Câu Hỏi Phỏng Vấn Đối Với Ứng Cử Vị Trí Trưởng Bp Thu Ngân Lễ Tân

sẽ, an toàn và gọn gàng ngăn nắp (Trường hợp bộ phận thu ngân lễ tân không có chức danh giám sát thu ngân)

Cách liên hệ:Nộp trực tuyến, Gửi kèm File, Trực tiếp Mô tả:

- Các ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ trực tuyến, email hay trực tiếp đến công ty Tên liên hệ:Phòng Nhân Sự

Địa chỉ:Km 08 đường Phạm Văn Đồng, Dương Kinh, Hải Phòng, Việt Nam

Nguời liên hệ:Ms.Thủy

* Nhận hồ sơ ứng viên bằng ngôn ngữ: Tiếng Anh

Hình 26: Thông báo tuyển dụng trưởng bộ phận thu ngân lễ tân - Khách Sạn Best Western Pearl River


Mỗi khách sạn có đặc thù riêng và có tiêu những chuẩn riêng về phỏng vấn nhưng mục đích chung của cuộc phỏng vấn thường nhắm tới tuyển dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

được các ứng viên đạt tiêu chuẩn qua mà khách sạn đưa ra và các ứng viên này sẵn sàng làm việc và gắn kết lâu dài với khách sạn. Một bảng liệt kê các câu hỏi phỏng vấn thông thường đối với các ứng viên vị trí Trưởng bộ phận thu ngân lễ tân khách sạn bao gốm các câu hỏi như:


1. Vui lòng cho chúng tôi biết về bản thân bạn/anh/chị?

2. Những điểm mạnh nhất của anh/chị là gì và những điểm yếu nhất của anh/chị là gì?

4. nh/chị mong muốn lương và các chế độ như thế nào?

5. Tại sao anh/chị lại rời bỏ công việc trước?

6. Hãy cho chúng tôi biết về mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị?

7. Vui lòng cho biết một slogan mà anh chị có thể đưa ra để thể hiện nguyên tắc cung cấp dịch vụ của khách sạn mà anh/chị đang ứng cử?

8. Làm thế nào để khách hàng quay trở lại khách sạn vào lần lưu trú tiếp theo?

9. Theo anh/chị, một quy trình trả buồng và thanh toán chuẩn áp dụng đối với khách VIP gồm những bước nào?

10. Anh/chị đã học hỏi được những gì từ kinh nghiệm/công việc trước đây?

11. Tại sao anh/chị lại ứng tuyển vào vị trí Trưởng bộ phận thu ngân lễ tân của khách sạn này?

12. Theo anh/chị, thì 3 kỹ năng quan trọng nhất cho Trưởng bộ phận thu ngân lễ tân khách sạn là gì?

13. nh chị hãy cho biết các lỗi thường gặp trong công việc Trưởng bộ phận thu ngân lễ tân khách sạn? Và anh chị sẽ có giải pháp xử lý chúng như thế nào?

14. Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của anh/chị liên quan đến vị trí Trưởng bộ phận thu ngân lễ tân khách sạn?

15. nh/chị để làm gì để nâng cao kiến thức cho công việc ở vị trí Trưởng bộ phận thu ngân lễ tân nếu được tuyển dụng?

16. nh chị hãy mô tả tối đa 7 nguyên tắc làm việc của anh/chị?

17. nh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Hình 27: Câu hỏi phỏng vấn đối với ứng cử vị trí Trưởng BP thu ngân lễ tân


1.5.2. Nhân viên thu ngân lễ tân



Hình 27: Trưởng BP thu ngân lễ tân

Ngoài các tiêu chuẩn chung để được tuyển dụng vào khách sạn, đối với nhân viên thu ngân lễ tân, các khách sạn thường còn đưa ra các tiêu chuẩn tuyển dụng sau:

- Nắm vững qui định, văn bản pháp qui của ngành du lịch, cơ quan quản lý du lịch và khách sạn

- Thật thà, trung thực, chính xác : Nhân viên thu ngân lễ tân có điều kiện tiếp xúc nhiều với tiền bạc, tư trang quý của khách cho nên phẩm chất thật thà trung thực của nhân viên lễ tân là vô cùng quý giá.

- Đã được đào tạo và tốt nghiệp chuyên ngành kế toán hoặc kế toán chuyên ngành du lịch, khách sạn càng tốt (Có thể ở trình độ cao đẳng hoặc trung cấp kế toán, tùy theo nhu cầu của nhà tuyển dụng)

- Ưu tiên những ứng cử viên đã từng làm việc ở vị trí thu ngân lễ tân hoặc tương đương tại các khách sạn, khu du lịch từ 3 sao trở lên

- Thành thạo vi tính văn phòng

- Giới tính: Nam/Nữ; Tuổi: từ 20 đến 35 tuổi

- Ngoại hình : Ưa nhìn

1.6. Mối quan hệ giữa bộ phận thu ngân lễ tân với các bộ phận khác

1.6.1. Mối quan hệ với các bộ phận trực thuộc bộ phận lễ tân (FO)

1.6.1.1. Mối quan hệ với bộ phận hỗ trợ sảnh (Concierge)


Vào thời điểm khách trả buồng và thanh toán, mối quan hệ giữa bộ phận Hành lý và bộ phận thu ngân Lễ tân bộc lộ rõ nét nhất, thể hiện sự kết hợp hài hòa trong việc hỗ trợ khách về hành lý, góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp cuối cùng cho khách trước khi khách rời khách sạn.

Hình 28 Nhân viên hành lý tại quầy trực Đối với đoàn khách sắp trả buồng 1

Hình 28: Nhân viên hành lý tại quầy trực


Đối với đoàn khách sắp trả buồng và thanh toán trong ngày, thường khách có yêu cầu khách sạn hỗ trợ hành lý cho đoàn ngay từ khi đặt phòng, đăng ký khách sạn. Trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên du lịch của đoàn cũng có thể yêu cầu khách sạn hỗ trợ hành lý chỉ vài tiếng trước khi đoàn trả buồng. Bộ phận Hành lý đã có sẵn danh sách các phòng cần hỗ trợ hành lý và nhân viên hành lý đã sẵn sàng phục vụ khách đúng giờ mà đoàn yêu cầu hoặc khi thu ngân lễ tân báo bộ phận Hành lý là đoàn khách bắt đầu trả buồng

Đôi khi khách gọi điện thoại từ buồng của mình yêu cầu lễ tân bố trí nhân viên hành lý tới buồng của khách hỗ trợ khách về hành lý. Yêu cầu này được nhân viên lễ tân chuyển tới bộ phận Hành lý ngay lập tức. Một số khách ngay trước khi hoặc ngay sau khi thanh toán xong đã đồng ý tiếp nhận sự giúp đỡ của khách sạn về hành lý. Thu ngân lễ tân nhanh chóng liên hệ với nhân viên hành lý hỗ trợ khách tạo sự liền mạch, nhanh chóng và hiệu quả.

Ví dụ:

Thu ngân lễ tân: “Thưa anh Tùng, em sẽ báo nhân viên hành lý hỗ trợ vận chuyển hành lý giúp anh ra xe chứ ạ?”

Khách: “Tốt. Cám ơn em”/ “Không cần đâu em ạ. Cảm ơn em. Anh có thể tự thu xếp được”

Vào thời điểm có đông khách trả buồng, nếu khách có yêu cầu, nhân viên lễ tân kết hợp với nhân viên hành lý bố trí sẵn sàng một vị trí trong tiền sảnh để tập trung và quản lý hành lý của khách.

Thu ngân lễ tân có thể liên hệ với nhân viên hành lý bằng bộ đàm, điện thoại nội bộ hoặc trực tiếp nếu nhân viên hành lý ở gần quầy thu ngân lễ tân. Tại một số khách sạn lớn của Pháp trước đây, khu vực tiền sảnh rộng, trên quầy trực của nhân viên hành lý thường đặt một chiếc chuông. Khi nhân viên lễ tân nhấn chuông từ quầy lễ tân, chuông trên bàn của nhân viên hành lý sẽ reo và nhân viên hành lý sẵn sàng tới khu vực quầy thu ngân lễ tân hỗ trợ hành lý cho khách. Trong Tiếng nh, người ta sử dụng động từ “Hop up” để mô tả hành động của nhân viên hành lý khi chuông tại quầy reo. Để chỉ chức danh của nhân viên hành lý bằng Tiếng nh, người ta có thể sử dụng các cụm từ “Bellhop”, “Bellboy” “bellman” “ bellperson”.

Nhân viên hành lý có thể hỗ trợ khách vận chuyển hành lý từ buồng của khách tới tiền sảnh, từ tiền sảnh ra trước của khách sạn và có thể đưa lên phương tiện vận chuyển của khách. Ấn tượng tốt với nhân viên hành lý, khách thường đưa một ít tiền boa (tip), tùy theo quy định của từng khách sạn, nhân viên hành lý có thể nhận hoặc không nhận tiền boa

Ví dụ:

Nhân viên hành lý:

- “Cám ơn anh Tùng. Theo quy định của khách sạn, nhân viên không được phép nhận tiền boa. Chúc anh có một chuyến đi tốt đẹp. Rất mong được đón tiếp anh tại khách sạn (Grand) vào lần tới!”

- “Cám ơn anh Tùng. Chúc anh có một chuyến đi tốt đẹp. Rất mong được đón tiếp anh và đoàn khách tại khách sạn (Palace) vào lần tới!”

Vào thời điểm trả buồng và thanh toán, bộ phận thu ngân Lễ tân và bộ phận hỗ trợ sảnh cần kết hợp hài hòa, nhanh chóng trong việc hỗ trợ khách về hành lý, để góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp sau cùng cho khách về chất lượng

dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của khách sạn, khuyến khích khách trở lại khách sạn lưu trú.

Mối quan hệ giữa bộ phận thu ngân Lễ tân và bộ phận hỗ trợ sảnh được thể hiện cụ thể như sau:

- Khách sắp trả buồng thông báo với thu ngân lễ tân hoặc tiếp tân nhu cầu hỗ trợ hành lý từ buồng: Thu ngân lễ tân báo nhân viên hành lý chuyển hành lý giúp khách từ buồng tới đại sảnh. Khách thanh toán xong, có thể khách yêu cầu nhân viên hành lý đưa hành lý giúp khách lên xe của khách phía trước khách sạn.


Hình 29: Nhân viên hành lý giúp khách mang hành lý ra xe


- Khách trả buồng và nhờ thu ngân lễ tân gửi thư, bưu kiện, hàng hóa,

… giúp khách theo đường bưu điện tới địa chỉ mà khách yêu cầu: Thu ngân lễ tân phải nắm được mức cước phí bưu điện và biết được những mặt hàng nào không được phép gửi ra nước ngoài theo quy định của Nhà nước (nếu cần, điện thoại hỏi nhân viên bưu điện). Nhân viên hành lý, tại một số khách sạn, có nhiệm vụ mang thư, bưu kiện, hàng hóa, …ra bưu điện gửi.

- Khách trả buồng và giao phiếu ký gửi hành lý vào kho hảnh lý tại sảnh cho thu ngân lễ tân. Thu ngân lễ tân thông báo và giao phiếu cho nhân viên hành lý hỗ trợ khách

Vào giờ cao điểm, khi thu ngân lễ tân có thể đang bận làm thủ tục trả buồng cho khách, nhân viên hành lý (porter), nhân viên mở cửa khách sạn (doorman), nhân viên phụ trách đậu xe (parking attendant) nhanh chóng quan sát, nhận biết, tiếp nhận và xử lý các nhu cầu khác của khách vào thời điểm

trả buồng. Đây là cách kết hợp, hỗ trợ hài hóa lẫn nhau trong công việc của nhân viên hai bộ phận:


Hình 30 Nhân viên mở cửa khách sạn Nhân viên mở cửa khách sạn mở cửa đại 2

Hình 30: Nhân viên mở cửa khách sạn

- Nhân viên mở cửa khách sạn: mở cửa đại sảnh, chào tiễn khách khi khách ra tới cửa khách sạn; Mở cửa xe hơi cho khách và kết hợp với nhân viên vận chuyển hành lý giúp khách chuyển hành lý tới phương tiện của khách trước khách sạn; Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của khách (đường tới ga xe lửa, lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, …); Chào tạm biệt và chúc khách có chuyến đi tốt đẹp khi khách rời khách sạn.

- Nhân viên phụ trách đậu xe: Đưa khách tới sân bay hoặc các bến tàu, nhà ga, … theo thỏa thuận hoặc hợp đồng đã ký; Hỗ trợ khách đưa xe từ bãi đậu xe của khách sạn đi rửa hoặc đưa ra cửa khách sạn, sẵn sàng chờ khách; Lái xe nội bộ trong khu du lịch, đưa khách và hành lý của khách từ phòng của họ tới tiền sảnh.


Hình 31 : Nhân viên đậu xe – Parking attendants


Hình 32 : Xe chạy nội bộ trong khu du lịch


1.6.1.2. Mối quan hệ với bộ phận tiếp tân (Reception)

Xét về mặt cấu trúc của quầy lễ tân, thì quầy lễ tân thường được bố trí thành hai hoặc ba khu vực rất rõ ràng, lô gic và khoa học. Quầy lễ tân được đặt trong tiền sảnh của khách sạn và phần quầy lễ tân gần với thang máy hoặc thang bộ thường được bố trí làm khu vực quầy thu ngân lễ tân (Cashier) để tiện cho khách nhận biết khi tới trả buồng và thanh toán. Phần quầy lễ tân gần hoặc đối diện với cửa chính của khách sạn thì thường được bố trí làm khu vực tiếp tân (Reception) để khách dễ dàng nhận biết, tiếp cận ngay khi

bước chân vào tiền sảnh. Nếu sảnh khách sạn lớn, rộng và quầy lễ tân đủ dài thì sẽ có một phần của quầy lễ tân được bố trí làm khu vực quầy cung cấp thông tin (Information). Thông thường, quầy lễ tân chỉ thường được chia làm hai khu vực: tiếp tân và thu ngân lễ tân, để giải quyết nhiều nhiệm vụ kinh doanh của khách sạn. Một nhiệm vụ rất quan trọng của bộ phận lễ tân là phục vụ khách ở đầu ra/ checkout.

Hình 33: Nhân viên tiếp tân và nhân viên cung cấp thông tin

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023