4. Thí nghiệm keo mảng gia cố mái kiểu hai chiều trên mô hình vật lý tỷ lệ nhỏ đã mô phỏng được cơ chế phá hoại của mảng gia cố dưới tác dụng của sóng. Rút ra được khoảng cách bố trí neo hợp lý 4d < c < 10d với c là khoảng cách giữa các neo và d là kích thước viên gia cố.
5. Đề xuất sử dụng phụ gia CONSOLID để gia cường đất hàm lượng cát cao đắp vỏ bọc đê biển thay thế đất sét cũng là đề xuất khoa học công nghệ mới, có tính hiệu quả cao khi không có nguồn đất sét đắp vỏ bọc đê biển. Với khối lượng thí nghiệm lớn về gia cường đất trộn phụ gia CONSOLID, luận án Kết quả thí nghiệm của luận án cho thấy hiệu quả của phụ gia CONSOLID và có cơ sở ứng dụng.
6. Kết quả nghiên cứu của luận án được tính ứng dụng với thông số cụ thể, rõ ràng, thể hiện cơ sở khoa học và mức độ chính xác của các nghiên cứu thực nghiệm.
7. Đề xuất phương án tính toán ổn định viên gia cố bằng phương pháp tính trực tiếp áp lực đẩy ngược lên đáy viên gia cố. Đề xuất này có ý nghĩa để mở rộng tính toán cho nhiều kiểu gia cố mái đê biển, mái công trình thuỷ lợi.
8. Tác giả đã xây dựng được bộ phần mềm ‘Neo gia cố tấm lát mái bảo vệ đê biển-NTM-01’ tiện dụng, đơn giản giúp cho người tính toán có nhiều lựa chọn khi xác định các tham số thiết kế neo gia cố cho các tấm lát mái đê biển.
II. Điều kiện áp dụng kết quả nghiên cứu
1. Công thức (2.26) được sử dụng xác định sức chịu tải của neo xoắn (dạng của tác giả đề xuất) và được áp dụng cho tấm gia cố mái đê biển. Góc
0,5áp dụng trong công thức (2.26) chỉ đúng với đất đắp thân đê được
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Kết Quả Thí Nghiệm Đất Gia Cường
- Các Thông Số Cơ Bản Của Đê Biển Giao Thuỷ-Nam Định
- Xử Lý Đất Đắp Vỏ Bọc Đê Biển Phía Đồng Bằng Phụ Gia Consolid
- Nghiên cứu các giải pháp tăng cường ổn định bảo vệ mái đê biển tràn nước - 19
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
đầm chặt tốt theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đê biển-2012 [6], hoặc
đúng với đất đắp thân đê đã ổn định của đê biển hiện có. Các loại đất dính ở
trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy hoặc đất đắp chưa được đầm chặt tốt có 1,4 (t/m3) chưa được kiểm chứng trong luận án này.
k <
2. Với neo xoắn gia cố tấm lát mái cần lưu ý vì neo tương đối nhỏ và xoáy vào đất ở độ sâu không lớn lắm nên để phát huy hiệu quả của neo phải chú ý neo được xoắn vuông góc với mái đê và ở độ sâu sao cho tỷ số (H/D)= (7÷8).
3. Với ứng dụng phụ gia, không nên sử dụng phụ gia vượt quá 2% vì có những ảnh hưởng phụ không mong muốn chẳng hạn như nứt nẻ theo thời gian mà kết quả nghiên cứu của luận án đã trình bày. Khi sử dụng vượt quá 2% phải có thí nghiệm minh chứng. Không nên sử dụng dưới 1% phụ gia, vì lượng phụ gia quá ít sẽ dẫn đến khó trộn đều trong thi công.
4. Loại đất á cát đang dùng đắp đê khi trộn 2% phụ gia chỉ tương đương đất sét, đất á sét vẫn làm vỏ bọc đê biển theo kiểu truyền thống của các thiết kế từ trước đến nay, vì vậy khi áp dụng bảo vệ mái phía đồng cần tuân thủ lưu lượng tràn theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đê biển-2012 [6].
5. Phụ gia CONSOLID không có hiệu quả với đất rời, vì vậy nếu đất có hàm lượng sét ít hơn 5% cần bổ xung thêm hàm lượng sét tới mức tối thiểu 10%.
III Tồn tại
Kết quả nghiên cứu chỉ tập trung cho đê biển Nam Định và cho một kiểu viên gia cố phổ biến nhất là viên gia cố kiểu hai chiều. Chưa mở rộng được cho các kiểu gia cố khác.
Kết quả nghiên cứu chỉ mới tập trung nghiên cứu ứng dụng neo xoắn cho tấm gia cố mái đê phía biển, khi chịu lực kéo nhổ vuông góc với mái đê. Chưa nghiên cứu neo xoắn cho các ứng dụng khác của công trình thuỷ lợi nói chung và trong trường hợp neo bị kéo bởi lực nghiêng với góc nghiêng lớn hơn 300.
Chưa nghiên cứu cơ chế tương tác của phụ gia CONSOLID với thành phần khoáng vật của đất vì vậy chưa phân tích được thành phần phụ gia và định hướng sản xuất vật liệu thay thế.
IV Kiến nghị
Cần sớm đưa nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế để tăng cường bảo vệ mái hệ thống đê biển, gia tăng thêm độ an toàn cho đê biển.
Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng neo xoắn (dạng neo của tác giả luận án đề xuất) khi kéo xiên với góc xiên lớn hơn 300 và neo xoắn làm việc trong đất dính ở trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy để mở rộng thêm ứng dụng neo xoắn dạng này cho một số kiểu công trình khác, chẳng hạn bảo vệ mái kênh mương qua các vùng đất yếu hoặc tường kè biển dạng mặt phía biển thẳng đứng chịu tải trọng lớn.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ (2008)-Vật liệu đất có cốt và vấn đề ứng dụng cho xây dựng đê biển trên nền đất yếu-Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 8-2008 trang 74-78.
2. Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng-Nguyễn Hoà Hải (2009)- Một số vấn đề tính toán thiết kế thi công và ứng dụng túi vải địa kỹ thuật- Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thuỷ lợi và môi trường số 27-2009-Trang 15.
3. Hoàng Việt Hùng (2009)- Tổng hợp các giải pháp gia cường đê biển tràn nước- Tạp chí Địa kỹ thuật -Trang 32 số 2 /2009.
4. Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng (2010)-Kết quả nghiên cứu về ứng dụng phụ gia CONSOLID gia cường đất đắp đê biển-Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số tháng 7 năm 2010.
5. Hoàng Việt Hùng (2010)-Qui trình xử lý đất có phụ gia CONSOLID trong xây dựng đê biển-Tạp chí Địa kỹ thuật số 3-2010.
6. Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng (2011)-Nghiên cứu ứng dụng neo gia cố các tấm lát mái bảo vệ đê biển-Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thuỷ lợi và môi trường số 32-2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
[1] Lê Quý An-Nguyễn Công Mẫn-Hoàng Văn Tân (1998)-Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn-Nhà xuất bản Xây dựng.
[2] Lê Quý An-Nguyễn Công Mẫn-Nguyễn Văn Quỳ (1976)-Cơ học
Đất-Nhà xuất bản GD và THCN.
[3] A.D. SABANOP (1976)-Gia cố mái đất chịu áp lực-Nhà xuất bản Nông thôn- Bản dịch của tác giả Đồng Mạnh Quỳnh-Hiệu đính Nguyễn Xuân Thi.
[4] BSi-BS 8081:1989 Neo trong đất-Nhà xuất bản xây dựng-2008, Bản dịch của TS. Nguyễn Hữu Đẩu.
[5] Bộ Nông nghiệp và PTNT-Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2000)- Tiêu chuẩn thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm-Từ SD 128-001-84 đến SD 128-019-84-Hà nội 2000.
[6] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012)-Tiêu chuẩn thiết kế đê biển- Ban hành kèm theo quyết định 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[7] BS 1377:1990-Tiêu chuẩn Anh-Các phương pháp thí nghiệm đất xây dựng-2 tập-Nhà xuất bản giáo dục-1999.
[8] PGS.TS.Nguyễn Ngọc Bích, TS Nguyễn Việt Dương (2004)-Địa kỹ thuật biển và móng các công trình ngoài khơi-Nhà xuất bản Xây
[9] Cục Quản lý đê điều và PCLB (2004)- Báo cáo hiện trạng và phương hướng bảo vệ củng cố đê biển tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.
[10] Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Nông nghiệp và PTNT Nam Định (2009)- Thiết kế cơ sở đoạn đê kè từ K27+0074 đến K28+800 đê biển huyện Giao Thuỷ-Nam Định.
[11] PGS.TS. Vũ Minh Cát (2010) và nnk-Nghiên cứu đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý với từng loại đê và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam-Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2010.
[12] Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng (2009)-Kết quả nghiên cứu bước đầu về phụ gia Consolid ứng dụng cho đất đắp đê biển. Tuyển tập Hội thảo khoa học lần 2-Chương trình KC08/06-10 tháng 12-2009.
[13] Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng-Nguyễn Hoà Hải (2009)- Một số vấn đề tính toán thiết kế thi công và ứng dụng túi vải địa kỹ thuật. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thuỷ lợi và môi trường số 27-2009.
[14] Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ (2008),Vật liệu đất có cốt và vấn đề ứng dụng cho xây dựng đê biển trên nền đất yếu. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 8-2008.
[15] Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng (2010)-Kết quả nghiên cứu về ứng dụng phụ gia CONSOLID gia cường đất đắp đê biển. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số tháng 7 năm 2010.
[16] Hoàng Việt Hùng (2010)-Qui trình xử lý đất có phụ gia CONSOLID trong xây dựng đê biển-Tạp chí Địa kỹ thuật số 3-2010.
[17] Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng (2012) - Bản mô tả sáng chế: “Neo gia cố các tấm lát mái bảo vệ đê biển” theo bằng độc quyền sáng chế số 10096 cấp theo quyết định 9903/QĐ-SHTT ngày 29.02.2012 của Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học Công nghệ.
[18] Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng (2011). Nghiên cứu ứng dụng neo gia cố các tấm lát mái bảo vệ đê biển. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thuỷ lợi và môi trường số 32-2011.
[19] Hoàng Việt Hùng (2009) - Tổng hợp các giải pháp gia cường đê biển tràn nước-Tạp chí Địa kỹ thuật-số 2 /2009.
[20] PGS.TS. Nguyễn Bá Kế (2009)-Thiết kế và thi công hố móng sâu- Nhà xuất bản Xây dựng-2009.
[21] GS.Nguyễn Công Mẫn (1983)-Xác định sức chống nhổ thẳng đứng giới hạn cọc mở rộng đáy bằng phương pháp phân tích giới hạn-Tạp chí Khoa học Kỹ thuật số 5+6 năm 1983.
[22] GS.TS.Phan Trường Phiệt, TS. Phan Trường Giang (2011)-Tính toán phân tích trượt lở đất đá, giải pháp đề phòng và giảm nhẹ tác hại-Nhà xuất bản Xây dựng-2011.
[23] GS.TS. Vũ Đình Phụng (2011) và nnk-Dự thảo chỉ dẫn thiết kế và thi công neo đất (dùng cho neo bơm vữa bê tông).
[24] GS.TS Phạm Ngọc Quý (1998) Mô hình toán và mô hình vật lý công trình thuỷ lợi-Bài giảng Cao học.
[25] Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Quang Hưng (2011)-Ứng dụng neo xoắn trong thi công công trình ngầm cho một số địa chất ở Hà Nội-Tạp chí Địa kỹ thuật số 4-2011 trang 25.
[26] Đặng Ngọc Thắng - Tổng quan về các kết cấu bảo vệ mái đê đã được sử dụng ở đê biển Nam Định- Tuyển tập hội thảo lần thứ nhất đề tài KC08-15/06-10-Tháng 1/2010.
[27] PGS.TS. Nguyễn Hữu Thái (1997) Bộ môn Địa kỹ thuật-Đại học Thuỷ lợi-Tính phi tuyến của đất và phương pháp nghiên cứu chúng- Bài giảng Cao học.
[28] Lê Đức Thắng-Bùi Anh Định-Phan Trường Phiệt (1998)-Nền và Móng-Nhà xuất bản Giáo dục-1998.
[29] GS.TS. Ngô Trí Viềng (2011) và nnk-Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp khoa học công nghệ, đảm bảo độ bền của đê biển hiện có trong trường hợp sóng và triều cường tràn đê-Đề tài NCKH cấp nhà nước-KC08-15/06-10.
[30] Viện nghiên cứu Nền và Công trình ngầm, Viện thiết kế nền móng quốc gia, Viện thiết kế móng (Liên Xô cũ), Sổ tay thiết kế Nền và
Móng tập 2-Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật-1975-Bản dịch của tác giả Đinh Xuân Bảng, Vũ Công Ngữ, Lê Đức Thắng.
II Tiếng Anh
[31] Asia-Europe Commercial LTD (2009)-Soil Test Procedure for Adititive Consolid and The Consolid System Manual.
[32] Braja M. Das (1983)-Advanced Soil Mechanics
-ISBN 0-07-015416-3
[33] Braja M. Das (2006)-Principles of Foundation Engineering-Fifth Edition.
[34] Bristish Standards Institution: BS.8081-1989 Bristish Standard Code of practice for Ground Anchorages
[35] David Muir Wood (1996)-Soil Behaviour and Critical State Soil Mechanics-Cambridge University Press.
[36] GeorgHecrten, Angus Jackson, Simon Restall and Katja Stelljes- Environmental Benefits of sand Filled Geotextile Structures for Coastal Applications http://lib.hpu.edu.cn/comp_meeting/.../PAPERS/EG/EG1164.PDF
[37] Hoffmans, G.J.C.M. and Verheij, H.J., (1997). Scour manual. Balkema, Rotterdam.
[38] Hsai-Yang Fang (1991)-Foundation Engineering Handbook- Second Edition Van Nostrand Reinhold-New York.
[39] Hai-Sui Yu (2006)- Plasticcity and Geotechnics-Library of Congress Control Number: 2006928849- e-ISBN: 0-387-33599-4.
[40] Wai-Fah Chen (1975) Limit Analysis and Soil Plasticity –ISBN 0- 444-41249-2-Ensevier Scientific Publishing Company Amsterdam.
[41] J.H. Atkinson (1981)-Foundations and Slopes, An introduction to applications of critical state soil mechanics-McGRAW-HILL Book Company (UK) Limited.
[42] Krystian W, Pilarczyk (1998) Dikes and Revestments A.A.Balkema/ Rotterdam/ Brookfield.
[43] Krystian W, Pilarczyk (2000)- Geosynthetics and Geosystems in Hydraulic and Coastal Engineering A.A.Balkema/ Rotterdam/ Brookfield /.
[44] Krystian W, Pilarczyk (2001), Wave loading on Coastal Structure- Lecture Notes, IHE-Netherlands.
[45] Gerard.P.T.M-Vansantvoort (1994)-Geotextile and Geomembranes in Civil Engineering – Vansantvoort Consultancy BV Rosmalen Netherlands -A.A.Balkema/ Rotterdam/ Brookfield.
III Tiếng Nga
[46] М.Д. Иродов (1968) Применение винтовых свай в строительстве. Издательство Литературы по строительству- Москва.
[47] Ю.Г. Трофименков, канд. техн. наук; Л.Г. Мариупольский, инж (1965). Винтовые сваи в качестве фундаментов мачт и башен. Доклады к международному конгрессу по механике грунтов и фундаментостроению-Москва.
IV Tiếng Pháp
[48] Tran Vo Nhiem (1971) - Première thèse: “Force portante limite des fondations superficielles et résistance maximale à l’arrachement des ancrages.