Thành Lập Bạn Chỉ Đạo Nhằm Triển Khai Luật Thuế Tncn.

là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.

Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu, nhưng khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn. Số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu sẽ căn cứ vào giá thực tế tại thời điểm chuyển nhượng và người nộp thuế sẽ lựa chọn phương pháp tính thuế khoán hoặc áp dụng thuế suất 20% trên thu nhập ròng là phần chênh lệch giữa giá thực tế chuyển nhượng và mệnh giá.

Đối với khoản chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức chi trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên thì các tổ chức, cá nhân chi trả phải áp dụng thống nhất mức khấu trừ thuế 10% trên thu nhập chi trả (bất kể cá nhân nhận thu nhập có mã số thuế hay không); trừ những trường hợp có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính (ví dụ: phí đại lý bảo hiểm, đại lý vé số).

3.3. Thành lập Bạn chỉ đạo nhằm triển khai Luật Thuế TNCN.


Thủ tướng chính phủ cũng quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN. Theo đó, ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, tiến độ và các biện pháp triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan và các địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện luật, phải tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện của các bộ, ngành và các địa phương để báo cáo Thủ tướng mỗi quý một lần.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng phải đề xuất, đôn đốc các bộ, cơ quan sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ đạo triển khai Luật thuế TNCN ở

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đúng các chương trình, kế hoạch và biện pháp của Ban chỉ đạo Trung ương đề ra.

Ban chỉ đạo Trung ương hoạt động theo quy chế do Trưởng ban quyết định. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về hoạt động của Ban; quyết định về quy chế hoạt động và việc phối hợp giữa các thành viên của Ban chỉ đạo; thay mặt Thủ tướng quyết định những chủ trương, biện pháp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng để triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN và các nhiệm vụ đề ra. Ban Chỉ đạo Trung ương có Tổ thường trực giúp việc đặt tại Bộ Tài chính. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh làm Phó trưởng ban.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng chủ động thành lập các Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế TNCN tại địa phương để tập trung sự chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất: Thực hiện chỉ thị số 22/2008/CT-TT ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Luật Thuế TNCN, ngày 29/8/2008 UBND TP. Hà Nôi đã có Quyết định số 462/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế TNCN trên địa bàn, theo đó đích thân Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Mạnh Hiến, trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo, để cùng với các phó Ban và thành viên là đại diện lãnh đạo Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Lao động thương binh xã hội... Hiện tại Cục thuế TP Hà Nội đã ủy nhiệm cho Sở Công Thương thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của các đơn vị, văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, các đại sứ quán, tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan báo chí nước ngoài. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp, các ngành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác triển khai Luật Thuế TNCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Ngày 15/9/2008, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế TNCN cấp tỉnh do ông Chu Phạm Ngọc Hiến - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm thường trực và các phó

trưởng ban là Cục trưởng Cục Thuế, phó giám đốc Sở Tài chính... Ở cấp huyện giao cho chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch triển khai Luật thuế. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN; triển khai thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương, bảo đảm đúng tiến độ nội dung yêu cầu đề ra. Đồng thời phân công các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách theo dõi, kiểm tra việc triển khai Luật Thuế TNCN của các huyện, thị xã, thành phố; tổng hợp, đánh giá tình hình trên địa bàn để báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương vào tháng cuối mỗi quý, đồng thời ngay trong năm 2008 phải tập trung chỉ đạo hoàn thành việc đăng ký thuế TNCN trên địa bàn toàn tỉnh.‌

Triển khai áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam - 7

4. CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ THUẾ, KHAI THUẾ, NỘP THUẾ.

4.1. Những điểm mới trong thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp và quyết toán thuế.

Có rất nhiều điểm đổi mới đã được thể hiện trong Thông tư 84/2008/TT-BTC mà nay là Thông tư 62 thể hiện là:

Về đăng ký thuế: Theo tờ khai đăng ký thuế đối với người có thu nhập cao trước đây, các đơn vị chi trả phải thực hiện kê khai trên 20 chỉ tiêu, ngoài ra còn cần ảnh, tên đơn vị chi trả... trên cơ sở giản lược tối đa phần việc của người thực hiện, mẫu tờ khai đăng ký thuế TNCN đã được thiết kế chỉ còn 11 chỉ tiêu phải kê khai, không cần có ảnh và không cần khai đơn vị chi trả thu nhập, để tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả đơn vị chi trả thu nhập và cá nhân nộp thuế. Thông tư 84 cũng hướng dẫn rõ, tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân nộp thuế đã có mã số thuế được sử dụng luôn mã số đã có mà không cần phải đăng ký lại, cá

nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế chỉ phải đăng ký một lần tại nơi mà cá nhân thấy thuận tiện nhất.

Về khai thuế, nộp thuế: Theo luật thuế GTGT, thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì cá nhân kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán, nộp thuế kê khai sẽ phải kê khai và nộp thuế hàng tháng, khi chuyển sang nộp thuế TNCN, những cá nhân này sẽ chỉ phải tạm khai thuế theo quý, tương tự, cá nhân nộp thuế khoán ổn định, đang nộp thuế theo tháng cũng chuyển sang nộp thuế theo quý, tức là thay vì phải khai thuế, nộp thuế 12 lần trong năm như trước kia nay chỉ phải khai thuế, nộp thuế 4 lần/năm. Khi thời gian và công sức cho việc kê khai, nộp thuế giảm 8 lần/năm cũng đồng nghĩa với việc giảm đáng kể thời gian và chi phí cho việc khai thuế, nộp thuế của cả xã hội.

Kế thừa quy định của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Thông tư 84 cũng hướng dẫn về cơ bản cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, không phải kê khai thuế tháng. Trách nhiệm khai thuế, khấu trừ thuế thuộc về đơn vị chi trả thu nhập. Các đơn vị chi trả thu nhập cũng chỉ phải khai số thuế đã khấu trừ hàng tháng nếu số thuế đã khấu trừ trong tháng lớn hơn 5 triệu đồng, trường hợp dưới 5 triệu đồng/tháng thì đơn vị chi trả được khai theo quý.

Về quyết toán thuế: Để giảm thiểu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải quyết toán thuế, Thông tư 84 quy định, chỉ những cá nhân có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng, cá nhân có số thuế trong năm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp, cá nhân yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa mới phải thực hiện quyết toán thuế. Đặc biệt, những cá nhân nộp thuế khoán sẽ không phải thực hiện quyết toán thuế mà số thuế này sẽ được xác định ngay từ đầu năm trên cơ sở sự phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và hội đồng tư vấn thuế xã, phường. Với quy định này thì theo tính toán của các cơ quan quản lý, trong tổng số 1,7 triệu cá nhân kinh doanh trong

cả nước thì dự kiến vào năm 2010 chỉ có 200 - 250 nghìn cá nhân phải thực hiện quyết toán thuế TNCN. Tương tự trong khoảng 10 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cũng chỉ khoảng 250 - 300 nghìn cá nhân phải quyết toán thuế.

Một điểm mới nữa trong các thủ tục kê khai nộp thuế là việc cấp chứng từ thu nộp thuế. Hiện tại tương ứng với mỗi sắc thuế có một loại chứng từ nộp thuế. Riêng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sử dụng 2 loại chứng từ nhưng cả 2 loại này đều do cơ quan chi trả thu nhập cấp (gồm chứng từ cho các khoản thu nhập phải khấu trừ 10% và biên laic ho các khoản thu nhập phải nộp thuế) nên rất phức tạp. Khắc phục nhược điểm này, Bộ Tài chính đã hướng dẫn đơn vị chi trả sử dụng một loại chứng từ là chứng từ khấu trừ thuế để cấp cho các cá nhân có thu nhập đã bị khấu trừ thuế; còn biên lai thuế chỉ sử dụng để cấp cho cá nhân trưc tiếp nộp thuế tại cơ quan thuế.

Những điểm cần lưu ý khi kê khai thuế TNCN:

Về cơ bản hệ thống tờ khai thuế TNCN được thiết kế đơn giản và khoa học với các nội dung rõ ràng, rành mạch. Để hỗ trợ, cơ quan thuế đã ban hành hướng dẫn cách thức kê khai cụ thể đối với từng nội dung trên từng mẫu tờ khai, nên chắc chắn người nộp thuế sẽ dễ dàng và thuận lợi khi kê khai. Điều cần lưu ý các đơn vị chi trả thu nhập và các cá nhân nộp thuế, trong quá trình kê khai, nếu có nội dung nào chưa rõ thì cần liên hệ với cơ quan thuế để được giải đáp cụ thể. Bắt đầu từ tháng 12/2008 hệ thống cơ quan thuế từ TW đến địa phương đã thiết lập hệ thống đường dây nóng, nhằm giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc về thuế TNCN nói chung và việc kê khai thuế TNCN nói riêng để đảm bảo việc thực thi luật được thuận lợi.

Cũng theo quy định của Luật quản lý thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đầy đủ các loại chứng từ, tài liệu quy

định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Trong trường hợp người nộp thuế không đáp ứng đủ các điều kiện tự kê khai thuế thì cơ quan quản lý sẽ thực hiện ấn định thuế. Quy định này hoàn toàn phù hợp với Điều 10 của Luật Thuế TNCN, theo đó “... Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, dẫn đến không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế, thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”

4.2. Chuẩn bị cấp mã số thuế cho người nộp thuế.

Vai trò của việc cấp mã số thuế

Một kinh nghiệm được xem là “chìa khóa” thành công của việc triển khai Luật thuế TNCN là việc cấp mã số thuế TNCN. Từ ngày 1/1/2009 Luật thuế TNCN chính thức được áp dụng. Luật quy định tất cả các cá nhân nằm trong diện nộp thuế TNCN cùng với những người thuộc diện giảm trừ gia cảnh (vợ, chồng, con cái, bố mẹ...) đều phải có mã số thuế riêng, mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời . Cũng theo Thông tư hướng dẫn thì cá nhân muốn được tính giảm trừ cho người phụ thuộc phải đăng ký và có mã số thuế. Bởi vì, chỉ khi có mã số thuế, cơ quan thuế mới kiểm soát được thu nhập của đối tượng nộp thuế; khi có mã số thuế, cơ quan thuế mới có thể đối chiếu được việc khai báo có chân thực hay không.

Do đó ngay sau khi Luật thuế TNCN được thông qua, Tổng cục Thuế đã xây dựng và trình Bộ Tài chính duyệt kế hoạch cấp mã số thuế cho tất cả các đối tượng có thu nhập thuộc diện chịu thuế. Căn cứ vào kế hoạch đó, Tổng cục Thuế đã có công văn chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát các đối tượng cần cấp mã số thuế; đồng thời thực hiện cấp ngay mã số thuế cho các đơn vị, cơ quan chi trả thu nhập và các cá nhân đang thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Với các tổ chức cá nhân khác sẽ thực hiện kê khai, cấp dần mã số thuế trong năm 2009.

Nếu có mã số thuế đối tượng nộp thuế sẽ được hưởng các quyền lợi sau: được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo; được lựa chọn cách tính thuế TNCN theo mức thuế suất có lợi nhất; được hoàn thuế TNCN nếu nộp thừa; được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện.

Triển khai công tác cấp mã số thuế:

Thuế TNCN là sắc thuế có độ bao quát rộng, đối tượng chịu thuế lớn, ước tính sẽ có tới khoảng 15 triệu người được đăng ký để cấp mã số thuế. Trong đó, lớn nhất là người làm công ăn lương từ 11 - 11,5 triệu người; sau đó là cá nhân kinh doanh khoảng 2 triệu người; tiếp đến là nhà đầu tư vốn, chứng khoán khoảng 1 triệu người; còn lại là các trường hợp khác khoảng 500 ngàn người. Nhưng thời gian đầu, sẽ tập trung hoàn thành việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế đối với 3 nhóm đối tượng là các tổ chức chi trả thu nhập, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh dịch vụ và những cá nhân đang thuộc diện nộp thuế thu nhập cao, ước tính đối tượng nộp thuế TNCN được đưa vào diện quản lý thuế khoảng 3 triệu người.

Ví dụ:

Những khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán thì phải chịu thuế TNCN.

Để nộp thuế phải thực hiện một vài thủ tục, trong đó bước đầu tiên và quan trọng nhất là đăng ký thuế. Nếu là người thường xuyên có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán hoặc bạn đăng ký thuế TNCN theo thuế suất 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì cần phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.

Bắt đầu bằng việc điền đầy đủ thông tin cá nhân vào Mẫu đăng ký số 01-ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC. Sau đó, nộp mẫu đăng ký đó và bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu cho Chi cục nơi đối tượng cư trú (Có thể lấy mẫu tờ khai tại công ty chứng khoán). Thời gian được nhận mã số thuế TNCN và thẻ mã số thuế cá nhân trong vòng 5 đến 10 ngày kể từ khi nộp hồ sơ đăng ký thuế đến cơ quan thuế. Trong trường hợp đã có mã số thuế, bạn có thể tiếp tục sử dụng mã số đó để thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN.

Nhìn chung thực hiện theo các bước trên thì quy trình đăng kí thuế và đăng kí cấp mã số thuế như trên thì có vẻ dễ dàng. Nhưng thực tế triển khai các công tác trên thực sự gặp phải nhiều vướng mắc phát sinh.

Những vướng mắc khi triển khai đăng ký cấp mã số thuế:

Thực tế là số lượng người đến cơ quan thuế làm thủ tục đăng ký mã số thuế quá tải khiến công tác này gặp rất nhiều khó khăn. Đây là vấn đề mà Cục thuế Hà Nội và một số Cục thuế khác gặp phải trong quá trình triển khai đăng ký và cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế trên địa bàn mình.

Trước thời điểm 31/12/2008 khoảng một, hai tuần do lo ngại việc đăng ký mã số thuế sau ngày 31/12/2008 sẽ bị phạt, hàng trăm người dân tới xếp hàng từ 4h sáng trước cổng Cục Thuế Hà Nội chờ đăng ký, trong khi cơ quan này chỉ có 2 cửa tiếp nhận, tương đương với khả năng phục vụ chỉ 40 - 50 người/ngày. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, Cục Thuế Hà Nội đã tăng lên 11 cửa tiếp nhận nhưng vẫn quá tải. Trước tình trạng trên, Cục Thuế Hà Nội quyết định áp dụng phương án giãn thời hạn đăng ký mã số thuế đến hết tháng 1/2009, những trường hợp chưa kịp hạn ngày 31/12/2008 sẽ tiếp tục đăng ký và không bị phạt.

Ngay khi việc giãn thời hạn nói trên được công bố cùng các giải pháp mà Cục Thuế Hà Nội đưa ra, lượng người tới đăng ký cấp mã số thuế đã giảm hẳn. Ghi nhận chiều 31/12/2008 chỉ có khoảng 20 trường hợp đến đăng ký,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022