Một Số Quy Định Về Phạm Vi, Đối Tượng Chịu Thuế Trong Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chưa Bao Quát Được Các Khoản Thu Nhập Chịu Thuế Thu Nhập Cá

định dựa theo chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc mức lương tối thiểu, Luật thuế thu nhập cá nhân xác định một con số cụ thể. Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 4.000.000 đồng/người/tháng; đối với người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng mức giảm trừ là 1.600.000 đồng/người/tháng. Hiện nay với sự biến động của giá cả hàng hóa mức quy định này là thiếu tính khả thi, vì vậy Quốc hội và Chính phủ liên tục ban hành các chính sách thuế cho phù hợp (Quốc hội đã có Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2009 hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân; Quốc hội ban hành Nghị quyết 08/2011/QH13 ngày 6 tháng 8 năm 2011 ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân). Kể từ ngày 01/7/2013 Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực pháp lý, mức giảm trừ gia cảnh được quy định là: mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 9 triệu đồng/người/tháng, mức giảm trừ đối với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ người /tháng. Tuy nhiên, việc quy định này vẫn thể hiện sự bất cập nhất định đó là:

Thứ nhất, việc xác định mức giảm trừ gia cảnh dựa theo mức ước tính bình quân tăng trưởng GDP, chỉ số CPI... là con số khập khiễng, không chính xác. Đời sống của nhân dân gắn với thu nhập thường liên quan chặt chẽ với chỉ số CPI và mức thu nhập, đó là thước đo rõ ràng nhất giá trị của thu nhập. Trong lộ trình phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta đang hướng tới thống nhất về một mức lương tối thiểu chung cho cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp. Vì vậy giải pháp khoa học và hữu hiệu nhất trong việc xác định thu nhập chịu thuế là căn cứ vào mức lương tối thiểu. Theo cách tính này, thu nhập chịu thuế tự động thay đổi so với sự biến động của mức lương

tối thiểu. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh hợp lý nhất là 7 lần mức lương tối thiểu cho người nộp thuế (năm 2014 dự kiến lương tối thiểu là 1,65 triệu đồng thì mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11,55 triệu); 3 lần mức lương tối thiểu cho người phụ thuộc (năm 2014 dự kiến mức lương tối thiểu là 1,65 triệu đồng thì mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 4,95 triệu đồng) [52].

Thứ hai, việc quy định chung mức đánh thuế cho mọi đối tượng ở tất cả mọi địa phương là chưa hợp lý. Cần phải dựa vào đặc thù kinh tế xã hội ở từng miền, vùng, nông thôn và thành thị, nhất là ở những đô thị lớn có mức sống đắt đỏ để đảm bảo mặt bằng chung cho phù hợp, bởi cùng mức thu nhập nhưng sống ở thành phố thì hoàn toàn khác với nông thôn.

2.3.2.3. Một số quy định về phạm vi, đối tượng chịu thuế trong Luật thuế thu nhập cá nhân chưa bao quát được các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước

Việc xác định thu nhập hiện nay chưa hiệu quả, nhà nước chỉ quản lý được thu nhập của đối tượng làm việc theo hợp đồng (mức thu nhập theo hợp đồng) còn những khoản thu nhập không theo hợp đồng hoặc thu nhập từ cá nhân làm ngành, nghề tự do thì việc xác định là hầu như không thể, chủ yếu là dựa vào việc tự kê khai của đối tượng nộp thuế. Nhiều khoản thu nhập có tính chất tương tự nhưng không thuộc đối tượng chịu thuế như thu nhập từ lãi tiền gửi, thu nhập từ chuyển nhượng thẻ hội viên sân golf... nên chưa điều tiết được các khoản thu nhập này.

Ví dụ: Lãi suất tiền gửi hiện nay bình quân khoảng 0,7% /tháng. Người gửi 1 tỷ đồng mỗi tháng thu được 7 triệu đồng. Như vậy lãi suất tiền gửi sẽ lớn hơn thu nhập bình quân của người làm công ăn lương, và không có tính rủi ro như đầu tư chứng khoán và mức thu nhập này cũng ổn định. Việc không quy định lãi tiền gửi là đối tượng nộp thuế nhà nước sẽ mất một

khoản thu tương đối nhất là các trường hợp gửi số tiền lớn tại các tổ chức tín dụng.

Bộ Tài chính nhận định, một số quy định về phạm vi, đối tượng chịu thuế trong luật hiện hành chưa bao quát được các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước. Nhiều khoản thu nhập có tính chất tương tự như các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong luật như: thu thuế đối với thu nhập từ ủy quyền bán nhà, đất mà người ủy quyền có quyền định đoạt tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng thẻ hội viên sân golf do chưa được quy định trong luật.... nên chưa điều tiết được đối với các khoản thu nhập này [28].

Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc cũng cho rằng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Việc quy định tiền lương, tiền công, hoa hồng môi giới, tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học... của người lao động thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, nhưng quà biếu bằng tiền, hiện vật cho cá nhân ngoài doanh nghiệp, tổ chức... lại không chịu thuế là chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng về thu nhập, chưa quản lý nguồn thu nhập có khả năng không minh bạch [50].

2.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 8

2.4.1. Về mặt thuận lợi

Việc triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua đạt được kết quả khả là nhờ có những thuận lợi vô cùng to lớn, đó là:

- Sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các cấp, của Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Luật thuế tỉnh Quảng Ngãi, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành. Nhiều khâu công việc và những vấn đề

khác liên quan đã được Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thống nhất chi tiết, chu đáo, từ công tác tuyên truyền hướng dẫn chính sách, tập huấn nghiệp vụ, cung cấp tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng đến quần chúng nhân dân biết và thực hiện.

- Trong các năm qua kinh tế Quảng Ngãi tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng cao, khu kinh tế Dung Quất đã và đang là động lực to lớn, trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi phát triển thuận lợi.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính thuế cũng được đẩy mạnh theo kế hoạch chung của cả tỉnh. Trong cải cách hành chính thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo mục tiêu đơn giản và giảm thiểu các thủ tục hành chính cho các tổ chức chi trả thu nhập và đối tượng nộp thuế theo hướng tận dụng tối đa những giấy tờ đã có, hạn chế yêu cầu người nộp thuế phải xác nhận những giấy tờ không cần thiết như: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, các giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế cá nhân.

- Mặt khác, trong quá trình triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân, toàn ngành thuế đang thực hiện kiện toàn và nâng cấp hệ thống phần mềm máy tính hiện có để đáp ứng nhu cầu quản lý thuế trong giai đoạn mới. Do vậy trong quá trình triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân đã có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin từ việc cấp mã số thuế cá nhân đến công tác giám sát kê khai, quyết toán thuế.

- Ngoài ra, ngành thuế đang trong quá trình đẩy mạnh các hình thức dịch vụ công để phục vụ cho công tác cấp mã số thuế cá nhân, thành lập các bộ phận chuyên trách để trả lời, giải đáp, hướng dẫn chính sách thuế. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai cơ chế "một cửa liên thông", thành lập tổ thường trực để phục vụ các yêu cầu của đối tượng nộp thuế, phát động

các phong trào xây dựng văn hóa công sở với mục tiêu phục vụ nhanh nhất, hiệu quả nhất cho người nộp thuế.

2.4.2. Về mặt khó khăn

Thực tế cho thấy, mặc dù công tác tuyên truyền Luật thuế thu nhập cá nhân đã được đẩy mạnh và tăng cường trong từng thời kỳ, song việc nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng còn hạn chế. Nguyên nhân là do trình độ dân trí của số đông người dân chưa theo kịp xu thế hội nhập, một bộ phận dân cư không quan tâm vì thu nhập của họ chưa đến mức chịu thuế hoặc họ đã được cơ quan chi trả tính vào nộp thuế thay; một bộ phận trí thức còn phân vân, do dự, nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của chính sách thuế thu nhập cá nhân.

Trong quá trình quản lý thuế cho thấy còn nhiều đối tượng nộp thuế, bao gồm cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực hiện tốt chế độ kế toán theo quy định. Cụ thể năm 2012 100% hộ kinh doanh và trên 50% doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đều đăng ký nộp thuế khoán do không tổng hợp được hóa đơn chứng từ thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành [47, tr. 6]. Do vậy, trong quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng vẫn phải áp dụng hình thức thu khoán, khi thu khoán thì không tránh khỏi áp đặt, tùy tiện vừa phức tạp trong quản lý lại không khuyến khích, thúc đẩy người dân tích cực kinh doanh để mang lại nhiều thu nhập, trên cơ sở đó tăng mức nộp thuế cho nhà nước. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì mức tính thuế khoán dựa vào thu nhập trung bình của hộ kinh doanh/tháng. Mức thu nhập trung bình do cá nhân kinh doanh tự khai báo hoặc cơ quan thuế dựa vào ngành nghề kinh doanh để ước lượng (do không có đầy đủ hóa đơn chứng từ nên không chứng minh được thu nhập cụ thể) [54]. Vì vậy, việc áp dụng mức thuế không chính xác mà chỉ mang tính ước lượng không thể tránh khỏi áp đặt, tùy tiện. Điều này có thể làm cho nhà nước mất đi khoản

thu nếu áp dụng mức thuế quá thấp hoặc không khuyến khích người dân kinh doanh nếu áp dụng mức thuế cao hơn mức thu nhập chịu thuế trên thực tế.

Luật thuế thu nhập cá nhân cho phép cá nhân có thu nhập tự kê khai người phụ thuộc, vì vậy nếu người nộp thuế tự giác khai đúng thì thu đủ thuế, nếu người nộp thuế cố ý khai sai, khai gian thì cơ quan thuế khó kiểm soát, vừa mất công, tốn kém mà hiệu quả không cao. Hiện nay việc quản lý thuế thu nhập cá nhân chưa có tính đồng bộ do chưa có sự phân cấp quản lý đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì, đơn vị chi trả thu nhập có thể kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại chi cục thuế nơi đơn vị đóng trụ sở hoặc tại Cục thuế tỉnh [54]. Như vậy, trường hợp hai đơn vị chi trả thu nhập có trụ sở tại một địa phương (huyện) nhưng kê khai nộp thuế tại hai nơi khác (tại cục thuế và chi cục thuế) là phổ biến. Trong khi đó việc liên kết và thống nhất quản lý giữa các cơ quan trên địa bàn là rất khó do việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế chưa hoàn thiện và đồng bộ. Trường hợp nhiều cá nhân cùng thực hiện kê khai cùng một người phụ thuộc diễn ra nhưng cơ quan thuế không thể kiểm soát.

Hiện nay ngành thuế đang cố gắng đầu tư áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Nhưng đến nay, những ứng dụng này chưa hoàn thiện và đồng bộ đã gây nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện Luật.

Trong quá trình triển khai thực hiện Luật chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát được mọi nguồn thu thu nhập của từng cá nhân do nguồn hình thành thu nhập của cá nhân đa dạng và phức tạp. Hiện nay, những nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương thì có thể kiểm soát qua đơn vị chi trả thu nhập, nhưng đối với những khoản thu nhập của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ngành nghề độc lập (bác sĩ, luật sư...) thì khó kiểm soát được.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã giúp tác giả tổng hợp chính xác kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua. Đây là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá chính xác công tác thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh, kịp thời có những biện pháp khắc phục hạn chế, đề xuất kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nhằm thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân có hiệu quả hơn. Việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu quả góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra là "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI


3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Luật thuế thu nhập cá nhân được chính thức ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2007 đã thực sự đánh dấu bước ngoặt quan trọng, góp phần làm tăng số lượng các sắc lệnh thuế và cũng làm tăng nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo tính công bằng và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, tạo sự ổn định về kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua vẫn thể hiện nhiều hạn chế: Trình độ hiểu biết pháp luật, biết thông tin về Luật thuế cũng như ý thức chấp hành pháp luật của một số đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập vẫn chưa cao; nhiều đối tượng nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không trung thực thu nhập với cơ quan có thẩm quyền, cố ý trốn tránh trách nhiệm nộp thuế của mình đối với nhà nước. Về cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ ngành thuế chuyên trách trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân còn ít về số lượng, chưa thường xuyên được khảo sát về chất lượng hoạt động và có chính sách đào tạo nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ trợ tư vấn pháp luật cho đối tượng nộp thuế. Hạn chế trong việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua còn xuất phát từ nguyên nhân về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở tỉnh trong việc triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân chưa có sự phân cấp, thống nhất hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập đến mức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023