DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm chung cao nhất cả nước 18
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm nước cao nhất cả nước 18
Bảng 2.1: Khái niệm TNXHDN theo thời gian 32
Bảng 2.2: Các chủ đề cốt lõi và nội dung trách nhiệm xã hội trong ISO 26000 52
Bảng 2.3: Tổng hợp biến quan sát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 61
Bảng 2.4. Thang đo các biến thực hiện TNXH với người lao động trong mô hình nghiên cứu định lượng 63
Bảng 2.5. Thang đo các biến thực hiện TNXH với môi trường trong mô hình nghiên cứu định lượng 65
Bảng 2.6. Thang đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu định lượng 66
Bảng 2.7. Thang đo thực hiện TNXHDN với người lao động 66
Có thể bạn quan tâm!
- Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 1
- Mô Hình Tháp Trách Nhiệm Xã Hội Của Archie Carroll
- Các Nghiên Cứu Về Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Môi Trường
- Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Với Bền Vững Xã Hội
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
(dùng để khảo sát người lao động) 66
Bảng 2.8. Thang đo thực hiện TNXHDN với môi trường 68
(dùng cho khảo sát cộng đồng) 68
Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế 79
Bảng 3.2: Tổng số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế 79
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về khái niệm và nội hàm TNXH 85
Bảng 3.4: Thực hiện TNXH với người lao động theo hình thức pháp lý 86
Bảng 3.5: Thực hiện TNXH với người lao động theo ngành nghề kinh doanh 86
Bảng 3.6: Thực hiện TNXH với người lao động theo quy mô 87
Bảng 3.7: Thực hiện TNXH với người lao động theo tình trạng niêm yết 88
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả khảo sát lãnh đạo DN và người lao động về thực hiện TNXH với người lao động 88
Bảng 3.9: Thực hiện TNXH với môi trường theo hình thức pháp lý 94
Bảng 3.10: Thực hiện TNXH với môi trường theo ngành nghề kinh doanh 95
Bảng 3.11: Thực hiện TNXH với môi trường theo quy mô 95
Bảng 3.12: Thực hiện TNXH với môi trường theo tình trạng niêm yết 96
Bảng 3.13: Cơ cấu mẫu khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp 101
Bảng 3.14. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường 103
ảng 3.15: Kiểm định KMO và Bartlett 104
Bảng 3.16: Hệ số hồi quy 105
Bảng 3.17: Hệ số hồi quy 107
Bảng 3.18: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROA theo số năm hoạt động 108
Bảng 3.19: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROA theo quy mô doanh nghiệp 110
Bảng 3.20: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROE theo số năm hoạt động 112
Bảng 3.21: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROE theo quy mô doanh nghiệp 114
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là một khái niệm không còn xa lạ với các nước trên thế giới, tuy nhiên khái niệm này mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra các cơ hội về tiếp cận thị trường và phát triển, bên cạnh những cơ hội là những thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài bởi họ có lợi thế về trình độ công nghệ, về vốn và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, cơ hội tiếp cận thị trường là không dễ dàng bởi những hàng rào phi thuế hướng đến việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo hộ doanh nghiệp ở mỗi quốc gia. TNXH từ một điều kiện thiện nguyện, đã trở thành một ràng buộc quyết định, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường cao cấp của doanh nghiệp.
Muốn khai thác được thị trường, các doanh nghiệp phải thấy được sự cần thiết xác định cho mình một chiến lược thực hiện TNXH để có thể nâng cao năng suất lao động, gia tăng lòng trung thành của nhân viên, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề này còn mới và tự bản thân mỗi DN còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập cho mình một chiến lược về TNXH giống như các chiến lược kinh doanh khác của mình. Yếu tố quan trọng nhất là thiếu những chuyên gia am hiểu về TNXH trong lĩnh vực, ngành nghề và thiếu hành lang pháp lý quy định, khuyến khích doanh nghiệp thực thi TNXH, cũng như giải quyết những xung đột với các quy định khác. Đặc biệt, thiếu kiến thức về khái niệm, nội hàm, lợi ích khi các DN thực hiện TNXH.
TNXHDN không phải là vấn đề mới nhưng cho đến nay khái niệm này vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn đối với DN, nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng trong nhiều năm qua, càng nhiều DN nhận ra lợi ích kinh tế từ thực hiện các chính sách TNXH mang lại và họ đã sử dụng TNXH như một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng đó là công cụ có thể giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty đối
1
với xã hội từ đó góp phần phát triển bền vững DN.
Tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, khi mà lợi ích và sự tăng trưởng kinh tế đang được ưu tiên hàng đầu, họ chấp nhận đánh đổi các vấn đề về xã hội, môi trường nên hầu hết tại các quốc gia này hiểu biết của doanh nghiệp và cộng đồng về TNXH còn hạn chế. Đặc biệt là ở đây DN mới chỉ nhìn thấy chi phí khi thực hiện TNXH phải bỏ ra mà chưa thấy được các lợi ích to lớn khác từ việc thực hiện TNXH mang lại.
Phú Thọ là địa phương có nền công nghiệp phát triển từ khá sớm, là cái nôi của nền công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Các ngành công nghiệp đặc trưng và mũi nhọn của Phú Thọ hiện nay là công nghiệp dệt, nhuộn, hoá chất, phân bón, giấy. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển công nghiệp với các ngành đặc trưng như trên Phú Thọ đã trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển vượt bậc tại khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế đạt được thì Phú Thọ hiện nay đã và đang trở thành một địa phương có nền công nghiệp ô nhiễm xếp thứ 7 trong cả nước [10]. Trong những năm gần đây vẫn còn tình trạng đình công của người lao động, vẫn còn tai nạn lao động, các mâu thuẫn về mối quan hệ lao động giữa người lao động và chủ doanh nghiệp có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt tại đây, chưa có nghiên cứu chính thức nào về TNXH được công bố, đặc biệt là những nghiên cứu có sử dụng điều tra xã hội học. Chính vì lý do đó, để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích DN với lợi ích của các bên liên quan cụ thể là lợi ích với môi trường và xã hội. Quan trọng hơn, nhằm tăng cường thực hiện TNXH của DN, tăng cường nhận thức và sự hiểu biết về khái niệm, nội hàm TNXH nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc phát triển các kiến nghị và khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Để đạt được mục đích của luận án, NCS đã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
(i) Xác định khoảng trống nghiên cứu thông qua việc tổng quan nghiên cứu
trong nước và quốc tế;
(ii) Phát triển khung nghiên cứu cho luận án;
(iii) Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TNXH tại các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó bao gồm kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH đến hiệu quả tài chính của DN;
(iv) Đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển bền vững
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện TNXH của các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Phú Thọ với người lao động và môi trường.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 đến 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận án đã kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng nhằm khắc phục những hạn chế của từng phương pháp và gia tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu trong nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu định tính được NCS sử dụng bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Hệ thống hoá các lý thuyết về TNXHDN dựa trên kế thừa các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu về TNXHDN trong và ngoài nước;
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia về TNXHDN về các trường phái lý thuyết, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXHDN và thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích nội dung: Sử dụng để phân tích và tính toán các chỉ tiêu ROA, ROE dựa trên báo cáo tài chính của các DN nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh kết trả lời quả khảo sát giữa đối tượng: Doanh nghiệp, cộng đồng và người lao động. Từ đó đưa ra các nhận xét, khuyến nghị cho luận án.
Các phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng gồm:
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Được sử dụng nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
- Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Phương pháp này cho phép kiểm tra những câu hỏi nào thực sự đóng góp cho việc đo lường các nhân tố. Trong đó, hệ số Alpha (α) của Cronbach sẽ là cơ sở để đánh giá sự đóng góp của các tiêu chí trong việc đo lường.
- Phương pháp phân tích hồi quy: Phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y (ROA và ROE) với các biến độc lập thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường thông qua hàm tuyến tính bậc 1.
5. Tính mới của luận án
- Cung cấp các bằng chứng từ thực tiễn nghiên cứu về các DN công nghiệp tỉnh Phú Thọ, khái quát bức tranh thực trạng thực hiện TNXH tại các doanh nghiệp này và kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN
- Xây dựng thang đo thực hiện TNXH với người lao động và môi trường theo thông lệ quốc tế
- Xây dựng khung phân tích thực hiện TNXH với người lao động và môi trường trong các DN công nghiệp
- Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động giữa thực hiện TNXH với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN công nghiệp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận nghiên cứu đã đóng góp vào việc khái quát hoá hệ thống cơ sở lý luận về TNXHDN.
- Về mặt thực tiễn nghiên cứu đã đưa ra các kết luận phản ánh thực tiễn tình hình thực hiện TNXHDN với người lao động, với môi trường và mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với hiệu quả tài chính của DN.
Đầu tiên, nghiên cứu phản ánh rõ nét bức tranh thực trạng thực hiện TNXH với người lao động và môi trường tại các doanh nghiệp Phú Thọ, nghiên cứu đã chỉ ra các trách nhiệm này dù đã được doanh nghiệp biết đến và quan tâm nhưng thực hiện vẫn còn mang tính chất bị động và chưa nhận thức được những lợi ích từ việc làm này.
Hai là, nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với môi trường và người lao động với hiệu quả tài chính của DN và mối quan hệ này là tích cực, đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này được kiểm soát bởi quy mô và số năm hoạt động của DN. Kết quả này hàm ý có mối quan hệ khác nhau giữa DN siêu nhỏ, DN nhỏ và vừa với DN lớn, và có mối quan hệ khác nhau giữa DN mới hoạt động và DN đã hoạt động lâu năm khi thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường.
Ba là, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị và kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, với doanh nghiệp, với người lao động và nhằm tăng cường thực hiện TNXH trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục đính kèm, luận án gồm có bốn chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 2: Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khung nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Kiến nghị, khuyến nghị và kết luận
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 khi Howard Rothmann Bowen công bố cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do DN làm tổn hại cho xã hội. Sau đó là các nghiên cứu của Milton Friedman (1970); Carroll (1999); Kotler and Lee (2008), Fuller & Tian (2006), Garriga & Melé (2004), Jenkins (2006), Lantos (2001), Maignan & Ferrell (2001); Maignan & Ferrell (2005), Thompson, Smith & Hood (2001).
Trong thời kỳ đầu, các nghiên cứu thường xoay quanh các vấn đề nhằm làm rõ khái niệm và nội hàm của TNXHDN. Quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng rất khác nhau theo thời gian, cụ thể:
(i) Quan niệm truyền thống hay của trường phái cổ điển cho rằng TNXH cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho các cổ đông trên cơ sở thực hiện kinh doanh có đạo đức và tuân thủ pháp luật. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Milton Friedman (1970). Những người ủng hộ Friedman và trường phái này cho rằng các DN không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ xã hội, mà chỉ có các cá nhân mới phải chịu trách nhiệm này, trong khi các DN chỉ có trách nhiệm xã hội duy nhất là kinh doanh và sử dụng các nguồn lực của mình trong quá trình hoạt động để gia tăng lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật, không có lừa dối và gian lận.
Theo quan điểm truyền thống thì khía cạnh tài chính dường như là động lực duy nhất để phát triển DN. Nếu cùng một lúc các nhà lãnh đạo phải thực hiện hiện hai trách nhiệm là vừa đạt được lợi nhuận, vừa đáp ứng được các TNXH thì rất có thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn về quyền lợi và tiềm ẩn nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan, dẫn đến sự sụp đổ DN. Do đó, mục tiêu duy nhất của DN là tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đông mà không cần quan tâm đến các vấn đề xã hội đang cần. Quan điểm trên, ngày nay không còn được quan tâm và ủng hộ do sự thay đổi chính sách phát triển kinh tế của thế giới và lợi ích chung của loài người, đặc biệt là