Những Vấn Đề Vướng Mắc Khi Thực Hiện Quá Trình Giãn Nộp Thuế Tncn.

quả của chính sách kích thích tiêu dùng trong gói giải pháp kích thích nền kinh tế của chính quyền Bush.

Vì thế Việt Nam cũng không nên trông chờ vào biện pháp kích cầu qua thuế vì đấy chỉ là biện pháp nhất thời và vẫn dựa trên cái “nền” cũ. Phải cải cách, thay đổi cái “nền”, tức là khắc phục những bất ổn của kinh tế vĩ mô đó mới là giải pháp căn cơ. Nhưng có thể khẳng định rằng biện pháp này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc tăng lương.

6.2. Trình tự, thủ tục giãn nộp thuế TNCN.


Trình tự thủ tục mà đối tượng chịu thuế TNCN phải thực hiện để được giãn nộp thuế khá đơn giản:

Đối với cá khoản thu nhập phải khấu trừ thuế: tổ chức, cá nhân chi trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế TNCN cho các đối tượng được giãn nộp thuế, khi trả thu nhập vẫn tính số thuế phải khấu trừ và thông báo cho cá nhân nhận thu nhập biết số thuế khấu trừ được tạm giãn nộp; hàng tháng vẫn phải lập tờ khai số thuế đã khấu trừ theo quy định hiện hành và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để cơ quan thuế nắm được số thuế phát sinh nhưng được giãn nộp thuế.

Đối với các khoản TNCN nộp thuế phải trực tiếp kê khai với cơ quan thuế.

Cá nhân thuộc đối tượng được giãn nộp thuế có các khoản thu nhập theo quy định phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế vẫn phải lập và nộp tờ khai thuế theo quy định hiện hành.

Số thuế được giãn nộp, cá nhân có thu nhập giữ lại trong thời gian được giãn. Đến tháng 5 năm 2009, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định việc xử lý số thuế được giãn nộp này, khi đó sẽ thực hiện theo quyết định của Quốc hội.

6.3. Những vấn đề vướng mắc khi thực hiện quá trình giãn nộp thuế TNCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 27/2009 ban hành vào ngày 6/2/2009 trong thời gian giãn nộp thuế, cá nhân cá thu nhập sẽ được giữ lại số thuế TNCN được giãn nộp và sau đó có nộp lại hay miễn nộp luôn sẽ phải chờ Quốc hội quyết định vào tháng 5 tới. Còn nơi chi trả thu nhập, thay vì tạm khấu trừ thuế TNCN nay chỉ cần tính toán, thông báo số thuế được giãn nộp cho cá nhân đó biết và lập tờ khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Chính sách giãn nộp thuế TNCN này tác động đến khá nhiều đối tượng nộp thuế, trong đó

theo thống kế chỉ riêng tại TP Hồ Chí Minh, con số này đã lên tới 2 triệu người.8

Triển khai áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam - 10

Tuy nhiên từ đầu tháng 1/2009 đến trước ngày nhận được hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Cục thuế vẫn triển khai thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước đúng theo Luật Thuế TNCN. Như vậy, việc hướng dẫn chậm không những làm cho người được giãn thuế bị thiệt hại mà còn phát sinh rắc rối: sẽ giải quyết như thế nào với số thuế TNCN đã lỡ khấu trừ và nộp vào ngân sách nhà nước? Một vấn đề cũng khiến các đơn vị chi trả thu nhập hết sức lo lắng là trách nhiệm của họ khi thực hiện chính sách.

Một vài thắc mắc như là: “Nếu sau này Quốc hội bắt nộp lại mà người được giãn thuế bỏ việc xù luôn không tự giác nộp lại thì làm sao? Trách nhiệm của đơn vị chi trả thu nhập đến đâu?” Không chỉ đơn vị chi trả, ngay cả người được giãn thuế cũng có nỗi lo riêng. Mục tiêu của việc giãn thuế là để “kích cầu” nhưng nếu chi tiêu hết số thuế được giãn thì lấy đâu ra nếu sau này bắt nộp lại? Và nếu nộp lại thì nộp cho ai; đơn vị chi trả hay tại Kho bạc Nhà nước? Về vấn đề này, cơ quan thuế khẳng định nếu sau này Quốc hội quyết định phải nộp lại số thuế TNCN được giãn nộp, thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập sẽ không chịu trách nhiệm về số thuế không thể thu hồi được do


8 Tạp chí Thuế tháng 3/09

cá nhân đã nghỉ việc... Tuy nhiên, quy định cụ thể và cuối cùng về số thuế được giãn nộp nói trên vẫn phải chờ quyết định của Quốc hội vào tháng 5 tới.

Hay có những điểm không ổn về mặt pháp lý trong văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo Thông tư 27/2009, cá nhân có thu nhập sẽ được giữ lại thuế TNCN trong thời gian giãn nộp trong khi điều 27 NĐ100/2008 của Chính phủ lại quy định thuế TNCN phải được thu trước khi chi trả thu nhập. Như vậy, việc hướng dẫn trên phải chăng trái luật và rủi ro về pháp lý nếu thực thi? Việc cho cá nhân giữ lại số thuế giãn nộp, chưa khấu trừ theo hướng dẫn tại Thông tư 27/2009 của Bộ Tài chính là không trái với NĐ100/2008 vì văn bản của Bộ Tài chính được ban hành dựa trên nghị quyết số 30/2008 của Chính phủ ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó về chính sách tài chính, tiền tệ có biện pháp về triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN theo hướng hỗ trợ khó khăn cho một số đối tượng nộp thuế.

6.4. Hoàn trả khoản thuế TNCN đã tạm thu


Một trong những điểm đáng chú ý về các loại thu nhập được giãn nộp thuế cá nhân là diện giãn thuế đã bao gồm cả những thu nhập có nguồn gốc trong năm 2008 như tiền lương, tiền thưởng... nhưng chi trả vào năm 2009. Riêng đối với số thuế thu nhập của người có thu nhập cao phải nộp trong năm 2008 nhưng chưa nộp hoặc qua kiểm tra phát hiện, thực hiện truy thu không thuộc diện được giãn thời hạn nộp thuế.

Cụ thể, theo hướng dẫn tại Công văn số 1823/BTC - TCT cơ quan thuế phải hoàn thành các thủ tục để hoàn trả lại số thuế TNCN thuộc diện được giãn đã được đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước.

Các đơn vị chi trả thu nhập đã tạm khấu trừ thuế nhưng chưa nộp vào ngân sách Nhà nước sẽ được hoàn trả theo trình tự:

Bộ phận kế toán (tài vụ) lập bảng kê các trường hợp đã tạm khấu trừ thuế TNCN (trong đó nêu cụ thể thu nhập chịu thuế, số thuế đã tạm khấu trừ của từng cá nhân) và trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

Căn cứ vào bảng kê đã được phê duyệt đơn vị chi trả thông báo cho các cá nhân tới nhận lại số thuế đơn vị đã tạm khấu trừ. Các cá nhân khi nhận lại số thuế đã tạm khấu trừ phải ký xác nhận vào bảng kê. Các trường hợp khấu trừ thuế đã cấp chứng từ khấu trừ cho người nộp thuế thì khi thoái trả số thuế đã tạm khấu trừ, đơn vị chi trả phải thu hồi chứng từ khấu trừ thuế đã cấp.

Thời điểm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả số thuế đã khấu trừ chậm nhất là ngày làm việc cuối cùng của tháng 2 tức là 28/2/2009.

Đối với các cơ quan, đơn vị không giữ lại số thuế TNCN của đối tượng được giãn thuế mà phải hoàn trả cùng với số thu nhập chi trả của tháng cho những đối tượng được giãn nộp thuế cùng với thu nhập chi trả.

Trong trường hợp đơn vị chi trả thu nhập đã khấu trừ thuế vào ngân sách Nhà nước thì phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế hoàn trả khoản tiền nằm trong diện được giãn nộp. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị hoàn thuế hợp lệ của đơn vị chi trả, cá nhân nộp thuế, cơ quan thuế kiểm tra và ra quyết định hoàn thuế gửi cơ quan Kho bạc để hoàn trả.

Thời gian hoàn trả chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đơn vị chi trả thu nhập nhận được số tiền thuế hoàn trả phải có trách nhiệm trả lại tiền thuế cho cá nhân có thu nhập trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được tiền hoàn thuế.

7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ TNCN‌

7.1. Những thuận lợi trong quá trình triển khai áp dụng Luật Thuế TNCN

7.1.1. Công tác chuần bị khá kỹ lưỡng trước thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực.

Việc triển khai Luật thuế TNCN có được những thuận lợi hết sức to lớn đó là sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, các địa phương. Để triển khai thành công, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai Luật thuế TNCN trong cả nước, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo trung ương để xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể trong phạm vi cả nước, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành phải đảm bảo các công việc để chuẩn bị cho việc triển khai chung.

Hơn thế nữa, công tác tuyên truyền phổ biến cho các đối tượng nộp thuế về nội dung cũng như các thủ tục để thực hiện kê khai thuế như đăng ký mã số thuế... những việc mà ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người nộp thuế cũng được thực hiện khá tốt, chu đáo và đầy đủ.

Tổng cục Thuế cũng thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ thuế sao cho đội ngũ này đủ khả năng và tinh thần để triển khai thực thi Luật thuế TNCN, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc và có ý thức phục vụ người nộp thuế một cách tốt nhất.

7.1.2. Nội dung tiến bộ của Luật Thuế TNCN khiến quá trình triển khai có những điểm thuận lợi.

Tính ưu việt của Luật Thuế TNCN là những người có gia cảnh khác nhau sẽ nộp thuế khác nhau, chứ không cào bằng và khi đưa vào thực hiện Luật Thuế TNCN, số người nộp thuế tăng không nhiều và mức thuế phải nộp thì ít đi. Khác với thuế thu nhập cao trước đây bởi tính thuế trực tiếp trên số thu nhập

thực chất, thuế TNCN có nhiều điểm mới như giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc, các tiêu chuẩn miễn trừ khác nhau trong các hoạt động kinh doanh về chứng khoán, bất động sản... Đây là những yếu tố mang tính kỹ thuật và nếu biết vận dụng, số thuế thu nhập sẽ giảm đi đáng kể. Hiểu được nội dung tiến bộ của Luật thuế cũng như tính toán được mức thuế thực tế phải nộp ít đi, rất nhiều đối tượng nộp thuế rất háo hức và ủng hộ khi Luật Thuế TNCN có hiệu lực. Họ chủ động tìm hiểu kĩ lưỡng các quy định mới của Luật thuế và chủ động khi thực hiện các thủ như đăng kí, kê khai thuế... vì thế việc triển khai áp dụng Luật Thuế TNCN vào thực tiễn cuộc sống cũng khá thuận lợi.

Ví dụ:


Đối với người có thu nhập từ bất động sản hay chứng khoán, việc tính thu nhập chịu thuế đều đi kèm với nhiều quy định về kỹ thuật liên quan đến việc giảm trừ... Theo quy định của luật, việc bán căn nhà duy nhất không phải nộp thuế thì người có nhiều bất động sản có thể vận dụng các quy định liên quan để thực hiện việc cho, tặng nhà cho người thân và nhờ họ đứng tên bán thì không phải tính thuế. Bản thân mình chỉ đứng tên bán một căn nhà thì cũng không phải chịu thuế. Hơn nữa, nhà được xác định tính thuế và xác nhận chuyển nhượng là nhà đất đã hoàn thành giấy tờ và đứng tên. Vì thế, người có nhiều nhà có thể vận dụng là bán nhà đến đâu thì làm giấy tờ chính thức đến đó để luôn được xác định tình trạng chỉ có một bất động sản duy nhất và không phải nộp thuế.

Như vậy, có rất nhiều cách vận dụng Luật Thuế để quyền lợi của người dân không những không bị ảnh hưởng mà còn có lợi cho họ hơn. Do đó không có lý do gì mà phần lớn các đối tượng nộp thuế không ủng hộ việc thực thi Luật thuế TNCN.

Hơn thế nữa, việc cải cách Luật Thuế TNCN cho phù hợp hơn với các quy tắc của thuế TNCN trên thế giới là một thuận lợi rất lớn khi triển khai áp dụng Luật thuế này. Bởi Luật thuế không chỉ điều chỉnh đối tượng nộp thuế là người Việt Nam mà còn điều chỉnh đối tượng là người nước ngoài. Việc

chỉnh sửa nội dung Luật phù hợp hơn với chuẩn chung thể hiện sự tiến bộ trong chính sách của Nhà nước Việt Nam và được đối tượng không cư trú ủng hộ.

7.2. Những khó khăn khi triển khai áp dụng Luật Thuế TNCN


Tuy có những điểm thuận lợi hết sức cơ bản nhưng những khó khăn gặp phải khi triển khai áp dụng Luật Thuế TNCN là vô cùng lớn. Nói chung là những khó khăn gặp phải nhiều hơn là thuận lợi.

7.2.1. Khó khăn trong khâu quản lý thu nhập.

Có thể khẳng định rằng, yếu tố tiền đề quyết định chất lượng, hiệu quả việc thực thi Luật thuế TNCN chính là công tác quản lý thu nhập dân cư. ở các nước phát triển, mọi giao dịch kinh tế phát sinh trong xã hội đều thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì vấn đề kiểm soát thu nhập dân cư khá thuận lợi, nhưng đối với Việt Nam, khi giao dịch tiền mặt còn phổ biến thì đây là một thách thức rất lớn. Do đó để giảm thiểu những rủi ro, thất thoát trong quản lý thuế, đảm bảo động viên đúng mức thu nhập, tạo sự công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa mọi cá nhân trong xã hội là một vấn đề rất khó khăn.

Một nghịch lý gần như hiển nhiên trên thực tế là những cá nhân có thu nhập hạn hẹp, chủ yếu là tiền công, tiền lương (hiện đang thực hiện trả lương qua tài khoản) thì bị kiểm soát chặt, hầu như không sót đồng nào, nhưng những người mà địa vị chính trị cho họ những đặc quyền đặc lợi từ việc nhận quà biếu, quà tặng bằng tiền thì việc kiểm soát thu nhập lại rất khó. Theo phân tích của cơ quan chức năng thì quà biếu quà tặng là một trong những khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN nên đơn vị chi quà tặng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế để tính vào thu nhập của cá nhân khi quyết toán. Nhưng với điều kiện hiện nay của Việt Nam, để kiểm soát được chính xác đầy đủ mọi khoản thu nhập của cá nhân trong nền kinh tế mà đặc

biệt là những khoản quà biếu tặng là rất khó. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng không phải tất cả các khoản quà tặng đều phải tính thuế mà chỉ có một số loại quà tặng nhất định là thuộc diện chịu thuế bao gồm cổ phiếu, bất động sản chuyển nhượng...

7.2.2. Khó khăn trong công tác triển khai Luật Thuế TNCN đối với đối tượng thuộc khu vực kinh tế phi chính thức.

Không đăng ký kinh doanh, không thực hiện thống kế kế toán, không hợp đồng lao động... khu vực kinh tế phi chính thức (các hộ và cá nhân kinh doanh) có thể là rào cản lớn nhất đối với việc thực thi Luật Thuế TNCN tại Việt Nam.

Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu một cách đơn giản nhất là các đơn vị sản xuất, kinh doanh cá thể không có giấy phép kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Nhận định về khối này, chuyên gia từ IDS Paris, ông Jean Pierre Cling (IDS Paris) cho rằng tuy chiếm tỷ lệ lớn về lao động và có đóng góp đáng kể cho GDP của Việt Nam, nhưng khối kinh tế phi chính thức đang nằm “ngoài lề” nền kinh tế.

Khó áp dụng Luật thuế TNCN đối với khu vực kinh tế phi chính thức bởi những lý do sau:

Quy mô nhỏ, không có địa điểm cố định nào là rào cản đầu tiên đối với việc xác định đối tượng nộp thuế từ khối kinh tế phi chính thức: Theo kết quả tổng hợp của IDS Paris, khối kinh tế phi chính thức chủ yếu là các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, số lao động bình quân chỉ 1,4 người. Đa số các đơn vị hoạt động dịch vụ, số đơn vị có hoạt động sản xuất, chế biến chỉ chiếm khoảng 20% nhưng phần lớn hoạt động bấp bênh. Trong số đó, chỉ có 20% có cơ sở sản xuất cố định.9


9 Trích thời báo Kinh té Việt Nam tháng 01/09

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022