Các Nghiên Cứu Về Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Môi Trường

Nghiên cứu của tác giả Châu Thị Lệ Duyên đã khảo sát 392 doanh nghiệp đang hoạt động tại Đồng bằng sông Cửu Long, thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thực hiện TNXH với hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này được kiểm soát bởi quy mô DN [7].

Những hạn chế của các nghiên cứu tiền nhiệm về TNXHDN phần lớn chỉ dùng lại ở việc mô tả hiện tượng mà chưa đưa ra được hướng dẫn nào nhằm giải quyết các thách thức do TNXHDN mang lại. Do đó, các DN rất khó để xác định cách thực hiện TNXH, đặc biệt trong bối cảnh cụ thể của từng nền kinh tế và trong từng DN khi xác định chiến lược kinh doanh. Vì vậy, nghiên cứu này là hết sức cần thiết trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong các DN công nghiệp.

1.3. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường

1.3.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế

Trách nhiệm đối với môi trường của DN ngày nay càng được xem xét như một chiến lược kinh doanh quan trọng đối với các nhà đầu tư, các DN, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội. Với nhận thức ngày càng tăng về các vấn đề môi trường và mức độ chi phí liên quan đến việc khắc phục những tổn hại về môi trường do hoạt động của các DN gây ra, các công ty cần phải lồng ghép các nỗ lực cải thiện môi trường vào chiến lược kinh doanh của họ. Có một nhận thức ngày càng tăng giữa các tổ chức về bảo tồn và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đạt được lợi thế cạnh tranh (Hart, 1995). Bên cạnh đó, số lượng các văn bản về quản lý môi trường ngày càng tăng, cho thấy các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách giảm các tác động bất lợi trong hoạt động của mình đối với môi trường tự nhiên [50]. Trách nhiệm môi trường hiện nay được chấp nhận như một tiêu chuẩn cho các tổ chức bền vững, Hansen và Mowen (2007) lập luận rằng "việc xử lý thành công các mối quan tâm về môi trường đang trở thành một vấn đề cạnh tranh đáng kể" và "đáp ứng các mục tiêu kinh doanh hợp lý và giải quyết các mối quan tâm về môi trường không phải là loại trừ lẫn nhau"[50].

Mặt khác, trách nhiệm đối với môi trường của công ty được thể hiện dưới dạng một phần của TNXHDN hoặc dự án an toàn, sức khoẻ và môi trường của một

tổ chức. Trách nhiệm môi trường doanh nghiệp theo định nghĩa của Jamison et al. (2005) có tính đến cam kết về môi trường, nhờ đó mà công ty có thể nắm bắt được tính bền vững và có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Lyon và Maxwell (2008) đã xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường là "hành động thân thiện với môi trường mà luật pháp không yêu cầu", cũng được gọi là vượt quá sự tuân thủ, sự cung cấp tư nhân về hàng hoá công cộng hoặc “tự nguyện tiếp nhận các tác động bên ngoài".

Trách nhiệm xã hội đối với môi trường của DN theo nghĩa rộng có thể được mô tả như là các biện pháp đề phòng và các chính sách áp dụng để giảm thiểu và ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường (Kusku, 2007) cùng với sự tham gia của các bên liên quan để tạo ra sự minh bạch. Trách nhiệm xã hội đối với môi trường của DN rất có ý nghĩa đối với các công ty phải chịu trách nhiệm về những hành động họ đã gây ra đối với môi trường (Hansen and Mowen, 2007). Với việc thực hiện và nâng cao nhận thức này, hầu hết các công ty gây ô nhiễm cũng đã bắt đầu các chương trình có trách nhiệm với những hành động tổn hại của họ cho môi trường.

Nghiên cứu của các tác giả Agata Lulewicz-Sas, Joanna Godlewska (2015) với mục đích đánh giá việc thực hiện các hoạt động có trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên ở Ba Lan đã cho thấy, các yếu tố phân tích thường xuyên nhất được tính đến khi đo lường tác động của các hoạt động TNXHDN đối với môi trường tự nhiên bao gồm: Lượng chất thải được sản xuất, lượng khí thải các chất gây ô nhiễm vào không khí và việc tiêu thụ nguyên vật liệu [34]. Bằng nghiên cứu định lượng tại Trung Quốc tác giả Cui Zhang đã đưa ra kết luận “các kết nối chính trị có ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm xã hội của DN đối với môi trường” bởi vì các mối quan hệ chính trị giúp doanh nghiệp nhận được các khoản trợ cấp của chỉnh phủ Trung Quốc đến bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách môi trường của chính phủ [53]. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã vận hành TNXHDN thành bảy loại trong tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện về trách nhiệm xã hội (ISO 26000) và Kritkausky và Schmidt (2011) đã mô tả các loại hoạt động tiêu biểu trong mỗi loại. Danh mục đầu tiên là quản trị tổ chức liên quan đến các hoạt động thúc đẩy: trách nhiệm và minh bạch trong việc ra quyết định; là sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài chính, tài nguyên thiên nhiên và con người; quản lý hiệu quả

các bên liên quan chính trong việc ra quyết định bao gồm các nhóm yếu thế; giám sát đạo đức và báo cáo hoạt động kinh doanh. Danh mục thứ hai liên quan đến nhân quyền, chẳng hạn như thiết lập các cơ chế công bằng để: thúc đẩy nhân quyền, chính sách công bằng và đa dạng, tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm và quản lý chuỗi cung ứng; tôn trọng quyền tự do ngôn luận của cá nhân và quyền tự do lập hội; tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người lao động. Loại thứ ba là về thực hành lao động, chẳng hạn như cung cấp một môi trường làm việc công bằng, an toàn và lành mạnh cho nhân viên, bao gồm: lương tốt và điều kiện làm việc; hỗ trợ đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động; và cơ hội việc làm bình đẳng để phát triển nguồn nhân lực. Loại thứ tư là thực hành môi trường: phòng chống ô nhiễm; giảm phát thải; sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo bền vững; sử dụng các công nghệ và thực hiện lành mạnh về môi trường; và mua sắm bền vững. Danh mục thứ năm là các hoạt động công bằng như: tôn trọng luật pháp; thực hiện trách nhiệm và sự công bằng trong các mối quan hệ kinh doanh; mua sắm xã hội; và tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm. Danh mục thứ sáu liên quan đến các vấn đề của người tiêu dùng, chẳng hạn như: cung cấp các sản phẩm lành mạnh và an toàn, cung cấp thông tin chính xác và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; thiết kế các sản phẩm có thể được tái sử dụng, sửa chữa hoặc tái chế; giảm chất thải bao bì; và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng khi xử lý dữ liệu cá nhân. Danh mục thứ bảy và cuối cùng là về sự tham gia và phát triển của cộng đồng Các hoạt động của cộng đồng: thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng; hỗ trợ các tổ chức từ thiện địa phương; và tạo cơ hội cho các thành viên cộng đồng thông qua việc mua và việc làm tại địa phuong [83].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo các tài liệu mà NCS tiếp cận được, các nghiên cứu trong nước về trách nhiệm xã hội với môi trường còn khá khiêm tốn, nghiên cứu được tìm thấy rõ ràng và có gía trị khoa học hơn cả là nghiên cứu của WB “ đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam” năm 2008.

Theo nghiên cứu của WB (2008) tại Việt Nam, sự phân bổ địa lý của tình trạng ô nhiễm có hai đặc trưng chính: Thứ nhất là mối quan hệ mật thiết giữa các nhà máy gây ô nhiễm với nguồn nước mặt, mối quan hệ này không phải ngẫu nhiên, trong nhiều thế kỷ qua, sông, ao và hồ được xem như là phương tiện xử lý chất thải

ở Việt Nam. Các cơ sở công nghiệp đều có xu hướng phân bổ ở gần các nguồn nước mặt để tận dụng hệ thống nước mặt tự nhiên này cho giao thông, cấp nước và nơi chứa chất thải. Thậm chí hiện nay, các khu vực có nguồn nước mặt vẫn hấp dẫn các cơ sở công nghiệp và vẫn tiếp tục là phương tiện chính để xử lý ô nhiễm. Thứ hai là sự tập trung các cơ sở công nghiệp và ô nhiễm ở các vùng đồng bằng và ven biển. Lý do là ở các khu vực này thường tập trung đông dân cư, đất đai màu mỡ là nơi các thành phố, đô thị phát triển do đó có nguồn lao động tập trung cao, giao thông thuận tiện, có thị trường và mặt bằng rộng [15].

Theo số liệu được WB (2008) công bố thì Phú Thọ là tỉnh có chỉ số ô nhiễm chung cao thứ 7 cả nước (Bảng 1.1). Trong đó, ngành sản xuất phân bón là ngành có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất lại tập trung chủ yếu ở Phú Thọ, sắt thép ở Thái Nguyên, và gốm sứ ở Hải Dương,…Về mức độ ô nhiễm đất Phú Thọ đứng thứ 6 trong 10 tỉnh có chỉ số ô nhiễm đất và nước cao nhất cả nước (bảng 1.2).

Bảng 1.1. Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm chung cao nhất cả nước


Nguồn theo W 2008 Bảng 1 2 Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm 1

(Nguồn: theo W ,2008)

Bảng 1.2. Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm nước cao nhất cả nước

Nguồn theo W 2008 1 4 Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của 2

(Nguồn: theo W , 2008)

1.4. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững

1.4.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế

Thuât ngữ “ phát triển bền vững” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên định nghĩa được công nhận phổ biến nhất là từ báo cáo Brundtland 1987 hay còn gọi là báo cáo “tương lai của chúng ta” đã nêu: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Thế giới là một hệ thống có kết nối chặt chẽ do đó DN tồn tại và hoạt động không thể tách rời xã hội do đó những quyết định ngày hôm nay của DN không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của chính DN mà còn ảnh hưởng đến xã hội thông qua việc tác động đến các vấn đề kinh tế, việc làm, môi trường. Do đó có mối quan hệ mật thiết giữa thực hiện TNXHDN với phát triển bền vững của DN, bởi DN cần dựa trên những thách thức nhất định để phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nếu phát triển bền vững có tính đến việc thực hiện các hoạt động hiện tại mà không ảnh hưởng đến các hoạt động trong tương lai của DN thì TNXH chủ yếu nhằm mục đích “ tối thiểu hoá các tổn hại, tối đa hoá các hỗ trợ”. Theo Elkington (1997) và Besler (2009) các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Bền vững về kinh tế là bước đầu tiên của sự tồn tại và bền vững một DN, là khả năng quản lý vốn, cổ phần và các quỹ bao gồm

vốn hữu hình và vô hình. Tính bền vững về môi trường đảm bảo rằng các DN hoạt động mà không gây hại đến hệ sinh thái và tạo ra quá nhiều khí thải. Tính bền vững về xã hội ngụ ý rằng các công ty phải quản lý hoạt động kinh doanh của mình theo nhu cầu của các bên liên quan, phải phù hợp với hệ thống giá trị của công ty.

1.4.1.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội với bền vững kinh tế

Về kinh tế, thực hiện TNXH của DN trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của DN, và gián tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của DN như ROA, ROE. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn rất nhiều mâu thuẫn.

Một số nghiên cứu cho thấy các DN có thể hưởng lợi cả về tài chính và phi tài chính từ hoạt động TNXHDN [59], [67], nghiên cứu của Mishra và Suar (2010) đã kiểm tra ảnh hưởng của TNXHDN đối với hoạt động tài chính tại các công ty Ấn Độ, thông qua bảng khảo sát 150 nhà quản lý cấp cao của Ấn Độ đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thực hiện TNXHDN và kết quả hoạt động tài chính. Nghiên cứu của Sayed và các cộng sự về đóng góp của TNXHDN tới hiệu suất tài chính của công ty, thông qua việc khảo sát 205 hãng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng của Iran đã cho thấy: TNXHDN đã gián tiếp thúc đẩy hiệu suất hoạt động của công ty thông qua việc nâng cao danh tiếng, lợi thế cạnh tranh và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng [105].

Nghiên cứu của Udiale & Fagbemi (2012), tác động của TNXHDN đối với hiệu quả tài chính của các công ty được chọn tại Nigeria, kết quả cuộc điều tra cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa TNXHDN và lợi nhuận của công ty trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận của công ty trên tài sản (ROA). Với khuyến nghị rằng các công ty ở Nigeria có thể tăng danh tiếng và lợi nhuận bằng cách đầu tư vào các hoạt động TNXH điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị DN đặc biệt với các DN có hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến môi trường. Nghiên cứu của Baird, Geylani & Roberts (2012) đã xem xét lại mối quan hệ giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính từ góc nhìn ngành công nghiệp bằng việc sử dụng phân tích mô hình tuyến tính. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính, đồng thời mối quan hệ đó được điều chỉnh theo từng ngành công nghiệp hay hoạt động TNXHDN với hiệu quả tài chính phụ thuộc phần lớn vào các loại hình công nghiệp.

Nghiên cứu của Asatryan & Brezinnová kiểm tra mối quan hệ giữa TNXH

và hiệu quả tài chính của các công ty trong ngành hàng không tại Trung và Đông Âu cho thấy các sáng kiến TNXH có mối tương quan thuận chiều với các chỉ số tài chính của các DN nghiên cứu [35]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gras-Gil và các cộng sự cũng đã đề xuất rằng đầu tư vào TNXHDN không chỉ cải thiện sự hài lòng của các bên liên quan, mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty một cách tích cực, và dẫn đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty [65].

Nghiên cứu của Mishra và Suar (2010) đã kiểm tra ảnh hưởng của TNXHDN đối với hoạt động tài chính tại các công ty Ấn Độ, thông qua bảng khảo sát 150 nhà quản lý cấp cao của Ấn Độ đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thực hiện TNXHDN và kết quả hoạt động tài chính.

Nghiên cứu của Dan Dhaliwal, Oliver Zhen Li, Albirth Tsang, Yong George Yang về công bố thông tin TNXHDN và hậu quả của nó tại 31 quốc gia cho thấy: “việc công khai thông tin tài chính và TNXHDN là một sự thay thế cho nhau trong việc giảm chi phí vốn cổ phần” tức là có mối quan hệ tiêu cực giữa việc công khai thông tin TNXHDN với chi phí vốn cổ phần. Từ đó, gián tiếp làm giảm chi phí của DN và thông qua đó kết quả tài chính của DN sẽ được cải thiện [54]. Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Wolfgang Drobertz và các cộng sự trong ngành vận tải cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa công khai thông tin TNXH và tình hình tài chính của các công ty [117], nghiên cứu của Yusoff, Mohamad và Darus cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa cấu trúc công bố các hoạt động TNXH đến kết quả tài chính của công ty trong năm tiếp theo [119].

Các nghiên cứu của Patricia Crifo và các cộng sự tại 10.293 công ty Pháp; Joon Soo lim và Cary A.Green Wood cũng đều đưa ra kết luận: Các khía cạnh của TNXHDN có tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp [99], [75].

Nghiên cứu của Dessy Angelia & Rosita SuryamingSih về ảnh hưởng của hoạt động môi trường và công bố TNXH đối với kết quả tài chính tại các công ty sản xuất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Indonesia đã đưa ra kết luận: Công bố thông tin TNXHDN có ảnh hưởng đáng kể đến ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) nhưng không ảnh hưởng đến ROA (tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản). Hoạt động môi trường và TNXHDN đồng thời có ảnh hưởng đáng kể đến ROE và ROA [55].

Nghiên cứu của Sayedel parastoo Saeidi và các cộng sự (2015) về đóng góp

của TNXH tới hiệu suất tài chính của công ty, thông qua việc khảo sát 205 hãng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng của Iran đã cho thấy: TNXHDN đã gián tiếp thúc đẩy hiệu suất hoạt động của công ty thông qua việc nâng cao danh tiếng, lợi thế cạnh tranh và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Như vậy, nhiều lập luận ủng hộ TNXH khẳng định rằng bằng cách thực hiện các sáng kiến TNXH, các công ty cuối cùng sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn [36]. Famiyeh đã kiểm tra mối quan hệ giữa sáng kiến TNXH và hoạt động của các công ty ở Ghana, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan tích cực giữa các sáng kiến TNXHDN và hiệu suất hoạt động cạnh tranh của các công ty về chi phí, chất lượng, tính linh hoạt và hiệu suất phân phối như hiệu suất tổng thể. Hơn nữa, Famiyeh đã chứng minh rằng có khả năng cạnh tranh về chi phí và tính linh hoạt sẽ dẫn đến hiệu suất tổng thể của DN từ môi trường kinh doanh Ghana [59]. Nghiên cứu của Hategan và Curea-Pitorac (2017) tìm thấy mối tương quan tích cực giữa sáng kiến TNXH và hiệu quả tài chính của các DN tại Rumani. Tương tự, Jain, Vyas & Roy (2017) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực yếu giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN.

Có thể cho rằng, tương quan tích cực giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN từ các nghiên cứu trên đây được hiểu là đầu tư của các công ty vào TNXH sẽ dẫn đến tăng lợi ích tài chính thông qua một loạt các lợi ích khác như: Danh tiếng, hình ảnh, thương hiệu, khách hàng trung thành, giảm chi phí, hoạt động linh hoạt, lợi thế so sánh và cung cấp dịch vụ [63][85]. Theo Wahba & Elsayed một công ty đầu tư vào TNXH xây dựng các cổ phiếu có uy tín và tạo ra một số khả năng tổ chức, giúp công ty đạt được lợi ích cạnh tranh và tăng trưởng tài chính. Do đó, có thể kết luận rằng lợi ích liên quan của hoạt động TNXH vượt quá các chi phí liên quan [113].

Dường như có một cái nhìn mâu thuẫn về mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN. Các nhà phê bình TNXH khẳng định rằng các hoạt động TNXH đòi hỏi một lượng lớn tài chính và phân bổ thời gian và đặc biệt TNXH phân tán vai trò kinh tế cơ bản của DN, chính vì vậy mà DN chỉ cần quan tâm đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Vào cuối những năm 1960, Milton Friedman đã đưa ra một lý lẽ rằng, không có gì giống như TNXH và mục tiêu duy nhất của DN là tăng lợi nhuận trong khuôn

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí