Tóm Tắt Kết Quả Hệ Số Cronbach’S Alpha Thang Đo Các Nhân Tố Tác Động


(Nguyễn Đình Thọ 2011, trang 240). Số lượng bảng câu hỏi ban đầu được phát đi để thu thập là 300 bảng. Bảng câu hỏi thu thập được sàng lọc và kiểm tra tính hợp lệ cũng như phù hợp với tiêu chuẩn phạm vi nghiên cứu thì số lượng bảng câu hỏi còn lại được đưa vào xử lý là 200 bảng.

Thời gian thu thập dữ liệu: Từ 01/04/2014 đến 30/06/2014.

3.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy

3.3.1 Thống kê mô tả dữ liệu

Bảng câu hỏi gửi đến khách hàng được khảo sát bằng hình thức: Khảo sát trực tiếp đến từng khách hàng.

Khảo sát trực tiếp: Có 300 bảng khảo sát đã được gửi đến 3 chi nhánh và các PGD trực thuộc tại TP.HCM của ngân hàng MHB là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Kết quả thu được 234 câu trả lời (tỷ lệ hồi đáp 78%), trong đó có 200 câu trả lời hợp lệ và 34 câu trả lời bị loại do trả lời chưa đầy đủ hoặc trả lời không hợp lệ.

Như vậy, tổng số mẫu hợp lệ được thu thập qua khảo sát trực tiếp 200 mẫu là , thỏa mãn điều kiện số mẫu phải lớn hơn 145 ở trên, đạt trung bình 200/29 = 6.9 mẫu quan sát / biến.

3.3.2 Thống kê mô tả biến định tính

Thống kê mô tả biến định tính (Phụ lục C) như sau:

Về giới tính: Trong 200 người được khảo sát có 81 nam giới chiếm 40.5%, 119 nữ giới chiếm 59.5 %, tỷ lệ khách hàng là nữ và nam tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng MHB là khác nhau không nhiều, gần ngang nhau.

Về độ tuổi: Kết quả khảo sát độ tuổi sử dụng dịch vụ NHĐT cho thấy có 25 khách hàng có độ tuổi dưới 25 chiếm tỷ lệ 12.5 %, 116 khách hàng có độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tỷ lệ 58 %, 46 khách hàng có độ tuổi từ 35 đến 45 chiếm tỷ lệ 23 % và 13 khách hàng trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 6.5 %. Khách hàng có độ tuổi 25- 35 và 35- 45 chiếm tỷ lệ cao sử dụng dịch vụ NHĐT có thể là do nguyên nhân ở độ tuổi này thì hầu hết khách hàng là người đi làm có thu nhập ổn định và dễ chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT trong các giao dịch hàng ngày. Lượng khách hàng có độ tuổi dưới 25 cũng sử dụng dịch vụ này khá nhiều và khách hàng có độ tuổi trên 45 thì ít đi.


Về trình độ học vấn: Kết quả thống kê về trình độ học vấn cho thấy khách hàng có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 92.5 %, khách hàng có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 4.5%, khách hàng có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ khá thấp 3 %.

Về nghề nghiệp: Kết quả thống kê về nghề nghiệp cho thấy nhân viên văn phòng chiếm đa số với 69.5%, tiếp theo là nhà kinh doanh 14,5%, còn lại phân phối cho các ngành nghề khác, thấp nhất là học sinh, sinh viên với 4%.

Về thu nhập: Thông tin về thu nhập cho thấy tỷ lệ khách hàng có thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm 57.5%, khách hàng có thu nhập từ 10 đến 15 triệu chiếm 21%, khách hàng có thu nhập trên 15 triệu chiếm 16.5%, khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu là 5%.

3.3.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa vào hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Một thang đo được xem là có giá trị khi chúng đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường đó không có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên, được cụ thể bằng việc đo đi đo lại nhiều lần cùng một sự việc sẽ cho ra kết quả ổn định (trong đó có chấp nhận một sai số hợp lý). Thang đo có độ tin cậy cao khi thang đo đó có hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6. Đồng thời các biến phải có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) ≥ 0.3 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, trang 24).

3.3.3.1 Thang đo các khái niệm thành phần

Bảng 3.1 : Tóm tắt kết quả hệ số Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố tác động


Biến

quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s

alpha nếu loại biến

1. Hữu ích cảm nhận (PU)

PU1

13.81

7.401

.671

.810

PU2

13.97

7.336

.675

.809

PU3

14.01

7.558

.647

.817

PU4

13.99

7.462

.663

.812

PU5

14.02

7.572

.612

.826

Cronbach’s Alpha (PU): 0.846

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - 9


2. Dễ sử dụng cảm nhận (PEU)

PEU1

17.25

14.761

.751

.902

PEU2

17.43

14.910

.763

.900

PEU3

17.34

15.070

.727

.905

PEU4

17.43

14.859

.759

.901

PEU5

17.31

14.418

.754

.902

PEU6

17.29

14.315

.819

.892

Cronbach’s Alpha (PEU): 0.916

3. Kiểm soát hành vi cảm nhận (PBC)

PBC1

7.19

2.087

.718

.815

PBC2

7.23

2.100

.749

.783

PBC3

7.22

2.293

.730

.803

Cronbach’s Alpha (PBC): 0.857

4. Thông tin hệ thống (IF)

IF1

3.81

.768

.854

.0

IF2

3.71

.870

.854

.0

Cronbach’s Alpha (IF): 0.921

5. Chuẩn mực chủ quan (SN)

SN1

10.36

5.629

.511

.671

SN2

10.41

5.308

.559

.642

SN3

10.07

5.699

.595

.628

SN4

10.27

5.907

.419

.726

Cronbach’s Alpha (SN): 0.728

6. Rủi ro cảm nhận (PR)

PR1

12.63

30.605

.792

.945

PR2

12.76

30.696

.818

.941

PR3

12.70

29.998

.886

.933

PR4

12.85

29.626

.880

.934

PR5

12.86

31.317

.836

.939

PR6

12.92

31.405

.842

.939

Cronbach’s Alpha (PR): 0.948

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phụ lục D

Kết quả thang đo của 6 thành phần với 26 biến quan sát của thang đo các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng NHĐT nhận thấy:

Thành phần hữu ích cảm nhận

Thang đo hữu ích cảm nhận có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.846 (> 0.6) và trong đó các biến đo lường thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng nhỏ


nhất là 0.612 (>0.3). Điều đó cũng cho phép kết luận rằng các thành phần này đạt yêu cầu và có thể sử dụng để phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.

Thành phần dễ sử dụng cảm nhận

Thành phần dễ sử dụng cảm nhận có trị số Cronbach’s Alpha trung bình là 0.916 (>0.6) và hệ số tương quan biến tổng đạt chuẩn cho phép, thấp nhất là 0.727 (>0.3). Do đó tất cả quan sát của thành phần này đều được giữ lại chúng sẽ tiếp tục được dùng cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.

Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận

Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0.857 (>0.6). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt chuẩn cho phép thấp nhất là 0.718 (>0.3) nên các biến này đều được giữ lại và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Thành phần thông tin hệ thống

Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0.921 (>0.6). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt chuẩn cho phép thấp nhất là 0.854 (> 0.3). Như vậy không có biến nào bị loại và chúng sẽ tiếp tục được dùng cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.

Thành phần chuẩn mực chủ quan

Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0.728 (>0.6) Các hệ số tương quan biến tổng đạt chuẩn cho phép, thấp nhất là 0.419 (>0.3) nên các biến này vẫn được sử dụng trong phép phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Thành phần rủi ro cảm nhận

Thành phần rủi ro cảm nhận có trị số Cronbach’s Alpha trung bình là 0.948 (>0.6) và hệ số tương quan biến tổng đạt chuẩn cho phép, thấp nhất là 0.792 (>0.3). Như vậy không có biến nào bị loại và chúng sẽ tiếp tục được dùng cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.


3.3.3.2 Thang đo quyết định sử dụng

Bảng 3.2 : Tóm tắt hệ số Cronbach’s alpha thang đo quyết định sử dụng


Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

1. Quyết định sử dụng (Y)

Y1

13.81

7.401

.671

.810

Y2

13.97

7.336

.675

.809

Y3

14.01

7.558

.647

.817

Cronbach’s Alpha (Y): 0.869

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phụ lục D

Thành phần quyết định sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.869 (>0.6), ngoài ra hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép, thấp nhất là 0.665 (>0.3). Do đó tất cả các biến quan sát của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong bước tiếp theo.

Tóm lại, kết quả khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo quyết định sử dụng NHĐT đạt yêu cầu với hệ số Cronbach's Alpha >0.6. Tất cả 3 biến trong thành phần này sẽ được dùng trong phân tích EFA tiếp theo.

3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy ta tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ, tóm tắt các dữ liệu và tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Khi thực hiện phân tích nhân tố ta tính hai giá trị:

+ Giá trị hội tụ: Thể hiện qua phần trăm phương sai trích được và trọng số nhân tố (factor loading). Cụ thể, trọng số nhân tố của biến xi phải có giá trị cao trên nhân tố mà xi là biến đo lường và thấp trên các nhân tố khác mà xi không có nghĩa vụ đo lường.

+ Giá trị phân biệt: Thể hiện qua số lượng nhân tố rút ra phù hợp với giả thuyết ban đầu hay không, đồng thời số lượng các nhân tố đảm bảo lý thuyết nhưng các biến bên trong cũng phải đảm bảo đúng vị trí so với lý thuyết.


Các tiêu chuẩn về số.

+ Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Trị số của KMO lớn (0.5 KMO

1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, trang 31).

+ Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading – còn gọi là trọng số nhân tố) lớn nhất của mỗi biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 (Hair et al., 1998).

+ Phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Nunnally và Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đình Thọ, 2009).

+ Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, trang 34).

3.3.4.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố tác động

Các thang đo gồm nhóm 6 nhân tố với 26 biến quan sát ban đầu sau khi kiểm định sự tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố EFA thể hiện như sau:

Bảng 3.3 : Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố tác động


KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.866

Approx. Chi-Square

3751.742

Bartlett's Test of Sphericity df

325

Sig.

.000


Tên nhân tố

Biến quan sát

Nhóm nhân tố

1

2

3

4

5


Rủi ro cảm nhận (PR)

PR3

0.901





PR4

0.884





PR5

0.835





PR1

0.834





PR2

0.827





PR6

0.827






Dễ sử dụng cảm nhận (PEU)

PEU6


0.834




PEU4


0.816




PEU2


0.800




PEU5


0.738




PEU1


0.721




PEU3


0.706





Kiểm soát hành vi, thông tin hệ thống (PBC)

IF1



0.857



IF2



0.822



PBC1



0.701



PBC2



0.626



PBC3



0.619




Hữu ích cảm nhận (PU)

PU1




0.807


PU3




0.744


PU2




0.726


PU5




0.698


PU4




0.686



Chuẩn mực chủ quan (SN)

SN2





0.751

SN3





0.730

SN1





0.730

SN4





0.616

Giá trị riêng


9.690

3.075

2.112

1.734

1.472

Phương sai

trích %


18.640

16.699

12.777

12.294

9.138

Cộng %


18.640

35.339

48.117

60.410

69.549

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phụ lục E.

Qua kết quả phân tích EFA, hệ số KMO and Bartlett's Test của thang đo các yếu tố tác động khá cao 0.866 và thỏa mãn yêu cầu 0.5 ≤ KMO ≤ 1, với mức ý nghĩa 0 (sig=0.000) cho thấy phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Mức Eigenvalue là 1.472 > 1, các biến quan sát trong bảng đều có trọng số > 0.5. Ta có 5 nhân tố được rút ra từ 26 biến quan sát với tổng phương sai trích được là 69.549%. Con số


này cho biết khả năng sử dụng 5 nhân tố này để giải thích cho 26 biến quan sát là 69.549%, phương sai trích đạt yêu cầu lớn hơn 50%.

Nhóm nhân tố thứ nhất – Rủi ro cảm nhận

F1 = PR1+ PR2 + PR3 + PR4 + PR5

Không có biến quan sát nào có hệ số chuyển tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Nhóm nhân tố này nói đến mức độ rủi ro cảm nhận của từng khách khàng trong quá trình sử dụng dịch vụ NHĐT, tên của nhân tố này được đặt theo mô hình ban đầu là “Rủi ro cảm nhận” nhân tố đại diện được ký hiệu là PR, được tính bằng trung bình cộng (Mean) của nhân tố PR1, PR2, PR3, PR4, PR5.

Như vậy có thể giải thích rằng khi khách hàng cảm nhận rủi ro của hệ thống càng cao thì họ có xu hướng giảm sử dụng dịch vụ NHĐT.

Nhóm nhân tố thứ hai - Dễ sử dụng cảm nhận

F2 = PEU1 + PEU2 + PEU3 + PEU4 + PEU5 + PEU6

Các biến quan sát này không có hệ số chuyển tải nào nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình.

Nhóm nhân tố này nói về cảm nhận của cá nhân về sự dễ dàng trong quá trình thao tác, sử dụng dịch vụ, tên của nhân tố này được đặt là “Dễ sử dụng cảm nhận”, với nhân tố đại diện được ký hiệu là PEU, được tính bằng trung bình cộng (Mean) của nhân tố PEU1, PEU2, PEU3, PEU4, PEU5, PEU6.

Như vậy có thể giải thích rằng khi dịch vụ NHĐT càng dễ sử dụng thì khách hàng có xu hướng sử dụng dịch vụ NHĐT càng cao.

Nhóm nhân tố thứ ba - Kiểm soát hành vi cảm nhận

F3 = PBC1 + PBC2 + PBC3 + IF1+ IF2

Các biến quan sát này không có hệ số chuyển tải nào nhỏ hơn 0.5 nên không bị loại khỏi mô hình.

Hai thành phần “Kiểm soát hành vi cảm nhận” và “Thông tin hệ thống” được nhập lại thành một. Như vậy trong phạm vi của nghiên cứu khách hàng đă có sự đồng nhất hai yếu tố này thành một.

Ngày đăng: 08/10/2024