố về thăm quê cũng đã gặp lòng mình trong tâm trạng của Y Phương?!

Cũng vẫn cách miêu tả tâm trạng đầy hình ảnh nhưng luôn luôn tỉnh lược tối đa các chi tiết thừa, chỉ tô dậm một vài chi tiết tiêu biểu có tính khơi gợi mạnh mẽ, nhà văn tả tâm trạng mình khi gặp gỡ trò truyện với người cùng dân tộc Tày giữa thủ đô: “Chú Bình, chúng tôi vẫn xưng hô theo kiểu người Tày, vội vã chào tôi bằng tiếng mẹ đẻ. Tôi nghe xúc động buốt nhói tận buồng tim, lá gan (…) Hơi nước xoắn quyện vào nhau mà thành tiếng khóc câm…[13,182, 183].

Với nỗi lòng của một người con tha hương nhưng không bao giờ quên mình là người Tày, và cũng không bao giờ đánh mất bản chất tốt đẹp vốn có của mình nhà văn tâm sự về điều đó thật đặc biệt. “Mẹ tôi nói: Tốc đin ra mạ lấc, Tốc đin than mạ me. Nghĩa là tại đất mình thành ngựa đực. Sống ở nơi người là ngựa cái Ngựa đực luôn ở thế thượng phong chủ động. Muốn gì được lấy, còn ngựa cái chỉ cần để cho người ta cưỡi (…). Nhưng bốn mươi năm kể từ ngày xa nhà tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là ngựa cái. Dù sống ở chân trời nào, tôi vẫn là một con ngựa đực. Một con ngựa đực đàng hoàng” [14,41].

Chính vì điều đó “Nhúng xuống thành ghế”, Y Phương vẫn có thể kiêu hãnh khẳng định: “Bạn biết không tôi như que thử. Nhúng xuống thành phố mà vẫn cứ xanh một màu rừng” [13,32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Như vậy, bút pháp chấm phá trở thành một đặc trưng quan trọng của tản văn, một nét đặc biệt trong nghệ thuật trần thuật của thể loại văn học này. Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết còn có khao khát xây dựng những “Đại cảnh” hoành tráng, những bức tranh thiên nhiên và xã hội rộng lớn, và “đan cài” vào đó là những đoạn triết luận hay trữ tình ngoại đề mà số lượng gần như không bị hạn định. Nhà văn viết tản văn chỉ chăm chú kí họa những “Tiểu cảnh” bằng bút pháp chấm phá. Lời tác giả dẫn dắt, bình luận hay bộc lộ cảm xúc, suy tư, triết lí cũng thật ngắn, hàm súc, giàu tính gợi tả như lời thơ vậy. Dù là cảnh, người, sự kiện hay tâm trạng cũng chỉ hiện lên thấp thoáng, với cái “Thần” của nó được “Đóng đinh” vào trí nhớ bạn đọc bằng các chi tiết đắt giá. Tản văn của Y Phương cũng sử dụng bút pháp nghệ thuật này và đã đạt được hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Bức tranh thiên nhiên và xã hội, hình ảnh con người miền núi nơi quê hương, bức tranh tâm trạng của tác giả chỉ được “Chấm phá” mà như đã được “Chạm khắc” thật ấn tượng, để lại bao yêu mến và trân trọng trong lòng người đọc.

3.4. Cấu trúc câu đặc biệt và hệ thống từ láy mới mẻ đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương.

Đặc sắc tản văn Y Phương - 10

3.4.1. Cấu trúc câu đặc biệt trong tản văn của Y Phương

Ngôn từ là chất liệu đặc thù, là phương tiện thứ nhất của văn học. Nhờ có ngôn từ, nhà văn tái hiện cả thế giới hữu hình và vô hình, đặc biệt, ngôn từ biểu hiện rõ nét và sinh động mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm, suy tư vốn rất mong manh, mơ hồ của người viết. Tuy ngôn từ là chất liệu chung cho mọi nhà văn xây

dựng tác phẩm, nhưng với những tác giả tài năng, ngôn từ bao giờ cũng in đậm cá tính sáng tạo của họ, tạo ra sự đặc sắc, độc đáo, không thể bị nhầm lẫn vào sáng tác của bất cứ tác giả nào khác. Với tản văn của Y Phương cũng thế! Ngôn từ trong tác phẩm của ông, bên cạnh những đặc điểm chung của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học như tính hình tượng, tính phi vật thể, tính “Lạ hoá”, tính phổ thông, tính vạn năng thì còn có những đặc điểm riêng làm nên “hương vị miền núi” của riêng Y Phương. Khảo sát hai tập tản văn của nhà văn này, chúng tôi thấy nổi bật một số đặc điểm trong tổ chức cấu trúc câu sau đây.

3.4.1.1. Kiểu cấu trúc câu ngắn - liệt kê - tăng cấp.

Chúng tôi thấy trong tản văn của Y Phương xuất hiện một kiểu cấu trúc câu có tính phổ biến: đó là kiểu cấu trúc câu rất ngắn, mỗi câu chỉ có vài từ hoặc được tạo thành bằng một vài mệnh đề rất ngắn thậm chí không có chủ ngữ hoặc chủ ngữ “ẩn”. Trong những đoạn văn bao gồm hàng loạt câu đơn này, hàng loạt hình ảnh xuất hiện liên tiếp với thủ pháp liệt kê và cách nói tăng cấp (hay còn được gọi là thủ pháp “Bồi thấn”). Cách nói tăng cấp này kết hợp với hoặc thủ pháp so sánh hoặc thủ pháp cường điệu nhằm tới hai hiệu quả nghệ thuật: vừa liên tiếp “Tô đậm” hơn tính chất, trạng thái của sự vật hiện tượng được miêu tả vừa nhiều lần khắc sâu hơn tình cảm, suy nghĩ, luận giải chủ quan của người viết. Kiểu cấu trúc câu đặc biệt này hướng tới việc tái hiện một số đối tượng thẩm mỹ sau đây: Con người, loài vật, đồ vật.v..v…và kèm theo đối tượng thẩm mĩ ấy là tâm trạng chủ quan của nhà văn.

Thứ nhất: Kiểu câu đặc biệt tái hiện các trạng thái nhân sinh của con người trong tản văn Y Phương.

Khi tái hiện hình ảnh lũ trẻ chăn trâu ăn khoai nướng và cái ngon kì lạ của khoai nướng, tác giả viết: “Trời ơi! Nhai cái thứ này ngọt từ kẽ răng ngọt xuống đến gót chân. Thơm từ vai áo chàm đến chiếc móng tay. Ăn từ từ thôi kiểu bỏng rát, kẻo méo cả mồng lẫn miệng. Dặn thì dặn thế những kia kìa, nó đã bỏng lên hai dái tai. Hai dái tai rung rinh sáng lên như hai nụ điện. Ngon quá. Ngon đến mức cắt hai màng tai rời ra mà không biết đau” [13,12]. Đoạn văn gồm 8 câu văn liệt kê các hình ảnh gắn với vị ngọt, mùi thơm, động tác “ăn” khoai nướng và tác động từ cái “ngon” của khoai nướng đến con người. Cách nói tăng cấp qua thủ pháp cường điệu đã đẩy cái “ngon” của khoai nướng lên tới đỉnh điểm: Ngọt từ kẽ

răng xuống đến gót chân, thơm từ vai áo chàm đến chiếc móng tay. Đặc biệt thủ pháp cường điệu kết hợp với thủ pháp so sánh đã cực tả cái “Ngon” của khoai nướng đến mức phi thường, “Hai dái tai rung rinh sáng lên như hai nụ điện (…). Ngon đến mức cắt hai màng tai ra mà không biết đau”. Qua kiểu cấu trúc câu này, cả cái “Ngon” của khoai nướng và tình cảm của tác giả dành cho kỉ niệm tuổi thơ đều được tô đậm tới tột cùng.

Còn trong “Trảy Khu Tư”, hồi ức về đồng đội của một thời trận mạc đã trở về sống động trong hàng loạt câu văn và các hình ảnh liệt kê, các hình ảnh được thủ pháp cường điệu và so sánh “tô đậm” nhiều lần, tạo ra một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn: “Người tìm cọc mắc võng. Người tìm nước nấu cơm, Cơm được nấu bằng bếp Hoàng Cầm lâm râm dưới trời mưa bụi. Nên cơm oi khói. Người cũng oi khói. Đoàn quân ngúc ngắc đứng lên như khói” [13,45].

Họp chợ đã trở thành văn hoá chợ của vùng cao. Cũng bằng kiểu câu đặc biệt này, hình ảnh người miền núi đi chợ không phải vì mua bán mà vì tình vì nghĩa đã hiện nên thật độc đáo: “Chơ Hàng Toán là ngày vui tưng bừng từ sáng đến tối mịt. Người lớn tìm người lớn, trẻ con tìm trẻ con. Người già tìm người già. Mặt hướng vào nhau mà cười, mà nói, mà kể, kể chuyện nhà, chuyện mùa màng thóc lúa. Chuyện dựng vợ gả chồng (….). Trai gái tìm nhau, thấy nhau. Toàn thân họ lục bục sôi như cơm. trái tim hình ngọn lửa hừng hực cháy”. [13,49 – 50]. Có biết bao nhiêu yêu mến nhớ thương của tác giả dành cho những con người của quê hương miền núi này?

Còn đây là cảnh “Tết về làng người Trời”, với hàng loạt câu văn ngắn có tiết tấu gấp gáp, tái hiện liên tiếp các hình ảnh liệt kê, nhà văn đã miêu tả cảnh dân làng thịt lợn ăn tết thật náo nức. “Người ta chọc tiết. Rồi phanh ngực, mổ bụng, moi gan. Bới tìm lục phủ ngũ tạng. Người ta chia nhỏ xương một bên, thịt một bên. Lòng già, lòng non, tim gan phổi phèo mỗi thứ một tí..(…). Họ vừa làm vừa suýt xoa kêu rét. Cái rét cứ như kim nhọn đâm chọc lên khắp người” [13,38].

Nhưng đặc sắc nhất có lẽ là chân dung người mẹ già gian khó suốt đời mà vẫn bao dung, nhân hậu, tác giả không chỉ khắc họa thành công chân dung cùng tấm lòng của mẹ mà còn gián tiếp bộc lộ tình cảm sâu nặng của người con dành cho đấng sinh thành: “… trước mắt tôi hiện về một gương mặt hiền lành, nhân hậu. Một

đôi mắt cực sáng trong vắt. Một nụ cười cay cay thơm thơm nồng nàn mùi trầu. Một màu áo chàm sờn bạc. Những sợi vải thô mộc bị lồi ra, bị bào mòn bởi mưa nắng và mồ hôi của mẹ. Mồ hôi muối loang thành vết trắng. Chúng tụ lại như những đám mây mùa thu trên lưng áo mẹ” [13,126]. Số từ “một” được điệp lại bốn lần để khắc hoạ 4 hình ảnh vừa phúc hậu vừa biển hiện về một cuộc đời vất vả, 4 hình ảnh ấy được liệt kê liên tiếp để khắc sâu tới bốn lần vẻ đẹp giàu đức hi sinh của mẹ, và tình cảm kính yêu pha lẫn xót thương mỗi ngày một sâu thẳm hơn của tác giả.

Thứ hai: Kiểu câu đặc biệt tái hiện hình ảnh đồ vật trong tản văn của Y Phương. Khi miêu tả kiến trúc pha tạp của các ngôi nhà tại thành phố Vinh, tác giả viết:

“Một tí Pháp. Một tí Mỹ. Một tí Nhật. Một tí Trung Hoa. Một tí Trung Đông tháp vuốt củ hành…đúng là kiểu tư duy bày biện của người Việt. Một dúm kim khâu, kim băng, vài cái cúc bấm. Mấy cuộn chỉ mầu. Dăm tập giấy. Vài cuốn vở, linh tinh lang tang như rừng nhiệt đới” [13,43].

Cũng với cấu trúc câu ngắn – liệt kê – tăng cấp này, nhà văn miêu tả núi đá ở Cao Bằng thật sinh động và có hồn: “núi con đứng trên vai núi bố. Núi cháu đứng trên vai núi bà. cứ thế đá núi chồng đè nên nhau chọc thủng trời mây.(…) bạn sẽ thấy núi gái kéo tai núi trai. Núi đực ôm eo núi cái. Chúng dan díu thành hàng đàn, hàng lũ…” [13,15].

Thủ pháp nhân hoá đã biến đá núi vô tri thành những sinh thể có tâm hồn. Thủ pháp liệt kê phối hợp với cách nói tăng cấp khiến cho hình ảnh đá núi hiện ra ngày một ngộ nghĩnh đáng yêu: một đại gia đình đá núi đang cựa quậy và có những sinh hoạt thường nhật của con người.

Khi tả “nắng non” nơi quê nhà, tình yêu thắm thiết dành cho thiên nhiên ở nơi đây đã khiến tác giả như không thể kìm nén nổi lòng mình, cảm xúc tình cảm cứ như con sóng liên tiếp dâng trào: “Kia là nắng non. Nắng tươi non lọt qua khe liếp, qua cửa trăng. Nắng tươi non chiếu nghiêng nghiêng, rơi chênh chếch lọt hẳn vào trong lòng nhà. Nắng tươi non vào sưởi ấm căn buồng gái đẻ…” [14,164] Điệp từ “Nắng tươi non” lặp lại ba lần và cũng ba lần thủ pháp liệt kê phát huy hiệu quả cao của nó. Màu nắng đặc biệt ấy được cách nói tăng cấp “tô đậm” hơn cho vẻ đẹp trong trẻo thanh bình.

Cũng với cấu trúc câu đặc biệt này, nhà văn miêu tả ánh trăng nơi nhà sàn quê núi thật đặc sắc: “Đêm nay trăng lên, trăng chiếu sáng xanh cả vườn vầu rừng trúc. Cả cánh đồng lúa. Cả tiếng mõ trâu lốc cốc trong chuồng. Cả ngọn đèn dầu lạc, cả chòm râu ông già ngồi im phăng phắc. Trăng chiếu lên muôn người muôn vật, làm cho nỗi buồn bớt lạnh” [14,177]. Đoạn văn gồm 7 câu, hình ảnh “Trăng” được liệt kê trực tiếp và gián tiếp trong cả 7 câu, trở thành một chi tiết nghệ thuật đắt giá, cách nói tăng cấp khiến cho vẻ đẹp của trăng, sự kì diệu của ánh trăng hiện diện trong một kết cấu trùng điệp, có sức lan toả và ám ảnh kì diệu.

Thứ ba: Kiểu câu đặc biệt tái hiện hình ảnh loài vật trong tản văn của Y Phương.

Bên cạnh hình ảnh con người và hình ảnh đồ vật, chúng tôi bắt gặp sự xuất hiện khá phổ biến cấu trúc câu đặc biệt này được sử dụng để miêu tả loài vật. Và đây cũng là một nét đặc sắc trong ngôn từ nghệ thuật của tản văn Y Phương, trong đó xuất hiện hàng loạt hình ảnh được liệt kê, nằm trong cách nói tăng cấp, “Tô đậm” nhiều lần các tính chất, trạng thái, hoạt động, mầu sắc….của đối tượng thẩm mỹ được miêu tả.

Đây là hình ảnh đàn bò được miêu ta thật độc đáo khi đặt vào khung cảnh núi rừng lúc chiều về: “Kế đó là tiếng Út ò gọi đàn. Tiếng đàn con bê… ề.., tìm mẹ. Tiếng mõ trâu lốc cốc vang từ cửa rừng vang ra. Cả một đàn bò đi nghiêng nghiêng như sắp rơi xuống vực. Thế mà con nọ lại húc vào mông con kia chạy đuổi nhong nhong như múa. Có con khác lại ngửa cổ lên trời rằng ối ôi cuộc đời ơi sao mà sướng thế” [13,63].

Đọc đọan văn, chúng ta tưởng như đang nhìn thấy những hình ảnh mang những âm thanh mộc mạc, ngộ nghĩnh đang nối đuôi nhau vui sướng di chuyển về với bản làng. Hàng loạt động từ xuất hiện liên tiếp như đẩy tốc độ di chuyển của đàn bò ngày một nhanh hơn, hình ảnh của đàn bò ngày một rõ nét hơn trong điểm nhìn dịch chuyển từ xa lại gần.

Cũng bằng phương thức tổ chức câu và từ ngữ ấy, nhà văn miêu tả một hình ảnh ngộ nghĩnh và đáng yêu và cũng hàm ẩn một triết lí nhân sinh sâu sắc: Trâu khổ thế mà còn được cười. Tạo hóa thật công bằng Người có khổ đến đâu cũng đừng chỉ có biết khóc?!: “không hiểu sao, trâu tự làm mất tiếng. Trâu chỉ biết cười thôi. Mỗi khi nhớ đồng

bọn, nó ngửi vào mùi nước đái. Thế là trâu ngửa mặt lên trời. Trâu cười. Mỗi lần trâu cười tôi thấy vui cả rừng cây con suối (…. Khổ như trâu mà còn được cười”. [14,66]

Trong tản văn “Tết Slíp Sli ăn thịt vịt”, khi tự hào kể về một phong tục cổ truyền của người Tày, tác giả viết: “Ngoài bánh gai Tết rằm tháng Bảy chúng tôi còn mổ vịt (…) nghĩa là tháng Bảy ăn thịt vịt. Chọn những con vịt béo nhất đàn. Một con dành để cúng tổ tiên. Một con cúng hồn ruộng lúa. Một con cúng vía trâu bò. Một con dành hẳn cho trẻ chăn trâu, mang theo ra đồng cỏ…” [14, 113].

Cấu trúc câu đặc biệt này của Y Phương đã liệt kê liên tiếp các hình ảnh cùng loại với số từ “một” được điệp lại bốn lần, nhịp điệu dồn dập gấp gáp như đã tượng hình cho một món ăn là “thịt vịt” liên tiếp được xuất hiện, và nó còn gợi liên tưởng cho niềm vui náo nức trong ngày Tết Rằm tháng bảy nơi quê núi này.

3.4.1.2. Thủ pháp “Điệp cấu trúc” gợi liên tưởng đến cấu trúc thơ trong tản văn của Y Phương.

Trong một số tản văn của Y Phương, chúng tôi thấy xuất hiện một hiện tượng khá thú vị: Có những câu văn được điệp lại nguyên vẹn hoặc điệp lại trong trạng thái bị tỉnh lược dần, hình thành cách tổ chức văn bản có vận dụng thủ pháp “Điệp cấu trúc” câu văn. Hiện tượng này vừa tạo ra những “âm vang” cho câu chữ, những “khoảng lặng thẩm mĩ” nằm giữa các câu văn, vừa là “dấu tích” cho sự “xâm nhập” của thơ vào văn xuôi.

Trong thơ, chúng ta cũng từng gặp thủ pháp “điệp cấu trúc” xuất hiện trong khá nhiều bài thơ.

“Ta biết người buồn chiều hôm trước (…)

“Ta biết người buồn sáng hôm nay” (Thâm Tâm – Tống biệt hành). Hay là: “Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cũng mù Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son….”

(Tố Hữu – Việt Bắc)

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí