Sử Dụng Thuật Ngữ “ Thu Nhập Được Miễn Thuế ” Thay Cho “ Thu Nhập Không Chịu Thuế ” Và Bổ Sung Một Số Khoản Thu Nhập Được Miễn Thuế.

nộp thuế cho Nhà nước. Do vậy không còn chỉ là thuế thu nhập với người có thu nhập cao nữa mà là thuế TNCN, tức là thuế thu nhập với phần đông dân cư của một đất nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế TNCN sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế.

2.4. Sử dụng thuật ngữ thu nhập được miễn thuếthay cho thu nhập không chịu thuếvà bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế.

Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN đã thay đổi, gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác. Cụ thể là bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ (tức là vẫn phải đóng thuế TNCN phần lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ không chênh lệch); lương hưu; tiền thưởng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ.

Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội như tố giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất

2.5. Áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế.

Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật thuế TNCN được đưa ra lấy ý kiến nhân dân Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế (có tính riêng đối với người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Tuy nhiên, điểm gây nhiều tranh cãi là ở chỗ, mức giảm trừ nên là bao nhiêu cho bản thân đối tượng nộp thuế và cho người phụ thuộc. Sau khi thảo luận khá sôi nổi và thẳng thắn, Quốc Hội đã biểu quyết thông qua mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng.

Có ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh như thế là thấp. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quan điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Theo đó, với mức thu nhập bình quân đầu người dự kiến cho năm 2009 là khoảng 1,5 triệu đồng/tháng thì mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế ở mức 4 triệu đồng/tháng có ý nghĩa rằng, chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế (và chỉ phải nộp đối với phần thu nhập vượt trên mức giảm trừ này). Những năm sau đó, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần tới mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên sẽ phải nộp thuế TNCN. Điều này có nghĩa là Luật sẽ tự động mở rộng diện tích đánh thuế để thực hiện nguyên tắc mọi công dân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập quá thấp) đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư. Tất nhiên, đến một thời điểm nào

đó, khi thu nhập và mức sống của dân cư đã tăng rất cao, Quốc Hội sẽ xem xét điều chỉnh mức giảm trừ này cho phù hợp với định hướng vừa phân tích ở trên. Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Những người phụ thuộc được giảm trừ khá rộng bao gồm: con chưa thành niên, con đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, con tàn tật không có khả năng lao động, các cá nhân khác không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức quy định của Chính phủ hoặc không có nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (gồm cha, mẹ, vợ, chồng, cô, dì, chú, bác, cháu) Luật không khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc (trong dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân, dự kiến khống chế mức

giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc là 10 triệu đồng/tháng).

Ví dụ:Nếu hai vợ chồng đi làm, thu nhập hàng tháng của chồng 10 triệu đồng, vợ 4,5 triệu đồng, hai con trong diện giảm trừ gia cảnh thì nên khai giảm trừ về phía người chồng sẽ có lợi hơn vì sẽ làm giảm thu nhập tính thuế. Cụ thể: người chồng khai 2 con là người phụ thuộc, thu nhập tính thuế của anh ta là 10 - 4 - 1,6 x 2 =2,8 triệu, thu nhập tính thuế của người vợ là: 0,5 triệu đồng; số thuế phải nộp của gia đình đó là: (2,8 + 0,5)x 5% = 165.000. Như vậy có thể thấy rõ so trước đây số thuế phải nộp của gia đình này đã giảm đI (trước đây là 500.000).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Việc mở rộng diện giảm trừ như trên cho những người phụ thuộc đảm bảo thực hiện công bằng trong điều tiết thu nhập và phù hợp với đạo lý xã hội của người Việt Nam, chắc chắn nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng.

2.6. Áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.


Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác. Đây là điểm mới

không chỉ so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành mà còn mới ngay cả đối với bản dự án Luật lấy ý kiến nhân dân. Nội dung mới này của Luật được Quốc Hội tiếp thu ý kiến nhân dân. Như vậy, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng thời, đấy cũng chính là một khoản “chi tiêu qua thuế” của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà nước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. Ví dụ một người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệu (thu nhập bình quân tháng 30 triệu) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt 10 triệu đồng. Khi đó 10 triệu này sẽ được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế và số thuế nhà nước giảm thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng. Có thể hiểu, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân góp vào quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ ủng hộ 8 triệu đồng.

2.7. Quy định giảm trừ chi phí cho cá nhân kinh doanh một cách hợp lý.


Cùng với việc chuyển cá nhân kinh doanh từ diện nộp thuế TNDN, Luật thuế TNCN đã quy định các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh. Về cơ bản, các khoản chi phí hợp lý được trừ này kế thừa các quy định hiện hành của Luật thuế TNDN. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán để làm cơ sở xác định chi phí hợp lý được trừ thì thu nhập chịu thuế được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ thu nhập chịu thuế quy định cho từng ngành.

2.8. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài.

Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh

và từ tiền lương, tiền công, Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài (cụ thể như bảng 1.3) Với biểu thuế mới này, tuy việc tính toán có phức tạp hơn (do tăng số lượng bậc thuế) nhưng lại đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, huy động sự đóng góp của nhiều người nhưng với mức độ vừa phải, thực hiện “góp gió thành bão”. Mặt khác, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và

sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng.

Ngoài ra, Luật còn quy định thuế suất cụ thể cho từng loại thu nhập áp dụng đối với cá nhân không cư trú với các mức thuế suất từ 1% đến 10% tính trên toàn bộ thu nhập phát sinh ở Việt Nam (không được trừ chi phí).

Tóm lại:Luật thuế TNCN hiện hành có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước, với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Với việc ban hành Luật thuế quan trọng này, hệ thống thuế của chúng ta đang hướng đến phù hợp hơn với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống công bằng và hiện đại hơn.


CHƯƠNG II‌

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

1. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỂN.

Luật thuế TNCN được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 21/11/2007 và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Đây là luật thuế mới áp dụng các quy định theo thông lệ quốc tế với diện điều chỉnh rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượngnên có tính nhạy cảm cao, chính vì vậy mà công tác tuyên truyển nội dung luật được xem là mũi nhọn chủ yếu khi triển khai áp dụng Luật thuế TNCN vào cuộc sống.

1.1. Mục đích của công tác tuyên truyền.


Mục đích cao nhất của cơ quan thuế là thông qua công tác tuyên truyền làm cho cộng đồng dân cư nắm được sự cần thiết phải ban hành Luật Thuế TNCN; những nội dung cơ bản của luật; những nội dung mới so với chính sách thuế đang được áp dụng; những tiến bộ so với cách quản lý thuế hiện hànhtừ đó giúp người dân nâng cao ý thức giác ngộ để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. ở một khía cạnh khác, công tác tuyên truyền cũng là kênh thông tin phản hồi để Cục Thuế thu nhận ý kiến từ phía những người chấp hành chính sách thuế để kịp thời có những sửa đổi bổ sung phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Trên cơ sở tổ chức điều tra nhu cầu của người nộp thuế, đồng thời thông qua việc theo dõi, phát hiện những hạn chế bất cập trong quá trình chấp hành pháp luật thuế, ngành thuế còn có thể nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa toàn bộ nội dung và phương pháp tuyên truyền, phân loại các đối tượng để chọn lựa cách thức tiếp cận hiệu quả, nhằm nâng cao sự đồng thuận, sự hiểu

biết của người nộp thuế, sự đồng tình, chia sẻ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và toàn thể người dân xã hội.

1.2. Phương thức tuyên truyền.


Các cục Thuế tổ chức tuyển truyền: Đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền Luật thuế TNCN, thời gian qua các Cục thuế đã triển khai rất nhiều phương pháp linh hoạt. Ví dụ: Cục Thuế thành phố Hà Nội trong năm 2008 đã thực thi nhiều biện pháp với quyết tâm lớn là đảm bảo ít nhất 90% người dân trên địa bàn hiều biết và thực hiện hiệu quả Luật Thuế TNCN. Khó khăn hơn các luật thuế khác, Luật Thuế TNCN có diện điều chỉnh rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, vì vậy ngay từ đầu năm 2008, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nội dung luật trên toàn địa bàn. Kết thúc 9 tháng, Cục Thuế đã tổ chức 38 hội nghị với 11.500 lượt người tham dự; đã cấp phát miễn phí gần 100.000 tờ rơi, 22.000 tập tài liệu tuyên truyền Luật Thuế TNCN; đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đăng tải 40 tin, bài phóng sự, ảnhđặc biệt Cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, Báo Hà Nội mới để đăng tải nhiều bài viết về các vấn đề liên quan. Đây được xem là một kênh hữu hiệu để truyển tải rộng rãi nội dung Luật tới quảng đại quần chúng.


Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Có các chương trình 1


Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Có các chương trình tìm hiểu về Luật thuế TNCN trên các kênh của đài Truyển hình Việt Nam. Đây quả thực là các chương trình vô cùng bổ ích và phần lớn mọi người có thể tham gia theo dõi. ở các chương trình này, các tình huống thuế TNCN mà mọi người thắc mắc được giải đáp rõ ràng giúp cho người dân nắm vững được Luật thuế TNCN cũng như giải tỏa những vướng mắc của họ trong quá trình tìm hiểu và áp dụng Luật thuế TNCN.



Tuyên truyền về ngày thuế có hiệu lực trên đường phố Tp HCM Công tác tuyên 2


Tuyên truyền về ngày thuế có hiệu lực trên đường phố Tp.HCM


Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được đặt lên hàng đầu. Theo đó người nộp thuế được hưởng nhiều quyền lợi từ việc thực hiện cơ chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022