Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Với Bền Vững Xã Hội

khổ của Pháp luật và đạo đức [61]. Lập luận này sau đó được chứng minh bởi một số nghiên cứu thực nghiệm, điểm hình như: Wright & Ferris đã xem xét hiệu quả của việc thoái vốn tại Nam Phi về hiệu suất thị trường chứng khoán. Sử dụng dữ liệu trong 10 năm của 116 công ty trong ngành công nghiêp đã cho thấy giá cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực bằng cách thông báo thoái vốn tại Nam Phi. Những kết quả này ủng hộ cho tiền đề rằng những áp lực phi kinh tế có ảnh hưởng đến các chiến lược quản lý hơn là các mục tiêu nâng cao giá trị [118]. Cordeiro và Sarkis nghiên cứu trong một mẫu của 523 công ty Mỹ đã chứng minh mối tương quan nghịch giữa hoạt động môi trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu, nghiên cứu cho rằng các hoạt động thân thiện môi trường, từ thiện, phúc lợi khách hàng, chăm sóc sức khoẻ làm DN phải gánh chịu những chi phí mà các DN khác không phải thực hiện do đó làm suy yếu sức cạnh tranh của DN có thực hiện TNXH [51]. Tương tự như vậy, một số học giả còn cho rằng TNXH như một hành động che đậy cho các hoạt động gian lận, tự mưu của DN [68], [97]. Nghiên cứu của Peng & Yang đã kiểm tra ảnh hưởng của TNXH đối với hiệu quả tài chính của DN tại các công ty Đài Loan. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN [100].

Như vậy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN đã đưa các kết quả gây tranh cãi và nghịch lý (McGuire, Sundgren, & Schneeweis, 1988; Cochran & Wood, 1984; Griffin & Mahon, 1997; Orlitzky, Schmidt, & Rynes, 2003; Moneva, Rivera -Lirio, & Munoz-Torres, 2007). Cũng có những lập luận rằng mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN khác nhau ở mọi khu vực và mọi loại ngành được nghiên cứu (Kurokawa & Macer, 2008). Do đó có thể kết luận rằng, việc tìm kiếm mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN là một nhiệm vụ rất khó khăn. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu [66], [52]. Vì vậy, hiện tại các nghiên cứu đang có xu hướng tập trung vào nghiên cứu TNXHDN ở châu Á [52].

Trái ngược hoàn toàn với các kết luận như trên, một số nghiên cứu thực tiễn lại cho thấy không tồn tại mối quan hệ nào giữa thực hiện TNXH với hiệu quả tài chính của DN. Cụ thể, nghiên cứu của (Ullmann, 1985) đã đưa ra kết luận, hầu như không tồn tại mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN, kết quả trên cũng hoàn toàn tương tự cho nghiên cứu của Abbott và Monsen (1979), Griffin &

Mahon (1997), McWilliams & Siegel đã nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXHDN và hiệu quả tài chính ở cỡ mẫu 524 và trong thời gian 6 năm đã cho ra kết quả trung lập, tức không có mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính của DN nghiên cứu. Nghiên cứu của Soana (2011) lấy mẫu các ngân hàng ở cả cấp quốc gia và quốc tế, điều tra sự kết hợp có thể có giữa TNXH và hiệu quả tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy không có liên kết có ý nghĩa thống kê nào được tìm thấy để hỗ trợ mỗi tương quan tích cực hay tiêu cực nào giữa TNXH và hiệu quả tài chính của ngân hàng [94].

1.4.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội với bền vững xã hội

Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là phải tạo ra một xã hội công bằng, cuộc sống của mọi người được bảo đảm và bình an. Muốn xã hội không rơi vào trạng thái xung đột, phải làm sao để có môi trường xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, mọi người đều được thụ hưởng các thành quả của sự tăng trưởng kinh tế. Nếu nhìn nhận mối quan hệ giữa thực hiện TNXH với phát triển bền vững tức là tạo ra các giá trị góp phần vào sự phát triển bền vững xã hội như: tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho người lao động, có những đóng góp cho cộng đồng địa phương và ngân sách nhà nước, thúc đẩy các hoạt hoạt động phát triển cộng đồng. Phần lớn các công ty tạo ra giá trị xã hội dưới hình thức việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tham gia vào các vấn đề môi trường và nộp thuế. Theo Cochran (2007) một công ty có thể hưởng lợi từ quan hệ tốt với nhân viên bằng cách tăng động lực làm việc của họ và từ đó cải thiện năng suất và hiệu suất. Ngoài ra khi DN có mối quan hệ tốt với nhân viên sẽ thu hút nhân tài mới và tuyển dụng nhân viên dễ dàng hơn điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực mới.

1.4.1.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội với bền vững môi trường

Cùng với cổ đông, nhân viên, khách hàng và cộng đồng, môi trường là một bên liên quan không thể thiếu và rất quan trọng đối với DN. Quá trình hoạt động của DN gây tác động đáng kể đến môi trường, do đó các DN có vai trò trong tương lai về các vấn đề môi trường và tính bền vững về môi trường. Vì vậy, hành động mà các DN tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên được coi là một phần của TNXH, coi môi trường là một trong những lợi ích của DN. Sự lồng ghép TNXH với bảo đảm

bền vững về môi trường có khả năng giúp các DN quản lý mối quan tâm lâu dài với môi trường cùng với tăng trưởng kinh tế. Theo Grant Thornton (2011) có ba động lực để các công ty tham gia vào TNXH và môi trường bền vững là chi phí, thương hiệu, việc tuyển dụng và duy trì nhân viên. Tuy nhiên khi nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển các vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu và quan hệ công chúng vẫn là các động lực quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Nghiên cứu của Euromonitor (2012) cho thấy tính bền vững về môi trường, thương mại công bằng, thương mại xanh và hỗ trợ cộng động địa phương đóng một vai trò quyết định của người tiêu dùng, 50% người tiêu dùng coi đó là một trong những yếu tố quan trọng khi tiêu thụ sản phẩm.

Một số người ủng hộ TNXH lập luận rằng thực hiện TNXH với bền vững môi trường chủ yếu xem xét đến tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí nhà kính và giảm chất thải. Nghiên cứu của Uỷ ban Châu Âu (2008) “tiềm năng thực hiện TNXHDN của khía cạnh môi trường có thể được củng cố bởi chi phí năng lượng tăng và triển vọng mạnh mẽ hơn cơ chế giá lượng khí thải carbon và ngoài việc tiết kiệm chi phí từ các biện pháp môi trường thì TNXHDN có thể góp phần tiết kiệm chi phí theo những cách khác ví dụ như trong lĩnh vực con người, quản lý rủi ro hoặc tiếp cận tài chính”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Williamson, Lynch-Wood và Ramsay (2006, tr327) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm để tìm hiểu các động lực cho sự bền vững về môi trường và thực hiện TNXHDN, nghiên cứu đã chỉ ra rằng “ thực tiễn được thúc đẩy bởi hai cân nhắc quan trọng đó là hiệu quả kinh doanh và quy định.

Một trong những lý do khiến các công ty ngày nay tham gia và cam kết thực hiện TNXH và các hoạt động bền vững về môi trường là hình ảnh của công ty. Bằng cách bắt đầu như vậy, các chương trình của công ty cố gắng gây tác động đến nhận thức của công chúng về hình ảnh và thương hiệu của mình, điều này rất quan trọng bởi hình ảnh và hương hiệu tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghệp (Baron, Norman& Miyazaka, 2007, tr444).

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 5

Một số tác giả khác cũng nghiên cứu về tầm quan trọng của hành vi công ty đối với thực hiện TNXH và tính bền vững về môi trường cũng như kết quả với các giá trị thương hiệu và tiếp thị cho thấy có lợi ích từ việc làm này. Brown và Dacin (1997, tr 70) đã nghiên cứu sự lựa chọn hình ảnh thương hiệu và đề xuất có thể

được hưởng lợi bởi TNXH và chính sách môi trường cho thấy “từ góc độ tiếp thị, DN thu được lợi ích kinh tế từ thực hiện TNXH được ghi nhận trong mối liên hệ của nó với sự tiêu dùng tích cực các sản phẩm và đánh giá thương hiệu, lựa chọn thương hiệu, và đề xuất thương hiệu”. Do đó hình ảnh thương hiệu được coi như là một động lực thúc đẩy hành động TNXH của DN với bền vững môi trường.

Để thúc đẩy hình ảnh thương hiệu thì tiếp thị xanh là yếu tố rất quan trọng vì một trong những mục tiêu của tiếp thị xanh là nhằm cải thiện hình ảnh và giá trị thương hiệu bằng cách khai thác lợi ích của thực hiện TNXH và sự bền vững về môi trường đối với hình ảnh thương hiệu. Mục tiêu của tiếp thị xanh là giảm thiểu tác động môi trường và thậm chí thúc đẩy các tác động tích cực.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Quá trình hoạt động của DN, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay luôn cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường, vấn đề xã hội bởi nếu chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề môi trường và xã hội DN sẽ không thể tồn tại và phát triển lâu dài. Các công ty và tập đoàn lớn cho rằng “thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại sự giàu có trong tương lai” nhưng đối với các DNNVV thì thực hiện TNXH đôi khi là gánh nặng khi chưa đủ tiềm lực tài chính và nhân sự, các DN này chưa thể thực hiện được các chứng chỉ trong bộ quy tắc ứng xử và rất khó thực hiện TNXH như các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên không phải tất cả các DNNVV đều không có khả năng thực hiện, nếu họ lập cho mình một kế hoạch tài chính và chiến lược TNXH nghiêm túc thì việc thực hiện song hành cả hai mục tiêu lợi nhuận và TNXH là hoàn toàn có thể. Các DN muốn phát triển bền vững thì thực hiện TNXH được coi như là một chiến lược kinh doanh khôn khéo, có thể trong ngắn hạn thực hiện TNXH sẽ làm gia tăng chi phí, nhưng lợi ích mang lại trong dài hạn lại rất lớn đó là giá trị thương hiệu, đó là lòng trung thành của nhân viên, của khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo nghiên cứu khảo sát của Viện khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam trên 24 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình TNXH, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh

với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Từ những kết quả như trên sẽ thúc đẩy DN phát triển bền vững.

Thực hiện TNXH có thể gia tăng uy tín và lòng tin với người tiêu dùng từ đó người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng của DN. Tại Mỹ, khách hàng ưu tiên làm việc và chi tiêu cho các doanh nghiệp được đánh giá có TNXH cao hơn. Theo một nghiên cứu của Cone Commnication có hơn 60% người Mỹ hy vọng các DN sẽ tác động tích cực đến sự phát triển xã hội và môi trường, mặc dù điều này không có trong quy định của Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, 90% người tiêu dùng được khảo sát cho biết, họ sẽ lựa chọn mua sản phẩm của DN khi DN đó đang hỗ trợ, ủng hộ vấn đề mà họ đang quan tâm.

Mặt khác, thực hiện tốt TNXH tức là đối xử công bằng và tôn trọng nhân viên, từ đó làm gia tăng lòng trung thành và nâng cao năng suất lao động, DN cũng không phải tuyển dụng lao động nhiều lần hoặc chịu những chi phí từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới, từ đó sẽ làm giảm chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho DN. Vì vậy, có thể nói thực hiện TNXH chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững doanh nghiệp.

1.5. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án

Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về thực hiện TNXH của DN đã cho thấy: các nghiên cứu về TNXH rất đa dạng và phong phú cả về nội dung, cách tiếp cận cũng như phương pháp sử dụng, các nghiên cứu tiền nhiệm đã tập trung làm rõ khái niệm, nội hàm, các lý thuyết về TNXH đồng thời khẳng định lợi ích của việc thực hiện TNXH với DN, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển. Tại các quốc gia này lý thuyết về TNXH đã khá phát triển và được nhiều người biết đến cũng như tuân thủ như một lẽ đương nhiên. NCS đã kế thừa và sử dụng các quan điểm về lý luận TNXH được các nhà nghiên cứu phát biểu thông qua quá trình tổng quan trong nghiên cứu của mình đặc biệt là lý thuyết các bên liên quan về TNXH. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay đang tồn tại ba thách thức khi thực hiện TNXH đó là: (1) Khái niệm TNXH được hiểu chưa đúng; (2) nhiều người vẫn đánh đồng TNXH với các hoạt động từ thiện;(3) chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan (Hội thảo ASEAN thúc đẩy TNXH tại Jakarta ngày 24/11/2016) chính vì vậy mà vấn đề hiểu khái niệm, nội dung TNXH càng trở nên cấp thiết.

Thêm vào đó, tại Việt Nam vấn đề TNXH còn khá mới và còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các DN mới chỉ nhìn thấy các chi phí khi thực hiện TNXH là quá lớn mà chưa nhận thấy các lợi ích do việc thực hiện TNXH mang lại, còn thiếu các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này cũng như chưa có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về TNXH trong DN cụ thể là vấn đề thực hiện TNXH với người lao động và môi trường. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào đứng từ góc độ Kinh tế Phát triển, trong bối cảnh yêu cầu giảm thiểu tác hại đến con người (các bệnh tật) và ô nhiễm môi trường, cùng với các vấn đề thực tiễn thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ. Đây chính là các lý do NCS lựa chọn vấn đề Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu trong luận án này.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 tác giả đã trình bày và phân tích các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về TNXH của DN, các nghiên cứu về thực hiện TNXH với người lao động và môi trường, các nghiên cứu thực hiện TNXH với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường tiếp cận theo hướng các bên liên quan và tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000.

Thông qua tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước về TNXH tác giả đã nhận thấy có ba thách thức khi thực hiện TNXH hiện nay đó là: (1) Khái niệm TNXH được hiểu chưa đúng; (2) nhiều người vẫn đánh đồng TNXH với các hoạt động từ thiện;(3) chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó chưa có nghiên cứu nào đứng từ góc độ Kinh tế Phát triển, trong bối cảnh yêu cầu giảm thiểu tác hại đến con người và ô nhiễm môi trường, cùng với các vấn đề thực tiễn thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ. Đây chính là khoảng trống giúp tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1. Nguồn gốc, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.1.1. Nguồn gốc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Theo Michel Capron & Francoise Quairel – Lanoizelée (2002); La Décuorvete (2007) tại Mỹ, mặc dù gốc gác của khái niệm TNXHDN đã có từ rất xa xưa, trước Thế chiến thứ Hai xuất phát từ khuynh hướng dân chủ - xã hội, tuy nhiên người có công đầu tiên trong việc đưa ra thuật ngữ về TNXHDN chính là tác giả Bowen (1953). Xuất thân là một mục sư của giáo hội tin lành và là người có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về TNXHDN tại Mỹ. Quan niệm của Bowen nhấn mạnh đến lòng từ thiện với mục tiêu sửa chữa những khuyết tật và bồi hoàn cho những sự lạm dụng và vi phạm hơn là ngăn ngừa, nhằm tránh những thiệt hại do hoạt động kinh doanh của DN gây ra cho các bên liên quan như môi trường, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp…. Theo đó, cá nhân là trung tâm của mọi hành động, các trách nhiệm chủ yếu thuộc về cá nhân và những hành vi của cá nhân được điều chỉnh bởi nền đạo đức thay vì những quy định của pháp luật. Quan niệm của DN được nhấn mạnh đến bởi các mối quan hệ hợp đồng nhất là mối quan hệ với các cổ đông. Quan niệm về TNXHDN tại Mỹ thời kỳ này thể hiện ở “lợi nhuận trước, bác ái sau”.

Những ghi chép của người Trung Hoa, người Ai cập và người Xume cổ đại đã phác hoạ lại những quy tắc giao thương để thúc đẩy thương mại và đảm bảo rằng lợi ích của cộng đồng rộng lớn được quan tâm. Kể từ đó, mối quan tâm của công chúng đến sự tương tác giữa DN và xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển các hoạt động của DN.

Từ thế kỷ XVII, người ta đã quan tâm đến sự phát triển quá lớn của công ty Đông Ấn và những hệ luỵ của sự phát triển đó đối với xã hội. Chủ nghĩa tư bản nhân ái cũng đã tồn tại ở Anh được hơn 150 năm. Các tín đồ phái giáo hữu như Barclays và Cadbyry, cũng như các nhà chủ nghĩa xã hội khác như Ăng-ghen và Morris đã tiến hành thực nghiệm với những hình thức kinh doanh có TNXH và dựa trên giá trị. Hành động từ thiện thời kỳ Victorian có thể được nhận định là có trách nhiệm với những khu nội đô của những trung tâm thành phố cổ ngày nay.

Những bằng chứng về các hoạt động xã hội phản kháng lại những hành động của các tổ chức cũng đã trải dài qua nhiều thế kỷ, phản chiếu sự phát triển về mặt

pháp lý và thương mại của các công ty khi chúng tự tạo cho mình trở thành một lực lượng thúc đẩy các xã hội dựa trên thị trường. Tiêu biểu có thể kể đến cuộc tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm đường do những người nô lệ thu hoạch diễn ra ở nước Anh vào những năm 1970, được biết đến là cuộc tẩy chay quy mô lớn đầu tiên thế giới. Trong vòng vài năm, hơn 300.000 người dân Anh đã tẩy chay sản phẩm đường này, sản phẩm chính của người Anh có nô lệ người Tây Ấn, gần

400.000 lời thỉnh cầu có chữ ký đã được gửi đến quốc hội yêu cầu chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ. Vào năm 1972, Hạ viện trở thành cơ quan lập pháp quốc gia đầu tiên trên thế giới bỏ phiếu cho việc chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ.

Bắt đầu từ năm 1950, những nghiên cứu học thuật chính thức về TNXHDN đầu tiên được công bố. Thuật ngữ TNXHDN xuất hiện chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuốn sách “trách nhiệm xã hội của doanh nhân” của Bowen nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi những người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội.

Sau đó, nhiều quan điểm về TNXHDN đã tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi về chủ đề này. Theo Frederick khái niệm TNXHDN được phát triển trong giai đoạn này gồm ba ý tưởng: Ý tưởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là những người được uỷ thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Ý tưởng thứ hai là những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với DN và những nguồn lực của nó. Ý tưởng thứ ba là cần chấp nhận lòng nhân đạo là biểu hiện sự hỗ trợ của DN đối với xã hội [60].

Trong thời kỳ này, các nhà quản trị mới bắt đầu làm quen với khái niệm TNXHDN và dần thay đổi thái độ, nhưng chỉ có rất ít DN thực hiện hoạt động từ thiện (Carroll, 2008). Phải đến cuối những năm 1960 giới nghiên cứu mới bắt đầu có những nỗ lực để làm rõ và chính xác khái niệm TNXHDN. Những học giả tiêu biểu của giai đoạn này gồm Keith Davis (1960), William C. Frederick (1960), Clarence Walton (1967). Mỗi học giả đã đưa ra những khái niệm riêng về TNXHDN và có đóng góp rất lớn vào hệ thống cơ sở lý luận về TNXHDN.

Thời kỳ những năm 1970 là giai đoạn quan trọng cho sự tiến triển khuôn khổ lý thuyết về TNXHDN. Carroll (2008) gọi thời kỳ này là thời kỳ tăng tốc của TNXHDN, những tác giả tiêu biểu của thời kỳ này là Harold Johson (1971), George Steiner (1971), Richard Eels and Clarence Walton (1974). Trong đó nổi bật là khái

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí