niệm của Uỷ ban phát triển bền vững (CED) về TNXHDN năm 1971 với quan điểm “doanh nghiệp vận hành theo một khế ước với xã hội và mục đích cơ bản của nó là phục vụ những nhu cầu của xã hội-thoả mãn xã hội”. Cũng trong giai đoạn này rất nhiều các bài báo đã khởi xướng cho quan điểm đưa cách tiếp cận quản lý vào TNXHDN dựa trên ý tưởng cho rằng cần áp dụng các chức năng quản trị truyền thống vào việc giải quyết các vấn đề TNXHDN [46].
Từ thực tế và những nghiên cứu về TNXHDN trong giai đoạn từ 1970 đến 1980 đã cho thấy, sự tồn tại lâu dài của một DN không chỉ phụ thuộc vào khả năng làm chủ môi trường kinh tế mà còn phụ thuộc vào việc làm chủ môi trường chính trị xã hội.
Trong những năm 1990, khái niệm TNXHDN vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ thể trong xã hội, xu hướng thực hiện TNXHDN bằng cách làm từ thiện cũng khá phổ biến trong thời kỳ này. Carroll chỉ ra rằng những tiến bộ của TNXHDN trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu vực DN mà cụ thể là sự xuất hiện của tổ chức phi lợi nhuận “doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội” (BSR) vào năm 1992 do một nhóm các doanh nhân thành lập nhằm giúp các công ty hành xử một cách có trách nhiệm hơn với xã hội [46].
Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI cho đến nay, hướng nghiên cứu TNXHDN tập trung vào các chủ đề nhỏ thay vì các nghiên cứu khái quát hoá khái niệm. Trong giai đoạn này, các DN cũng đặc biệt quan tâm đến TNXH thông qua các “hành động TNXH thực tế”. Các nguyên nhân khiến DN quan tâm đến hành động này là do: (1) sự thoái trào của mô hình nhà nước phúc lợi; (2) làm trỗi dậy quan niệm minh bạch về TNXHDN đó chính là trong vòng hai mươi năm cuối của thế kỷ XX, mọi người ngày càng ý thức hơn về các mối hiểm hoạ có thể xảy ra (như sự huỷ hoại sinh quyển, sự gia tăng của bất bình đẳng, sự tổn hại đối với sức khoẻ cộng đồng) do sự phát triển kinh tế nói chung và các DN lớn nói riêng gây ra; (3) do có một niềm tin rằng “có sự liên quan giữa TNXH với vấn đề kinh doanh thực tế của DN”.
Bên cạnh đó, các DN hành động trái với nền tảng TNXH đang liên tục thay đổi, bởi bản thân khái niệm TNXHDN không phải là khái niệm cố định, nó rất năng động và tiếp tục phát triển khi các kỳ vọng văn hoá thay đổi tạo nên sự phức tạp mà những người ra quyết định tại các DN phải đối mặt, những tiêu chuẩn này lại thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác, thậm chí giữa những nền văn hoá của một xã hội hoặc thay đổi theo thời gian. Nó khiến các nhà quản trị DN luôn phải cân nhắc trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
Ngày nay, sự thành công của một DN phụ thuộc vào sự quan tâm đối với các thành phần có quyền và nghĩa vụ liên quan (các bên liên quan) mà DN có mối quan hệ mang tính khế ước hoặc có ảnh hưởng. Các bên liên quan chính là những người có quyền và lợi ích liên quan đến sự tồn tại và phát triển của DN, các bên liên quan có thể là nội bộ hoặc bên ngoài. Các bên liên quan đến nội bộ DN là những người có lợi ích thông qua mối quan hệ trực tiếp đến sự phát triển DN chẳng hạn như viêc làm, quyền sở hữu hoặc đầu tư. Các bên liên quan bên ngoài là những người không trực tiếp làm việc với DN nhưng bị ảnh hưởng theo một cách nào đó bởi hành động và kết quả kinh doanh của DN như: các nhà cung cấp, chủ nợ, cộng đồng địa phương, người tiêu dùng,…. Hai nhóm này thường có lợi ích chung nhưng đôi khi cũng có những lợi ích trái ngược nhau dẫn đến trong quá trình hoạt động có khả năng xung đột lợi ích giữa các bên liên quan do đó nhà quản lý DN cần dung hoà mối quan hệ để hoạt động của DN được thuận lợi và ngày càng phát triển.
2.1.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thuật ngữ TNXHDN xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 khi Howard Rothmann Bowen công bố cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do DN làm tổn hại cho xã hội. Sau đó, chủ đề này đã được các nhà nghiên cứu rất quan tâm và có rất nhiều những công bố của các nhà nghiên cứu, cùng với đó là sự thay đổi khái niệm TNXHDN theo thời gian, cụ thể (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Khái niệm TNXHDN theo thời gian
Tác giả | Năm xuất bản | Khái niệm TNXHDN | |
1 | H.R.Bowen | 1953 | TNXHDN là các chính sách, quyết định và hành động phù hợp với mục đích và giá trị của xã hội |
2 | Freedman | 1970 | Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông |
3 | Keith Davis | 1973 | TNXHDN là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lí, kinh tế, công nghệ |
4 | Elkington | 1997 | TNXHDN dựa trên ba trụ cột là Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Trong đó các vấn đề kinh tế (để tạo |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Tháp Trách Nhiệm Xã Hội Của Archie Carroll
- Các Nghiên Cứu Về Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Môi Trường
- Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Với Bền Vững Xã Hội
- Các Lý Thuyết Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
- Lý Thuyết Lợi Tức Cổ Đông (Shareholder Enefit Theory)
- Các Tiêu Chuẩn Về Trách Nhiệm Xã Hội Với Môi Trường
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
ra lợi nhuận cho doanh nghiệp), các vấn đề xã hội (có tính nhạy cảm và tôn trọng các định mức và giá trị văn hóa xã hội khác nhau), các vấn đề về môi trường (tôn trọng môi trường và có các giải pháp nhằm cải thiện môi trường) hoặc sự kết hợp cả ba trụ cột này | |||
5 | Archie Carroll | 1999 | TNXHDN bao gồm tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và các kỳ vọng tức thời mà xã hội quan tâm đối với một tổ chức ở một thời điểm nhất định |
6 | Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự Phát triển bền vững (WBCSD) | 1999 | TNXHDN là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm... theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội |
7 | Matten và Moon | 2004 | TNXHDN là một khái niệm bao trùm gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm với môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù |
8 | Nhóm làm việc về ISO 26000 | 2007 | TNXHDN là trách nhiệm của một tổ chức với tác động của các quyết định và các hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường thông qua hành vi minh bạch và đạo đức phù hợp với sự phát triển bền vững và phúc lợi của xã hội, có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan, phù hợp với các đạo luật hiện hành và phù hợp với các chuẩn mực về hành vi quốc tế |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm TNXHDN, tuy nhiên khái niệm được sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến nhất hiện nay là của
WBCSD (1999). Đây là một khái niệm bao trùm và phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững như hiện nay. Trong khuôn khổ luận án này, NCS ủng hộ và sử dụng khái niệm của WBCSD. Theo đó TNXHDN được hiểu là: “những cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp và của xã hội”.
2.1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Cũng giống như khái niệm, nội dung TNXHDN thay đổi theo thời gian và còn rất nhiều tranh cãi, điều này được thể hiện ở quan điểm rất khác nhau của các nhà nghiên cứu theo thời gian, cụ thể:
(i) Quan niệm truyền thống hay của trường phái cổ điển cho rằng trách nhiệm xã hội cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho các cổ đông trên cơ sở thực hiện kinh doanh có đạo đức và tuân thủ pháp luật. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Milton Friedman (1970). Những người ủng hộ Friedman và trường phái này cho rằng các DN không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ xã hội, mà chỉ có các cá nhân mới phải chịu trách nhiệm này, trong khi các DN chỉ có TNXH duy nhất là kinh doanh và sử dụng các nguồn lực của mình trong quá trình hoạt động để gia tăng lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật, không có lừa dối và gian lận.
Theo quan điểm truyền thống thì khía cạnh tài chính dường như là động lực duy nhất để phát triển DN. Nếu cùng một lúc các nhà lãnh đạo phải thực hiện hiện hai trách nhiệm là vừa đạt được lợi nhuận, vừa đáp ứng được các TNXH thì rất có thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn về quyền lợi và tiềm tàng nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan, dẫn đến sự sụp đổ DN. Do đó, mục tiêu duy nhất của DN là tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đông mà không cần quan tâm đến các vấn đề xã hội đang cần. Quan điểm trên, ngày nay không còn được quan tâm và ủng hộ do sự thay đổi chính sách phát triển kinh tế của thế giới và lợi ích chung của loài người, đặc biệt là với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp như ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện nay, ngoài trách nhiệm chính là tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư và chủ sở hữu thì các DN còn phải thực hiện các trách nhiệm khác đối với xã hội. Do
đó, khái niệm TNXHDN đã được mở rộng vượt ra khỏi trách nhiệm về kinh tế.
(ii) Theo quan điểm hiện đại, một số nhà nghiên cứu đã giới thiệu ý tưởng về TNXHDN của những người kinh doanh ở phạm vi rộng hơn. Trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu cho rằng TNXHDN là bổn phận đối với môi trường, các nhóm lợi ích và bổn phận về tài chính. Trong đó, các nhóm lợi ích bao gồm: các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các hiệp hội thương mại, các nhóm bảo vệ môi trường [49]. Đồng quan điểm này, rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau của TNXHDN. Tiêu biểu phải kể đến đó là các nghiên cứu của tác giả Archie Carroll (1999); R.Edward Freeman (1984); Baron (1995);
Theo Carroll, các DN là những tác nhân kinh tế được tạo ra với mục đích cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên, các trách nhiệm sau đó đều dựa trên trách nhiệm này. Đây là một mô hình có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ngày nay. Trong đó:
Trách nhiệm kinh tế - tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi DN được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của chủ sở hữu, các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN có trách nhiệm thực hiện luật pháp. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai trách nhiệm không thể thiếu với việc thực hiện TNXHDN.
Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa có trong luật pháp. Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì DN cần phải thực hiện các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện nhưng lại là trung tâm của TNXHDN.
Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của DN vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội như quyên góp, ủng hộ cho người yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng,.... Trách nhiệm này khác trách nhiệm đạo đức là DN hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện từ thiện. Nếu chưa thực hiện đến trách nhiệm này các DN vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi.
Nhược điểm của mô hình này là các trách nhiệm dường như được xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao, trong khi đó trên thực tế các trách nhiệm vẫn có thể lồng ghép, cùng thực hiện với nhau tại một thời điểm.
(iii) Theo quan điểm các bên liên quan: Các bên liên quan được R.Edward Freeman (1984) nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận các bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach), theo đó các bên liên quan là “các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức”
Freeman chia các bên liên quan thành hai nhóm chính là nhóm liên quan chủ yếu và nhóm liên quan thứ yếu. Nhóm liên quan chủ yếu gồm có: Khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, các nhà tài trợ, cộng đồng. Nhóm liên quan thứ yếu gồm: Chính phủ, các đối thủ cạnh tranh, nhóm ủng hộ người tiêu dùng, nhóm có lợi ích đặc biệt, giới truyền thông. Mối quan hệ giữa các bên hữu quan không phải bất biến mà mang tính chất động, có thể thay đổi theo thời gian. Dựa trên lý thuyết của Freeman, Baron (1995) đã chia các bên liên quan thành hai nhóm, được gọi là thị trường và phi thị trường. Nhóm thị trường gồm: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, người lao động, đối tác và nhà cung cấp; nhóm phi thị trường gồm: Các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, nhà quản lý, môi trường, giới truyền thông, xã hội hoặc cộng đồng. Cả hai nhóm này đều có ảnh hưởng đến các cấp độ khác nhau về áp lực hoặc động cơ TNXHDN cụ thể: Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các cổ đông của công ty có ảnh hưởng đến việc ban hành các quyết định của công ty; các đối tác kinh doanh, người lao động giúp DN đạt những mục tiêu của mình; cộng đồng, giới truyền thông và các đối tượng khác ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của DN [38]. Clackson cho rằng, các bên hữu quan có thể yêu cầu hoặc thực hiện quyền sở hữu đối với DN và ảnh hưởng tới các hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai [49]. Kotler và Lee lại cho rằng theo khái niệm tiếp thị xã hội, các nhà tiếp thị nên cân nhắc ba yếu tố khi đưa ra chính sách marketing: Lợi nhuận của công ty, mong muốn của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội [80].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thuật ngữ TNXHDN đã được công nhận và ủng hộ ở hầu hết các tổ chức, tuy nhiên không có sự nhất trí chung nào về khái niệm và lý thuyết về TNXHDN, điều này đã tạo ra các rào cản cho các tổ chức tiếp cận các cơ hội và thách thức do TNXHDN mang lại. Secchi (2007) cho rằng "cần có những nỗ lực mới hơn để giảm sự không đồng nhất giữa lý thuyết và cách tiếp cận TNXHDN" [104]. Lee (2008) kết luận định nghĩa về TNXHDN đã và đang thay đổi trong ý nghĩa và thực tiễn [86]; nghiên cứu của Salmi Mohd Isa (2012) cho thấy, theo
thời gian xã hội sẽ thay đổi và yêu cầu về TNXHDN sẽ được đánh giá lại [103].
Với ba quan điểm được trình bày ở trên thì quan điểm thứ 2 và thứ 3 đã được vận dụng được và áp dụng rộng rãi trong DN tại các quốc gia phát triển . Với bối cảnh thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và các doanh nghiệp công nghiệp tại Phú Thọ, NCS cho rằng các doanh nghiệp có thể vận dụng theo cả hai quan điểm này. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình các bên liên quan trong việc xây dựng và áp dụng thực hiện TNXH tại DN là phù hơp hơn bởi nó bao trùm tất cả các đối tượng trong xã hội và hướng DN đến phát triển bền vững.
2.1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với phát triển bền vững
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, thực hiện TNXHDN như là “tấm thẻ xanh” cho sự phát triển bền vững đặc biệt là các DN hướng đến thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện TNXH đối với các DNNVV cũng còn không ít những khó khăn khi nguồn lực tài chính còn hạn chế.
Đầu tiên, không thể phủ nhận những lợi ích của TNXHDN đem lại. Thực hiện tốt TNXHDN không chỉ giúp bản thân các DN hoàn thành nghĩa vụ với các bên liên quan, mà còn làm tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động để từ đó gia tăng lợi nhuận, đóng góp vào sự phát triển bền vững. Có thể khái quát một số lợi ích khi thực hiện tốt TNXHDN như sau: Đối với bản thân doanh nghiệp: Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh,
gia tăng thị phần, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận cụ thể:
- Thực hiện tốt TNXHDN đặc biệt thực hiện tốt mối quan hệ với khách hàng, làm khách hàng hài lòng về những sản phẩm, dịch vụ do DN tạo ra khi đó sẽ gia tăng tính cạnh tranh của DN trên thị trường;
- Thực hiện tốt TNXHDN đối với môi trường tức là DN đầu tư cho cải tiến công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị tiên tiến vì vậy trong dài hạn sẽ giúp DN giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sẽ tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn từ đó sẽ chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận;
- Thực hiện tốt các trách nhiệm và nghĩa vụ với người lao động sẽ tạo ra động lực làm việc hiệu quả, tăng sự gắn bó với DN, DN sẽ giữ chân được người tài, có kỹ năng làm việc tốt, giúp tăng năng suất lao động từ đó giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn giúp tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút lao động so với các DN khác cùng ngành;
- Thực hiện tốt TNXHDN đặc biệt đối với cộng đồng, với bạn hàng và các đối tác trong kinh doanh giúp tên tuổi và danh tiếng của DN càng được khẳng định qua đó sẽ gia tăng uy tín, thương hiệu và mang đến cho DN nhiều cơ hội hợp tác hơn, đặc biệt trong hợp tác quốc tế.
Đối với nhà nước: Ở tầm quốc gia khi các DN thực hiện tốt TNXH sẽ tạo ra nhiều lợi ích để nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mô như: Xóa đói, giảm nghèo; thu hút nhân tài; bảo vệ môi trường; tiết kiệm tài nguyên; phát triển cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng; đặc biệt là hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững về cả kinh tế và xã hội. Do đó, rất cần phải khuyến khích thực hiện tốt TNXHDN, bởi càng nhiều DN thực hiện tốt sẽ có càng nhiều DN phát triển và lớn mạnh giúp cho đất nước hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế mà còn là sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Vai trò với phát triển bền vững về kinh tế: để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước thì đòi hỏi mỗi DN trong nước cần có chiến lược phát triển bền vững của riêng mình, nhằm tạo ra sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng kim ngạch xuất khẩu, tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, DN còn cần phải phát triển các ngành kinh tế gắn liền với những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ của quốc gia. Để thực hiện tốt các chính sách này đòi hỏi DN cần nghiên cứu để có các chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, đặc biệt cần tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm gia tăng xuất khẩu. Theo đó, thực hiện TNXHDN là một trong những công cụ giúp DN gia tăng hoạt động xuất khẩu.
Vai trò với phát triển bền vững về xã hội: Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội có nhiều người được hạnh phúc. Giáo sư Paul Krugman, người đoạt giải thưởng nobel kinh tế năm 2008 lập luận rằng: “Yếu tố cốt lõi của hạnh phúc là việc có công ăn việc làm. Ngoài việc tạo thu nhập ổn định, có công ăn việc làm còn giúp một người tự tin và thỏa mãn lòng tự trọng. Vì thế, cần phải tạo ra thật nhiều công ăn việc làm nếu muốn giúp công chúng hạnh phúc hơn”. Thực hiện TNXHDN Chính là công cụ giúp tạo nhiều công ăn việc làm qua đó giúp xã hội phát triển bền vững.