Sắp Xếp, Đánh Giá Lại Đội Ngũ Cán Bộ Ngành Thuế.

tự tính, tự khai, tự nộp thuế, được quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ về thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; được gia hạn nộp thuế; được đón tiếp trân trọng, thân thiện gần gũi khi giao dịch với cơ quan thuế, công chức thuế. Chính điều đó đã là động lực khiến ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, và các cá nhân khi áp dụng Luật thuế TNCN ngày càng hoàn thiện.‌

Càng gần ngày Luật Thuế TNCN có hiệu lực công tác tuyên truyền càng được quan tâm chú trọng. Tổng cục Thuế đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng nội dung chính sách thuế TNCN để đông đảo quần chúng nhân dân biết và tự giác thực hiện.


2. ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGÀNH THUẾ.

Năng lực của mỗi cán bộ thuế có ý nghĩa quyết định trong việc kiểm soát TNCN từ đó để thực thi Luật thuế TNCN. Hiện nay, để triển khai có hiệu quả Luật thuế TNCN, ngành thuế đã điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan thuế, đồng thời rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hướng tăng cường những cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị tham gia quản lý thuế TNCN.

2.1. Sắp xếp, đánh giá lại đội ngũ cán bộ ngành thuế.


Việc Luật quản lý thuế chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2007 đã tạo những bước tiền đề vô cùng thuận lợi khi triển khai áp dụng Luật thuế TNCN vào cuộc sống.

Luật quản lý thuế đã tạo điều kiện để thay đổi, kiện toàn lại bộ máy quản lý, theo đó tổ chức bộ máy của 19 Phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 24 Chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được chuyển đổi, sắp xếp lại theo mô hình chức năng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới.

Sau gần 2 năm thực hiện Luật quản lý thuế, công chức viên chức thuế được phân loại, đánh giá, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên nghiệp theo chức năng quản lý. Đặc biệt, nhận thức cũng như trình độ chuyên môn của mỗi công chức, viên chức thuế được nâng cao hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao đặc biệt là khi Luật Thuế TNCN được triển khai vào 1/1/2009 vừa qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cũng trong năm 2009, Tổng cục Thuế sẽ có hướng dẫn chỉ đạo việc triển khai sắp xếp, chuyển ngạch thanh tra viên thuế cho cán bộ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo thực hiện tốt Luật Quản lý thuế.

2.2. Tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ.

Triển khai áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam - 6


Ngành thuế đã triển khai tập huấn rất kỹ về nội dung và kỹ năng quản lý cho toàn thể đội ngũ cán bộ thuế trong cả nước, đặc biệt là những cán bộ liên quan trực tiếp đến quản lý thuế TNCN.

Ngoài đội ngũ là cán bộ ngành thuế, Tổng cục thuế cũng có chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền đối với đội ngũ có liên quan mật thiết đến công tác triển khai áp dụng Luật Thuế TNCN vào đời sống: ngoài đội ngũ là cán bộ công chức ngành thuế Thủ đô (3.535 người) đối tượng đầu tiên mà Cục Thuế Hà Nội tập trung tuyên truyền là hệ thống các báo cáo viên, tuyên truyền viên, thông tin viên thuộc Ban Tuyên giáo các cấp, cán bộ chủ chốt các cấp chính quyền, các ngành, các cơ sở Đảng, tiếp đến là các nhóm đối tượng nộp thuế. Theo kế hoạch, khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về thuế TNCN, Cục thuế sẽ triển khai tập huấn nội dung văn bản này đến các đối tượng là các cơ quan chi trả thu nhập; đại lý thuế, cá nhân kinh doanh. Hay Cục thuế Thanh Hóa đã tổ chức cho 100% cán bộ công chức được tập huấn về Luật Thuế TNCN, toàn thể cán bộ lãnh đạo từ tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố và toàn thể cán bộ công chức toàn ngành thuế. Thời điểm Luật

thuế TNCN có hiệu lực càng đến gần thì công tác tập huấn nghiệp vụ, xây dựng tài liệu dùng cho báo cáo viên càng được đẩy mạnh.

Cùng với những nỗ lực đó, ngành thuế đang khẩn trương hoàn tất việc xây dựng các quy trình, biện pháp nghiệp vụ theo hướng vừa đề cao chức trách của cán bộ trong việc kiểm tra, kiểm soát vừa khơi dậy năng lực năng động, sáng tạo trong bản thân mỗi công chức. Ngành thuế tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ; điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ công chức để phát huy hơn nữa hiệu quả quản lý; đồng thời tổ chức thi tuyển công chức vào ngành để bổ sung lực lượng cho các Cục thuế, Chi cụ Thuế còn thiếu.‌

Nâng cao nhận thức cho cán bộ ngành thuế: Bên cạnh việc tập trung đẩy nhanh đào tạo các kỹ năng chuyên sâu cho cán bộ thuế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng, toàn ngành thuế tập trung đào tạo về văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp đảm bảo đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có văn hóa ứng xử văn minh lịch sự. Ngoài ra, với những cán bộ có thành tích tốt, ngành thuế sẽ có hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời, nhằm thúc đẩy họ vươn lên phần đầu quản lý thuế TNCN nói riêng và quản lý thuế nói chung ngày càng tốt hơn, góp phần đưa Luật Thuế TNCN sớm phát huy hiệu quả trong cuộc sống.

3. CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT.

3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.


Khi mà thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực đã đến rất gần thì công tác chuẩn bị các điều kiện hạ tầng để triển khai Luật đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, không chỉ đối với ngành thuế, mà còn đối với cộng đồng xã hội. Trong đó có việc triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế TNCN.

Ngay từ thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007 khi Bộ Tài chính mới bắt đầu nghiên cứu soạn thảo dự án Luật thuế TNCN thì Ban Tin học Tổng cục Thuế (nay là Cục ứng dụng CNTT) đã triển khai các công việc nghiên cứu, nắm bắt các nội dung của dự án luật, nhằm xác định quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý để phân tích, xây dựng quy trình quản lý thuế, theo đó đã lập dự án tin học hóa quản lý thuế TNCN. Trước mắt, để phục vụ cho yêu cầu quản lý thuế TNCN vào đầu năm 2009, ngành thuế đã tiến hành nâng cấp các ứng dụng hiện có. Dự kiến, đến hết quý II/2009 sẽ đưa các ứng dụng mới vào xử lý tờ khai và đến thời điểm đầu năm 2010, các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế TNCN sẽ được hoàn chỉnh để tin học toàn bộ.

Quy trình quản lý thuế TNCN bắt đầu bằng việc đăng ký cấp mã số thuế và các ứng dụng CNTT được xây dựng ngay từ khâu này. Đối với cá nhân có phát sinh thu nhập độc lập mà tự kê khai với cơ quan thuế thì ngay thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực ngành thuế sẽ ban hành tờ khai thu nhập tạm nộp để người nộp thuế kê khai số ước thu nhập hàng tháng, hàng quý và nộp lại cho cơ quan thuế. Tờ khai đó sẽ được xử lý bằng CNTT để xác định nghĩa vụ thuế ban đầu của người nộp thuế. Đối với cá nhân làm công ăn lương, sau khi được cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế, tờ khai được chuyển đến cơ quan thuế và được nhập vào hệ thống ứng dụng để phân định nghĩa vụ nộp thuế của từng cá nhân. Dự kiến vào cuối năm 2009 hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế sẽ được phát triển mở rộng, nâng cấp thêm phần xử lý tờ khai quyết toán thuế của từng cá nhân. Đến đầu năm 2010, cá nhân có thu nhập chịu thuế sẽ phải lập từng bản quyết toán thuế riêng (gọi là tờ khai quyết toán thuế năm) để nộp cho cơ quan thuế, sau đó sẽ được xử lý bằng các ứng dụng tin học trong quản lý. Ước tính đến năm 2010, số tờ khai quyết toán thuế năm nộp cho cơ quan thuế sẽ lên tới khoảng 3 - 4 triệu tờ khai.

Ngoài ra cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều để đọc và phân tích tờ khai, nhằm khắc phục triệt để các lỗi sai sót và tình trạng nộp tờ khai không đúng hạn, chuẩn bị điều kiên tốt nhất để triển khai kê khai thuế qua mạng.

Những khó khăn gặp phải:

Thuế TNCN là sắc thuế đặc thù, người nộp thuế TNCN có thu nhập tại nhiều địa bàn khác nhau trong khi đó việc thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý mới ở giai đoạn manh nha, nên chắc chắn việc triển khai các ứng dụng CNTT vào quản lý sẽ không dễ. Hơn thế nữa, hệ thống ứng dụng CNTT hiện hành của ngành thuế đang bị phân tán theo chức năng quản lý của từng đơn vị. Cấp Chi cục Thuế quản lý các hộ, các doanh nghiệp nhỏ và tự quản lý toàn bộ dữ liệu, xử lý thông tin hàng ngày. Còn cấp Cục Thuế quản lý các doanh nghiệp vừa, lớn và dữ liệu, thông tin cũng được Cục Thuế lưu, xử lý phục vụ các tác nghiệp hàng ngày. Cấp Tổng cục Thuế không quản lý dữ liệu các đối tượng nộp thuế mà khi cần cơ quan cấp dưới sẽ chuyển thông tin tổng hợp mang tính chất thống kê, phục vụ cho công tác phân tích chỉ đạo.

Với thuế TNCN, do đặc thù một cá nhân có thể có thu nhập tại nhiều địa bàn khác nhau, nên việc phân cấp tổ chức cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT như hiện nay sẽ không phù hợp. Do đó, ngành thuế cũng đang có kế hoạch thay đổi tổng thể mô hình kiến trúc ứng dụng CNTT, chuyển dần từ mô hình xử lý phân tán sang mô hình xử lý tập trung, theo đó, sẽ tập trung toàn bộ dữ liệu tại cấp trung ương, còn các cấp dưới sẽ thực hiện vai trò nhập dữ liệu.

Với một khối lượng công việc lớn như vậy gây khá nhiều khó khăn cho ngành thuế nhất là trước thời điểm 1/1/2009 khi Luật Thuế TNCN có hiệu lực. Đối với lĩnh vực tin học cần phải có thông tư hướng dẫn cụ thể từng mẫu, biểu và các quy trình nghiệp vụ, nhưng hiện tại vẫn chưa có thông tư nào hướng dẫn về thuế TNCN. Ngoài ra, nguồn nhân lực đáp ứng việc vận hành,

quản lý và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học trong quản lý thuế hiện nay cũng là cả một vấn đề lớn, người giỏi về tin học lại hạn chế trong các nghiệp vụ kế toán, thống kê và ngược lại. Hơn thế nữa, việc giữ chân và thu hút được nhân lực giỏi về CNTT làm việc trong ngành cũng đang là bài toán khó.

Biện pháp khắc phục:


Trước những khó khăn đó, ngành thuế đang gấp rút cùng với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, hoàn thành các văn bản hướng dẫn theo các trình tự, quy trình nghiệp vụ cụ thể, từ đó sẽ nâng cấp các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ quản lý, nhằm đáp ứng tốt nhất khi triển khai áp dụng Luật thuế TNCN. Song hành với việc gấp rút hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật, Tổng cục Thuế đang kiện toàn và nâng cấp hệ thống phần mềm máy tính hiện có, đầu tư bổ sung đầy đủ trang thiết bị tin học cho những nơi còn thiếu để đáp ứng được nhu cầu quản lý thuế trong giai đoạn đầu, đảm bảo sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin trong toàn hệ thống thuế.

Với vấn đề nguồn nhân lực, Cục ứng dụng CNTT cũng đã kiến nghị với Tổng cục Thuế có một cơ chế hợp lý để “thu dụng nhân tài”, đồng thời Cục cũng chủ động bồi dưỡng, đào tạo những kỹ năng cần thiết cho cán bộ công chức, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời đảm bảo sử dụng và khai thác tốt các chương trình ứng dụng, vừa nâng cao hiệu suất, hiệu quả quản lý thuế vừa tránh lãng phí số máy móc thiết bị đã trang bị.

Đây không còn là hình thức vận động, khuyến khích nữa mà là yêu cầu bắt buộc, có cơ chế kiểm tra giám sát cụ thể, phấn đấu trong năm 2009, toàn ngành sẽ thực hiện quản lý điều hành qua mạng điện tử, xóa bỏ chế độ báo cáo qua hình thức công văn thư từ, vừa lãng phí, vừa không kịp thời.

3.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho quá trình triển khai Luật thuế TNCN.

Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành thuế đã khẩn trương hoàn tất những công việc chuẩn bị để triển khai Luật Thuế TNCN từ ngày 01/01/2009. Theo đó, ngày 08/09/2008 Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN từ trung ương đến địa phương. Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2008/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNCN. Trước khi ban hành, dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành về thuế TNCN đã được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, các đoàn thể, các hiệp hội và nhân dân; đăng tải trên website ngành thuế. Tiếp đó đã nghiên cứu xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hướng dẫn thu nộp thuế TNCN đối với cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang. Các văn bản hướng dẫn thi hành đã được hoàn thiện và ban hành trong tháng 9/2008 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Thông tư 84: Ngày 30/9/2008, thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp ký ban hành Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN cùng với các rất nhiều mẫu đăng ký liên quan như mẫu tờ khai đăng ký thuế TNCN, mẫu tờ khai khấu trừ thuế TNCN, tờ khai quyết toán thuế, tờ khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc...

Thông tư 62: Ngày 27/3/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư mới số 62/2009/TT-BTC hướng dẫn bổ sung và chi tiết hơn cho việc áp dụng Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009 (Thông tư 84), có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các khoản thu nhập phát sinh từ ngày 01/01/09. Thông tư 62 mới ban hành bao gồm những điểm chinh sau:

Mở rộng phạm vi các khoản thu nhập không chịu thuế.

Ví dụ như đối với người nước ngoài thông tư 62 có quy định một số khoản thu nhập không chịu thuế như: Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam (mức trưoj cấp xác định căn cứ trên hợp đồng lao động); khoản tiền học phí bậc phổ thông cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam; tiền vé máy bay khứ hồi một lần một năm cho

người nước ngoài về phép... Tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ sẽ chịu thuế TNCN theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế.

Và các khoản thu nhập không chịu thuế khác: Đối với các khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động; các khoản lơi ích như chi phí hội viên, dịch vụ giải trí...; các khoản chi để đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động...

Hướng dẫn bổ sung về người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh.

Thông tư 62 hướng dẫn những điều kiện bắt buộc để xác định người phụ thuộc trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động. Theo những điều khoản hướng dẫn này, người phụ thuộc trong độ tuổi lao động phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) bị tàn tật không có khả năng lao động và (ii) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng thấp hơn 500.000VND. Đối với người phụ thuộc ngoài độ tuổi lao động thì chỉ cần thỏa mãn điều kiện thứ hai. Ngoài ra có quy định một số điểm khác.

Thông tư 62 cũng hướng dẫn chi tiết các chứng từ chứng minh người phụ thuộc, thủ tục kê khai cho nhiều trường hợp khác nhau; xác định rõ các khoản bảo hiểm bắt buộc được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế, bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Hướng dẫn khấu trừ và kê khai thuế TNCN đối với các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công.

Thông tư 62 hướng dẫn cụ thể hơn về việc khấu trừ và kê khai các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công.

Ví dụ: Đối với chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký tại trung tâm giao dịch, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí