DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ANOVA : Phân tích phương sai (Analysis of variance)
ATM : Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ANZ : Ngân hàng ANZ Việt Nam
BANKNET : Công cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia
BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) EXIMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam FPT : Công ty cổ phần viễn thông FPT
IDT : Lý thuyết về sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory) KIOSK : Thiết bị kỹ thuật số truyền thông tương tác qua màn hình
KMO : Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (Kaiser Mayer Olkin)
MHB : Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
MM : Mô hình động lực (Motivational Model)
MPCU : Mô hình sử dụng máy tính (Model of PC Utilization) NHĐT : Ngân hàng điện tử
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
PALM : Tên của một hệ điều hành thiết bị di động
PDA : Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (Personal Digital Assistant) POS : Máy chấp nhận thẻ (Point Of Services)
POCKET PC : Thiết bị vi tính bỏ túi
SACOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín SCT : Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) SMARTLINK : Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink
SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội (Statistical Package for Social Sciences)
TAM : Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance model) TECHCOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần
TPB : Lý thuyết hành vi dự định (Theory Of Planned Behavior)
TRA : Lý thuyết hành động hợp lý (Theory Of Reasoned Action)
VIETCOMBANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VIETINBANK : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VIF : Nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)
VNBC : Công ty cổ phần thẻ thông minh VNBC
VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
WAP : Giao thức ứng dụng không dây là một tiêu chuẩn công nghệ cho các hệ thống truy cập internet từ các thiết bị di động như điện thoại di động PDA (Wireless Application Protocol)
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
UTAUT : Lý thuyết thống nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology)
Mã số | Tên | Trang | |
1 | Bảng 1.1 | Tóm tắt các nghiên cứu trước | 19 |
2 | Bảng 1.2 | Bảng mã hóa các biến nghiên cứu | 26 |
3 | Bảng 2.1 | Kết quả kinh doanh của MHB giai đoạn 2008-2013 | 32 |
4 | Bảng 2.2 | Hạn mức giao dịch của trên máy ATM của MHB | 37 |
5 | Bảng 2.3 | So sánh tiện ích dịch vụ NHĐT của MHB với các ngân hàng khác | 42 |
6 | Bảng 3.1 | Tóm tắt hệ số Cronbach's alpha thang đo các nhân tố tác động | 54 |
7 | Bảng 3.2 | Tóm tắt hệ số Cronbach's alpha thang đo quyết định sử dụng | 57 |
8 | Bảng 3.3 | Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố tác động | 58 |
9 | Bảng 3.4 | Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo quyết định sử dụng | 62 |
10 | Bảng 3.5 | Kết quả phân tích hồi quy | 65 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Và Các Hình Thái Phát Triển
- Quản Lý Tài Sản Hiệu Quả Và Nắm Bắt Đầy Đủ Thông Tin
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Mã số | Tên | Trang | |
1 | Hình 1.1 | Mô hình hành vi người mua | 15 |
2 | Hình 1.2 | Mô hình hành động hợp lý - TRA | 16 |
3 | Hình 1.3 | Mô hình hành vi dự định - TPB | 17 |
4 | Hình 1.4 | Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM | 18 |
5 | Hình 1.5 | Mô hình nghiên cứu đề nghị | 25 |
6 | Hình 3.1 | Mô hình nghiên cứu điều chỉnh | 63 |
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Mã số | Tên | Trang | |
1 | Biểu đồ 2.1 | Tổng tài sản của MHB giai đoạn 2008-2013 | 32 |
2 | Biểu đồ 2.2 | Nguồn vốn của MHB giai đoạn 2008-2013 | 33 |
3 | Biểu đồ 2.3 | Hoạt động tín dụng của MHB giai đoạn 2008-2013 | 34 |
4 | Biểu đồ 2.4 | Thu phí dịch vụ của MHB giai đoạn 2008- 2013 | 35 |
5 | Biểu đồ 2.5 | Lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ ROE của MHB giai đoạn 2008-2013 | 36 |
6 | Biểu đồ 2.6 | Số lượng thẻ phát hành của MHB giai đoạn 2008-2013 | 38 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang tích cực nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mang lại, đặc biệt là ở mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thách thức lớn nhất ở mảng này là việc áp lực cạnh tranh gia tăng ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở cửa hội nhập và nhu cầu hay thay đổi của khách hàng, các NHTM của Việt Nam buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú của khách hàng. Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đó là việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối bằng mạng lưới viễn thông và internet.
Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được hình thành và phát triển ở một số nước trên thế giới từ năm 1995, ở Việt Nam dịch vụ này tuy mới xuất hiện một vài năm gần đây tại các NHTM nhưng đã gây được sự chú ý của các ngân hàng cũng như khách hàng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi lúc, mọi nơi và vô cùng thuận tiện. Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ và ngân hàng. Nếu như trước đây, khách hàng phải đến giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng, thì nay họ có thể thực hiện rất nhiều giao dịch với ngân hàng từ xa, mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và giao dịch đơn giản.
Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hòa chung với xu thế phát triển và hội nhập, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng không nằm ngoài mục đích đó. Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng MHB là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng này thể hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động với chiến lược “Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân ở Việt Nam”. Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử như hiện nay thì thực tiễn phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại MHB cũng cho thấy còn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc tìm biện pháp triển khai, phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như giúp ngân hàng MHB khẳng định vị thế là vấn đề bức thiết hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của MHB, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng MHB trong thời kỳ hội nhập.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất: Tập hợp những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử, những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua việc tiếp cận các lý thuyết hành vi ra quyết định sử dụng công nghệ.
Thứ hai: Phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, đánh giá kết quả kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân trong quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại MHB giai đoạn 2008-2013.
Thứ ba: Xác định các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng MHB, đánh giá mức độ tác động thông qua việc xếp hạng tầm quan trọng của những nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng MHB.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử, quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng MHB.
Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân giao dịch tại MHB, đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: Tại ngân hàng MHB. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2008-2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp…thu thập và xử lý số liệu từ các nghiên cứu, nguồn sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội nhằm hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu mô hình các nhân tố tác động đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, thông qua việc thu thập thông tin từ khách hàng giao dịch tại MHB qua bảng câu hỏi, sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa những lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử, đề tài giới thiệu và vận dụng mô hình nghiên cứu về ý định và chấp nhận sử dụng công nghệ (mô hình TAM). Qua đó khám phá thêm những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng MHB.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu nhằm giới thiệu những sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đang được triển khai hiện nay tại MHB. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như những thế mạnh và hạn chế trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử của MHB.
Thông qua những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, tác giả đề xuất những giải pháp giúp MHB hoàn thiện và phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng điện tử theo chiều rộng và chiều sâu. Qua đó, giúp cho ngân hàng MHB có chiến lược phù hợp hơn để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung của đề tài bao gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử và mô hình nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 3: Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.