Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 20


trị, dũng khí chính trị không phải là một phép cộng tạo thành bản lĩnh chính trị mà là kết quả của quá trình nhận thức chuyển hóa thành hành động chính trị. Tất nhiên, bản lĩnh chính trị là sản phẩm của những hoàn cảnh chính trị và chế độ chính trị nhất định nhưng phải gắn với tính tích cực chính trị của cá nhân.

Bản lĩnh chính trị là khái niệm động, biểu hiện rõ nhất khi tham gia thực tiễn chính trị bằng các sự kiện chính trị. Mà chính trị thuộc về quan hệ giữa các giai cấp; các dân tộc, các nhóm chính trị - xã hội và giữa công dân với xã hội có liên quan tới xu hướng và quyền lực chính trị của một xã hội cụ thể. Để rèn luyện bản lĩnh chính trị cần thiết có sự tự nguyện, tự giác theo ý chí tích cực của sinh viên, hay đó là quá trình tự thân vận động để biến lập trường, phẩm chất, năng lực, dũng khí thành bản lĩnh chính trị.

Để phát huy tính tích cực chính trị của sinh viên trong rèn luyện bản lĩnh chính trị, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phát huy tính tích cực chính trị trong rèn luyện bản lĩnh chính trị. Đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ học vấn thì không khó, nhưng để rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị thì không dễ. Xét trên một phương diện nào đó, các nhân tố của bản lĩnh chính trị có mặt gắn chặt với tư chất của cá nhân, đạo đức và mang tính bản năng trong con người. Tuy nhiên, tự bản thân các thành tố đó không thể nâng lên thành bản lĩnh chính trị nếu chủ thể nhận thức không chủ động tìm kiếm môi trường để rèn dũa. Giảng đường đại học là môi trường quan trọng để rèn luyện bản lĩnh chính trị nhưng đôi khi môi trường thực tiễn cũng có tác động mạnh mẽ khi sinh viên tích cực và chủ động tham gia vào đời sống chính trị.

Hai là, sinh viên cần tự đặt ra mục tiêu rèn luyện bản lĩnh chính trị, xây dựng thành kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch đã định. Việc học tập nói chung, việc rèn luyện bản lĩnh chính trị nói riêng muốn có hiệu quả cao, sinh viên cần phải tự định hướng mục tiêu rèn luyện và xây dựng kế hoạch thực hiện một cách khoa học. Sinh viên phải biết kết hợp đúng đắn những kiến thức đã học thành hành động, việc làm cụ thể trong thực tiễn. Thực tiễn luôn có tác dụng định hướng tư tưởng vào việc tìm tòi các phương pháp và khảo nghiệm những vấn đề mà sinh viên được học, được nghiên cứu. Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế đặt ra nhiệm vụ học tập của sinh viên ngày càng nặng nề. Ngoài việc đảm bảo kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở của từng


chuyên ngành, sinh viên còn phải rèn luyện kỹ năng tốt, trình độ tiếng Anh thông thạo, hoạt động xã hội đều tay… để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Ba là, các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng cần kích thích sinh viên tự giác rèn luyện bản lĩnh chính trị thông qua vũ khí tinh thần phê bình và tự phê bình, khen thưởng và kỷ luật. Nhân vô thập toàn, đã là con người ai mà không từng sai phạm, ai mà không từng có lỗi lầm nhưng điều quan trọng là phải biết nhận ra lỗi lầm, tự đánh giá những ưu điểm của bản thân để phát huy, cũng như nhận thức rõ mặt hạn chế để khắc phục, sửa chữa. Cần quan tâm triển khai việc phê bình và tự phê bình trước những hạn chế và giảm sút bản lĩnh chính trị của sinh viên một cách đúng đắn, nghiêm túc, thường xuyên, trung thực. Bên cạnh đó, các chủ thể giáo dục cần phát huy việc khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng để động viên mạnh mẽ tinh thần phấn đấu, rèn luyện của sinh viên.

Ngày nay, cuộc sống của sinh viên bị tác động bởi môi trường xã hội ngày càng đa chiều, phức tạp, trong đó, có sự ảnh hưởng rất lớn của nhu cầu cá nhân. Bản thân sinh viên luôn diễn ra sự tự đấu tranh, tự khẳng định giữa cái tốt và xấu, cái thiện và ác, cái đúng và sai trong tư tưởng, lối sống và nhân cách đạo đức. Bản lĩnh chính trị của sinh viên bị hạn chế bởi sự phát triển chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh cho nên trong quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện còn rất cần đến sự định hướng, theo dõi của gia đình và nhà trường. Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, từ những đặc trưng của sinh viên luôn muốn tự khẳng định mình, được sáng tạo, được trải nghiệm thực tế… nên việc rèn luyện bản lĩnh chính trị cần được tôn trọng, định hướng và điều chỉnh theo quy chuẩn để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


Kết luận chương 4

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 20

Để đáp ứng kỳ vọng lớn lao của xã hội dành cho thế hệ trẻ mà sinh viên là lực lượng ưu tú cần có chiến lược lâu dài và cụ thể để đào tạo sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thể “miễn dịch” trước những tác động tiêu cực từ môi trường chính trị - xã hội. Rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay diễn ra trong bối cảnh đan xen cả thuận lợi lẫn khó khăn. Để đạt được mục tiêu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên, cần xác định rõ các quan điểm định hướng đó là: Rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với cuộc vận động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tạo sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng và hành động của các chủ thể; rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay; rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

Quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng ta đối với thế hệ trẻ trong đó có lực lượng sinh viên không nằm ngoài bốn nhân tố cấu thành bản lĩnh chính trị của sinh viên, đó là, lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, dũng khí chính trị. Sự kết hợp hài hòa các nhân tố này tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhằm mục đích tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: một là, tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên; hai là, phát huy vai trò trách nhiệm của các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng trong tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên; ba là, đẩy mạnh giáo dục truyền thống dân tộc, phát huy tinh thần hiếu học vùng Bắc Trung Bộ trong tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên; bốn là, tích cực hóa môi trường sư phạm ở các trường đại học, chú trọng công tác phát triển đảng trong sinh viên; năm là, phát huy tính tích cực chính trị của sinh viên trong tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị.


C. KẾT LUẬN

Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ ngoài những điểm chung của sinh viên Việt Nam còn có những điểm nổi trội về lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị, đã tạo nên bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, kiên định mục tiêu học tập vì ngày mai lập nghiệp. Tuy nhiên, quá trình vận động và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập và mở cửa, vận hành theo cơ chế thị trường đã và đang tạo ra biến đổi mọi mặt đời sống xã hội trong đó biểu hiện rõ nét ở bản lĩnh chính trị của sinh viên. Bên cạnh những biến đổi hợp lý, tích cực, cũng có không ít những biến đổi chưa phù hợp trong một bộ phận sinh viên trái với chuẩn mực đạo đức và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ cần phải đánh giá đúng sự tác động của các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng; tác động của môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội; tác động của yếu tố tâm sinh lý lứa tuổi và bản thân tự rèn luyện. Những yếu tố này tác động trực tiếp và nhiều chiều đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên, tác động mạnh mẽ đến hành trình phấn đấu “Sinh viên 5 tốt” của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay.

Thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn không ít những hạn chế. Điều đó đặt ra nhiệm vụ giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa yêu cầu về bản lĩnh chính trị của sinh viên với sự bất cập trong nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên; giữa yêu cầu về lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, dũng khí chính trị với sự nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên; giữa yêu cầu bản lĩnh chính trị của sinh viên với hiện thực cuộc sống có nhiều diễn biến phức tạp.

Để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, cần xác định các quan điểm định hướng trên cơ sở phát huy nguồn lực sinh viên, đồng thời phù hợp với bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, các giải pháp được xây dựng mang tính đồng bộ và hệ thống nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. Các giải pháp được xác định dựa trên cơ sở lý luận và thực tế hiện trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học


hiện nay. Theo đó, quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên được bắt đầu từ việc củng cố lập trường chính trị, hình thành phẩm chất, năng lực và dũng khí của người cán bộ trong tương lai.

Sinh viên học tập trong các trường đại học nên tất yếu chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của nhà trường và là đối tượng tiếp nhận tri thức từ người dạy, do đó, cần phải phát huy được vai trò và trách nhiệm của các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần khơi dậy sức mạnh của những giá trị truyền thống của quê hương, dân tộc, của gia đình, dòng họ để khích lệ, cổ vũ sinh viên thi đua học tập, lập thân, lập nghiệp, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của mình. Quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên diễn ra trong suốt quá trình học tập của họ, nên muốn có hiệu quả, quá trình đó cần phải được diễn ra trong một môi trường sư phạm lành mạnh; đồng thời, phải kích thích lôi cuốn sinh viên tự phấn đấu hoàn thiện bản thân. Mọi tác động từ bên ngoài cũng đều là vô nghĩa nếu sinh viên không tự nỗ lực cố gắng, hoàn thiện bản thân, do đó, cần phải khơi dậy được tính tích cực chính trị của sinh viên trong rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Bản lĩnh chính trị của sinh viên không phải là một môn học, ngành học nhưng nó mang một ý nghĩa to lớn, khẳng định một đức tính tổng hợp, tầm nhìn, chiến lược trong đào tạo đội ngũ tri thức tương lai của đất nước. Rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt quá trình giáo dục đại học hiện nay, là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ trong những năm tiếp theo.


D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Bùi Văn Dũng, Trần Thị Thúy (2018), “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 7, Tr. 22-28.

2. Trần Thị Thúy (2021), “Nâng cao bản lĩnh chính trị của sinh viên hiện nay (Qua khảo sát tại các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ)”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 1, Tr. 94-100.

3. Nguyen Huu Quyet, Tran Thi Thuy (2021), “Political courage of students at the universities in North Central Vietnam” (Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay), Vinh University Yournal of Science, Vol. 49 - No. 1B/2021, pp. 91-102.

4. Trần Thị Thúy. 2021. Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên hiện nay. Địa chỉ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/ 822703/ren-luyen-ban-linh-chinh-tri-cho-thanh-nien-hien-nay.aspx. [Truy cập ngày 25/05/2021].

5. Trần Thị Thúy (2021), “Bàn về những yếu tố tác động đến bản lĩnh chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, Số 5 (360), Tháng 5 - 2021, Tr. 88-96.


E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

[1]. Đào Duy Anh (2011), “Bản lĩnh Việt Nam từ cổ đại đến suốt thời kỳ phong kiến”, Tạp chí Xưa & Nay, Số 390+391.

[2]. Hoàng Anh (2006), “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[3]. Minh Anh (2008), “Nhận dạng các nhân tố tác động tới việc nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 4, Tr.54-58.

[4]. Phạm Ngọc Anh (2017), “Bản lĩnh và trí tuệ Hồ Chí Minh trong việc vượt qua những thách thức lịch sử”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Học viện Chính trị khu vực III, (1), Tr.21-24.

[5]. Phan Thị Phương Anh và Trần Thị Như Tuyến (2017), “Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay và một số giải pháp mang tính định hướng”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Tập 48, Phần D, Tr.13-19.

[6]. Ban Bí thư TW Đoàn (2020), Tài liệu dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2020 (Ban hành kèm theo Công văn số 4444 CV/TWĐTNBTG, ngày 17 tháng 3 năm 2020)

[7]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Chỉ thị số: 42-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030.

[8]. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2018), Quyết định số 134-QĐ/TWĐTN-BTG về việc ban hành Đề án“Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi giai đoạn 2018 - 2022”.

[9]. Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Bàn về giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


[10]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Những biến đổi lệch lạc trong đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay - thực trạng và các giải pháp khắc phục, Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

[11]. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên, 2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Lương Bằng (2008), “Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12).

[13]. Mai Thị Ngọc Bích (2020), Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học Thái Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[14]. Binh chủng Hoá học (2003), Xây dựng bản lĩnh chính trị cho bộ đội Hoá học làm nhiệm vụ phòng chống bạo loạn lật đổ trong tình hình hiện nay, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Thanh Bình (2011), Xây dựng các tiêu chí đánh giá các tố chất cần có của sinh viên sư phạm tương lai, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[16]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[17]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Số 3765/BGDĐT-GDCTHSSV V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2017 - 2018.

[18]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Số 3964/BGDĐT-GDCTHSSV V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2018 - 2019.

[19]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Số 3875/BGDĐT-GDCTHSSV V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2019 - 2020.

[20]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Số 3431/BGDĐT-GDCTHSSV về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2020-2021.

[21]. M.I.Calinin (1973), Giáo dục cộng sản, NXB Thanh niên, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022