Mô Hình Tháp Trách Nhiệm Xã Hội Của Archie Carroll

với sự phát triển công nghiệp ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngày nay, ngoài trách nhiệm chính là tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư và chủ sở hữu thì các DN còn phải thực hiện các trách nhiệm khác đối với xã hội, thực hiện hài hoà các lợi ích này thì DN mới có thể tồn tại và phát triển bền vững theo thời gian. Do đó, khái niệm TNXHDN đã được mở rộng vượt ra khỏi trách nhiệm về kinh tế.

(ii) Theo quan điểm hiện đại, một số nhà nghiên cứu đã giới thiệu ý tưởng về TNXH của những người kinh doanh ở phạm vi rộng hơn. Trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu cho rằng TNXHDN là bổn phận đối với môi trường, các nhóm lợi ích và bổn phận về tài chính.

Trong đó, các nhóm lợi ích bao gồm: các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các hiệp hội thương mại, các nhóm bảo vệ môi trường [50]. Đồng quan điểm này, rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau của TNXHDN. Tiêu biểu phải kể đến đó là các nghiên cứu của tác giả Archie Carroll (1999); R.Edward Freeman (1984); Baron (1995);

Nghiên cứu TNXHDN theo mô hình kim tự tháp Archie Carroll (1999).

Đây là một mô hình có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ngày nay. Theo Carroll, các DN là những tác nhân kinh tế được tạo ra với mục đích cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên của DN, các trách nhiệm sau đó đều dựa trên trách nhiệm này (hình 1.1)


Từ thiện Đạo đức

Pháp lý


Kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.


(Nguồn: Archie Carroll, 1999)

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 3

Hình 1.1: Mô hình tháp trách nhiệm xã hội của Archie Carroll

Trong đó:

Trách nhiệm kinh tế - Tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi DN được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếm

lợi nhuận của chủ sở hữu, các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của DN.

Trong quá trình hoạt động các DN có trách nhiệm thực hiện luật pháp khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách công bằng. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai trách nhiệm không thể thiếu với việc thực hiện TNXHDN.

Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa có trong luật pháp. Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì DN cần phải thực hiện các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện nhưng lại là trung tâm của TNXH.

Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của DN vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội như quyên góp, ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng, tự giác làm những việc có ích cho xã hội khi cần thiết. Trách nhiệm này khác trách nhiệm đạo đức là DN hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện. Nếu chưa thực hiện đến trách nhiệm này, các DN vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi.

Nhược điểm của mô hình của Carroll (1999) là các trách nhiệm dường như được xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao và dường như độc lập với nhau, trong khi đó trên thực tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, kinh tế thế giới và toàn cầu hoá như ngày nay, các trách nhiệm vẫn có thể lồng ghép, cùng thực hiện với nhau tại một thời điểm mà vẫn không bị xung đột hay ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của DN.

Nghiên cứu TNXHDN theo hướng các bên liên quan.

Các bên liên quan được R.Edward Freeman (1984) nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận các bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach), theo đó các bên liên quan là “các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức” [62].

Freeman chia các bên liên quan thành hai nhóm chính là nhóm liên quan chủ yếu và nhóm liên quan thứ yếu. Nhóm liên quan chủ yếu gồm có: Khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, các nhà tài trợ, cộng đồng. Nhóm liên quan thứ yếu gồm: Chính phủ, các đối thủ cạnh tranh, nhóm ủng hộ người tiêu dùng, nhóm có lợi ích đặc biệt, giới truyền thông. Mối quan hệ giữa các bên hữu quan không phải bất biến

mà mang tính chất động, có thể thay đổi theo thời gian. Dựa trên lý thuyết của Freeman, Baron (1995) đã chia các bên liên quan thành hai nhóm, được gọi là thị trường và phi thị trường. Nhóm thị trường gồm,: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, người lao động, đối tác và nhà cung cấp; nhóm phi thị trường gồm: Các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, nhà quản lý, môi trường, giới truyền thông, xã hội hoặc cộng đồng. Cả hai nhóm này đều có ảnh hưởng đến các cấp độ khác nhau về áp lực hoặc động cơ TNXHDN cụ thể: Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các cổ đông của công ty có ảnh hưởng đến việc ban hành các quyết định của công ty; các đối tác kinh doanh, người lao động giúp DN đạt những mục tiêu của mình; cộng đồng, giới truyền thông và các đối tượng khác ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của DN [38]. Clackson cho rằng, các bên hữu quan có thể yêu cầu hoặc thực hiện quyền sở hữu đối với DN và ảnh hưởng tới các hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai của DN [48]. Kotler và Lee lại cho rằng theo khái niệm tiếp thị xã hội, các nhà tiếp thị nên cân nhắc ba yếu tố khi đưa ra chính sách marketing: Lợi nhuận của công ty, mong muốn của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội [62].

(iii) Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thuật ngữ TNXHDN đã được công nhận và ủng hộ ở hầu hết các tổ chức, tuy nhiên không có sự nhất trí chung nào về khái niệm và lý thuyết về TNXHDN, điều này đã tạo ra các rào cản cho các tổ chức tiếp cận các cơ hội và thách thức do TNXHDN mang lại. Secchi cho rằng "cần có những nỗ lực mới hơn để giảm sự không đồng nhất giữa lý thuyết và cách tiếp cận TNXHDN" [104]. Lee cũng kết luận định nghĩa về TNXHDN đã và đang thay đổi trong ý nghĩa và thực tiễn [86]; nghiên cứu của Salmi Mohd Isa cho thấy, theo thời gian khi xã hội thay đổi thì yêu cầu về TNXHDN sẽ được đánh giá lại [103].

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu về TNXHDN thường được tác giả dựa trên bốn cách tiếp cận: (1) theo mô hình kim tự tháp của A.Carroll (1999); (2) lý thuyết các bên liên quan; (3) theo quan điểm chiến lược; (4) theo hướng chi phí - lợi ích, cụ thể:

(1) Cách tiếp cận thứ nhất: theo mô hình kim tự tháp của A.Carroll (1999)

Theo hướng này chủ yếu là các nghiên cứu đứng trên góc độ pháp luật, tiêu biểu là nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi (2016); tác giả Đinh Thị Cúc (2015). Bằng phương pháp định tính, dưới góc độ phương pháp luận triết học các tác giả này đã làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện TNXHDN, khẳng định TNXH

là tất yếu, khách quan đối với sự tồn tại và phát triển đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Trên cơ sở thực trạng, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDN. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu giống như các tác giả trên, đứng trên góc độ pháp luật tác giả Phạm Thị Huyền Sang đã nghiên cứu ba nhóm đối tượng trên cơ sở trách nhiệm quy định trong luật pháp về bảo vệ môi trường; người tiêu dùng và người lao động; từ năm 2000 đến năm 2015 tại các DN của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức TNXH còn hạn chế, bản thân các DN còn thiếu nguồn lực cho việc thực hiện TNXH, các cơ chế quản lý của nhà nước còn yếu kém và chưa hiệu quả, các quy định của pháp luật về TNXH còn nằm rải rác và chưa thống nhất, cơ chế giám sát của người dân về việc thực hiện TNXHDN còn chưa cao. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là chưa đo lường được tác động của việc thực hiện TNXH đối với DN, các giải pháp đưa ra chưa được cụ thể hóa, nên các DN nếu dựa vào đó khó có thể thực hiện được [17].

(2) Cách tiếp cận thứ hai: theo lý thuyết các bên liên quan

Đây là hướng tiếp cận được khá nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam lựa chọn khi nghiên cứu về TNXH tiếp cận dưới góc độ người tiêu dùng trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, dựa trên lý thuyết hành vi lý luận TRA của Ajzen và Fishben (1980), tác giả Nguyễn Thị Phương Mai (2015) đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa nhận thức TNXHDN đến thái độ và ý định hành vi của người tiêu dùng sản phẩm thực phẩm chế biến. Cũng cùng hướng tiếp cận này nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hà tại các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Miền Bắc Việt Nam đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa cảm nhận về TNXHDN tới lòng trung thành của khách hàng, danh tiếng của công ty, quan hệ cá nhân giữa khách hàng và nhân viên công ty. Sự hài lòng của khách hàng, danh tiếng của công ty, quan hệ cá nhân tác động thuận chiều tới lòng trung thành của khách hàng. Đây là những kết quả rất có ý nghĩa đối với các DN sản xuất, đặc biệt là DN sản xuất chế biến thực phẩm trong quá trình ra quyết định quản trị, tuy nhiên các nghiên cứu này phạm vi còn hẹp nên kết quả nghiên cứu chưa thể áp dụng cho các ngành khác [9].

Nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu đã cung cấp những phát hiện thú vị về hai yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH và báo cáo TNXH của các DN ở Việt

Nam. Đối với các nhà quản lý, nhận thức cao về TNXH có thể không phải là một yếu tố để đảm bảo rằng các DN sẽ thực hiện các nghĩa vụ và yêu cầu về TNXH. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam và các quyết định mua hàng của họ có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện TNXH cũng như công bố thông tin TNXH của các DN [11].

Mặc dù các DN cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý như là những yếu tố quan trọng trong việc có trách nhiệm với xã hội, cũng có những khoảng trống trong công bố và quản lý TNXH. Do thiếu tiêu chuẩn quốc gia và yêu cầu của các nhà đầu tư và khách hàng, các công ty Việt Nam không sẵn lòng báo cáo về các hoạt động TNXH của họ. Do đó, khách hàng không có hoặc có thông tin rất hạn chế về thực hiện TNXH và thành tựu TNXH của các công ty; kết quả là họ không nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của TNXH. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào giá của sản phẩm thay vì TNXHDN khi đưa ra quyết định mua hàng.

(3) Cách tiếp cận thứ ba: theo quan điểm chiến lược

Bằng cách sử dụng phương pháp định tính, tác giả Hoàng Thị Thanh Hương đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNXH tại các DNNVV ngành may. Thông qua điều tra khảo sát với quy mô mẫu 185 doanh nghiệp từ Bắc, Trung, Nam với công cụ là phần mền SPSS 16, tác giả đã khẳng định thực hiện chiến lược TNXH sẽ đem lại lợi ích tổng thể, toàn diện, bền vững cho DN, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Tác giả đã đề xuất các bước thực hiện chiến lược TNXH tại các DNNVV Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ bó hẹp trong ngành may, còn rất nhiều ngành sản xuất khác cần sử dụng TNXH như một chiến lược kinh doanh trong dài hạn [12].

(4) Cách tiếp cận thứ tư: theo hướng chi phí – lợi ích.

Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đưa ra những chi phí DN phải bỏ ra và lợi ích đạt được khi DN thực hiện TNXH. Điển hình là nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hoàng Yến (2016) bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, thông qua khảo sát mẫu 168 nhà quản lý, là lãnh đạo 38 ngân hàng thương mại Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, với công cụ là phần mềm SPSS 22 tác giả đã đi đến kết luận có mối quan hệ thuận chiều giữa quản trị công ty; quyền con người; thực hành lao động; môi trường; công bằng trong các hoạt động; khách hàng; cộng

đồng với kết quả tài chính của ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy việc thực hiện TNXH tại các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên góc độ từ bản thân các ngân hàng, từ người tiêu dùng và cộng đồng, từ phía các cơ quan quản lý nhà nước [30].

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài báo khoa học trên các tap chí chuyên ngành trong nước về TNXH, các bài viết này chủ yếu nhằm làm rõ khái niệm TNXH, nghiên cứu thực trạng tại một số ngành, lĩnh vực, DN để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện TNXH. Các nghiên cứu chủ yếu xem xét về mặt lý luận TNXH, tìm hiểu thực trạng thực hiện TNXH Việt Nam hiện nay, tìm hiểu những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường TNXH, cụ thể: Trong Báo cáo tóm tắt nghiên cứu TNXH tại các DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy, thông qua khảo sát 24 DN, tác giả Đào Quang Vinh đã đưa ra kết luận: Thực hiện TNXH làm tăng doanh thu, tăng năng suất lao động, tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu, bên cạnh đó còn làm tăng uy tín của DN với khách hàng, tăng lòng tin và sự trung thành của người lao động trong doanh nghiệp [29]. Cùng quan điểm trên còn có các bài viết của các tác giả Phạm Văn Đức (2009); Nguyễn Thị Thu Trang (2017). Bên cạnh đó, các tác giả này còn đưa ra các nguyên nhân dẫn đến TNXHDN chưa được thực hiện tốt là do nhận thức (của các doanh nghiệp còn khác nhau), do nguyên nhân kinh tế (năng suất lao động, thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật), và nguyên nhân pháp lý (văn bản pháp lý không đồng bộ, thiếu minh bạch và có giá trị không cao). Tác giả trên, tác giả Phạm văn Thuận (2010) đã chỉ rõ hạn chế của việc thực hiện TNXHDN chưa tốt là do cơ chế giám sát thực hiện TNXHDN của người dân còn chưa cao.

Với mục tiêu là xác định những thách thức, rào cản, cơ hội khi thực hiện TNXHDN tại Việt Nam, đồng thời xác định vai trò của chính phủ trong việc giải quyết các thách thức, rào cản và mở rộng các cơ hội đối với việc thực hiện TNXHDN và đối thoại chính sách. Thông qua việc khảo sát các DN dệt may tác giả Nigel Twose and Tara Rao đã đưa ra kết luận: Phần lớn các DN dệt may và da giầy Việt Nam còn thực hiện thụ động TNXH, một phần nhỏ các DN đã coi TNXH như một khoản đầu tư và họ đã thu được nhiều hợp đồng hơn, tăng năng suất lao động, tăng được doanh thu [16]. Các tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức,

Nguyễn Đình Tài đã khẳng định: Các DN nước ngoài thực hiện TNXH với môi trường và người tiêu dùng bài bản, khoa học hơn các DN trong nước [4].

1.2. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động

1.2.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế

Mặc dù có khá nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu về thực hiện TNXH đối với môi trường, song lại có rất ít nhà nghiên cứu đề cập đến tác động của TNXH đến người lao động. Đầu tiên là cuộc khảo sát toàn cầu về 1.122 giám đốc điều hành của công ty cho thấy họ nhận thức được rằng các DN được hưởng lợi từ TNXH bởi vì nó làm tăng sức hấp dẫn cho các nhân viên tiềm năng và hiện tại [56]; Cuộc thăm dò ở Pháp năm 2001 cũng cho thấy nhân viên là nhóm các bên liên quan quan trọng nhất mà các công ty phải thực hiện TNXH của mình [72]; nghiên cứu của Lee, EM, Park và Lee HJ (2013) cho thấy nhận thức của nhân viên về hoạt động TNXH đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng hiệu suất lao động và lòng trung thành với công ty của họ. Một số nghiên cứu về TNXHDN đứng trên góc độ hành vi tổ chức của các học giả (Albinger & Freeman, 2000; Greening & Turban, 2000) tập trung chủ yếu vào làm thế nào để TNXHDN ảnh hưởng đến nhân viên và tăng tính hấp dẫn của công ty, họ đã đưa ra kết luận rằng TNXHDN có ảnh hưởng tích cực đến sự hấp dẫn của công ty nhưng lại không có ý kiến gì về TNXHDN ảnh hưởng như thế nào đến nhân viên. Một vài nghiên cứu thực nghiệm điều tra tác động nội bộ của TNXHDN đối với nhân viên có xu hướng tập trung vào khía cạnh cụ thể của cam kết tổ chức (Brammer và các cộng sự, 2007; Maignan & Ferrell, 2001; Peterson, 2004), tuy nhiên các kết luận còn khá mâu thuẫn và chưa rõ ràng về mối liên hệ giữa TNXHDN với người lao động (nhân viên). Khảo sát của Battaglia et al (2014) trên 213 DNNVV trong ngành thời trang Ý và Pháp cho thấy các chiến lược TNXHDN cũng có thể được phân thành bốn loại chính. Chúng bao gồm: (1) TNXHDN liên quan đến môi trường đề cập đến các hành động được thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực của DN đối với môi trường; (2) TNXHDN tại nơi làm việc đề cập đến các hành động đối xử với nhân viên bao gồm tuyển dụng nhân lực, lương và điều kiện làm việc, sức khỏe, an toàn và nhân quyền; (3) TNXHDN liên quan đến cộng đồng đề cập đến các hành động liên quan đến mối quan hệ giữa DN và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của DN; và (4) TNXHDN trên thị trường

đề cập đến các hành động xung quanh mối quan hệ với chuỗi cung ứng của DN, bao gồm quảng cáo và tiếp thị có trách nhiệm, giải quyết các khiếu nại của khách hàng, thực hiện thương mại đạo đức và áp đặt các yêu cầu về môi trường và xã hội đối với các nhà cung cấp.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Mặc dù ngày nay có rất nhiều nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến khách hàng, các bên liên quan khác như nhà đầu tư, chính phủ, ... nhưng nghiên cứu về chủ đề TNXHDN với người lao động và môi trường còn khá khiêm tốn. Đây chính là lỗ hổng mà tác giả muốn khai thác và làm rõ, đặc biệt là đối với các DN công nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập và phát triển như hiện nay.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thắng về TNXH tại tập đoàn FPT tiếp cận từ khía cạnh thực hành lao động, sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi tập trung vào cán bộ tập đoàn FPT trên hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên các nội dung được thừa nhận về TNXHDN trong tiêu chuẩn ISO 26000, tác giả đã đưa ra kết luận: Tập đoàn FPT đã thực hiện khá tốt TNXH trên khía cạnh thực hành lao động theo quy định của tiêu chuẩn ISO 26000. Tuy nhiên, còn hai vấn đề mà tập đoàn này chưa đáp ứng được kỳ vọng trung bình của nhân viên đó là: làm ngoài giờ và tính hiệu quả của hội nghị công nhân viên chức. Tác giả cũng đã đưa ra ba đề xuất để FPT thực hiện tốt hơn TNXH trên khía cạnh thực hành lao động [19].

Nghiên cứu của tác giả Phạm Việt Thắng về thực hiện TNXHDN với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và sự trợ giúp của phần mềm SPSS 17.0 và AMOS 20.0 dựa trên ba khía cạnh: Mức độ tin tưởng, hài lòng, cam kết của người lao động. Bằng cuộc khảo sát 750 người lao động tại các công ty dệt may trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam thông qua mô hình nghiên cứu các biến độc lập gồm: Việc làm và phát triển quan hệ lao động, chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội, sức khoẻ và an toàn, đào tạo và phát triển nhân viên; các biến phụ thuộc gồm: tin tưởng, hài lòng và cam kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thực hiện TNXH của DN dệt may của với sự hài lòng và tin tưởng của người lao động, mối quan hệ giữa sự hài lòng, tin tưởng và sự cam kết của người lao động với DN [23].

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí