Một Số Giải Pháp Nhằm Điều Tiết Giá Xăng Dầu Trong Thời Gian Tới

OPEC trong tháng 3 vừa qua chỉ đạt 27,84 triệu thùng, giảm 235.000 thùng so với tháng 2 và cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong khi đó, thông báo của Bộ Năng lượng Mỹ cũng cho thấy nhu cầu về nhiên liệu tại thị trường tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này đang giảm mạnh. Dự trữ dầu thô của Mỹ chỉ tăng 1,6 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 03/04, giảm so với mức dự báo 1,9 triệu thùng trước đó của các chuyên gia kinh tế.

Trong một dấu hiệu rõ hơn về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các thị trường hàng hoá, tháng 03/2009 Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã hạ dự báo về mức tăng cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ của toàn thế giới trong vòng 5 năm tới, từ 1,6% xuống 1,2%, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà tụt dốc.

Theo Báo cáo Thị trường Dầu mỏ Trung hạn mới nhất của IEA, nhu cầu thế giới về các sản phẩm dầu mỏ trong thời gian từ 2008-2013 chỉ tăng 1,2%/năm, tương đương khoảng 1 triệu thùng/ngày, từ 86,2 triệu thùng/ngày năm 2008 lên 91,3 triệu thùng/ngày vào năm 2013, thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 07/2008 cho rằng con số này sẽ tăng 1,6%/năm, hoặc 1,5 triệu thùng/ngày, từ mức tương ứng 86,9 triệu thùng/ngày lên 94,1 triệu thùng. Trong đó, IEA cho rằng nhu cầu dầu mỏ năm 2009 và 2013 cũng được lần lượt điều chỉnh giảm bớt 1,4 triệu thùng và 2,9 triệu thùng.65

IEA cũng cho rằng suy thoái kinh tế và việc giá dầu giảm mạnh đã kéo theo nhu cầu sụt giảm. Lần đầu tiên kể từ năm 1945, phần lớn các nước thuộc OECD sẽ phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng vào năm 2009, và mức tiêu thụ dầu mỏ của nhóm các nước công nghiệp hoá thuộc tổ chức này trong vòng 5 năm tới có thể sẽ giảm 0,4%/năm, tức 200.000 thùng/ngày, từ 47,8 triệu thùng/ngày năm 2008 xuống 46,8 triệu thùng vào năm 2013. Trái



65 Tổng hợp từ website của Tổ chức Năng lượng thế giới IEA: www.iea.org, tra cứu ngày 02/04/2009

lại, mức tiêu thụ dầu ở các nước không thuộc OECD lại dự kiến tăng 0,4/năm, tương đương 200.000 thùng/ngày.‌

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN TỚI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1. Sự cần thiết và định hướng của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước


Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 10

Giá cả xăng dầu biến động trong thời gian qua là một trong nhưng yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới sự ổn định của nền kinh tế và đời sống xã hội. Việc giá cả lên xuống thường xuyên gây khó khăn cho việc dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung. Đối với Nhà nước, áp lực từ nguy cơ lạm phát gia tăng, ngân sách phải chịu gánh nặng quá lớn, khó khăn trong kiểm soát và phát triển kinh tế… Những bất ổn về giá cả đồng thời trở thành cơ hội tốt cho những kẻ đầu cơ và buôn lậu mặt hàng này. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, biến động giá cả làm cản trở hoạt động kinh doanh. Thông thường là do ảnh hưởng từ giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào tăng giảm thất thường khiến doanh nghiệp lúng túng trong việc điều chỉnh giá sản phẩm, làm cho lợi nhuận giảm sút. Người tiêu dùng cũng chịu áp lực từ việc giá cả các mặt hàng khác tăng theo, trong khi thu nhập thường cố định hoặc tăng chậm, do đó tiêu dùng phải co hẹp lại, đời sống khó khăn hơn.

Do đó, một vấn đề cấp bách được đặt ra đó là cần thiết phải ổn định giá cả xăng dầu và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do nó gây ra. Như vậy mới giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, giảm thiểu tâm lý bất an của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong xã hội. Bình ổn giá cả nói chung và giá cả xăng dầu nói riêng nhằm mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Có rất nhiều các giải pháp lớn đã và đang được áp dụng như xây dựng mới các nhà máy lọc dầu, chủ trương tiết kiệm xăng dầu hiện có và đưa ra các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước…

Ngoài ra, còn một số biện pháp có tính khả thi mà nhiều nước trên thế giới

từng áp dụng như: tích cực tìm nguồn năng lượng thay thế, quản lý thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường tự do cạnh tranh… Như vậy, để ổn định giá cả trên thị trường xăng dầu nội địa hiện nay, chúng ta cần áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp mới đạt được hiệu quả cao nhất.

2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước

2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu

Trước khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 02/2009 cung ứng xăng dầu trên thị trường nước ta đều là nguồn nhập khẩu nên giá xăng dầu nội địa bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới và của nước xuất khẩu xăng dầu. Thêm vào đó, mức tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng cao, trong khi các nước lại tăng cường dự trữ, nguồn cung thế giới có xu hướng giảm dần. Hơn nữa Việt Nam có ưu thế về nguồn dầu thô, nếu chỉ dành cho xuất khẩu sẽ là một thiệt thòi cho nền kinh tế trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng từ biến động giá xăng dầu thế giới, việc xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu là thực sự cần thiết và cần được chú trọng.

Theo tính toán, với tốc độ tăng cầu xăng dầu hiện nay, thì tới năm 2010 nhu cầu sử dụng các sản phẩm xăng dầu của nước ta được dự báo sẽ vào khoảng 18-19 triệu tấn. Nếu như vậy, nước ta phải cần ít nhất 3 NMLD, công suất mỗi nhà máy 6 triệu tấn/năm.

Năm 2001, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công xây dựng tại Dung Quất - Quảng Ngãi với tổng đầu tư 2,5 tỷ USD. Dự án này được coi là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Vào ngày 22/02/2009 dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất ra đời ngay tại Trạm xuất sản phẩm bằng xe bồn, trong mặt bằng khu Bể chứa sản phẩm của NMLD Dung

Quất 66. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng đánh dấu bước khởi đầu của ngành công nghiệp lọc dầu Việt Nam. Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, nhà máy lọc dầu sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước. Theo kế hoạch trong năm 2009, nhà máy sẽ được vận hành nâng dần công suất để đến tháng 08/2009 đạt 100% công suất thiết kế và sẽ được bàn giao trong tháng 10/2009. Với 100% công suất thiết kế, trong một tháng, Nhà máy sẽ sản xuất gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu Diesel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như Propylene (trên 8.000 tấn), xăng máy bay Jet-A1(khoảng 30.000 tấn) và dầu F.O. (khoảng 25.000 tấn). Dự kiến, trong năm 2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất 6,5 triệu tấn/năm, thế nhưng theo Ban Quản lý dự án NMLD thì việc nâng công suất nhà máy lên 10 triệu tấn vẫn có thể được. Để nâng cao công suất có hai phương án: Phương án thứ nhất là nâng cao công suất hoạt động lên 120 - 130%. Để được như vậy thì phải cải tạo nâng cấp, nhưng cao nhất cũng chỉ được 8,5 triệu tấn/năm. Phương án 2, xây dựng thêm cụm công trình mới (dây chuyền thứ 2). Kế hoạch xây dựng dây chuyền thứ 2 đã được xây dựng từ chủ trương của Chính phủ nhưng đến tháng 11/2009 mới báo cáo xin phê duyệt. Theo kế hoạch dây chuyền 2 Ban dự án sẽ đề nghị cho các nhà đầu tư đầu tư

một phần vốn xây dựng, kể cả nhà đầu tư nước ngoài, và năm 2015 bắt đầu sản xuất và công suất đạt 10 triệu tấn/năm sẽ rất khả quan.67

Năm 2006, chính phủ duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu tại Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, công suất thiết kế tối thiểu 7 triệu tấn/năm, chủ yếu sử dụng nguyên liệu dầu thô nhập khẩu, kết hợp sử dụng


66 Website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: http://www.vcci.com.vn/kinh-te/nha-may-loc- dau-dung-quat-cong-trinh-the-ky


67 Website : http://www.vcci.com.vntra cứu ngày 03/04/2009

một phần nguyên liệu trong nước. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trước năm 2015 với tiêu chuẩn tương đương tiêu chuẩn Euro 4.

Năm 2007, dự án nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn - Thanh Hóa đã được phê duyệt, ước tính công suất 7 triệu tấn dầu thô/năm. Sản phẩm chính là nhiên liệu (LPG, xăng 90, 92, 95), dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel, FO và hóa dầu).

Theo tin của BBC, tập đoàn China National Oveseas Engineering Corporation của Trung Quốc đã lên kế hoạch với công ty Việt Nam để xây một nhà máy lọc dầu có quy mô vừa ở Cần Thơ. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2013, với công suất 2 triệu tấn/năm và 40.000 thùng dầu mỗi ngày.68

Ngoài ra còn có dự án nhỏ như của công ty Hapaco, đang xúc tiến xây dựng dự án khả thi và thiết kế nhà máy lọc dầu với công suất ban đầu 1 triệu tấn/năm ở khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng.

Như vậy, nếu không có thay đổi gì từ phía Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư, thì từ nay tới năm 2015, Việt Nam sẽ có từ 3-5 nhà máy lọc dầu. Với tổng công suất 20-22 triệu tấn dầu thô được đưa vào hoạt động sản xuất cung cấp 15-16 triệu tấn xăng, diesel trong tổng nhu cầu khoảng 27-28 triệu tấn (đáp ứng khoảng 56% nhu cầu).

Tuy nhiên, các nhà máy mới xây dựng cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới, cụ thể là:

- Sản phẩm nhẹ ngày càng tăng cao (xăng cao cấp, nhiên liệu máy bay, diesel, naptha, LPG) do đây là nhiên liệu cần thiết và khó thay thế.

- Nhiên liệu FO, dầu hỏa giảm mạnh vì khí đốt và các nhiên liệu thay thế khác sẽ đáp ứng nhu cầu.

- Nguyên liệu cho hóa dầu tăng cả về số lượng và chất lượng.


68 Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn, tra cứu ngày 05/04/2009

- Đảm bảo yêu cầu về môi trường: Các tiêu chuẩn về hàm lượng lưu huỳnh (S), các chất thải độc hại của Việt Nam hiện nay không còn phù hợp nữa mà phải dựa vào các tiêu chuẩn của Mỹ, EU trong thiết kế sản phẩm.

- Phải biết kết hợp chế biến sâu với hóa dầu, tức là phải biết xây dựng các đề án liên hợp lọc hóa dầu chứ không chỉ có lọc dầu hóa dầu riêng lẻ. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí khai thác vừa mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Sau khi gia nhập WTO và mở cửa thị trường xăng dầu, cạnh tranh quốc tế về phân phối sản phẩm ngay trong thị trường nội địa sẽ trở nên gay gắt. Đặc biệt, khi đó các nhà máy lọc dầu của các nước phần lớn đã gần hết thời kỳ khấu hao cơ bản nên giá thành rẻ, trong khi đó các nhà máy xăng dầu nước ta hoàn toàn mới, lợi nhuận cận biên sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, không nên xây dựng các nhà máy có công suất quá nhỏ (dưới 3 triệu tấn/năm) do dễ bị thua lỗ lãng phí. Thêm vào đó, nguồn dầu thô cung cấp cũng không nên quá dựa vào sản phẩm trong nước vì sau vài chục năm nữa, sản lượng dầu thô nước ta chưa có gì đảm bảo sẽ duy trì ở mức cao như kế hoạch. Đồng thời, cần tích cực huy động vốn đầu tư ở nước ngoài, trong đó cần đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho người đầu tư như tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cho phép họ cùng tham gia phân phối sản phẩm, áp dụng biện pháp miễn giảm thuế… Sau khi các nhà máy lọc hóa dầu đi vào hoạt động, cần cổ phần hóa ngay từ đầu để có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhà nước chỉ cần giữ cổ phần tới mức cần thiết để chi phối quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với loại hàng hóa chiến lược này.

2.2. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước

2.2.1. Phòng ngừa rủi ro trong họat động kinh doanh xăng dầu

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát giá xăng dầu nội địa bất kể các diễn biến

phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong những công cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam.

Khi đã có thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp có thể chủ động mua các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp, giả sử mức giá ký hợp đồng là 65 USD/thùng thì doanh nghiệp vẫn mua được ở mức giá đã được ký hợp đồng trước là 65 USD/thùng. Tuy vậy, khi thực hiện các giao dịch trên thị trường kỳ hạn, các doanh nghiệp kinh doanh phải chịu rủi ro do giá xăng dầu giảm thấp hơn mức ký hợp đồng ban đầu. Giả sử, giá giảm còn 60 USD/thùng thì doanh nghiệp phải chịu lỗ là 5 USD/thùng. Tuy nhiên, khi đã tham gia thị trường kỳ hạn này thì doanh nghiệp thường chủ động được mức giá kỳ vọng (65 USD/thùng), bất kể giá lên hay xuống. Hơn nữa, doanh nghiệp không cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường giao sau sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ được nhận từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp bớt nỗi lo về giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả sẽ được bảo đảm ổn định trong một thời gian dài. Việc xây dựng thị trường giao sau có nhiều quốc gia đã thực hiện, trong đó có Trung Quốc, là quốc gia nhập khẩu xăng dầu lớn thứ 2 trên thế giới trong những năm trở lại đây. Thị trường giao sau xăng dầu của Trung Quốc đã ra đời từ khá sớm (1994) nhưng sau đó ngừng hoạt động rồi bắt đầu trở lại hoạt động và phát triển mạnh từ cuối năm

200469. Việc Trung Quốc phát triển thị trường này cũng là vì nhu cầu phòng

ngừa rủi ro giá xăng dầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.


69 Theo Tuổi trẻ và báo điện tử Vietnamnet: http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2006/08/604711/, tra cứu 05/04/2009

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm và hợp tác với những bạn hàng kinh doanh lớn. Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

2.2.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu trong nước

Hiện nay trên thị trường xăng dầu có 11 doanh nghiệp được quyền nhập khẩu với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Trong khi đó, Petrolimex chiếm gần 60% thị phần, đứng thứ 2 là Petro Việt Nam với 2 công ty thành viên là PDC và Petechim, kế tiếp là Petec và Sài Gòn Petro, 4 công ty này đang chiếm khoảng 90% thị phần cả nước. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này hợp tác với nhau để lôi kéo khách hàng thì có lợi hơn là việc cạnh tranh, gây căng thẳng với nhau. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp liên minh với nhau tăng giá sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường kinh doanh xăng dầu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự do kinh doanh với nhau. Một trong những giải pháp được thực hiện là xóa bỏ trợ cấp mặt hàng xăng dầu. Do từ trước tới nay, các doanh nghiệp nhập khẩu luôn được Nhà nước bảo trợ sinh ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp thường lợi dụng nguồn Ngân sách của Nhà nước, thu lợi cho mình, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc xóa bỏ trợ cấp xăng dầu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.

Thứ hai, để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước

ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Mặc dù khi tham gia Tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022