hình đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi hoạt động là cơ sở để thực hiện chính sách xã hội hoá. Từng bước chuyển đổi một số bộ phận của đơn vị, hoặc thành lập các đơn vị trực thuộc sang hạch toán tự cân đối thu – chi, đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển các cơ sở y tế công từ nguồn vay vốn Ngân hàng Phát triển, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư phát triển các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở y tế tuyến cơ sở, tuyến huyện và tuyến tỉnh.
Xây dựng cơ chế tài chính minh bạch, quy định chi tiết về các tài sản công (ví dụ: đất đai, cơ sở hạ tầng, nhân lực, thương hiệu...) được sử dụng trong liên doanh, liên kết và huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cho y tế. Đồng thời, cần có cơ chế kiểm soát việc chỉ định và sử dụng dịch vụ y tế liên doanh, liên kết nhằm đảm bảo chất lượng KCB đi đôi với hiệu quả về kinh tế cũng như đảm bảo tính công bằng trong CSSK.
Trong thời gian tới, cần thúc đẩy phát triển hệ thống y tế tư nhân (đặc biệt là các bệnh viện tư, bệnh viện đầu tư nước ngoài...) là trọng tâm của chính sách huy động nguồn lực xã hội cho y tế, thay cho việc huy động đầu tư tư nhân cho các dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ bán công, dịch vụ liên doanh, liên kết trong các bệnh viện công lập.
Tiến hành nghiên cứu đánh giá về các nguồn đầu tư ngoài ngân sách cho y tế, các hình thức liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh viện công, dự báo tác động của tình hình tư nhân hoá một phần các bệnh viện công và đưa ra các đề xuất giải pháp để kiểm soát tình hình này.
3.3.3. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa phương
Trên thực tế, việc quyết toán và thanh toán của cơ quan BHXH địa phương còn chậm, không kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chi tiêu của đơn vị, nhất là chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên và trả nợ tiền thuốc, vật tư tiêu hao của các nhà thầu.
Do đó, luận văn nghiên cứu kiến nghị cơ quan BHXH địa phương cần thực hiện nhanh chóng việc quyết toán và thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế nói chung và bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới nói riêng. Theo đó, giám đốc BHXH địa phương cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ các
quy định về tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán chi KCB BHYT với các cơ sở KCB tại Điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và điều 15 Quyết định số 1399/QĐ-BHXH. Cụ thể: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở KCB, cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB một lần bằng 80% chi phí KCB BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở KCB... Trường hợp sau 15 ngày đầu của quý, cơ sở KCB chưa gửi báo cáo quyết toán quý trước, cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB một lần bằng 80% chi phí KCB BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước quý liền kề của cơ sở KCB...
Tiểu kết chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Tác Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
- Định Hướng Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
- Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Trên cơ sở đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ở chương 2 kết hợp với định hướng quản lý tài chính nêu ở phần đầu chương 3, luận văn đã đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện này: nhóm giải pháp chung, và nhóm giải pháp khác. Cuối cùng, trong chương 3 học viên đưa ra 3 kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội tại địa phương để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý bệnh viện bệnh viện, muốn thành công thì phải được tiến hành cùng với quá trình đổi mới toàn diện hoạt động bệnh viện và đổi mới quản lý chung đối với việc cung ứng dịch vụ y tế theo luật khám chữa bệnh, quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ y tế.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 85/2012/NĐ-CP và nghị định 16/2015/NĐ-CP tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính, giúp Bệnh viện chủ động hơn trong việc quản lý các nguồn thu chi, phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm tăng nguồn thu, tiết kiệm chi hiệu quả, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời thu nhập của cán bộ y tế cũng tăng lên. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của Bệnh viện vẫn còn gặp nhiều hạn chế: trong việc quản lý tài chính.
Với đề tài “Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Trình bày nội dung của quản lý tài chính trong bệnh viện công lập và nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện công lập
2. Trên nền tảng cơ sở khoa học đó, luận văn tập trung vào phân tích việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới từ đó đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trong quản lý tài chính tại bệnh viện.
3. Đề ra các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực gắn với mục tiêu quản lý tài chính. Và chiến lược phát triển bệnh viện trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội tại địa phương để tạo môi trường thuận lợi cho bệnh viện phát triển và làm tốt công tác quản lý tài chính.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (2015), Đề án quy hoạch phát triển bệnh viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Bình
[2] Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (2015, 2016, 2017) Báo cáo tài chính năm, Quảng Bình
[3] Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (2015, 2016, 2017), Báo cáo chi tiết thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, Quảng Bình
[4] Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (2015, 2016, 2017), Bảng đối chiếu dự toán và tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại kho bạc, Quảng Bình
[5] Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (2015, 2016, 2017), Quy chế chi tiêu nội bộ, Quảng Bình
[6] Bộ Y tế, Bộ Tài Chính (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT- BTC về quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữ các bệnh viện cùng hạn trên toàn quốc, Hà Nội
[7] Bộ Y tế (2010), Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-
CP trong hệ thống bệnh viện công lập, Hà Nội
[8] Bộ Y tế, Ngân hàng thế giới (2011), Báo cáo Phân tích việc thực hiện Chính sách tự chủ bệnh viện trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, Hà Nội
[9] Bộ Y tế (2017), Thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế, Tạp chí Tài chính
[10] Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội
[11] Chính phủ (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 về hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Hà Nội
[12] Chính phủ (2012), Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012, về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá khám dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội
[13] Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
[14] Gia Bảo (2018), Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ: Hướng đi đúng cách làm hay, Tạp chí Cộng sản
[15] Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam (2010), Tài chính bệnh viện ở Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm (dự thảo), Hà Nội
[16] Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB chính trị quốc gia
[17] Lương Ngọc Khuê (2014), Giáo trình Quản lý bệnh viện, NXB Y học Hà Nội
[18] Nguyễn Thị Lan Anh, Hoàng Thị Hải Yến (2017), Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện công trong cơ chế tự chủ tài chính, Tạp chi Tài Chính.
[19] Vũ Văn Hóa, Lê Văn Hưng (2009), Giáo tình Tài chính công, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
[20] Vũ Xuân Phú (2012), Khái niệm cơ bản về kinh tế y tế và tài chính y tế, Nhà xuất bản lao động xã hội
[21] www.phusannhidanang.org.vn/ke-hoach-phat-trien-bv/303-bao-cao-tong-ket- nam-2016-cua-benh-vien-phu-san-nhi-da-nang.