Các Lý Thuyết Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Vai trò với phát triển bền vững về môi trường: Quá trình hoạt động của DN đều tác động đến môi trường và gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường tức là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên chất lượng môi trường sống của con người phải được đảm bảo và được thường xuyên đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Thực hiện TNXHDN chính là công cụ giúp DN sử dụng tài nguyên bền vững, bảo vệ môi trường nước, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các khu vực sản xuất và trong các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích do thực hiện tốt TNXHDN mang lại cũng cần phải kể đến những khó khăn DN gặp phải khi thực hiện các trách nhiệm này. Kết quả được tác giả tổng hợp từ cuộc phỏng vấn sâu 20 lãnh đạo DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về những khó khăn gặp phải như sau:

Đầu tiên và khó khăn lớn nhất là về tài chính: Để thực hiện TNXHDN yêu cầu DN phải bỏ ra nhiều khoản chi phí như chi phí về tiền lương, tiền công cho người lao động; chi phí về cơ sở vật chất; chi phí về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất; chi phí xử lý chất thải nguy hại; chi phí khắc phục những hậu quả do ảnh hưởng đến môi trường,….Có quá nhiều các khoản chi trong khi nguồn lực tài chính của DN bị hạn chế và cần phải tập trung cho việc tái sản xuất, mở rộng quy mô, quảng bá sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy mà nhà quản lý DN cần phải có kế hoạch tài chính chi tiết, cụ thể và hợp lý trong từng hoạt động. Với những DN lớn đã hoạt động nhiều năm, có tiềm lực tài chính và đầy đủ đội ngũ chuyên môn việc lập một kế hoạch tài chính hiệu quả trong đó có các khoản chi cho việc thực hiện TNXHDN là khả thi. Tuy nhiên, với DN mới thành lập đặc biệt DNNVV thì việc này rất khó khăn bởi nguồn tài chính của các doanh nghiệp này rất hạn hẹp, trong khi đó số lượng DNNVV tại phú Thọ chiếm 92% tổng số DN công nghiệp đang hoạt động. Thêm vào đó, doanh thu chưa ổn định do chưa ổn định thị trường cũng là một trong những hạn chế lớn của các DN này. Khó khăn chồng chất khó khăn là đặc điểm chung mà các DNNVV gặp phải khi thực hiện TNXH.

Thứ hai là khó khăn về công nghệ: Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như những ảnh hưởng đến sự thành bại của DN. Công nghệ giúp DN tăng năng suất lao động và cải tiến ở tất cả các khâu cuả quá trình sản xuất. Trong thời gian gần đây mặc dù chính phủ và Nhà

nước có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, tư vấn, hỗ trợ các DN về vấn đề đổi mới công nghệ để gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đổi mới công nghệ còn khá khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát gần đây của Viện đánh giá Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ có 23% DN được điều tra có hoạt động đổi mới công nghệ. Một số nguyên nhân dẫn đến đầu tư cho công nghệ còn hạn chế là do các DN hạn chế về nguồn vốn và bởi cơ chế cho vay, bảo lãnh của nhà nước còn chưa hợp lý, kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Thứ ba là khó khăn về hành lang pháp lý: Trong những năm gần đây Nhà nước rất chủ động và tích cực trong việc đổi mới hành lang pháp lý tạo điều kiện để DN vận hành tốt đặc biệt là đối tượng DNNVV, chiếm trên 95% số lượng DN của nước ta. Từ năm 2006, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân đối với Nhà nước, chính phủ và quốc hội đã ban hành nhiều luật, thông tư, nghị định, chương trình, dự án, mô hình, gói hỗ trợ nhằm tạo mọi điều kiện để DN phát triển. Các chính sách này của Nhà nước có những thành công nhất định. Tuy nhiên, chúng chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay. Theo ý kiến các lãnh đạo DN công nghiệp Phú Thọ, các chính sách này của Chính Phủ còn chưa trọng tâm, hỗ trợ vẫn ở mức thấp, tỷ lệ các DN được thụ hưởng chính sách còn chưa cao, nguồn lực còn phân tán và thủ tục còn rườm rà, bất cập. Đặc biệt, các chính sách còn chưa có tính xâu chuỗi, có tính liên kết giúp hình thành các cụm liên kết ngành, sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho DN để được thụ hưởng các chính sách tích cực từ Nhà nước.

Thứ tư là khó khăn về tiếp cận thị trường: Trong ngắn hạn, mục tiêu lợi nhuận được DN ưu tiên hàng đầu, nhưng nếu xét trong dài hạn để tồn tại và phát triển bền vững DN cần phải cân đối giữa lợi ích đạt được và lợi ích của các bên liên quan. Khi mà nhu cầu của xã hội ngày càng cao, DN nào đáp ứng được những nhu cầu của xã hội sẽ tồn tại và phát triển lâu dài. Một trong những cách để đáp ứng nhu cầu của xã hội chính là thực hiện tốt TNXH. Đó là con đường duy nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất. Mặc dù các DN cũng rất chủ động tìm kiếm thị trường mới, tuy nhiên những rào cản là khá lớn và rất cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

2.1.4. Các lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Có nhiều các trường phái lý thuyết được sử dụng cho các nghiên cứu về TNXHDN như: Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory), lý thuyết phụ

thuộc nguồn lực (Resource Dependence theory), lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững (Triple-bottom line theory), lý thuyết đạo đức kinh doanh (Business Ethics theory), lý thuyết lợi tức cổ đông (Shareholder Benefit theory).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

2.1.4.1. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Thuật ngữ “các bên có liên quan” xuất hiện trong các cách tiếp cận chiến lược và trong quá trình phân tích các mối quan hệ giữa DN với môi trường xung quanh; môi trường của DN được tìm hiểu một cách toàn diện, lý thuyết các bên liên quan đã góp phần vào việc thao tác hóa các khái niệm mang tính chiến lược bằng cách liệt kê danh sách các loại chủ thể khác nhau có liên quan đến DN, vì thế mục tiêu và việc quản trị chiến lược cần phải xác định và lưu ý đến lợi ích và sức ép của các chủ thể đó.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 7

Người khai sinh ra thuyết này chính là R.Edward Freeman, năm 1984 Freeman đã đưa ra khái niệm các bên liên quan lần đầu tiên trong cuốn sách “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận các bên liên quan”(Strategic Management: A Stakeholder Approach), theo Freeman (1984) các bên liên quan là “các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức”. Theo Hill và Jones (1992) các bên liên quan là “những người tham gia có một quyền hợp thức nào đó đối với doanh nghiệp” [69]; Clarkson (1995) lại cho rằng các bên liên quan là “những người hoặc nhóm chịu rủi ro khi đầu tư (bằng nhân lực hoặc tài

chính) vào một công ty” [49].

Freeman chia các bên liên quan thành hai nhóm chính là nhóm liên quan chủ yếu và nhóm liên quan thứ yếu.

Nhóm liên quan chủ yếu là những thành phần có liên quan trực tiếp trong tiến trình kinh tế và có một hợp đồng công khai với DN gồm có: các cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, các nhà quản lý, cộng đồng.

Nhóm liên quan thứ yếu là những thành phần có quan hệ tự nguyện hoặc không tự nguyện với DN bằng một khế ước mang tính mặc nhiên, mang tính đạo đức bao gồm: Chính phủ, các đối thủ cạnh tranh, nhóm ủng hộ người tiêu dùng, nhóm có lợi ích đặc biệt, giới truyền thông.

Khách hàng là người sử dụng trực tiếp những sản phẩm, dịch vụ do DN tạo ra, do đó họ là người quyết định phần lớn sự tồn tại và phát triển của DN;

Người lao động là những người thực hiện, thi hành và tuân thủ các quy định,

chính sách của những người quản lý. Người lao động làm việc cho DN và nhận được tiền công, họ quan tâm chủ yếu tới thu nhập, các chế độ thưởng, phạt, môi trường làm việc, chế độ đào tạo, nghỉ ngơi.

Nhà cung cấp được xem như bên thứ ba, là những người làm việc chính trong lĩnh vực cho thuê ngoài hoặc cung cấp hỗ trợ cho các lĩnh vực cụ thể;

Nhà quản lý là những người có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể và có trách nhiệm giữ cho các bên liên quan khác trong doanh nghiệp được cân bằng;

Cộng đồng là một nhóm người có cùng chung mối quan tâm, lợi ích, chia sẻ hoặc sống trong cùng một khu vực có liên quan đến DN.

Chính phủ, các đối thủ cạnh tranh, nhóm ủng hộ người tiêu dùng, nhóm lợi ích đặc biệt, giới truyền thông, là các bên liên quan thứ yếu có tác dụng thúc đẩy hoặc gây ra những rào cản đối với DN.

Clarkson (1995) chia các bên liên quan ra các thành phần mang tính tự nguyện và không tự nguyện: Các thành phần có liên quan mang tính tự nguyện chấp nhận chịu một số rủi ro, còn các thành phần có liên quan mang tính không tự nguyện cũng phải chịu một số rủi ro nhưng lại không có bất cứ mối liên hệ nào với DN. Các bên liên quan được chỉ ra trong nghiên cứu của Clarkson (1995) gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng. Moir (2001) chỉ ra các bên liên quan đến DN bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp, môi trường, cộng đồng, đạo đức và nhân quyền.

Mitchell và cộng sự (1997) chia các bên liên quan mang tính khẩn cấp, có quyền lực và hợp thức nhằm lý giải cho sự quan tâm của các nhà quản trị đối với một số thành phần có liên quan trong bối cảnh hạn chế nguồn lực. Quyền lực của các bên có liên quan là nói đến các nhóm chủ thể có khả năng tác động lên các quyết định hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Tính hợp thức tương ứng với sự thừa nhận và sự chấp nhận của xã hội. Tùy theo các đặc trưng mà các bên có liên quan có thể được xác định như là những thành phần không thể tránh khỏi, thống trị, nguy hiểm, phụ thuộc, thụ động. Sự phân loại này cho thấy địa vị của các thành phần có liên quan tùy thuộc trước hết vào quan niệm của các nhà quản lý DN. Các kiểu phân loại này được sử dụng rất nhiều trong các tiếp cận về TNXHDN.

Lý thuyết các bên liên quan là một trong những lý thuyết trọng tâm, tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về TNXHDN.

a. Điểm mạnh của lý thuyết các bên liên quan

Melé (2008) đã chỉ ra điểm mạnh của lý thuyết các bên liên quan như sau

[95]:

- Thứ nhất: Theo lý thuyết này đạo đức vượt trội so với tối đa hoá giá trị cổ

đông bởi vì lý thuyết này xem xét quyền lợi của các bên liên quan và lợi ích hợp pháp của họ không những được pháp luật quy định mà còn thể hiện trong quản trị mối quan hệ giữa các bên liên quan.

- Thứ hai: Lý thuyết các bên liên quan đã đề cập đến sự thiếu chính xác về mặt lý thuyết của TNXHDN bằng cách giải quyết các lợi ích và thực tiễn để hình dung trách nhiệm cụ thể của DN đối với những nhóm người bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh của họ (Clarkson 1995, Melé 2008). Ngoài ra Melé (2008) cũng đã chỉ ra rằng, lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết quản lý có liên quan đến các mục tiêu tổ chức và không nằm trong tầm với của quản lý kinh doanh.

b. Hạn chế của lý thuyết các bên liên quan

Những hạn chế của lý thuyết các bên liên quan đã được thảo luận bởi một số học giả. Capron (2003, (trích dẫn bởi Branco and Rodrigues 2006) chỉ ra rằng lý thuyết các bên liên quan đã không đề cập đến môi trường tự nhiên và các thế hệ tương lai hoặc các nạn nhân tiềm năng. Phillips and Reichart (2000) cũng chỉ ra rằng môi trường tự nhiên nên được coi là một bên liên quan, tuy nhiên Branco and Rodrigues (2006) đã chỉ ra rằng môi trường tự nhiên không thể được coi là một bên liên quan bởi thuật ngữ các bên liên quan là các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, do đó chỉ con người mới được coi là các bên liên quan của DN.

Weiss (2008) cho rằng, các DN không thể thực hiện được lý thuyết này bởi theo lý thuyết, DN cần đối xử bình đẳng với các bên liên quan, bởi vì DN không thể vừa phục vụ lợi ích của tất cả các bên liên quan lại vừa bảo vệ lợi ích của chủ DN cùng một lúc, điều này sẽ phát sinh mâu thuẫn.

2.1.4.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence theory)

Lý thuyết này cho rằng các DN phụ thuộc vào môi trường mà nó đang hoạt động, đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại lâu dài của DN phụ thuộc vào khả năng của DN trong việc quản lý các nhu cầu của những nhóm khác biệt nhau đặc biệt là

những nhóm có các nguồn tài nguyên mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại của DN (Pleffer & Slancik1978, trích trong Michel Capron, Francoise Quairel- Lanoizelée 2007, tr66).

Theo lý thuyết này, các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp được xem là “có thể chấp nhận được” và những thành quả của DN được đánh giá bởi các tiêu chí của những chủ thể bên ngoài DN. Những tiêu chí này khác hẳn những tiêu chí về tính hiệu quả hay khả năng sinh lợi mang tính nội bộ của DN, chẳng hạn một DN nếu muốn hiện diện tại một vùng nào đó để khai thác các nguồn tài nguyên tại chỗ phục vụ cho hoạt động của mình thì họ cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, y tế, điện, nước,…) theo yêu cầu của nhà chức trách tại địa phương.

Tính phụ thuộc của DN xuất phát từ nhu cầu tài nguyên của nó và từ việc các nguồn tài nguyên đó lại bị kiểm soát bởi môi trường bên ngoài DN. Nếu những nhóm cung ứng tài nguyên quan trọng nhất rút lui khỏi thị trường thì DN sẽ lâm vào tình thế nguy hiểm. Các nguồn tài nguyên ấy không chỉ có liên quan với nguồn tài chính mà còn với nguồn nhân lực (khả năng thu hút để có thể tuyển dụng được lao động giỏi), hoặc các khách hàng (nguy cơ bị khách hàng tẩy chay hoặc bị khách hàng lớn không tiếp tục đặt mua nếu DN không tôn trọng các chuẩn mực đã được khách hàng này đặt ra).

Do đó, với tình huống này, ban quản trị DN cần phải nhận biết và xác định các nhóm xã hội mà DN phụ thuộc vào, điều chỉnh các hành vi của mình cho hợp với nhu cầu của họ, quản lý và cố gắng tác động lên các lực cản để giảm các nguy cơ. Sự mâu thuẫn giữa những nhu cầu xã hội tạo ra một khoảng không gian nhất định cho các nhà quản lý DN có thể hành động, đồng thời cũng khiến DN tìm cách để nhận được sự đồng thuận của xã hội nhất là từ nhóm cung ứng cho DN những nguồn tài nguyên chủ chốt.

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực buộc các DN phải dấn thân vào các hoạt động thể hiện TNXH để đáp lại sức ép cũng như mong đợi của những tác nhân cung ứng các nguồn tài nguyên phục vụ cho sự tồn tại của DN.

Lý thuyết này gồm ba ý tưởng cốt lõi (David & Cobb 2010): Các vấn đề về bối cảnh xã hội, các chiến lược để tăng cường tính tự chủ và theo đuổi sức mạnh quan tâm để hiểu được hành động bên trong và bên ngoài DN. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực là một trong nhiều lý thuyết nghiên cứu về tổ chức và hành vi tổ chức,

theo nhiều cách, các dự đoán về lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cũng tương tự như các thuật toán.

DN có khả năng làm thay đổi môi trường thông qua các hành động tương tác của mình với môi trường, từ đó tác động đến mức độ phụ thuộc nguồn lực, hay mức độ phụ thuộc của các DN khác. Theo Pfeffer và Salanik (1978) DN cần xây dựng chiến lược để giảm sức ép và phụ thuộc từ bên ngoài bao gồm: (1) chiến lược thứ nhất chiến lược kiểm soát nguồn lực phụ thuộc được thực hiện bởi hành động tăng cường thúc đẩy sáp nhập và thâu tóm theo chiều ngang với các đối thủ hoặc theo chiều dọc với khách hàng hoặc các nhà cung ứng để tạo thành chuỗi sản xuất tạo ra các tập đoàn lớn; (2) chiến lược thứ hai là xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa các DN, các cam kết giữa các DN sẽ đảm bảo tính ổn định của các nguồn lực cần trao đổi và hợp tác hoá các giao dịch giữa các đối tác; (3) chiến lược thứ ba là tạo ra môi trường thuận lợi, phù hợp với điều kiện hoạt động của DN thông qua việc tác động đến các quy định, chính sách quản lý của Nhà nước; (4) chiến lược thứ tư là hạn chế nhu cầu hoặc đa dạng hoá nhu cầu nhằm tránh tình trạng phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài;

(5) chiến lược cuối cùng là sử dụng nguồn lực nội bộ và nguồn lực thuê ngoài để giúp DN đảm bảo vận hành khi không có các nguồn lực bên ngoài, việc làm này cho phép các DN giảm thiểu sự phụ thuộc vào các DN khác.

Hạn chế của lý thuyết này là hướng nội hơn hướng ngoại, và không áp dụng được cho tất cả các DN do đó cần kiểm định trước khi áp dụng.

2.1.4.3. Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững (Triple-bottom line theory)

Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững (triple-bottom line theory) được đề cập đến lần đầu tiên trong nghiên cứu của Elkington và các cộng sự vào năm 1997. Nhưng phải đến hai năm sau đó, khái niệm “bộ ba cốt lõi bền vững” viết tắt là (TBL) mới trở nên phổ biến hơn. Đó là thời điểm Elkington xuất bản cuốn sách “Những kẻ ăn thịt đồng loại với ba phương diện: Yếu tố cốt lõi bền vững của doanh nghiệp trong thế kỷ 21”.

Theo Elkington (1997), ba yếu tố cốt lõi bền vững trong hoạt động của một tổ chức bao gồm kinh tế, môi trường và hiệu quả xã hội. Ba phương diện này được biểu hiện thông qua ba chữ P là con người (people), trái đất (planet) và lợi nhuận (profit). Khi đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì TBL là một khung phân tích về kế toán để đo lường và lập báo cáo hoạt động của doanh nghiệp về cả ba phương diện là kinh

tế, xã hội và môi trường. Các DN làm TBL thì không những phải tập trung vào giá trị kinh tế mà họ tạo ra, bên cạnh đó họ còn phải chú trọng đến khía cạnh môi trường hoặc giá trị xã hội mà DN tạo ra hoặc phá hủy. Nếu hiểu theo nghĩa rộng khái niệm TBL hàm ý đến tập hợp giá trị, vấn đề và quy trình mà môt công ty phải thực hiện để tối thiểu hóa bất cứ mối nguy hại nào phát sinh từ các hoạt động của công ty nhằm hướng đến các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường. Để làm được như vậy, các DN cần xác định rõ nhu cầu của các bên liên quan như cổ đông, khách hàng, người lao động, các đối tác kinh doanh, chính phủ, cộng đồng địa phương và công chúng nói chung [57].

Như vậy, lý thuyết TBL tạo ra cơ sở lý luận căn bản cho sự phát triển của TNXHDN. Bản chất của vấn đề phát triển bền vững là sự hài hòa của cả ba yếu tố, kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, sự phát triển bền vững của một quốc gia phải có sự đóng góp của các DN thông qua các chương trình TNXH.

2.1.4.4. Lý thuyết đạo đức kinh doanh ( usiness Ethics theory)

Đạo đức là một phạm trù rất rộng đề cập đến vấn đề con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống. Từ góc độ khoa học, đạo đức là một môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng- cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp (theo American Heritage Dictionary).

Đạo đức đã được con người nghiên cứu từ rất lâu. Nó có mặt trong tất cả các hoạt động của con người trong giao tiếp xã hội và trong kinh doanh. Trước thời kỳ đại công nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu là đơn giản với quy mô nhỏ chính vì vậy mà hành vi đạo đức xã hội đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh. Cho đến nửa sau của thế kỷ XX, khi kỹ thuật và phương tiện sản xuất phát triển cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp đã làm cho các quy tắc đạo đức xã hội không còn đủ hiệu lực đối với hoạt động kinh doanh nữa, khi đó đạo đức kinh doanh chính thức được nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Đạo đức kinh doanh chính là những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh, nhiều học giả tin rằng hành vi đạo đức kinh doanh sẽ đưa DN đến những thành công nhất định. Đạo đức kinh

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí